All posts by Thùy Dương

As simple as a wild daisy

Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Ngày Quốc tế Phụ nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chín thập kỷ đấu tranh cho bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Continue reading Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chín thập kỷ đấu tranh cho bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Continue reading Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Ước mơ thơ trẻ

Mình còn nhớ đó là khoảng năm lớp 3, khi mình được bước vào thế giới thú vị của cô bé Tottochan hiếu động đáng yêu cùng những ký ức trong trẻo về ngôi trường Tomoe độc đáo trên những toa tàu. Có lẽ những ai đã đọc “Tottochan, Cô Bé Bên Cửa Sổ” đều mơ ước về một môi trường giáo dục hướng tới sự phát triển tự nhiên như Tomoe, nơi trẻ em được tôn trọng, lắng nghe với tình yêu thương, khiến chúng lớn lên mạnh mẽ với lòng tự tin.

Phải chăng anh Bút Chì cũng đã được truyền cảm hứng từ Tottochan mà lập ra Toa Tàu“nơi người lớn được là trẻ con và trẻ con được là chính mình”; hay Hang Dao và Quỳnh Anh với Potato Kids – những lớp học ngoại khóa cho trẻ em ở Hà Nội và Vy Le với Trại Hè Trẻ Đồng Xanh ở Hội An, “nơi trẻ được sống trong thiên nhiên và học từ thiên nhiên”?

Đọc tiếp trên CVD

Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chín thập kỷ đấu tranh cho bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Continue reading Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chín thập kỷ đấu tranh cho bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Continue reading Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Lịch sử Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8/3

Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chín thập kỷ đấu tranh cho bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Continue reading Lịch sử Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8/3

Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

international woman day
 
Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chín thập kỷ đấu tranh cho bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Continue reading Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

Women's Liberation
Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chin thập kỷ đấu tranh vì sự bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là câu chuyện về những người phụ nữ bình thường đã tạo nên những dấu ấn lịch sử; nó bắt nguồn từ cuộc đấu tranh hàng thế kỷ của phụ nữ để tham gia vào xã hội một cách bình đẳng như nam giới. Vào thời Hy Lạp cổ đại, Lysistrata đã khởi đầu một cuộc biểu tình của nữ giới yêu cầu chấm dứt chiến tranh; suốt Cách Mạng Pháp, những người phụ nữ Paris đã diễu hành ở Versailles, kêu gọi cho “Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái”, và đòi quyền được bỏ phiếu của phụ nữ.

Continue reading Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ

Women's Liberation
Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chin thập kỷ đấu tranh vì sự bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là câu chuyện về những người phụ nữ bình thường đã tạo nên những dấu ấn lịch sử; nó bắt nguồn từ cuộc đấu tranh hàng thế kỷ của phụ nữ để tham gia vào xã hội một cách bình đẳng như nam giới. Vào thời Hy Lạp cổ đại, Lysistrata đã khởi đầu một cuộc biểu tình của nữ giới yêu cầu chấm dứt chiến tranh; suốt Cách Mạng Pháp, những người phụ nữ Paris đã diễu hành ở Versailles, kêu gọi cho “Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái”, và đòi quyền được bỏ phiếu của phụ nữ.

Continue reading Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ

Women's Liberation
Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chin thập kỷ đấu tranh vì sự bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là câu chuyện về những người phụ nữ bình thường đã tạo nên những dấu ấn lịch sử; nó bắt nguồn từ cuộc đấu tranh hàng thế kỷ của phụ nữ để tham gia vào xã hội một cách bình đẳng như nam giới. Vào thời Hy Lạp cổ đại, Lysistrata đã khởi đầu một cuộc biểu tình của nữ giới yêu cầu chấm dứt chiến tranh; suốt Cách Mạng Pháp, những người phụ nữ Paris đã diễu hành ở Versailles, kêu gọi cho “Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái”, và đòi quyền được bỏ phiếu của phụ nữ.

