All posts by ngphuongthao

Những vết chân chim

… một năm, một tháng, thậm chí chỉ một ngày đi qua.

Thời gian đi qua làm nguôi ngoai những nổi đau, xoa dịu những điều đáng tiếc, hạ nhiệt những suy nghĩ, hành động xốc nổi.

Thời gian dạy ta biết chờ đợi, biết chịu đựng.

Thời gian giúp ta nhận ra chân giá trị con người, sự việc.

Thời gian nhiều hơn giúp ta đến được với nhiều người hơn, yêu nhiều hơn.

Thời gian đem cho ta món quà của ngày mai nếu hôm nay ta xứng đáng được nhận.

Thế nên, xin cảm ơn thời gian và trân trọng những vết chân chim quanh đôi mắt.

Cứ thế, không cần mỹ phẩm xóa nếp nhăn đâu. Không cần. 😛
.

Phương Thảo

“Chở bao nhiêu nặng thuyền không khẳm”

(Trân trọng viết tặng Cô Huỳnh Huệ)

Em đến với Cô bằng một lần bị Cô mắng mỏ không mấy yêu thương nhưng chân tình và nghiêm túc. Rồi từ đó, như có một lực hút hấp dẫn, em trông tin Cô mỗi ngày. Biết mỗi ngày là hơi quá, hơi đòi hỏi, nhưng trông vẫn trông. Và từ đó, hai cô trò sử dụng ngôn từ để viết cho nhau. Trò thấy mình như đáng yêu hơn, trưởng thành hơn trong mỗi mail của Cô.

Cô dạy tiếng Anh, trò không có khiếu tiếng Anh. Cô khuyến khích dịch những truyện ngắn, trò vất vả cố gắng vì bị “khiêu khích” nhưng chưa có tác phẩm nào ra ngô ra khoai. Cô bảo: “Với đám nhóc yêu của Cô, truyện dịch và danh ngôn dịch không thiếu, Cô yêu chúng vì chúng hăng say và tích cực”. Trò quay sang định dịch danh ngôn để được đứng vào hàng ngũ “đám nhóc yêu” của Cô nhưng cũng bó tay. Rốt cục, chỉ có tiếng Việt là “say” hơn.

Tôi học tiếng Việt từ hai người thầy dạy tiếng Anh. Trước là Thầy dạy tôi thời đại học. Thầy dạy viết rất vui: chọn từ này, rồi xóa từ này thay từ khác hay hơn, rồi có khi lại thay từ hay hơn đó bằng một từ đắt hơn, thực sự phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của người viết. Ý sau nối với ý trước, nối chưa hay thì sắp xếp thứ tự lại cho hay hơn, logic hơn. Cô dạy tôi thời “sau đại học”. Cô là nguồn cảm hứng cho trò phát triển ngôn từ, Cô là người khám phá và khơi dậy những gì tưởng đã ngủ quên hoặc chưa từng có trong tôi. Đầu óc tôi trở nên hoạt động một cách điệu nghệ và tràn đầy những cảm nhận yêu thương. Tôi hài lòng với những gì mình viết được ra, sung sướng biết Cô bắt được những gì gì đó và Cô cười. Trò say sưa trải lòng, tha thiết “nghe” thấy Cô cười. Cô cười một, lòng trò ấm áp cười hai, ba. Blessing and blessing.

Cảm nghĩa Cô đưa trò đến biển yêu thương. Trò như đứa con tha thiết mong mỏi mẹ về sau mỗi giờ tan sở, mong tin Cô như hoa cỏ mong sương mỗi sớm. Mỗi email của Cô, cho dù hơi lộn xộn vì Cô không đủ thời gian sắp xếp nó lại, chỉ kịp gõ nhanh những gì Cô đang nghĩ, vậy mà như một món ngon khiến tôi có thể no suốt mấy ngày. Đó là lý do vì sao tôi hay nói với Cô là mình đã rất sung sướng và đầy đủ để Cô dành thời gian cho bản thân mình và những người khác đang rất cần Cô.

Sau lưng Cô mang một chiếc gùi nặng những niềm yêu. Em sung sướng được cùng những niềm yêu khác làm nặng vai Cô. Những khi Cô quá nặng những yêu thương, chia sẻ thì em lại tự động leo lên trèo ra trước thành một bông hoa thật nhỏ và thật nhẹ xin cài trên ngực Cô. Leo ra rồi lại leo vào…

Nguyễn Thị Phương Thảo

Bài Văn Tả Cây Mai Nhân Dịp Xuân Về

Mấy tuần trước, khi tôi đang lặt lá Mai, bé Út (Hồng Ân, 3 tuổi) hỏi “tại sao?”. Tôi trả lời lặt lá đi cho Mai ra hoa. Bé cũng muốn lặt lá và sau vài lần thử tay nghề bằng cách bứt lá, tôi phải nói ngay rằng con làm vậy cây Mai đau. Bé hiểu ra và thì thầm xin lỗi cây Mai, còn dỗ dành ráng chút cho có hoa, rồi cẩn thận lặt ngay cuống từng chiếc lá. Tôi chợt nhớ bài văn tả cây Mai dịp Xuân về do chị Hồng Phúc của bé viết năm lớp 6:

“… Cả nhà vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây …”.

Tết này, mẹ gửi bài văn tả cây Mai của chị Hồng Phúc lên ĐCN và sẽ đọc cho Hồng Ân nghe nhé (vì con còn chưa biết chữ mà)

Mùa xuân đã về. Chẳng thua gì miền Bắc với hoa Đào sặc sỡ, miền Nam cũng tưng bừng đón Tết với hoa Mai rực vàng. Mai từ lâu đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết, Mai – loài hoa đặc trưng của miền Nam- mang một bổn phận thiêng liêng là đem hết vẻ đẹp của mình làm đẹp cho miền Nam, cho đất nước trong những ngày xuân về.

