All posts by hlinhnie

Văn hóa Tây nguyên có nguy cơ tuyệt chủng ?

1- Mở hộp thư những giờ phút cuối cùng của ngày Rắn bàn giao thời gian cho Ngựa, định lang thang trò chuyện cùng bạn bè, chúc nhau năm mới. Chợt buồn đến se thắt cả tâm trạng, mặc cho tiếng nổ & ánh sáng chói chang của pháo hoa ran ran bầu trời đêm Ban Mê. Nỗi buồn đến từ sự sẻ chia nỗi lo âu của một người bạn. Chắc cũng bức xúc lắm nên bạn mới phải tỏ bày với mình vào giờ phút này.

Bạn dẫn bài viết của một ma soeur về việc “anh em buôn làng” ở một buôn trong tỉnh Đắk Lắk (nơi địa bàn chăm sóc tinh thần của soeur) “không có Tết Nguyên Đán như người Kinh”, chỉ xum vầy cùng nhau vào ngày Chúa Giáng Sinh & Lễ phục sinh. Bạn cũng dẫn một bài báo về tết cổ truyền của một số tộc người thiểu số. Câu cuối cùng của thư bạn, chính là điều làm cho mình thảng thốt, rằng Continue reading Văn hóa Tây nguyên có nguy cơ tuyệt chủng ?

Sử thi Êđê – M’Drong Dăm

 

Người hát – kể : Y Nuh Niê
Sưu tầm : Y Wơn, Nguyễn Thanh Đình
Dịch sang tiếng Việt : Y Điêng
Biên tập văn học : Đỗ Hồng Kỳ

Trích sử thi Êđê

MDRONG DAMTóm tắt cốt chuyện : M’Drong Dăm là con của nàng H’ Bia Knhí và chàng Dăm Bhu giàu có. Chàng có vợ là nàng H’Bia Sun xinh đẹp. Sắc đẹp của nàng khiến các tù trưởng quanh vùng ghen tỵ. Lần lượt đợi những lúc M’Drong Dăm vắng nhà, các tù trưởng Mtao Ak, Mtao Anur và Mtao Kuăt lại đến kiếm cớ đến thăm chơi nhà, lừa bắt H’Bia Sun. Nhờ mái tóc dài của H’ Bia Sun biến thành chim cu báo tin, M’Drong Dăm đánh nhau với các từ trưởng trên, giành lại được vợ mình

Người kể chuyện :

Ching nhà M’Drong Dăm không rời khỏi xà dọc. Rìu rựa không rời khỏi cán. Đầu trâu bò phơi khô không kể ngày đêm. Họ đánh ching cùng một nhịp, đánh trống đôi cùng một hơi. Nhà giàu ăn năm uống tháng không dứt tiếng ching. Họ uống rượu, nước tràn xuống gầm nhà, làm con ếch trắng phải kêu, con nhái kêu inh ỏi dưới gầm nhà sàn. Đến lúc đó nhà M’Drong Dăm mới cởi ching, gỡ ché. Mùa ăn năm uống tháng tạm ngừng. Nhà M’Dong Dăm ăn năm uống tháng đã dứt. Chàng gọi :

– Ơ chim chích một ngàn, chim cu một trăm, bao nô lệ của ta ơi! Nào chúng ta hay đi hạ cây mruah làm cánh ná, thân ná ta làm bằng cây kbla. Ta tìm cây nào cứng dẻo và thẳng nhất, ta bắn con hoẵng chết tại gố cây ksa, bắn con nhím chết dưới gốc cây đa, bắn heo rừng, con nai chết la liệt.
Continue reading Sử thi Êđê – M’Drong Dăm

Chuyện nàng H’Bia Drang

Trích sử thi Jrai


“Nữ thần săn bắn” 1910

Tóm tắt cốt chuyện : H’Bia Drang là con ông trời, vì yêu Y Rít nên bị chàng lừa lấy mất váy áo, không bay về trời được, phải xuống trần làm vợ Rít. Hai người có một đứa con. Khi Rít đi rừng, em chàng đã lấy váy áo cho chị dâu bay để xem và dỗ cháu. Drang bị gió thổi bay xa không về lại được làng. Rít cầu cứu các vị thần đất, thần giông, thần mưa…làm cho đôi cánh và nhưng vật quý để đi tìm vợ, nhờ đó, mặc chú vợ muốn gả nàng cho người khác, Rít vẫn thắng cuộc đua và đưa vợ trở về.

