Chào mừng Ngày Quốc tế Lao Động 1/5/2020

1.5.1913 (Nguồn: Thư Viện Quốc Hội Mỹ)
1.5.1913 (Nguồn: Thư Viện Quốc Hội Mỹ)

Chào các bạn,

Ngày 1/5 là Ngày Quốc tế Lao Động, còn gọi là “Ngày Tháng Năm” (May Day). Đây là ngày lễ tại nhiều quốc gia trên thế giới, dành để tôn vinh lao động và gây dựng đoàn kết lao động trên thế giới.

Tại Mỹ và Canada, Ngày Lao Động là ngày Thứ hai đầu tiên của tháng 9. Ngày Lao Động tháng 9 này có nguồn gốc từ Canada. Ngày 3 tháng 9 năm 1872, một số nghiệp đoàn ở Canada biểu tình chống việc chính phủ bắt một số nhân công tuần hành “đòi tuần làm việc 58 giờ” trong một cuộc biểu tình trước đó vài tháng. Cuộc biểu tình tháng 9 thành công. Ngày 23.7.1894, thủ tướng Canada John Thompson ký sắc lệnh ấn định Ngày Lao Động trong tháng 9.

Continue reading Chào mừng Ngày Quốc tế Lao Động 1/5/2020

Nối vòng tay lớn

Chào các bạn,

Nối Vòng Tay Lớn là bản nhạc kinh điển của Trịnh Công Sơn từ năm 1972.

Nhân ngày Thống Nhất đất nước 30/4, chúng ta hãy cùng nắm tay nhau hát lại, nghe lại, bản này.

Dưới đây mình có 3 clips của các ban nhạc rock Việt Nam rất sôi động và khí thế.

Mời các bạn.

Hoành

 
Trình bày: các ban nhạc Rock Việt Nam
Thực hiện năm 2007.

SINGERS: Tuấn (The Light), Trần Lập (Bức Tường), Việt (Thủy Triều Đỏ), Thanh (Unlimited), Ygaria (Buratinox), Khanh (Microwave), Hà (Lazee Dolls), An (Sagometal), Minh (Final Stage), Châu (Prophecy).

Guitarists in shadows: Dz (Final Stage). Tùng, Thanh (The Light), Tuấn Anh (Thủy Triều Đỏ). Hà, Thắng (Buratinox).

Với sự góp mặt của nhóm rock fans XDRC (DHXD HN).

Nhạc nền phối khí bởi UNLIMITED
Thu âm các ca sĩ: Viết Thanh (Hồ Chí Minh) & Phan Bảo (Hà Nội).
Mixed & Mastered tại Viết Tân Studio.

  Continue reading Nối vòng tay lớn

“Saigon ơi vĩnh biệt”

Chào các bạn,

Ngày 30/ 4/ 2015 Kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, mình giới thiệu các bạn Video Clip với ca khúc “Sàigòn Ơi Vĩnh Biệt” của nhạc sĩ Nam Lộc.

Những nỗi niềm nhớ thương về một Sài Gòn, đã làm cho tâm hồn nghệ sĩ của Nam Lộc có nhiều rung cảm để viết thành một trong những ca khúc tiêu biểu của những người bỏ xứ ra đi, nhưng luôn hẹn một ngày về. Nhạc phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt, ra đời vào đêm 12 tháng 11 năm 1975 trong một lúc tâm hồn ông cảm thấy chán chường với cuộc sống vô vị và tẻ nhạt, trong những ngày tháng đầu tiên trên xứ lạ để hướng tâm hồn về Sài Gòn. Nam Lộc đã hoàn tất ca khúc này trong vòng 45 phút. Continue reading “Saigon ơi vĩnh biệt”

Suy tư qua 40 năm – Thinking over the span of 40 years

(Vietnamese and English)

Suy tư qua 40 năm

Trong cả 40 năm, tôi luôn nhìn ngày 30 tháng 4 với nhiều xúc cảm lẫn lộn.

Đó là ngày chiến tranh chấm dứt. Chấm dứt hủy diệt và chết chóc, phi lý và điên rồ.

Lúc đó tôi đang học cao học tại Trường Luật và trường Quốc Gia Hành Chánh ở Sài Gòn. Trong thời gian đại học, tôi đã quá mệt mỏi với chiến tranh đến nỗi tôi ước ao mỗi ngày là chiến tranh chấm dứt dù bên nào thắng. Continue reading Suy tư qua 40 năm – Thinking over the span of 40 years

Thư cho bạn – Letter to my friends

Chuck Searcy

Đài tưởng niệm cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam
The Mall
Washington DC

Bức thư này sẽ được đặt ở Bức Tường ghi danh những binh lính Mỹ đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, trong Lễ tưởng niệm ngày 25 tháng 5 năm 2015….