Nhà em có một cây Mai. Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.

Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.

Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về.
Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá.
Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết

Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu

Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai.
Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa

Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.
Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.

Hồng Phúc viết năm lớp 6 ( 2 năm trước )

Có và Có Thể


.

Hạnh phúc không tùy thuộc vào cái ta có mà chính vào cách chúng ta cảm nhận về cái ta có. Chúng ta có thể hạnh phúc với cái có ítđau khổ với cái có nhiều.
.

Nguyễn thị Phương Thảo dịch
.

Happiness doesn’t depend on what we have, but it does depend on how we feel toward what we have. We can be happy with little and miserable with much.

.

~William Dempster Hoard

Bức Tranh

Ngày Lễ Giáng Sinh, ngày người cha trong câu chuyện dưới đây nhận được món quà ý nghĩa nhất đời mình, ngày thực hiện ước nguyện của ông: bán đấu giá tất cả những bức tranh ông có.

Bên cạnh câu chuyện này, xin cầu chúc mọi người tràn đầy hạnh phúc với tất cả tình yêu thương và quà tặng mà mình nhận được trong mùa Giáng Sinh.

Phương Thảo & Phạm Tuyết

Bức Tranh

Một người đàn ông giàu có đã chia sẻ niềm đam mê nghệ thuật với người con trai đầy nhiệt huyết của mình. Họ cùng nhau đi chu du khắp thế giới, chỉ để bổ sung thêm vào bộ sưu tập của mình những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nhất. Những tác phẩm vô giá của Picasso, Van Gogh, Monet và nhiều tác giả khác đã tô điểm cho những bức tường như là di sản của gia đình họ.

Người cha già góa vợ chiêm ngưỡng chúng với sự hài lòng khi đứa con duy nhất đã trở thành một nhà sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật giàu kinh nghiệm. Đôi mắt nhà nghề và óc kinh doanh sắc bén của cậu ấy khiến người cha luôn tự hào khi họ giao thiệp với những nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới.
Khi mùa đông đến, chiến tranh bao trùm khắp đất nước, và chàng trai trẻ đã ra trận để bảo vệ tổ quốc của mình. Chỉ sau một vài tuần, người cha nhận được một bức điện báo. Đứa con trai yêu quý của ông đã mất tích trong trận chiến. Người cha vô cùng nóng ruột chờ đợi tin tức của con, sợ rằng sẽ không bao giờ nhìn thấy con trai mình nữa. Vài ngày sau, nỗi lo sợ của ông thành sự thật. Chàng trai trẻ đã hy sinh khi áp tải một đồng đội bị thương. Vô cùng quẩn trí và cô đơn, ông phải đối mặt với một mùa Giáng sinh đau lòng và buồn bã sắp tới. Mùa lễ vui sẽ không đến nữa, mùa lễ mà hai cha con hằng trông đợi.

Vào buổi sáng Giáng sinh, một tiếng gõ cửa đánh thức người đàn ông đau khổ. Khi ông tiến về phía cửa, những kiệt tác trên tường như nhắc rằng con trai ông sẽ không về nữa. Ông mở cửa, một người lính chào ông với một gói giấy lớn trong tay. Anh ta tự giới thiệu rằng, “Tôi là bạn của con trai ông. Tôi là người được cứu sống khi cậu ấy hy sinh. Tôi có thể vào vài phút được không? Tôi có thứ này muốn cho ông xem”

Khi cả hai bắt đầu đi vào câu chuyện, người lính kể rằng con trai ông đã nói với mọi người – mà không nhắc đến cha mình, về tình yêu nghệ thuật của cậu ấy như thế nào. “Tôi là một họa sĩ,”- người lính nói, “và tôi muốn cho ông xem thứ này.” Khi người cha mở gói giấy, bên trong lộ ra bức chân dung của con trai ông. Mặc dù thế giới sẽ không bao giờ công nhận nó là tác phẩm của một thiên tài, nhưng bức tranh phác họa khuôn mặt người thanh niên với những chi tiết rất nổi bật.

Sau vài phút vô cùng xúc động, người cha cảm ơn người lính, hứa sẽ treo bức tranh phía trên lò sưởi. Vài giờ sau đó, khi người lính đi rồi, ông tiến hành công việc của mình. Đúng như lời ông hứa, bức tranh đã được treo phía trên lò sưởi, bỏ lại phía sau những bức tranh khác có trị giá hàng ngàn đôla. Sau đó, ông ngồi vào ghế và tận hưởng Giáng sinh bằng cách nhìn ngắm chăm chú vào món quà ông nhận được.

Trong những ngày và những tuần tiếp theo đó, ông nhận ra rằng mặc dù con trai ông không còn nữa, nhưng hình ảnh của cậu ấy vẫn mãi tồn tại bởi những điều mà ông cảm nhận được. Ông sớm hiểu rằng con trai ông đã cứu sống hàng chục chiến binh bị thương trước khi một viên đạn xuyên qua tim cậu ấy. Chính những câu chuyện cảm động về lòng dũng cảm của con trai mình luôn hiện hữu trong tâm trí, cộng với niềm tự hào và mãn nguyện đã giúp ông vơi đi nỗi đau mất con. Bức tranh của con trai ông sẽ sớm trở thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhất, làm lu mờ bất cứ sự quan tâm nào đến những tác phẩm được công bố ở các bảo tàng trên khắp thế giới. – Ông nói với những hàng xóm của mình rằng đó là món quà lớn nhất mà ông từng nhận được trong đời.

Mùa xuân năm sau, người đàn ông tuổi cao trở bệnh và qua đời. Thế giới nghệ thuật dường như mong chờ điều tiếp theo với bộ sưu tập tranh kia! Không ai quan tâm đến câu chuyện về người con trai của ông, nhưng để vinh danh ông; người ta đem bán đấu giá những bức tranh.