Ý tưởng về Ngày Quốc tế Phụ nữ đầu tiên nảy sinh vào thời điểm chuyển đổi thế kỷ, khi thế giới công nghiệp đang trong giai đoạn bành trướng và hỗn loạn của bùng nổ dân số và các ý thức hệ cấp tiến. Sau đây là tóm tắt theo cột mốc thời gian những sự kiện quan trọng nhất:

Đòi Quyền Phụ Nữ Trước Nhà Trắng
Đòi Quyền Phụ Nữ trước Nhà Trắng

1909

Cùng với tuyên bố của Đảng Xã Hội Mỹ, ngày Phụ nữ Quốc gia đầu tiên được kỷ niệm trên toàn Liên Bang Hoa Kỳ là ngày 28 tháng hai. Phụ nữ tiếp tục kỷ niệm nó đến ngày chủ nhật cuối cùng của tháng hai năm 1913.

1910

Quốc tế Xã hội họp tại Copenhagen, thiết lập một Ngày Phụ Nữ mang tính quốc tế để vinh danh phong trào đòi những quyền phụ nữ và hỗ trợ quyền bầu cử phổ thông cho phụ nữ. Đề nghị được chào đón với sự nhất trí tán thành tại hội nghị của hơn 100 phụ nữ đến từ 17 nước, gồm cả ba người phụ nữ đầu tiên được bầu vào quốc hội Phần Lan. Chưa có ngày cố định được chọn để kỷ niệm.

1911

Như kết quả của quyết định tại Copenhagen năm trước, Ngày Quốc tế Phụ nữ lần đầu tiên được ghi nhận (19 tháng ba) tại Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, nơi hơn một triệu phụ nữ và nam giới tham dự đại hội. Bên cạnh quyền bầu cử và đảm nhiệm những công việc văn phòng chính phủ, họ đã yêu cầu quyền làm việc, học nghề và chấm dứt phân biệt trong công việc.

Chưa đầy một tuần sau đó, vào ngày 25 tháng ba, thảm họa tại Triangle Fire, New York đã lấy đi sinh mạng của hơn 140 nữ công nhân, phần lớn là những người nhập cư gốc Ý và Do Thái. Sự kiện này có một ảnh hưởng quan trọng đến luật lao động của Hoa Kỳ, và những điều kiện làm việc dẫn đến thảm họa đã được viện dẫn trong suốt những lễ kỷ niệm sau đó của Ngày Quốc tế Phụ Nữ.

1913-1914

Như một phần của phong trào hòa bình đã tích tụ từ buổi đêm của cuộc Chiến tranh Thế giới I, những người phụ nữ Nga kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ đầu tiên vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng hai năm 1913. Ở những nơi khác trên châu Âu, vào đúng ngày 8 tháng ba hoặc những ngày gần đó của năm sau đó, phụ nữ đã tập hợp để chống chiến tranh và để bày tỏ tinh thần đoàn kết giữa các chị em.

Đòi Quyền Phụ Nữ ở Pakistan
Đòi Quyền Phụ Nữ ở Pakistan

1917

Với hai triệu người lính Nga tử trận, những người phụ nữ Nga một lần nữa đã chọn ngày chủ nhật cuối cùng của tháng hai để biểu tình vì “bánh mì và hòa bình”. Những nhà lãnh đạo chính trị phản đối thời điểm của cuộc biểu tình, nhưng những người phụ nữ vẫn tiến hành dù thế nào. Phần còn lại là lịch sử: Bốn ngày sau đó, Sa hoàng bị buộc thoái ngôi và chính phủ lâm thời đã trao cho phụ nữ quyền bầu cử. Ngày chủ nhật lịch sử đó là ngày 23 tháng hai theo lịch Julian được sử dụng ở Nga thời đó, nhưng là ngày 8 tháng ba theo lịch Gregorian ở những nơi khác.

Ngay từ những năm đầu, ngày Quốc tế Phụ nữ đã được xem như một chiều hướng mới trên toàn cầu cho phụ nữ ở các nước phát triển và đang phát triển. Sự lớn mạnh của phong trào phụ nữ quốc tế, được hỗ trợ bởi bốn hội nghị phụ nữ toàn cầu của Liên Hiệp Quốc, đã làm cho việc kỷ niệm trở thành một điểm tập hợp của những nỗ lực liên kết đòi quyền phụ nữ và sự tham gia vào quá trình chính trị và kinh tế. Càng ngày, ngày Quốc tế Phụ nữ là một thời điểm để nhìn lại những bước tiến đã qua, kêu gọi những thay đổi và kỷ niệm những hành động dũng cảm và quyết đoán của những người phụ nữ bình thường, những người đóng một vai trò đặc biệt trong lịch sử của quyền phụ nữ.