…Bức thư được đóng khung trong tưởng nhớ và tôn trọng dành cho hai người bạn của tôi, mà tên đã được khắc trên Bức tường tưởng niệm hoa cương đen này: Frederick Richard Ohler và Robert Randolph White, cả hai đã tử trận năm 1968 khi ba chúng tôi đang phục vụ trong quân đội Mỹ tại Việt nam. Tôi là người duy nhất sống sót để quay trở về. Continue reading Thư cho bạn – Letter to my friends

Ngày suy ngẫm của dân tộc

Ảnh biểu tình chống TQ, 18.5.2014. Washington DC, USA

 

Thay vì “Ngày toàn thắng”, “Ngày thống nhất”, “Ngày quốc hận”… ngày 30 tháng 4 năm 1975 từ nay nên được coi là “Ngày suy ngẫm” của dân tộc.
Chris Tran

Hà Nội, Chủ nhật, 26 tháng 4 năm 2015

Ký ức về cuộc chiến

Tôi sinh ra trong một gia đình cha mẹ là những đảng viên cộng sản tập kết ra miền Bắc vào năm 1954. Những người như cha mẹ tôi là thiểu số trong đại gia đình hai bên. Đa số họ ở lại miền Nam. Và rồi Tổng tuyển cử không diễn ra như dự kiến do Hiệp định Geneva bị phá vỡ. Đất nước bị chia cắt thành hai miền, Bắc và Nam. Cơ hội thống nhất trong hòa bình đã bị bỏ lỡ. Continue reading Ngày suy ngẫm của dân tộc

30 tháng 4, 1975

Sài Gòn – thứ Bảy – 8:30 AM – ngày 26 tháng 4, 1975 – tôi đến trụ sở công ty xuất nhập cảng Asian Development Corporation nằm ở Đại lộ Nguyễn Huệ, nơi tôi làm việc, để lấy tập hồ sơ công tra tôi bỏ quên và chuẩn bị ra phi trường bay đi công tác ở Rạch Giá theo chu kỳ đã được ấn định trước như thường lệ.

Khóa xe gửi xong tôi thư thả bước qua phòng tiếp tân của công ty để vào phòng làm việc của tôi. Vừa đến trước cửa phòng, đưa tay đẩy cửa, thì đột nhiên tôi nghe tiếng gọi của ông phó giám đốc công ty và là xếp của tôi, Mr. Nigel Hogge, từ cửa phòng của ông bên cạnh:

– Phượng, come in to my office please. We need to talk. Continue reading 30 tháng 4, 1975

Nhớ…

Minh Trang
Ảnh Pleiku 1972

“Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975”. Chúng ta hay nói như vậy về cột mốc thời gian làm thay đổi biết bao số phận người Việt Nam tại Miền Nam lúc bấy giờ…

Khi đó tôi 15 tuổi, vừa đủ lớn để biết những sự thay đổi trong gia đình trước thời cuộc. Tôi thấy sự trăn trở trong mắt ba tôi, trong tiếng thở dài của mẹ vì lo cho sự sống của cả nhà….

Trước 30 tháng 4, gia đình tôi sống nhờ một sạp báo trước nhà thờ Thăng Thiên, Tỉnh lỵ Pleiku. Sạp báo nhà tôi nổi tiếng nhờ tác phong bán hàng của ba tôi, sự chịu khó của mẹ và cả sự duyên dáng của chị tôi. Tôi đã ở đó từ khi 2 tuổi. Ba mẹ tôi đã sống nhờ, bán nhờ tại ngôi nhà của Bác sỹ Trần Quý Trung trên đường Quang Trung. Khi đó, Pleiku rất nhỏ, đúng như trong bài hát “Còn chút gì để nhớ” mà Phạm Duy phổ nhạc. Continue reading Nhớ…

Bữa Rượu Buồn Tháng Tư

Tạp văn, Phạm Nga

 

1.

Cuối tháng 3, trời chuyển mùa nóng bức. Anh Bảy rủ tôi qua nhà anh làm bậy vài chai bia cho mát. Sau khi sai thằng con chạy mua thêm nước đá, anh vô đề chuyện thời sự, rằng mấy năm trước, công ty anh cho lãnh thêm tiền lễ 30-4 khoảng trên dưới ba trăm ngàn, thiệtt không nhiều nhặn gì so với mức lương “cứng” một triệu mốt của anh. Đã vậy, năm nay tiền lễ ấy chắc chắn còn bèo hơn nữa vì công ty đã chuyển thành công ty cổ phần, phải “liệu cơm gắp mắm” kỹ hơn thời còn bao cấp, tức thẳng tay xiết lại tất cả các khoản lương, thưởng. Nhưng vì sang năm anh Bảy nghỉ hưu nên đối với anh, tiền lễ sắp lãnh dù có bèo bọt vẫn là món bổng lộc cuối cùng của đời công nhân, sẽ ý nghĩa lắm. Anh kết luận vậy mình phải xài thiệt là có lý, có tình –  đó là anh sẽ bao anh em, bạn bè một bữa rượu thiệt là “chất lượng”. Continue reading Bữa Rượu Buồn Tháng Tư

Sau cuộc chiến

Vũ Ngọc Anh

“Lúc nãy người ta báo cho Bác biết là Ông Diệm vừa bị lật đổ. Ông Diệm là kẻ địch thủ ghê gớm nhứt của Bác. Nay Ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về ta rồi.”