Theo nguyện vọng của ông, tất cả những tác phẩm nghệ thuật sẽ được bán đấu giá vào ngày lễ Giáng sinh, ngày mà ông đã nhận được món quà lớn nhất đời mình. Rồi ngày đó cũng đến và những nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật từ khắp nơi đã tụ họp về để tham gia buổi bán đấu giá những bức tranh đặc sắc nhất trên thế giới. Những mơ ước sẽ được thỏa nguyện trong ngày này; vinh dự lớn sẽ được công nhận khi nhiều người tuyên bố “Tôi có bộ sưu tập tuyệt vời nhất.” Cuộc đấu giá bắt đầu với một bức tranh không nằm trong danh sách của bảo tàng. Đó là bức chân dung con trai ông. Người bán đấu giá công bố giá mở cửa. Cả khán phòng im lặng. “Ai sẽ đặt giá đầu 100$?”- ông hỏi. Một vài phút trôi qua. Không ai lên tiếng. Có tiếng nói từ phía sau khán phòng,”Ai mà quan tâm đến bức tranh này? Nó chỉ là một bức hình của một cậu con trai. Hãy quên nó đi và tiếp tục với những tác phẩm đáng giá hơn.” Có nhiều giọng nói đồng tình vang lên. “Không, chúng ta phải bán bức tranh đầu tiên này”- người bán đấu giá đáp. “Bây giờ, ai sẽ mua bức tranh này?”

Cuối cùng, một người bạn của ông lên tiếng “Tôi trả 10$ cho bức tranh này được chứ? Đó là tất cả số tiền tôi có. Tôi biết chàng trai này, vì vậy tôi muốn có nó”. “Có người trả 10$. Ai sẽ trả cao hơn?”- Người bán đấu giá nói. Sau nhiều phút im lặng, người bán đấu giá hô:”10$ lần thứ 1, 10$ lần thứ 2, hết giờ!”. Tiếng búa vang lên. Tiếng vỗ tay rộn lên khắp phòng và ai đó kêu lên,”Bây giờ chúng ta có thể xúc tiến và đấu giá những tác phẩm có giá trị tiếp theo rồi!” Người bán đấu giá nhìn mọi người trong khán phòng và tuyên bố buổi bán đấu giá kết thúc.

Sự hoài nghi bao phủ căn phòng. Ai đó đã lên tiếng và hỏi: “Kết thúc là thế nào? Chúng tôi không đến đây chỉ vì một bức chân dung của cậu con trai đó?. Thế tất cả những bức tranh khác thì sao? Chúng đáng giá hàng triệu đô la ở đây đấy! Tôi yêu cầu ông hãy giải thích những gì đang xảy ra ở đây!” Người bán đấu giá đáp: “Đơn giản thôi. Theo nguyện vọng của người cha, bất cứ ai có bức chân dung cậu con trai ông là có tất cả.”

Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh đó mà xem? Cũng như những nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật chứng kiến vào ngày Giáng sinh năm đó, cùng nhận ra thông điệp của bức tranh đó là tình yêu của người cha- một người cha với niềm tự hào vô bờ bến về người con trai đã mất của ông đã hy sinh tính mạng của mình để cứu sống những người khác. Và chính bởi tình yêu ấy mới là điều quý giá nhất của bức tranh này .

Nguyễn Thị Phương Thảo và Phạm thị Tuyết

THE PAINTING

Years ago, there was a very wealthy man who, with his devoted young son, shared a passion for art collecting. Together they traveled around the world, adding only the finest art treasures to their collection. Priceless works by Picasso, Van Gogh, Monet and many others adorned the walls of the family estate. The widowed, elder man looked on with satisfaction as his only child became an experienced art collector. The son’s trained eye and sharp business mind caused his father to beam with pride as they dealt with art collectors around the world.

As winter approached, war engulfed the nation, and the young man left to serve his country. After only a few short weeks, his father received a telegram. His beloved son was missing in action. The art collector anxiously awaited more news, fearing he would never see his son again. Within days, his fears were confirmed. The young man had died while rushing a fellow soldier to a medic. Distraught and lonely, the old man faced the upcoming Christmas holidays with anguish and sadness. The joy of the season, a season that he and his son had so looked forward to, would visit his house no longer.

On Christmas morning, a knock on the door awakened the depressed old man. As he walked to the door, the masterpieces of art on the walls only reminded him that his son was not coming home. As he opened the door, he was greeted by a soldier with a large package in his hand. He introduced himself to the man by saying, “I was a friend of your son. I was the one he was rescuing when he died. May I come in for a few moments? I have something to show you.”

As the two began to talk, the soldier told of how the man’s son had told everyone of his, not to mention his father’s, love of fine art. “I’m an artist,” said the soldier, “and I want to give you this.” As the old man unwrapped the package, the paper gave way to reveal a portrait of the man’s son. Though the world would never consider it the work of a genius, the painting featured the young man’s face in striking detail.

Overcome with emotion, the man thanked the soldier, promising to hang the picture above the fireplace. A few hours later, after the soldier had departed, the old man set about his task. True to his word, the painting went above the fireplace, pushing aside thousands of dollars of paintings. Then, the man sat in his chair and spent Christmas gazing at the gift he had been given.

During the days and weeks that followed, the man realized that even though his son was no longer with him, the boy’s life would live on because of those he had touched. He would soon learn that his son had rescued dozens of wounded soldiers before a bullet stilled his caring heart. As the stories of his son’s gallantry continued to reach him, fatherly pride and satisfaction began to ease the grief. The painting of his son soon became his most prized possession, far eclipsing any interest in the pieces for which museums around the world clamored. He told his neighbors it was the greatest gift he had ever received.

The following spring, the old man became ill and passed away. The art world was in anticipation! Unmindful of the story of the man’s only son, but in his honor; those paintings would be sold at an auction.