Vai trò của Liên Hiệp Quốc

Những mục tiêu được Liên Hiệp Quốc thúc đẩy đã tạo ra những ủng hộ mạnh mẽ và lan rộng hơn cho chiến dịch xúc tiến và bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, được ký tại San Francisco năm 1945, là hiệp định đầu tiên công bố bình đẳng giới như một nhân quyền cơ bản. Từ đó, tổ chức đã giúp tạo nên một di sản lịch sử về những chiến lược ưng thuận quốc tế, những tiêu chuẩn, chương trình và mục tiêu để nâng cao vai trò người phụ nữ trên toàn thế giới.

Trong nhiều năm, hoạt đông của Liên Hiệp Quốc vì sự tiến bộ của phụ nữ đã có bốn định hướng rõ ràng: thúc đẩy về những phương sách luật pháp, huy động ý kiến công chúng và hoạt động quốc tế; đào tạo và nghiên cứu, bao gồm biên soạn những thống kê về xóa bỏ phân biệt chủng tộc về giới và hướng đến hỗ trợ những nhóm bất lợi (khó khăn). Ngày nay, một nguyên tắc tổ chức trọng tâm của công việc ở Liên Hiệp Quốc là không có giải pháp dài hạn nào cho những vấn nạn gay cấn nhất của xã hội về mặt xã hội, kinh tế, chính trị có thể tìm thấy được nếu không có sự tham gia đầy đủ, và sự trao quyền đầy đủ của thế giới phụ nữ.

Thùy Dương (theo Website Liên Hiệp Quốc)

http://www.un.org/ecosocdev/geninfo/women/womday97.htm

Bài này đã đăng trong ngày QTPN năm 2009

Tình yêu của Maija

Maija2Cô Ajar có hai nàng công chúa xinh đẹp là Maija và Milla. Milla duyên dáng, có chút gì đó e lệ trong nụ cười dịu dàng, mái tóc dài thường để xõa. Còn Maija mười sáu tuổi, giống cha như tạc, mạnh mẽ, độc lập và trầm tĩnh. Mình nhớ hồi đến chơi nhà cô, trên tủ trong phòng ăn có một tấm ảnh chú Matti hồi trẻ, đẹp phong trần với mái tóc chấm vai. Maija kể có lần một người bạn tưởng nhầm tấm ảnh đó là hình của cô.

Maija bảo chắc sau này sẽ không lập gia đình, vì tính cách của cô độc lập quá, và cô cũng thích cuộc sống như vậy. Nhưng Maija có một tình yêu lớn dành cho thiên nhiên, đặc biệt là những chú ngựa. Trong phòng cô dán đầy trên tường bản đồ thế giới và tranh ảnh các loài động vật đủ kiểu lớn nhỏ, nhiều nhất là ngựa. Tủ sách của cô cũng có một dãy toàn những cuốn dày dày kiểu như các tập bách khoa toàn thư về thiên nhiên. Vì thế mà không có gì lạ khi cô bảo sau này muốn trở thành một nhà sinh vật học.

horse2Thứ hai mỗi tuần Maija đi học cưỡi ngựa. Cô kể tuần rồi được cưỡi ngựa xuyên rừng rất thích. Maija cũng thích vẽ và hay vẽ nhiều hình về những chú ngựa. Ngoài ra, Maija còn đọc sách, lên net tìm hiểu đủ thứ về chúng, các chủng loại, cách nuôi dưỡng, chăm sóc…v.v. Nào là ở Phần Lan chỉ có hai giống ngựa nhưng ở Thụy Điển có đến mười mấy chủng loại khác nhau. Có giống ngựa đẹp làm cảnh và để cưỡi, có giống ngựa khỏe kéo xe hay làm các việc đồng áng. Ở Anh các môn thể thao với ngựa cũng khá phổ biến…

Maija luôn kể về những chú ngựa thật say sưa với một niềm hoan hỉ chân thành. Dường như cái gì xuất phát thực sự từ trái tim luôn có khả năng truyền cảm lây lan sao đó. Tình yêu trong sáng và sự nhiệt tình ấy của Maija làm mình vừa cảm động vừa ngưỡng mộ.