Continue reading Chuyện nàng H’Bia Drang

Xóa bỏ rừng ma

Đinh Krăng bây giờ được ví như huyền thoại của cộng đồng người Bana. Từ miền đất hoang vu xa xôi bạt ngàn cỏ dại, ông đã kỳ công dựng xây nên làng Hà Ri của núi rừng Vĩnh Thạnh (Bình Định) trở thành kiểu mẫu không chỉ của mô hình làng đồng bào dân tộc thiểu số trong nước…

Kỳ tích lập làng

Ngôi làng Hà Ri bé nhỏ ngày nào giờ đã vang danh khắp xứ. Tên tuổi của làng luôn gắn liền với huyền thoại già làng Đinh Krăng giữa đại ngàn. Ở miệt rừng sâu núi thẳm nhưng việc gì Đinh Krăng bắt tay vào làm, dẫu từ lúc còn trẻ cho đến khi tuổi đời xấp xỉ cây đa trăm tuổi lừng lững phía đầu làng cũng đều “ngoại hạng” và chưa từng có tiền lệ trước đó.

Già lang Đinh Krăng

Chị Hà, người dân tộc Chăm, con dâu của Đinh Krăng khi biết chúng tôi đến đã lật đật lấy xe máy chạy ngược lên rẫy chở về “vì ông cụ từ sáng sớm đã đi tỉa vườn bạch đàn và cho cá ăn”. Chị Hà bảo dù Bók (tiếng Bana gọi là ông) đã 84 tuổi rồi nhưng còn mạnh khỏe lắm, cứ lên rẫy ra vườn cần mẫn phụ giúp con cháu lao động suốt ngày.

Continue reading Xóa bỏ rừng ma

Vài nét về tộc người Pu Noong Preh

 Một nhà mồ xưa

Tộc người Pu Noong Preh là một trong nhiều nhóm được gọi là dân tộc Mnông , cư trú tập trung ở hai huyện Đăk Min và Krông Nô thuộc tỉnh Đăk Nông. Tuy là một nhóm địa phương, nhưng cũng có những nét đặc trưng văn hóa riêng độc đáo.Người Pu Noong Preh gọi cộng đồng nhỏ của mình là Bon Lan. Mỗi một Bon trước đây thường chỉ có từ một đến hai dòng họ, cư trú cách nhau vài ba cây số. Do đó sự quan hệ với các Bon khác để có những cuộc hôn nhân đúng luật tục, là rất cần thiết, và chỉ có thể thông qua các lễ hội.

Continue reading Vài nét về tộc người Pu Noong Preh

Rừng khóc than vì thú chơi hàng độc

Sau cây cảnh, đến lượt thú rừng được liệt vào thú chơi mê hồn. Thú rừng càng đẹp, càng hiếm và nằm trong “sách đỏ” thì càng độc và vô giá.
 
  Yok Đôn, hổ thẹn với rừng!

Từ săn bắt thú rừng, tìm kiếm cây cảnh, săn lùng gỗ quý cho đến các hoạt động sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ… các hoạt động liên quan đến phá rừng trên địa bàn nhiều huyện của  tỉnh Đắk Lắk đang diễn ra công khai. Trên nhiều tuyến đường ở TP. Buôn Ma Thuột và dọc tỉnh lộ 1 nhan nhản các điểm bán cây cảnh. Trong số những cây cảnh được bán như lộc vừng, sanh, si, bồ đề… có nhiều gốc bự, một người ôm không xuể; một số cây vừa mới được đưa về từ rừng, trơ trụi chỉ còn gốc do lá và cành đều bị cắt đi. Việc săn cây cảnh đang đem lại lợi nhuận cao đối với người đi rừng và chủ buôn, nên nhiều người dân đổ xô vào rừng tìm “hàng độc” đem về bán.