According to the will of the old man, all of the art works would be auctioned on Christmas day, the day he had received his greatest gift. The day soon arrived and art collectors from around the world gathered to bid on some of the world’s most spectacular paintings. Dreams would be fulfilled this day; greatness would be achieved as many would claim “I have the greatest collection.” The auction began with a painting that was not on any museum’s list. It was the painting of the man’s son. The auctioneer asked for an opening bid. The room was silent. “Who will open the bidding with $100?” he asked. Minutes passed. No one spoke. From the back of the room came, “Who cares about that painting? It’s just a picture of his son. Let’s forget it and go on to the good stuff.” More voices echoed in agreement. “No, we have to sell this one first,” replied the auctioneer. “Now, who will take the son?”

Finally, a friend of the old man spoke. “Will you take ten dollars for the painting? That’s all I have. I knew the boy, so I’d like to have it.” I have ten dollars. Will anyone go higher?” called the auctioneer. After more silence, the auctioneer said, “Going once, going twice. Gone.” The gavel fell. Cheers filled the room and someone exclaimed, “Now we can get on with it and bid on these treasures!” The auctioneer looked at the audience and announced the auction was over.

Stunned disbelief quieted the room. Someone spoke up and asked, “What do you mean it’s over? We didn’t come here for a picture of some old guy’s son. What about all of these paintings? There are millions of dollars of art here! I demand that you explain what’s going on here!” The auctioneer replied, “It’s very simple. According to the will of the father, whoever takes the son … gets it all.”

Puts things into perspective, doesn’t it? Just as those art collectors discovered on that Christmas day, the message is still the same-the love of a Father, a Father whose greatest joy came from His Son who went away and gave His life rescuing others. And because of that Father’s love, whoever takes the Son gets it all.

By Author unknown

Ủi Đồ


Ủi cái cổ áo trước, rồi 2 cái tay, thân trứơc, thân sau. Trung bình khoảng 5 phút xong một cái áo sơ mi của anh, 2/3 trên thẳng thớm hơn 1/3 dưới (chả là lúc nào anh cũng phải đóng thùng đi làm mà 😛

Đến áo của mình thì hạ nhiệt bàn ủi vì áo mình toàn là vải mỏng manh, nhẹ nhàng, lại có nhiều đăng ten, họa tiết. Ủi bên trong rồi ủi bên ngoài. Lúc mua áo hay may áo mình thường đòi hỏi nhiều ở đường kim mũi chỉ, để những lúc ủi đồ cũng dễ chịu với cái đẹp từ trong ra ngoài.

Rồi đồ của các con, nhỏ hơn, nhỏ hơn cho đến những “món” cuối cùng của con gái 3 tuổi. Để riêng qua một bên cái này bị đứt chỉ, cái kia bị mất nút, cái nọ còn dơ phải giặt lại. Mẹ hay đánh các con một roi để biết công người giặt đồ khi ăn uống, chơi nghịch lấm lem quần áo là vậy.

Cái bàn ủi! Cám ơn mày đã làm bạn với tao. Mày đã già và cũ lắm rồi. Hôm bữa lửa bốc cháy chỗ cái đuôi mày tao đau lòng lắm. Đón mày ở tiệm sửa điện về mà như đón người thân ở bệnh viện.

Cái lưng của mình ơi. Biết nàng đau nên ta ngồi rất thẳng, thẳng thì thẳng nhưng đau thì cứ đau. Thôi kệ, mọi người mặc đồ được ủi đều mang một tí đau của mình. Nhưng mà cũng đáng công làm đẹp cho những niềm yêu.


Nguyễn thị Phương Thảo

Mười một cây tắc mọc lên

Một ngày nọ, phát hiện dưới gốc cây tắc trong vườn nhà có một đám tắc con mọc chùm nhum một chỗ.

Thì ra ngay chỗ đó có một trái tắc chín già đã rụng xuống.

11 cay tacThấy các anh chị trên Đọt Chuối Non làm thơ vui quá, em cũng muốn làm thơ và mong được nghe thơ họa ạ.

Một trái tắc rơi xuống,
Mười một cây tắc mọc lên.

One kumquat drops to the ground,
Eleven kumquat trees spring up.

Nguyễn thị Phương Thảo

Nghỉ Ngơi

Nghe tin mẹ bệnh, con gái lên xe tốc hành từ Sài Gòn về Vũng Tàu chuyến đầu ngày, rồi lại quay về Sài Gòn trên chuyến xe cuối ngày. Cũng may là mẹ đã đứng dậy đi lại được, mình tranh thủ nghỉ ngơi ngay trên xe.
EasyCapture,JPEG
Sau một tuần chăm con bệnh, nay con đã chạy nhảy, cười và cả làm trò hề, đến lượt mẹ nghỉ ngơi tí chút.
Chờ mail người yêu hiện ra trong list mail đầu ngày. Không có. Quay qua nghỉ ngơi, không chờ đợi nữa. Thật ra thì mình cũng đầy đủ hơn người rồi.
Thứ Bảy, Chủ nhật không nghỉ ngơi được thì tranh thủ nghỉ vào thứ Hai hoặc một ngày sau đó.

Chỉ 5 giây trên chiếc ghế văn phòng, nhè nhẹ ngửa cổ lên trần nhà là có thể hoàn toàn nghỉ ngơi và trở lại với công việc ngay sau đó.

chuoi ngoc
Xâu chuỗi lại những hạt nghỉ ngơi thì thấy cũng khá dài.

Lo sợ những người yêu mình, thương mình không còn yêu thương mình nữa. Nghĩ làm gì, hãy nghỉ ngơi.

