Tag Archives: Kỹ năng ngoại giao

Không phải bạn giỏi đến đâu mà là bạn làm việc với mọi người giỏi đến đâu

Chào các bạn,

Mọi chúng ta đều học cho giỏi một vài môn chính để làm việc như là vật lý, IT, sinh học, y học, kỹ thuật… và chúng ta yên tâm khi chúng ta đã có một hai môn giỏi như thế bỏ túi để sống với đời. Tuy nhiên có một môn quan trọng nhất trong đời sống là teamwork thì chúng ta không học, vì thực tế là chẳng có ai dạy.

Mình chẳng hiểu tại sao chẳng có trường trung học hay đại học nào dạy môn teamwork. Có lẽ từ ngàn xưa mỗi nông dân làm việc với một con trâu và một cái cày, và đến thời kỹ nghệ hóa thì mỗi công nhân trong một dây chuyền sản xuất chỉ thực sự làm việc một mình với một việc cực kì đơn giản, như vặn một con ốc trên một chiếc xe auto và vặn cả trăm hay ngàn con ốc như thế trong một ngày. Thiên hạ chẳng thấy teamwork đâu cả để mà dạy hay học. Continue reading Không phải bạn giỏi đến đâu mà là bạn làm việc với mọi người giỏi đến đâu

Làm thế nào để tăng kỹ năng ngoại giao

Chào các bạn,

Mình cũng chẳng chắc là mình có phải là người đúng để nói về ngoại giao hay không, vì mình là chuyên gia tranh tụng, tức là đánh nhau ì đùng, chẳng ngoại giao gì mấy. Tuy vậy, ngoài lúc tranh tụng thì cũng phải dùng ngoại giao thường xuyên để ứng xử với mọi người.

Ở Washington, mình cũng gặp gỡ và làm việc thường xuyên với các nhà ngoại giao của các nước, và do đó có cơ hội học hỏi cách ăn nói và làm việc của các vị. Nói chung là các nhà ngoại giao ăn nói rất… ngoại giao. Lúc nào cũng nhẹ nhàng, lịch sự, không tranh cãi bao giờ, và những nhà ngoại giao giỏi luôn có một nét chân thành thân thiện với mọi người. Đây là aura từ bên trong đi ra. Continue reading Làm thế nào để tăng kỹ năng ngoại giao

Superlative và các loại từ tuyệt đối khác

Chào các bạn,

Superlative là các từ (thường là adjective) dùng để nói “nhất”, như là đẹp nhất, giỏi nhất, hay nhất… Đây là các từ người ta khen nhau, nịnh nhau, tung hô nhau, hay quảng cáo hàng hóa.

“Anh ấy là nhà văn hay nhất VN.” “Cô là người đẹp nhất VN.” “Chàng là người điển trai nhất thiên hạ.” Continue reading Superlative và các loại từ tuyệt đối khác

Bài học ngoại giao 6 – Nói chuyện với người nước ngoài

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

“Người nước ngoài” là người không nói tiếng Việt, và có lẽ chúng ta phải nói tiếng Anh với họ, vì đa số người trên thế giới ngày nay dùng tiếng Anh như ngôn ngữ phổ thông. Bài này mình bàn về nói chuyện với người nước ngoài, nhưng những nguyên lý ở đây cũng là nguyên lý khi nói chuyện tiếng Việt với người trong nước.

Thường là khi nói chuyện với người nước ngoài, nhiều người Việt không biết vì lý do gì mà nói quá nhanh. Mình nói tiếng nước ngoài, giọng của mình lạ đối với họ, mình lại tăng tốc nữa, thì cơ hội để họ không hiểu được mình là rất cao. Và người ta không hiểu thì nhiều khi người ta cũng không hỏi, chỉ ừ ừ ào ào, mỉm cười, gật đầu, nên mình có thể cũng không biết là người ta không hiểu. Các bạn cần nhớ là người một nước, nhưng khác tỉnh, cũng có thể khó hiểu nhau. Khác nước, dù cùng tiếng Anh, vẫn rất khó hiểu nhau hơn. Khác nước mà lại khác ngôn ngữ thì càng khó hiểu nhau hơn nữa. Continue reading Bài học ngoại giao 6 – Nói chuyện với người nước ngoài

Bài học ngoại giao 5 – Sắp xếp chỗ ngồi

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Sắp bàn ghế và chỗ ngồi cho một bữa ăn trong nhà hàng hay một cuộc họp trong phòng họp, thường là vấn đề lớn và khó khăn, đặc biệt là trong giới quan chức chính trị và đại gia kinh doanh.

Mình có anh bạn trước kia là “advance man” của tổng thống Carter, có nghĩa là Carter sắp đến đâu thì anh này đến trước một tuần hay vài ngày để sắp xếp phòng họp, an ninh (làm việc với Secret Service của tổng thống), chỗ ngồi, thức ăn, đội ngũ tiếp viên nhà hàng… Những điều mình học được là nhờ tổ chức một số sự kiện chung với anh này. Continue reading Bài học ngoại giao 5 – Sắp xếp chỗ ngồi

Bài học ngoại giao 4 – Chào

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Chào nhau thường là lúc mới gặp nhau và khi từ giã. Hiện tượng toàn cầu hóa ngày nay cho chúng ta một điều lợi là ta có nhiều cách chào của nhiều dân tộc khác nhau mà ta đều có thể dùng được tại bất kỳ lúc nào nơi nào. Điều này cho phép chúng ta sử dụng các cách chào một cách sáng tạo trong ngoại giao. Continue reading Bài học ngoại giao 4 – Chào

Bài học ngoại giao 3 – Không biết ngoại giao?

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Có nhiều người thường bị bạn bè chê là không biết ngoại giao. Vậy có nghĩa là gì?

Thường có nghĩa là làm cho người ta bực mình hay không thích.

Nhưng làm gì mà người ta bực mình hay không thích?

• Ai mới mở miệng nói gì là mình chê và phê phán ngay điều đó.

Ví dụ:

    – “Xem phim Tấm lòng của biển chưa?”

– “Rồi, dở quá dở.”

Continue reading Bài học ngoại giao 3 – Không biết ngoại giao?

Bài học ngoại giao 2 – Trong phòng họp

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Điều quan trọng nhất cho thành công của bạn trong đời sống – dù theo tiêu chuẩn của xã hội hay tiêu chuẩn của riêng bạn – là tĩnh lặng.

Tĩnh lặng có rất nhiều khái niệm chứa đựng trong đó. Đó là yên lặng trong tâm, làm việc từ tốn (có vẻ chậm rãi so với thiên hạ), luôn nhường nhịn, luôn dịu dàng… Nói ra rất giống ông ngoại làm việc. Nhưng sự thật đó là bí quyết làm việc lớn, đặc biệt là lãnh đạo khi bạn 30 tuổi mà dưới trướng bạn có một đoàn 40, 50 tuổi. Continue reading Bài học ngoại giao 2 – Trong phòng họp

Bài học ngoại giao 1 – Quan sát tranh luận

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Đây là bài học ngoại giao dành cho các bạn đã đọc mình một thời gian. Mình định sẽ viết thêm thành một chuỗi bài “Bài học ngoại giao”. Nếu mình ngủ quên, nhờ các bạn nhắc.

Việc ngoại giao thông thường nhất là ngồi quanh một bàn với một nhóm bạn. Trong một bàn như thế, thường là mọi người nói chuyện ồn ào: Continue reading Bài học ngoại giao 1 – Quan sát tranh luận