Rồi một hôm gặp lại, Maija nói có lẽ sau này sẽ không làm nhà sinh vật nữa mà cô muốn học chuyên về ngựa, giống như kiểu học ngành nông nghiệp chăn nuôi ngựa trong trang trại hay sao đó. Maija bảo ngành học này hiện nay cũng phổ biến nhiều ở Phần Lan và các nước khác nữa. Có người bạn trong lớp của cô còn thích sau này trở thành bác sĩ thú y cho ngựa.

Tuổi trẻ ở đây sướng nhỉ. Cuộc sống được bảo đảm bởi phúc lợi xã hội nên thích cái gì thì chọn học cái đó, không phải lo nghĩ chuyện cơm áo gạo tiền, vất vả mưu sinh, cũng không phải bận tâm chọn những ngành học thời thượng.

Cô bé vẫn còn trẻ lắm, không biết sau này cô có thay đổi ý định không. Dù sao, mình luôn mong rằng Maija sẽ đạt được ước mơ của cô trong tương lai. Nếu có say mê và làm việc hết lòng thì cho dù đó là công việc gì, cho dù kết quả thế nào, ta cũng đã thành công và trọn vẹn với nó rồi.

horse

Hiệu ứng Pygmalion

“Vui và buồn ở đời là tuần hoàn cả. Tất cả bí quyết của sự sống là biết tin tưởng và đợi chờ, vì tin tưởng và chờ đợi thì cái gì mà chẳng đến? Anh đọc sách có còn nhớ chuyện Pygmalion không?…” – Trích “Thương Nhớ Mười Hai” – Vũ Bằng.

Pygmalion và Galatea Trong huyền thoại Hy Lạp cổ, Pygmalion là chàng hoàng tử xứ đảo Cyprus, trầm lặng cô đơn và lãng mạn. Pygmalion đã đem hết tâm hồn mình để tạc nên bức tượng một cô gái đẹp tuyệt vời, đặt tên là Galatea. Từ khi có Galatea, Pygmalion vui sướng như có được người phụ nữ lý tưởng của đời mình, người bầu bạn mà hằng ngày chàng âu yếm chuyện trò. Pygmalion đem lòng yêu sâu sắc tác phẩm của chính mình và tha thiết khẩn cầu thần Vệ Nữ ban cho Galatea hơi thở sự sống. Cảm động trước tài năng và tình yêu chân thành của Pygmalion, nữ thần Tình Yêu đã hóa phép cho bức tượng ngà biến thành người thật. Ước mơ toại nguyện, nàng Galatea xinh đẹp trở thành vợ chàng và hai người sống hạnh phúc bên nhau đến trọn đời.

***

my-fair-lady-DVDcover-6a079Dựa trên câu chuyện truyền thuyết xưa, Bernard Shaw viết kịch bản Pygmalion năm 1913. Đến năm 1956, Pygmalion của Bernard Shaw được chuyển thể thành vở nhạc kịch My Fair Lady, lập nên kỷ lục số lần công diễn lâu nhất ở nhà hát Broadway bấy giờ. My Fair Lady sau đó được dựng thành phim (1964), thu được thành công vang dội với ngôi sao huyền thoại Audrey Hepburn trong vai chính, nàng Eliza Doolittle.

Trong phiên bản “Pygmalion” hiện đại của Bernard Shaw, giáo sư ngôn ngữ Henry Higgins quả quyết rằng ông có thể rèn luyện chỉnh sửa cách ăn mặc và giọng nói để “biến” cô gái bán hoa quê mùa Eliza trở thành một quý bà sang trọng. Và ông đã thành công. Thế nhưng, theo như chính lời Eliza nói với người bạn của Higgins, Pickering, không phải những gì cô được học hay làm mà chính cách cô được đối xử như thế nào mới là điều mấu chốt quyết định:

“Anh thấy đó, thật ra thì, ngoài những thứ mà người ta có thể có được như cách ăn mặc, cách nói năng hay những gì đại loại thế, sự khác biệt giữa một quý bà và một cô gái bán hoa không phải ở cách cô ấy cư xử như thế nào mà ở cách người ta đối xử với cô ấy ra sao. Em sẽ mãi là một cô gái bán hoa đối với giáo sư Higgins, bởi vì ông ta chỉ luôn xem em như một cô gái bán hoa, và sẽ mãi luôn như vậy, nhưng em biết rằng em có thể là một quý bà đối với anh, bởi vì anh luôn trân trọng em như với một quý bà, và sẽ luôn như vậy”.

