Tag Archives: Nói trước công chúng

Nói tiếng La-tinh

Chào các bạn,

Hầu như môn học nào cũng có rất nhiều chữ La-tinh — như status quo trong chính trị học là “giữ nguyên tình trạng, không thay đổi”, hay atherosclerosis trong y khoa là bệnh cholesterol làm dày cứng mạch máu… Các khoa không dùng La-tinh thì lại có Hán Việt như là ‘sắc bất dị không không bất dị sắc” trong Phật học. Và ngày nay, khoa học mới nhất là khoa tin học thì không có La-tinh nhưng lại có các từ tin học nghe chẳng thua La-tinh tí nào, như là CPU (central processing unit), hay WAN (wide area network). Nói chung, trong bất kì môn học nào thì từ chuyên môn, hay nói đúng ra là ngoại ngữ, của môn học đó là phần rất chính yếu. (Ngay cả dùng tiếng bản xứ, như là tiếng Anh, thì các từ CPU, WAN… vẫn là “ngoại ngữ” đối với người Mỹ hay Anh).

Và cũng chính vì vậy mà khi các vị khoa bảng nói chuyện với nhau, các vị dùng toàn là từ La-tinh, Hán Việt, hay kỹ thuật mà các phó thường dân chẳng hiểu một tí nào. Không sao, miễn là các vị hiểu nhau là được rồi.

Continue reading Nói tiếng La-tinh

Di Sản Thế Giới — Cổ thành Huế

Chào các bạn,

Cổ thành Huế là Di sản Thế giới trong danh sách UNESCO. Và là chứng tích phong phú nhất của lịch sử cận đại, khi dân tộc ta đối diện với những thế lực quốc tế hùng mạnh bước vào quê hương.

Huế đẹp, cổ kính, trang nghiêm và thơ mộng.

Đây là file PPS mình tốn nhiều thời gian và công phu nhất từ trước đến nay.

Nhạc nền là Phụng Vũ Khúc của đội Nhã Nhạc Cung Đình Huế.

Mình post đây để chia sẻ với các bạn, đặc biệt là những người con của Huế trên khắp nẻo đường đời.

Xin các bạn click vào ảnh dưới đây để xem slideshow và download.

Chúc các bạn một ngày tim tím.

Bình an & Sức khỏe,

Túy-Phượng
.

lầu ngũ phụng

Nói chuyện trước đám đông (Public speaking)

publicspeaking1
Chào các bạn,

Nói chuyện trước đám đông (public speaking) là một kỹ năng rất tốt để có. Nó có thể giúp ta rất nhiều trong những công việc liên hệ đến nhiều người, và trong một số công việc thì đó là kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, nếu ta chưa từng nói trước đám đông, thì cũng thực là khó, phải không các bạn? Hôm nay mình sẽ nói về kỹ năng này một tí, đặc biệt là cho các bạn chưa quen việc này.

Nếu bạn phải nói chuyện trước một đám người là run lẩy bẩy, và quên hết ngôn ngữ, nói không ra tiếng, thì cũng không sao. Đó chỉ là phản ứng tự nhiên thôi. Khi ta sợ, adrenaline bơm vào máu rất mạnh và sinh ra đủ loại phản ứng tâm sinh l‎y’, cũng như nhiều người thấy trộm vào nhà thì đơ lưỡi. Chỉ cần luyện tập một thời gian thì quen thôi.

Trước hết, hãy ghi nhớ một vài qui luật căn bản này nhé:

1. Càng quen thì càng dễ nói. Nếu mình biết và hiểu đa số khán giả, thì dễ hơn là nói với một nhóm khán giả lạ hoắc. Nếu mình quen thuộc với chỗ mình nói (hội trường, phòng họp, v.v…) thì càng dễ nói.

2. Càng nắm vững vấn đề thì càng dễ nói. Nếu mình đã làm khoảng vài ngàn cái bánh xèo rồi, thì nói về bánh xèo dễ hơn là mới làm chỉ 2 cái trong đời và phần còn lại là chỉ đọc trên Internet 🙂

3. Môi trường càng thoải mái thì càng dễ nói. Nếu căn phòng nóng quá, lạnh quá, ồn quá, hay ánh sáng của đèn quay phim cứ rọi thẳng vào mắt mình, thì làm cho công việc mình khó khăn hơn nhiều.

4. “Nói trước công chúng” không phải là “đọc trước công chúng.”

publicspeaking
Bây giờ bạn bắt đầu thực tập nhé.