Xong một buổi presentation trang trọng trước nhiều bá quan văn võ. Tự thưởng bằng một cái thở phào và nghỉ ngơi.
Nếu phải khóc, cứ im lặng để nước mắt chảy dài và đem theo tất cả  phiền muộn, ấm ức, tiếc nuối, hối lỗi. Còn mình thì nghỉ ngơi, sâu lắng.
take a rest - bicycleBuổi cơm trưa ăn vội tại sở làm, tội gì cứ nghĩ về đồng nghiệp khó ưa, ông sếp khó tính làm mất ngon bữa cơm của mình. Sao không nghỉ ngơi và tận hưởng những gì mình đang được nếm?
Trong túi hết tiền, nghỉ khỏe, không cần phải đăm đăm mua cho được đôi giày kia làm gì. Thật ra cũng không cần thiết lắm.

Ngày mai Chủ nhật, tối nay mọi người có thể nghỉ ngơi, không phải post bài mới lên Đọt Chuối Non.

Những tích tắc nghỉ ngơi gói lại đong đầy một cuộc sống bình an, giữa bộn bề lo toan, rắc rối.

Nguyễn Thị Phương Thảo

Kẹo, Kem và Chè Trôi Nước.

Kẹo
Candy Jar Mix
Từ khi còn bé và rất bé, ai mà chưa từng sở hữu một viên kẹo, hoặc có khi là một nắm kẹo hay cả một gói kẹo. Kẹo thường có những vỏ kẹo rất đẹp, mà kẹo không có vỏ cũng đẹp và ngon như thường. Thường là kẹo ngọt nhưng cũng có kẹo chua chua vị cam, hay cay cay vị bạc hà… Có kẹo mềm rồi kẹo cứng, có cả kẹo ôm rượu bên trong…

Kể về kẹo thì có thể còn phải kể nhiều nhiều nữa. Nhưng có một điều phải kể ngay cho mọi người nghe là tự nhiên đến cái tuổi 35, 36 tự nhiên mình cảm nhận được cái ngon ngọt lạ lùng của kẹo, nhìn thấy kẹo là tự nhiên vui lắm lắm, cảm nhận về một viên kẹo trong miệng tự dưng trở nên khác biệt. Từ đó, mình hay mua kẹo để biếu tặng cho người thân, gửi tới họ những gì rất dễ thương và ngọt ngào của cuộc sống.

Không biết cảm nhận được cái diệu kỳ của viên kẹo mãi ở tuổi 35-36 của mình có là quá trễ không?

Chè trôi nước
chè

Quán “Ngon” ở TP HCM có món chè trôi nước mà mỗi viên chỉ lớn hơn lóng đầu ngón tay cái một tí, và đương nhiên, những viên nhỏ cũng nhỏ hơn bình thường, chỉ gần bằng lóng đầu ngón tay út. Một chén chè nho nhỏ, vài viên chè lớn có nhỏ có, nước đường, mè và nước cốt dừa. Ăn vào là cả một thế giới ngọt ngào, dễ thương. Ăn vào là tan biến mọi buồn phiền, khó chịu. Ăn vì không thể chỉ nghĩ đến, không thể chỉ nhìn ngắm, mà phải ăn để tất cả răng, miệng, lưỡi đều cùng cảm nhận tất cả những gì có trong những viên chè tròn trịa đầy đủ những ngọt bùi thơm thảo.

Kem.
kem

Mắt để làm gì? Để mỉm cười nhìn ngắm những viên kem tròn tròn với nhiều màu sắc, không rực rỡ mà dịu nhạt, chan hòa.

Miệng để làm gì? Cũng để mỉm cười thưởng thức từng muỗng kem mang nhiều mùi vị khác nhau, nhẹ nhàng, tan biến.

Kem để làm gì? Để ai yêu nó, yêu người, yêu đời làm thơ:

“ … Và nghĩ đến que kem mát lạnh
Tan vào lưỡi bạn êm ái ngọt ngào …”

(Dòng Đời – Huỳnh Huệ)

Nguyễn thị Phương Thảo

Những người phục vụ “hát” và “khiêu vũ”

Trên thương trường có câu “Khách hàng là Thượng Đế”.

Xin gửi bài này đến với các Thượng Đế Teen của Đọt Chuối Non để được lắng nghe:
– Các bạn có thích trong vai khách hàng được chăm sóc tốt? Các bạn đã từng “ấn tượng” vì được chăm sóc tốt?
– Và một mai, nếu trong vai một nhân viên dịch vụ khách hàng trẻ, bạn có hóa thân thành những người phục vụ sẵn sàng cười, “hát” và “khiêu vũ” với khách hàng như trong bài viết này không?

NHỮNG NGƯỜI PHỤC VỤ “HÁT” VÀ “KHIÊU VŨ”

hát 1Một khách hàng của tôi chia sẻ câu chuyện cô ấy và gia đình đã trải qua một kỳ nghỉ tuyệt vời khi họ nghỉ ngơi ở resort Wyndham ở Orlando, Florida. Mỗi lần lái xe ra – vào resort, họ dừng lại ở trạm bảo vệ để chờ người phục vụ mở cổng. Thay vì chỉ việc bật chốt để nâng thanh chắn thì người phục vụ đã rời khỏi chỗ của mình với một nụ cười thật tươi. Cô ấy bước những bước vui vẻ, nhịp nhàng như theo nhạc tới mở cổng và vẫy tay chào khách. Mặc dù những đứa trẻ đã vui đùa cả ngày ở những công viên của Disney, chúng cũng rất vui thích mỗi khi nhìn thấy cô gái ấy. Đôi khi vào ra cổng resort không gặp ca trực của cô, bọn trẻ đã tỏ ra thất vọng. Khi về nhà, câu chuyện về cô gái phục vụ mở cổng duyên dáng và vui vẻ đã trở thành đề tài trong các câu chuyện của chúng tôi.