***

Hiệu ứng Pygmalion hay còn gọi là Self-fulfilling prophecy (lời tiên đoán tự trở thành hiện thực) được xem như một bí quyết quan trọng trong quản lý nhân sự. Nếu một người (hoặc chính ta) nghĩ ta thông minh hay ngu dốt hay sao đó, họ sẽ đối xử với ta theo cách mà họ nghĩ. Nếu ta được đối xử như thể ta thông minh hay ngu dốt hay sao đó, ta sẽ hành xử, và thậm chí trở thành như thế. Do vậy, những “tiên cảm” ban đầu của người đó về ta đã trở thành hiện thực! Tóm lại, một khi ý niệm đã hình thành, thậm chí ngay cả khi nó không đúng với thực tế, chúng ta vẫn có khuynh hướng hành xử theo đó. Và kỳ diệu thay, kết quả sẽ xảy ra đúng theo kỳ vọng đó, như thể có phép lạ!

Hiệu ứng Pygmalion được diễn giải qua bốn quá trình sau:

– Chúng ta hình thành kỳ vọng về con người hay sự kiện

– Chúng ta thể hiện kỳ vọng đó qua những tín hiệu giao tiếp, đối đãi…

– Người ta có khuynh hướng đáp lại những tín hiệu đó bằng cách điều chỉnh cách cư xử của họ cho phù hợp

– Kết quả là kỳ vọng ban đầu trở thành hiện thực

Kết quả trở lại tác động vào kỳ vọng ban đầu, tăng cường niềm tin vào những điều chúng ta đã nghĩ về con người/sự kiện đó. Bốn quá trình trên đây tạo nên vòng tròn cho “lời tiên đoán tự trở thành hiện thực” (the circle of self-fulfilling prophecies). Vòng lặp càng “quay” lại nhiều càng làm tăng cường ảnh hưởng của nó. Điều này cũng giải thích phần nào cơ sở tâm lý cho “phép lạ” trong bí quyết luật hấp dẫn (The Secret – Law of Attraction): những suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ thu hút đến quanh ta những may mắn, hạnh phúc và ngược lại, những suy nghĩ bi quan, tiêu cực thường dẫn đến những hậu quả tuyệt vọng, “xui rủi” như một dạng tự kỷ ám thị.

“Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là sáng tạo ra nó” – Peter F. Drucker

Hiệu ứng Pygmalion mang một ý nghĩa to lớn khi ứng dụng trong quản lý nhân sự và giáo dục, nhất là đối với việc giáo dục các trẻ cá biệt. Người ta thấy rằng nhân viên/học sinh có khuynh hướng thể hiện, hoàn thành công việc tốt hơn khi được cấp trên/thầy giáo tôn trọng, kỳ vọng, tin tưởng. Đôi khi người ta còn phân ra làm hai dạng: (1) Hiệu ứng Pygmalion – sức mạnh của sự kỳ vọng của cấp trên đối với nhân viên (hay thầy giáo đối với học sinh) và (2) hiệu ứng Galatea – sức mạnh của sự tự kỳ vọng (của nhân viên/học sinh vào bản thân mình). Người ta cho rằng hiệu ứng Galatea (năng lực của sự tự kỳ vọng) này còn thậm chí còn quan trọng hơn cả hiệu ứng Pygmalion. Do đó, người thầy giáo giỏi phải là người biết truyền cho học trò niềm tin và sự kỳ vọng vào bản thân mình.

“Treat a man as he is and he will remain as he is.
Treat a man as he can and should be and he will become as he can and should be” – Goethe

Liên kết tham khảo:
Better Management by Perception
The Pygmalion Effect
Self-Fulfilling Prophecy

Thùy Dương

Từ GDP đến GPI và GNH

Thế nào là thành công và phát triển? Những điều gì là cần thiết để tạo nên một cuộc sống tốt đẹp? Cuộc sống cũng như mục tiêu phấn đấu của đời bạn sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những gì bạn ưu tiên định hướng, những tiêu chí mà bạn chọn để đánh giá sự thành đạt và hạnh phúc.

