Nguồn gốc của tội lỗi là gì?

Chào các bạn,

Một người bạn của mình là một bác sĩ người Brazil, đã giữ nhiều chức vụ cao cấp với Liên Hợp Quốc, nói: “Tôi đã suy nghĩ nhiều năm về câu hỏi ‘Tội lỗi là gì? Tại sao có tội lỗi?’ Và tôi nghĩ rằng câu trả lời là: ‘Tội lỗi là sự phân cách, sự cắt đứt, giữa mình và Thiên chúa.’”

Đây là một câu nói rất khó hiểu với đại đa số người bình thường.

Chúng ta thường nghĩ rằng tội lỗi là làm gì đó phạm luật, dù đó là luật pháp quốc gia hay là luật Thiên chúa.

Nhưng ở mức sâu thẳm nhất của tâm thức con người (human psyche), thì tội lỗi đúng là sự phân cách, sự cắt đứt, giữa ta và Thiên chúa. Hay nói một cách khác, tội lỗi là sự cắt đứt giữa ta và nguồn sống tâm linh tuyệt đối, như là Thánh linh Vĩ đại (của người da đỏ).

Mình có hai nhóc cháu ngoại. Mỗi khi từ xe bước ra bãi đậu xe, là mình bắt hai đứa nắm tay mình mà đi, vì trong bãi đậu xe, xe cộ chạy tới chạy lui đùng đùng, đặc biệt là lui xe, mà mấy nhóc thì nhỏ xíu, xe tới có thể không thấy mấy nhóc, đừng nói là xe lui.

Mỗi khi hai nhóc có chuyện gì hứng thú, giật khỏi tay mình chạy lên phía trước, là mình rất mệt, phải chạy theo la hét đùng đùng để chụp hai cậu lại, vì cực kỳ nguy hiểm cho các bé chạy trong bãi đậu xe ôtô.

Phân cách, cắt đứt khỏi Thiên chúa là vậy đó các bạn. Nếu chúng ta ở trong tay Thiên chúa thì chẳng thể có chuyện gì xảy ra. Nếu ta tách rời khỏi Thiên chúa thì bao tai ương xảy đến, bao cám dỗ xảy đến – tham sân si, ngã mạn — bao điên rồ xảy đến — trộm cắp, giết người, chiến tranh… Và tất cả mọi điều này là tội lỗi, xảy ra vì ta đã bị cắt đứt khỏi Thiên chúa.

Đây là câu hỏi triết lý lớn của nhân loại: “Chúng ta bị cắt đứt khỏi Thiên chúa nên chúng ta ngập vào tội lỗi, hay chúng ta phạm nhiều tội lỗi nên chúng ta bị cắt đứt khỏi Thiên chúa?”

Điều gì là nguyên nhân điều gì là hậu quả?

Các nhánh Kitô giáo trả lời bằng khái niệm tội tổ tông (The Original Sin, Adam và Eva ăn trái cấm): Adam và Eva phạm tội ăn trái cấm, nên bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng, và con người do đó bị cắt đứt khỏi Thiên chúa. Rồi do đó mà có mọi tội lỗi khác hàng ngày (daily sins).

Đây là một cách dùng câu truyện biểu tượng triết lý để giải thích tình trạng tội lỗi của con người. Nhưng đây không là một tín lý bắt buộc của Kitô giáo, không có trong Kinh Tin Kính (Nicene Creed).

Câu hỏi triết lý này có thể còn mở rộng cho nhiều lý giải của các bạn.

Con rắn từ đâu mà ra? Tại sao con rắn xuất hiện để khuyến dụ Eva ăn trái cấm?

Mình nghĩ rằng con rắn là biểu tượng cho sự kiêu căng của con người khi tâm thức con người trưởng thành đến mức có thể “reflect on his own self” (phản ánh về chính bản thân hắn).

Loài vật “không biết phản ánh về chính bản thân mình” nên không biết kiêu căng và không biết về tội.

Nhưng con người biết “phản ánh về chính tôi”, và do đó mà biết đến kiêu căng, như ăn trái cấm để mong được hiểu biết bằng Thiên chúa, và do đó bắt đầu xa rời Thiên chúa của mình.

Phật học thì lý giải rằng: Tội lỗi là do “tham sân si, ngã mạn” che giấu bản tánh tinh tuyền của bạn. Khi bạn “sáng tâm, thấy bản tánh, thành Phật” (minh tâm, kiến tánh, thành Phật) thì bạn xóa hết mọi tội lỗi. Đó chính là nắm lại được tâm nguyên thủy tinh tuyền của mình.

Và theo nhà Phật thì “tham sân si ngã mạn” cũng là vì chúng ta bám vào “cái tôi” của ta. Không bám vào “ngã” (tôi) nữa, thì ta “vô ngã”, tức là nắm lại được tâm nguyên thủy tinh tuyền của mình.

Cả hai truyền thống đều nói về một điều: “tôi”, dù dùng từ khác nhau.

Dù cách lý giải của bạn thế nào, thì một điểm bạn sẽ không tránh khỏi trong toàn bộ tư duy về câu hỏi triết lý này là: Chúng ta bám vào cái tôi, hay chúng ta buông bỏ cái tôi.

Chúc cả nhà vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2015
Trần Đình Hoành

Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 2 thoughts on “Nguồn gốc của tội lỗi là gì?”

  1. Dear Anh Hai

    Nhiều lần em cũng không biết giải nghĩa như thế nào về “‘Tội lỗi là sự phân cách, sự cắt đứt, giữa mình và Thiên chúa.’”.

    Hôm nay trong bài anh Hai đã đưa ra một ví dụ cụ thể đơn giản cho em thấy rất dễ hiểu, điều em thấy rất khó cắt nghĩa cho người khác hiểu được một cách dễ dàng.

    Em cảm nhận trong những lúc bình thường không mắc lỗi mình dễ nhìn nhận mình là nguyên nhân gây ra mọi tội lỗi.

    Nhưng đến lúc mình đã làm nên một tội lỗi nào đó, thì thường lại thấy tha nhân là nguyên nhân chứ không còn phải là mình nữa!

    Em cảm ơn anh Hai đã phân tích rõ ngọn nguồn để mỗi người đều biết cách ngăn ngừa phòng chống tội lỗi một cách sâu xa.

    Em chúc anh Hai ngày mới an lành.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s