Tôi thường xuyên đến quán cà phê ở góc phố. Tôi luôn luôn thích đến đó vì người quản lý biết tên tôi và cúi chào tất cả khách hàng của mình với một nụ cười rất tươi. Sự thân thiện của ông đã truyền sang nhân viên khiến khách hàng chỉ có thể thốt lên rằng “Ở đây rất tuyệt”. Điều này đột ngột biến mất khi ông chuyển sang làm ở một cửa hàng khác. Người quản lý mới thường xuyên ở trong phòng. Cô ấy hiếm khi mỉm cười và tôi chưa bao giờ nghe thấy cô ấy hỏi han hay đề cập đến tên một khách hàng nào. Một nhân viên nói với tôi rằng, “Một số khách hàng đã gọi điện đến đây để hỏi về người quản lý cũ. Chúng tôi đã bị mất một số khách hàng thân thiết bởi vì họ thấy chẳng có gì vui vẻ ở đây nữa.” Khách hàng luôn muốn gắn bó với những người nhiệt tình với công việc của mình, bất kể đó là việc gì và ở địa vị nào.

Chúng ta nên đặt ra mục tiêu cho mỗi ngày làm việc với một tinh thần lạc quan, hãy tìm cách gửi “nó” đến khách hàng của mình và đừng quên 10 điều đơn giản sau sẽ giúp khách hàng hài lòng:

hát 31. Cười thật tươi để chào đón mỗi khách hàng. (thậm chí qua điện thoại).
2. Thường xuyên chân thành cám ơn khách hàng.
3. Không để khách hàng chờ quá lâu. Hãy thành thật xin lỗi và “chuộc lỗi” khi lỡ để khách hàng chờ.
4. Luôn sẵn sàng câu nói “Xin lỗi quý khách” khi có trục trặc.
5. Cố gắng nhớ đúng tên khách hàng.
6. Đừng gây ấn tượng với khách hàng bằng bề ngoài phản cảm. Hãy giữ một hình ảnh chuyên nghiệp của mình mọi lúc mọi nơi.
7. Đừng nhai chewgum trước mặt khách hàng (thậm chí trong điện thoại).
hát 48. Biết kiên nhẫn lắng nghe những khúc mắc của khách hàng.
9. Nói một cách rõ ràng về công ty và đồng nghiệp của mình khi khách hàng muốn biết.
10. Luôn thể hiện tinh thần hợp tác, vui vẻ, gắn kết và hiệu quả với đồng nghiệp (khách hàng nội bộ). Khách hàng bên ngoài đang theo dõi chúng ta!

Thực ra, mong đợi của khách hàng không hẳn là phức tạp. Họ sẽ chú ý và đánh giá cao sự niềm nở khi tiếp xúc với một dịch vụ, mà sự niềm nở và nhiệt thành đó sẽ “đánh” vào lòng trung thành của khách hàng với công ty.

Phạm Thị Tuyết – Nguyễn Thị Phương Thảo đồng thực hiện.
Bài này dịch từ  tài liệu về chăm sóc khách hàng của Loyalty Leader®, Issue #332 on 15/10/09 by Debra Schmidt.

DANCING LADY DELIGHTS CUSTOMERS

A participant in one of my seminars shared a story about how she and her family had a wonderful experience when they stayed a Wyndham resort in Orlando, Florida. Each time they drove in or out of the resort, they stopped at the guard station to wait for the attendant to raise the gate. Instead of just flicking a lever, the attendant would dance out of her booth with a big smile. She continued to dance over to the gate and raise it with flourish and a hearty wave.

hát 5. jpgEven though the kids spent fun-filled days at the various Disney parks, they told their parents that the highlight of each day was seeing the dancing lady. On the few occasions when she wasn’t on duty, they were disappointed. After returning home, the family shared the story of the dancing lady many times with their friends.
Customers want to do business with people who clearly enjoy their jobs, no matter what their job title. I’m a frequent visitor to a local coffee shop. I always enjoyed going there because the manager knew my name and greeted all the customers with a smile. His attitude was contagious with the employees and it just plain “felt good” to be there. The mood changed dramatically when he was transferred to a different store.

The new manager frequently hides in the back room. She rarely smiles and I’ve never heard her ask or mention a customer’s name. One of the employees told me, “Several of our customers have called the corporate office to request the old manager. We’ve even lost some of our regulars because they say it’s no fun to come in here anymore.”

Set a personal goal to come to work every day with a joyful attitude. Find ways to make it fun for your customers to do business with you and don’t forget these 10 simple ways to delight your customers:

hát 6. jpg1. Greet each customer with a big smile (even on the telephone).

2. Thank your customers often and sincerely.

3. Prevent your customers from waiting too long. Apologize and do something nice for them when they do wait.

4. Be willing to say, “I’m sorry,” when something has gone wrong.

5. Learn and use your customers’ names.

6. Don’t embarrass your customers by wearing inappropriate attire. Maintain a professional image at all times.

hát 7. jpg7. Don’t chew gum in front of your customers (even on the telephone).

8. Listen patiently and completely to your customers’ comments.

9. Speak positively about your company and co-workers, especially if your customers can hear you.

10. Enthusiastically support your co-workers with kindness and respect. Your customers are watching!

Customer expectations are not complicated. Your customers notice and appreciate a joyful approach to service. It will lead them to loyalty and keep them dancing through your door.

Loyalty Leader®, Issue #332 on 15/10/09 by Debra Schmidt.