Thực tập hiệu quả là phải có một nhóm bạn tập chung với mình, như vậy thì mới có “đám đông” để thực tập. Cho nên nếu vài bạn thành lập một Public Speaking Club cũng là việc nên khởi đầu.

• Các buổi đầu tiên nên rất dễ dàng, và chỉ nên nói về những gì có sẵn trong đầu thôi. Ví dụ: Mọi người ngồi vòng tròn, rồi thay phiên nhau mỗi người nói về những việc đã làm trong ngày chủ nhật vừa qua.

• Đến mức cao hơn, thì đứng cao hơn khán giả, và xa khán giả, nhưng sau một cái bục, hay cái bàn nhỏ, để mình không bị thừa thải tay chân. Nói về vấn đề nào đó đòi hỏi một tí chuẩn bị và sắp xếp, như dạy mọi người làm bánh xèo, hay trình bày trận Điện Biên Phủ.

Lúc này bạn sẽ cần một vài “ghi chú” để nhớ mọi chi tiết phải nói. Các ghi chú này chỉ nên viết rất sơ sài, như một dàn bài nhỏ. Lúc nói mang theo cây bút và dàn bài, nói xong mục nào dùng cây bút đánh dấu mục đó.

• Một cách thực tập khác cũng dễ và hay là nói về những tấm hình bạn chụp. Nếu có máy projector rọi hình lên tường, bạn cầm cây thước chỉ và giải thích về các tấm hình cho mọi người.

• Tập “phát âm với hùng lực”: Viết một câu ngắn, đứng xa khán giả khoảng mười mấy hai chục thước, và đọc câu đó rất to để mọi người đều có thể nghe rõ được.

Cứ tập như vậy thì cũng phải tốn một mớ thời gian rồi. Còn nhiều kỹ thuật và nghệ thuật khác, chúng ta sẽ nói từ từ. Các bạn có thắc mắc thì cứ hỏi nhé.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến

Hoành

© copyright TDH, 2009
www.dotchuoinnon.com
Permission for non-commercial use

Có chuyện gì vui, có ích mỗi ngày?

hoaco

Chào bạn,

Hôm nay bạn có gì vui ? Hôm nay bạn quan sát thấy gì hay? Hôm nay bạn làm điều gì có ích? Hôm nay bạn có ý tưởng gì sáng tạo? Hôm nay bạn làm được gì sáng tạo?

Ý tưởng nào thực tiễn và cụ thể, mà nếu áp dụng, sẽ làm môi trường kinh doanh của Việt Nam tốt hơn? Làm đường phố nơi bạn ở tốt hơn? Làm thành phố nơi bạn ở tốt hơn? Làm nước mình tốt hơn? Các bạn cứ đặt thêm câu hỏi nhé?

Hôm nay bạn học được điều gì mới? Bạn có mơ ước gì mới ? Bạn có hy vọng gì mới?

Bạn có nghe được câu nói nào làm bạn bừng sáng?

Hôm nay bạn thấy ai làm được điều gì tốt?

Đừng để ký ức trôi qua vụt mất, hãy ghi lại và giúp các bạn khác cảm được cái vui của bạn, biết đâu, đó lại là nguồn sáng duy nhất rọi sáng một ngày ảm đạm của một ai đó? Hay ý tưởng không dùng tới của bạn có thể được thực hiện bởi một ai đó giùm bạn?

Mình xung phong trước nhé:

1) Hôm nay mình dậy sớm tập thể dục

2) Mình dich một bài viết Giành nhiều thời gian hơn để lắng nghe để chia sẻ với độc giả của blog Đọt chuối non.

3) Hôm nay mình nghĩ ra topic này để chúng ta tích cóp tích cực và ý tưởng hàng ngày. Chỉ tích cực thôi nhé! 🙂

4) Mình quan sát thấy bên Mỹ tuyên truyền ý thức môi trường bằng business rất tốt, ví dụ trên các mug (cốc nước) có ảnh nghệ thuật reduce, reuse, recycle, nếu ai cũng dùng cốc đó hàng ngày, tự nhiên có ý thức. Vậy nếu mình cũng áp dụng được ở Việt Nam thì hay nhỉ

Thay đổi bắt đầu từ những gì rất bình thường và nhỏ bé. Một năm mỗi ngày sẽ tạo ra thay đổi cực kỳ lớn đấy! 🙂

Các bạn cùng tham gia nhé 🙂

Một ngày thật sáng,

Hiển.