Tag Archives: Triết lý Việt

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Bánh chưng

Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Các công tử đua nhau đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc đổi chác, đều là của ngon vật lạ, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Duy có công tử thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”. Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Bánh chưng

Triết lý Việt – Quả Dưa Hấu

Chào các bạn,

Mình viết bài này 36 năm về trước, nhân dịp Tết năm Bính Dần 1986, cho Hoa Thịnh Đốn Việt Báo ở Washington. Nay nhân dịp Tết đến, post lại đây chia sẻ với các bạn chuyện dưa hấu.

Chúc các bạn năm mới may mắn đỏ thắm như ruột dưa hấu.

Hoành
___________

Triết lý Việt — Quả Dưa Hấu

I. Chính truyện (*)

Ngày xưa, đời Hùng Vương có một người tên Mai An Tiêm, người ngoại quốc, mới được bảy tuổi, do thuyền buôn chở đến. Vương mua về làm đầy tớ, kịp lúc lớn lên thì diện mạo đoan chính, nhớ biết nhiều việc.

Vương đặt tên là Yển, tên chữ là An Tiêm, và cho một người thiếp, sinh được một trai, Vương yêu dùng để sai bảo, dần dần Yển thành thành phú quý, ai cũng uy phục, và chen nhau đến dâng lễ vật không thức gì là không có; Yển sinh ra kiêu mạn, thường tự bảo rằng:

– Của cải này là vật tiền thân của ta, ta không từng trông nhờ vào ơn chúa. Continue reading Triết lý Việt – Quả Dưa Hấu

Triết lý Việt – Quả Dưa Hấu

Chào các bạn,

Mình viết bài này 32 năm về trước, nhân dịp Tết năm Bính Dần 1986, cho Hoa Thịnh Đốn Việt Báo ở Washington. Nay nhân dịp Tết đến, post lại đây chia sẻ với các bạn chuyện dưa hấu.

Chúc các bạn năm mới may mắn đỏ thắm như ruột dưa hấu

Hoành
___________

Triết lý Việt — Quả Dưa Hấu

I. Chính truyện (*)

Ngày xưa, đời Hùng Vương có một người tên Mai An Tiêm, người ngoại quốc, mới được bảy tuổi, do thuyền buôn chở đến. Vương mua về làm đầy tớ, kịp lúc lớn lên thì diện mạo đoan chính, nhớ biết nhiều việc.

Vương đặt tên là Yển, tên chữ là An Tiêm, và cho một người thiếp, sinh được một trai, Vương yêu dùng để sai bảo, dần dần Yển thành thành phú quý, ai cũng uy phục, và chen nhau đến dâng lễ vật không thức gì là không có; Yển sinh ra kiêu mạn, thường tự bảo rằng:

– Của cải này là vật tiền thân của ta, ta không từng trông nhờ vào ơn chúa. Continue reading Triết lý Việt – Quả Dưa Hấu