Cụ Hồ nói như vậy với những người thân tín có mặt hôm 2.11.1963 khi Cụ nhận được tin báo anh em ông Diệm bị đảo chánh và thảm sát. (Theo Tôn Thất Thiện). Continue reading Sau cuộc chiến

Cảm nghĩ ngày 30 tháng 4

Tôi sinh ra khi đất nước bắt đầu kết thúc thời kỳ bao cấp và chuyển sang thời kỳ đổi mới. Tôi lớn lên cùng những niềm tin tự nhiên về Bác Hồ. Gia đình tôi cũng có chút vinh dự khi được Tổ quốc ghi công (Chú tôi bên nội là liệt sĩ. Thời chiến, chú là công an hoạt động bí mật ở miền Nam. Chú hi sinh trong thời bình. Còn ông ngoại tôi thời chiến là dân quân du kích.)

Thế nên ngày 30 tháng 4 với tôi là một ngày đẹp và tự hào.

Đó là trước đây.

Bây giờ, ngày 30 tháng 4 với tôi có thêm vài xúc cảm khác nữa.

Continue reading Cảm nghĩ ngày 30 tháng 4

Nhớ về những năm tháng chiến tranh

Tùy bút Quang Nguyễn
Viết nhân ngày kỷ niệm 40 năm
kết thúc chiến tranh 30.4.1975

Đến 1975, lớp chúng tôi chưa tham gia vào cuộc chiến, chúng tôi còn đi học, căng thẳng theo dòng thời cuộc, và chúng tôi vừa đủ lớn để nhận ra sự tàn khốc của chiến tranh, về cái chết và sự sống, về gia đình, bạn bè và tình yêu .

Hình ảnh của chiến tranh hằn lại trong tiềm thức là những tháng ngày kinh hoàng, đầy hoảng loạn, chúng tôi chưa ra chiến trường, chưa chiêm nghiệm cái tàn khốc lửa đạn, nhưng âm hưởng chiến tranh khắc sâu từng ngày từng giờ, trên trang báo, trên đài vô tuyến, và trong những câu chuyện thì thầm to nhỏ, ở đâu cũng in tì vết chiến tranh. Continue reading Nhớ về những năm tháng chiến tranh

Một từ cho tháng Tư

Trang Nguyen

Có một sự thật là những kẻ không học được từ chiến tranh sẽ buộc phải sống lại nó.

Tôi là một người yêu thích lịch sử và tính kết nối cũng như kế thừa của lịch sử. Trong cương vị là một người dạy học (mà không phải giáo viên) tôi thường đan xen các mảnh ghép lịch sử vào những câu chuyện bên lề, liên kết quá khứ với hiện tại để chỉ cho các em thấy những điều đơn giản các em vẫn thấy hàng ngày nhiều khi có gốc gác lâu đời và thú vị hơn các em nghĩ, như bảng chữ cái tiếng Việt hệ Latinh mà các em đang sử dụng, Continue reading Một từ cho tháng Tư

40 năm trưởng thành

Chào các bạn,

Mình về Dòng tĩnh tâm, trùng với những ngày Tp. Buôn Ma Thuột đang tưng bừng chuẩn bị mừng bốn mươi năm thống nhất đất nước. Trong bầu khí rộn ràng lễ hội mừng đất nước. Buổi chiều mình lần bước dưới những lũy tre bao bọc chung quanh khuôn viên dãy nhà vãng lai, mình cảm thấy lòng rộn lên một niềm vui và tự hỏi: Tự bao giờ những cây tre này vươn mình cao vút, thân lá xanh tươi cùng với những búp măng, cũng lần lượt vươn lên một cách mạnh mẽ lạ lùng. Gợi lên trong lòng mình một hành trình bốn mươi năm sau ngày thống nhất đất nước. Một hành trình nối kết mình với quá khứ, khám phá trách nhiệm với hiện tại và định hướng cho tương lai trong việc bảo toàn và ước mơ vươn lên hơn nữa, trong đời sống hiến thân phục vụ. Continue reading 40 năm trưởng thành