bhutan5
1. GDP và mặt trái của tăng trưởng kinh tế

GDP từng và hiện vẫn được dùng rộng rãi trên thế giới như một chỉ số đánh giá sự phát triển kinh tế. Vấn đề đáng nói là, có lẽ do nó quá phổ biến và được ưa dùng đến nỗi người ta thường đánh đồng GDP với tiến bộ xã hội. Thực ra GDP cơ bản chỉ là tổng giá trị sản xuất (tiêu thụ) nội địa tính bằng tiền tệ. Trong khi đó, tiến bộ xã hội là một vấn đề nhiều mặt mà GDP chỉ là một chiều mang tính vật chất của nó. GDP không kể đến những dạng “vốn” con người và xã hội, sinh thái…rất nhiều thứ thật sự làm cho cuộc sống có ý nghĩa. GDP không thể bao hàm chất lượng cuộc sống và cũng không phản ánh được sự phân bố bình quân đầu người một cách trung thực ở những quốc gia có mức chênh lệch giàu nghèo cao. Vì thế, chiến lược phát triển quốc gia nếu chỉ dựa trên tiêu chí GDP sẽ dễ bị lạc hướng, bám vào phương tiện mà quên mất (thậm chí hy sinh luôn) mục đích!
bhutan2

Chặt cây phá rừng, khai thác tận lực tài nguyên tất nhiên xuất hiện tăng trưởng kinh tế ở khu vực đó nhưng cái giá phải trả cho môi trường và sức khỏe cộng đồng về lâu dài có được tính đến? Bạn đừng nghĩ môi trường là cái gì xa lạ, mà nó chính là sức khỏe, sức khỏe của chính cơ thể bạn, của cộng đồng và hệ sinh thái.

Buồn hơn, mặt trái của áp lực tăng trưởng kinh tế không chỉ là những suy thoái môi trường, mà đôi khi đó còn là những rạn nứt và khủng hoảng các giá trị tinh thần, văn hóa truyền thống, trong một xã hội bị chi phối bởi sức mạnh đồng tiền, tiêu dùng và cạnh tranh. Sự thừa mứa vật chất chưa hẳn đã đồng nghĩa với hạnh phúc.

bhutan_tiger_nest_2
2. Đi tìm thước đo mới cho sự phát triển

Trước những hạn chế của GDP như một tiêu chí để định hướng và đánh giá mức độ phát triển, đã có nhiều đề nghị về những chỉ số thay thế khác có tầm nhìn tổng quát và chính xác hơn, được biết đến nhiều nhất trong số đó là chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số tiến bộ thực sự (GPI). Rõ ràng rằng một quốc gia được coi là phát triển trước hết phải bảo đảm những nhu cầu vật chất cần thiết cho người dân. GDP vẫn được dùng đến khi tính toán hai chỉ số này nhưng trong mối tương quan với các yếu tố khác nữa.

Chỉ số phát triển con người HDI hướng đến sự phát triển xã hội mang tính nhân văn, với con người làm trung tâm, đã được Liên Hiệp Quốc sử dụng để xếp hạng các quốc gia theo chất lượng cuộc sống, bao gồm những tiêu chí như tuổi thọ (sức khỏe), phổ cập giáo dục (tri thức), GDP bình quân (thu nhập). (Việt Nam đứng 105/177 nước về HDI, theo báo cáo LHQ năm 2007)
bhutan1

Chỉ số tiến bộ thực sự GPI được một nhóm nghiên cứu chính sách ở Mỹ cổ động giới thiệu và đề xuất cách tính. Theo đó, GPI được tính dựa trên GDP làm mức ban đầu, sau đó điều chỉnh bằng cách cộng thêm những yếu tố ảnh hưởng tích cực (công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em, kinh tế gia đình…) trừ đi những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực (khắc phục ô nhiễm môi trường, chi phí thuốc men, chi phí an ninh và tòa án cho các tội phạm, trớ trêu thay, những chi phí có thể làm tăng GDP nhưng rõ ràng không phải là chỉ thị của sự phát triển tốt) đến hạnh phúc con người và phúc lợi xã hội.