Chiếc Băng Gạc của Bé Susie

… Trước Cô Smith đang có trái tim đau buồn, cô bé Susie e dè xòe bàn tay có chiếc băng cá nhân trong đó và nói: “Cái này để băng cho trái tim của cô ạ”. Như để chắc chắn, Susie nói thêm: “Cháu đã dùng vài lần và nó rất tốt”….

in hands 2

Chiếc băng gạc trở thành cầu nối yêu thương, có thể xoa lành nổi đau mất con của Cô Smith. Cô bé Susie trở thành hình ảnh hết sức thơ ngây và trong sáng về tình yêu thương, chia sẻ. Câu chuyện này tôi đã kể đi kể lại nhiều lần cho nhiều người nghe, trong nhiều tình huống. Có lần tôi đã online đọc chuyện cho cô giáo dạy văn năm lới 7 nghe vì cô cũng đang rất buồn. Tôi nghĩ câu chuyện tôi đọc cũng sẽ có giá trị như chiếc băng gạc của bé Susie vậy. Hôm nay, xin kể lại một lần nữa, cho bản thân tôi, cho những ai đang cần một sự xoa dịu ngọt ngào. Hãy cảm nhận sự thiêng liêng kỳ thú của cuộc sống, của mỗi con người mang đến cho nhau.

Chiếc Băng Gạc Cho Trái Tim Tan Vỡ

little-girl2
– Mẹ, mẹ đang làm gì thế ? Cô bé Susie chỉ mới 6 tuổi hỏi mẹ.
– Mẹ đang nấu món thịt hầm cho cô Smith hàng xóm.
– Vì sao ạ ? – Susie thắc mắc.
– Vì cô Smith đang rất buồn con ạ. Con gái cô ấy vừa qua đời và trái tim cô ấy đang tan nát. Chúng ta sẽ chăm sóc cô ấy một thời gian – bà mẹ dịu dàng trả lời.
– Tại sao lại thế hả mẹ ? – Susie vẫn chưa hiểu.

– Thế này nhé con yêu, khi một người rất buồn, họ sẽ không thể làm tốt ngay cả những việc rất nhỏ như nấu bữa ăn tối hay một số việc vặt khác. Vì chúng ta cùng sống trong một khu phố và cô Smith là hàng xóm của gia đình mình, chúng ta cần phải giúp đỡ cô ấy. Cô Smith sẽ không bao giờ còn có thể nói chuyện, ôm hôn con gái cô ấy hoặc làm bất cứ điều gì thú vị mà mẹ và con có thể làm cùng nhau. Con là một cô bé thông minh Susie. Có thể con sẽ nghĩ ra cách nào để giúp đỡ cô ấy.

sleeping bears

Susie suy nghĩ rất nghiêm túc về những điều mẹ nói và cố gắng tìm cách góp phần giúp đỡ cô Smith. Vài phút sau, Susie đã ở trước cửa nhà cô Smith, rụt rè bấm chuông. Mất một lúc lâu cô Smith mới ra mở cửa : “Chào Susie , cháu cần gì ?”. Susie cảm thấy giọng cô Smith rất nhỏ, khuôn mặt cô trông rất buồn rầu, như thể cô vừa khóc vì mắt cô hãy còn đỏ mọng nước.

“Mẹ cháu nói con gái của cô vừa qua đời và cô đang rất buồn vì tim cô bị thương – Susie e dè xòe tay ra. Trong lòng bàn tay của cô bé là một chiếc băng gạc cá nhân – Cái này để băng cho trái tim của cô ạ”. Như để chắc chắn, Susie nói thêm: “Cháu đã dùng vài lần và nó rất tốt”. Cô Smith há miệng kinh ngạc, cố gắng không bật khóc. Cô xúc động quỳ xuống ôm chặt Susie, nghẹn ngào qua làn nước mắt : ” Cảm ơn, cháu yêu quý, nó sẽ giúp cô rất nhiều”.
sympathy-
Chiếc băng gạc nhỏ bé nhưng kỳ diệu của Susie đã đem đến sự ấm áp cho trái tim tuyệt vọng của cô Smith. Kể từ đó cô gài chíếc băng gạc vào một xâu chìa khoá nhỏ và luôn mang theo bên mình như một sự nhắc nhở phải quên đi nỗi đau và mất mát.

Khi phải chịu đựng một nỗi đau quá lớn thật không dễ để nhận ra ngay rằng vết thương ấy rồi cũng sẽ lành. Chiếc băng gạc nhỏ bé của Susie đã trở thành biểu tượng của sự hàn gắn nỗi đau và biến tất cả niềm vui, tình yêu, hạnh phúc cô đã có cùng con gái trở thành những kỷ niệm êm đềm dịu ngọt chứ không phải một gánh nặng đeo vào tâm hồn suốt cuộc đời.

Nguyễn Thị Phương Thảo

BAND-AID FOR BROKEN HEART

nhan-ai
-Mommy, what are you doing?”, asked Susie, a 6 year old girl.
-I’m preparing stewed meat for Ms Smith-our neighbor, dear!
-Why do you have to do that, mom??
-“Because she’s now extremely desperate, honey. Her daughter has just died and you know, it hurts her alot. We’ll take care of her”, said tenderly the mother.
-I still don’t understand why, mom.
-“Ok, listen, sweetheart, when people are sad, they cannot do anything well even small things such as cooking or things like that. Because we are living near her, in the same area, moreover, she’s our neighbor, we have to help her when she’s in need.”, sighed the mother, “Ms Smith will never be able to hug or kiss her daughter or to do anything u and I can do together everyday. You are an intelligent girl, Susie. You can think of some way to help her.

Susie spent time thinking about what her mom had said and the way to help Ms Smith now seriously. Few minutes later, hesitating in front of Ms Smith’s house, Susie rang the bell in a very timid way. Hearing the beel ring, Ms Smith opened the door:
– Hi Susie, what can I do for you, dear?
It seemed to Susie that Ms Smith’s voice was so small that her words seemed to came in short gasps. Her face looked pale as though she had just cried because tears were welling up in her eyes.
– “My mom told me your daughter had just passed away and now you are disappointed because your heart is injured”, said Susie, giving her hands to Ms Smith. In her hands was a compress, “This is for ur broken hear”, emphasised Susie, “I have used it many times… and it’s very good, I think.”
Gasping at Susie, Ms. Smith tried to stem the upsurge of a stabbing pain and not to cry out. She broke down and hold Susie tight in her arms
-Thank you..Thank you, sweetheart. I’ll cheer me up…It’ll help me alot..
angels-blessing
That small but marvellous compress brought a miracle to Ms Smith’s broken heart. Since then, Ms Smith had never left that compress. To her, it was something to remind her to forget the pain and the loss……

When you have to tolerate a bitter stab, you can never realize that wound in your heart will recover. The compress that Susie had gave Smith became a symbol for the repair of the wound and love. The memories that Ms Smith had had with her beloved daughter became wonderful memories,not bitter ones following her soul for the rest of her life….