Các chỉ số mới giúp ta có cái nhìn chân thực, sâu rộng hơn về phát triển. Điều này đặc biệt ý nghĩa khi chúng được xem như là thước đo, là tiêu chí để hoạch định những chính sách, chiến lược hướng đến sự phát triển bền vững, trong đó chú trọng đến sức khỏe, môi trường và phúc lợi thật sự của người dân.

bhutan7
3. Chỉ số tổng hạnh phúc quốc dân

Thuật ngữ GNH (Gross National Happiness) –Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia được vua Bhutan Jigme Singye Wangchuck đặt ra khi ông lên ngôi năm 1972, đến nay đã được nhiều nước trên thế giới lưu ý và học tập. Nó cho thấy quyết tâm của ngài theo đuổi một con đường phát triển kinh tế chọn lọc và thận trọng để bảo vệ môi trường và gìn giữ nền văn hóa tâm linh độc đáo của một xứ sở thấm đẫm tinh thần Phật giáo. Những giá trị đạo đức được đặt làm trọng tâm trong chiến lược kinh tế để bảo đảm nguồn lương thực, nhà ở và sức khỏe người dân. Trong triết lý định hướng phát triển của họ, tiêu chí ưu tiên là GNH chứ không phải là GDP, quan niệm đó định nghĩa lại sự thịnh vượng trong một tầm nhìn bao quát hơn, đo lường phúc lợi thật sự hơn là chỉ với sự tiêu thụ vật chất.
bhutan8
Vương quốc bé nhỏ dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn này là một trong số ít quốc gia mà con người sống một cách gần như bền vững và thanh bình, không có người thất nghiệp, nghiện rượu hay bất hạnh, không có bạo lực, tội ác. Mỗi gia đình đều có đất đai, gia súc để có thể tự cung cấp mọi thứ cần thiết cho mình. Giáo dục và chăm sóc y tế được miễn phí. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm săn bắn hay đánh bắt thú hoang dã, cấm kinh doanh thuốc lá dưới mọi hình thức. Trong khi các nước đang phát triển bán rẻ nguồn tài nguyên của mình và tìm mọi cách thu hút du lịch nhằm tăng trưởng kinh tế, luật Bhutan ngược lại, rất chú trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên với 60% diện tích đất bao phủ bởi rừng và hạn chế du lịch (bằng cách thu phí rất cao) để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến văn hóa địa phương.

Sự thật là Bhutan vẫn còn nghèo. Không có nghĩa là mọi thứ đều tốt đẹp ở Bhutan hay vương quốc nhỏ bé này đã thành công với chỉ tiêu Tổng Hạnh Phúc Quốc Dân của mình, nhưng những kết quả đạt được là đáng kể. Bước tiến cuộc sống tuy chậm nhưng nhân bản và tiềm ẩn nguồn nội lực dồi dào.
bhutan4
Mặc dầu GNH giống như một nguyên tắc dẫn đường hơn là một chỉ số có thể đo đạc, khái niệm này mang tính cách mạng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Theo Frank Dixon, chuyên gia cố vấn về kinh tế và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp và chính phủ, GNH có thể là một bước tiến quan trọng trong lý thuyết kinh tế trong suốt hơn 150 năm qua, khi mà càng ngày người ta càng nhận ra cái giá phải trả đắt đỏ cho sự suy thoái môi trường và xã hội trước sự thống trị tràn lan của chủ nghĩa vật chất và tiêu thụ.

Cuối cùng, mời bạn xem một đoạn phim tài liệu thú vị về Bhutan và chỉ số Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia của hãng Journeyman.Tv dưới đây. Các bạn sẽ thấy ở Bhutan, có rất nhiều cần sa (marijuana), nhưng người ta không ai hút cần sa, chỉ dùng cho heo ăn!!

Bhutan and Gross National Happiness (ABC Australia – 16 phút)

Chúc các bạn một ngày tươi hồng!

Thùy Dương
.

Bài liên hệ: Nghe nhạc Bhutan, vương quốc hiền từ của hạnh phúc

Bài này đã post trên Lá Xanh.

“Giáo sư” tiếng Mông

gsmongThượng úy Thao Duy Lênh (Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo, Thanh Hóa) được đồng đội đặt biệt danh là “giáo sư” tiếng Mông bởi anh có nhiều năm giảng dạy và là tác giả 76 bộ giáo án. Bộ GD-ĐT đã phê chuẩn cho phép dùng tập giáo án làm tài liệu giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông trên toàn quốc. Tính đến nay, anh và các đồng đội đã trực tiếp giảng dạy 6 lớp tiếng dân tộc Mông cho 276 học viên.

Xem tiếp tại đây