Sống là để nâng niu, gìn giữ những gì mình có được.

Con gái út yêu dấu của mẹ,

_MG_0222Bộ đầm con đang mặc không mới, đó là của chị con mẹ còn giữ lại. Nhưng con là một hình hài mới tinh khôi. Con là Hồng Ân ơn trên ban cho gia đình mình.

Không ngờ đến lần sinh nở thứ ba mẹ mới cảm nhận hết những ca từ của Ngọc Lễ – Phương Thảo: “Đêm nay mẹ sinh con ra đời. Đêm bình yên, đêm an lành. Hôm nay mẹ hôn con lần đầu … Con ơi con quá mong manh.”

Nhìn đôi mắt con, bàn tay con, đôi chân của con …, mẹ ngập tràn trong tình yêu cuộc sống. Sống là để nâng niu, gìn giữ những gì mình có được.

Con may mắn sinh ra được đầy đủ, lành lặn và khỏe mạnh. Mẹ biết có một gia đình cũng có 5 người, nhưng bé gái út không may bị bại não. Thằng anh “hơi sợ” em và không mấy tự hào về đứa em đáng thương của mình. Người mẹ ấy đã dạy các con của mình rằng 5 người trong nhà như năm ngón tay trên một bàn tay. Bàn tay thì có ngón dài ngón ngắn. Em bé nhỏ bị bệnh, thiệt thòi cũng như ngón út trên bàn tay. “Các con muốn bàn tay đủ 5 ngón hay chỉ còn 4 ngón?”. Người mẹ ấy đã dạy các con biết yêu thương và trân trọng tất cả những gì mình đang có, mặc dù cái mình đang có không phải là hoàn hảo.

smiling handSáng nay, sau khi được mẹ giúp vệ sinh, mặc quần áo, mang giày và thưởng cho cái trứng cút để chuẩn bị đến trường mẫu giáo, con gái út 3 tuổi của tôi nhìn mẹ nói: “Mẹ ơi, có phải còn nhiều bạn không có ba mẹ, không có quần áo mặc, không có trứng cút ăn phải không mẹ?” Tôi lặng đi nhìn con. Bé tự nói những điều tôi thường hay nói. Chính bé đã hiểu được bé sung sướng và may mắn hơn người vì được yêu thương, vì được chăm sóc. Bé ơi, cả mẹ và con hãy nâng niu, gìn giữ những gì mình đang có nhé. Tôi quỳ xuống ôm con và hôn thật lâu, thật sâu vào cái má lúm đồng tiền của nó.

Mỗi người chúng ta ai mà không có những điều đáng nâng niu nhất: tình yêu, kỷ vật, ngôi nhà, khu vườn, khóm hoa, chậu kiểng … Hãy chia sẻ những điều đó để thấy rằng sống là để gìn giữ, nâng niu những gì mình có được.

Nguyễn Thị Phương Thảo

Viết cho con gái của mẹ

Khi con lớn lên con sẽ biết được con sinh ra như thế nào. Cái tạo nên mầm sống được đưa từ cơ thể Cha vào cơ thể Mẹ bằng một con đường duy nhất. Con là tạo hóa của thiên nhiên, là kết tinh của tình yêu thương của Cha và của Mẹ.

Khi con lớn lên, con cũng sẽ hiểu rằng, bên cạnh sự yêu thương gần gũi để tạo ra những đứa con xinh đẹp, mạnh khỏe, vợ chồng còn gần gũi, yêu thương nhau vì nhu cầu hòa hợp tinh thần và thể xác. Con người chỉ thật sự cảm nhận được tình yêu thương này, hạnh phúc này, sự bình an này khi đã thành vợ thành chồng. Nhu cầu gần gũi, đụng chạm thân thể do tò mò, tìm hiểu, hoặc do không kiểm sóat, kiềm chế được bản thân trước hôn nhân sẽ gây nên những hậu quả không lường, những tội lỗi không thể nào tha thứ.
student
Còn bây giờ, khi con chỉ mới lên 10, thân thể con còn là một nụ hoa xinh tươi trong vườn, chung quanh có nhiều ong, nhiều bướm và cả sâu bọ. Tâm hồn con còn ôm ấp những nhân vật trong Cổ tích Thần tiên. Nhưng Mẹ muốn con biết rằng bên cạnh những nhân vật Bà tiên, Công chúa, Hòang tử còn có mụ Phù thủy độc ác. Và trong cổ tích ngày nay còn có Quỷ Râu Xanh. Báo chí hằng ngày đưa tin Quỷ Râu Xanh có khi còn rất trẻ, chỉ bằng tuổi anh, tuổi chú, có khi đã già đáng tuổi bác, tuổi ông. Nạn nhân của Quỷ Râu Xanh là những bé gái như con. Sự gần gũi thân thể (vuốt ve, ôm ấp) mẹ nói ở trên sẽ không còn là biểu hiện của sự yêu thương mà trở thành tội ác, là sự cưỡng đọat nếu Quỷ Râu Xanh muốn đụng chạm đến những bé gái. Con phải biết để tránh xa và tự bảo vệ mình để không là nạn chân của chúng.

Mẹ Thảo – 04/2006

Phương Thảo (lá thơ này, viết 3 năm trước, chưa gửi cho con… cho đến hôm nay)