Rùng đang khóc

Continue reading Rừng khóc than vì thú chơi hàng độc

Dăm Duông cứu nàng Bar Mã

Người kể : A Ar.
Dịch : A Jar
Sưu tầm : Võ Quang Trọng

Trích sử thi Sê Đăng

Tóm tắt cốt chuyện:

Nàng Bar Mă xinh đẹp tuyệt trần, khiến quỷ Te Tô vú dài ghen tức,muốn bắt thịt. Không ai chống lại được con quỷ. Chàng Dăm Duông trong khi đi đòi nợ được người cho thuốc thần trở nên rất khỏe mạnh. Nghe tin quỷ Te Tô quyết tìm bắt Bar Mă và nhiều trai làng đã thua, nên chàng đánh nhau và bắt được và thuần hóa quỷ. Cha Bar Mă gả nàng cho chàng để trả ơn. Họ sống với nhau rất hạnh phúc và được nhiều người yêu mến.

Ghen với Dăm Duông lấy được vợ đẹp, Hơ Mă Nơ Năng, Tre Wet Krong Bung gây sự với Dăm Duông, thậm chí bắt cóc Bar Mă. Cuối cùng  chúng đều bị thua cuộc. Dăm Duông chăm chỉ làm ăn giúp buôn làng no ấm.

Continue reading Dăm Duông cứu nàng Bar Mã

Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đang bị tàn phá

 
Thời gian gần đây, lâm tặc đang ồ ạt  tàn phá những khu  rừng trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai, Phú Yên giáp ranh với rừng đặc dụng Ea Sô. Trước tình trạng những khu rừng “lá chắn” đang bị tàn phá, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Dak Lak) – môi trường sống lý tưởng bậc nhất của bò tót, bò rừng và các loài thú quý thuộc bộ móng guốc ăn cỏ còn lại ở Việt Nam đang thực sự lâm nguy…

“Điểm mặt” công cụ phá rừng

Hiện chưa có cơ quan chức năng nào lượng hóa những mối hiểm họa đang rình rập, nhắm vào rừng đặc dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ea Sô. Tuy vậy, vẫn có thể hình dung một phần mức độ nguy hiểm, thảm khốc của những vụ phá rừng, giết hại muông thú qua số lượng, chủng loại xe độ chế, phao bè, súng ống, bẫy thú bị Hạt Kiểm lâm Ea Sô thu giữ trong thời gian gần đây.


Một thợ săn bị bắt quả tang

Continue reading Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đang bị tàn phá

Chàng K’Srai, cháu nữ thần Mặt trời

 

K’Ho là một trong những tộc người đã từng có trường ca, sử thi. Nhưng qua quá trình “đứt gãy” hiện đã không còn được đầy đủ. Trích đoạn này chúng tôi ghi được trong quá trình sưu tầm & nghiên cứu về văn hoá K’Ho tại vùng Di linh, tỉnh Lâm Đồng.

Trích đoạn trường ca K’Ho

Một hôm chàng K’Ngê con của bà Nar Nữ Thần mặt trời xin phép mẹ cưỡi ngựa trắng phi nước đại xuống trần, trên đường đi từ trên trời chàng nhìn xuống đất thấy quang cảnh nhộn nhịp của các Bòn làn đang chuẩn bị cho ngày hội “Tắc nang Lang Biang” (*), chu kỳ cứ mười hai mùa rẫy lại tổ chức lễ hội tạ ơn Thần linh một lần để tưởng nhớ công trình cuối cùng mà người đã tạo dựng đó là ngọn Lang Biang, họ gọi là rốn trời, vùng đất này được xem là đất thiêng, là cái tâm điểm của vũ trụ.

Continue reading Chàng K’Srai, cháu nữ thần Mặt trời

Lỗi ở đâu?

 

Tìm được việc làm đúng nghề sau khi tốt nghiệp.

Có  việc làm thêm để bù đắp chi phí những ngày đi học.

Được bổ sung kiến thức trong  một khóa học miễn phí…

đều là những điều được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy mà …trong những câu chuyện của tôi:

 

1-Cần một giáo viên dạy môn Địa lý cấp ba, Hiệu trưởng bảo “người dân tộc càng tốt, trường mình có tới hơn 40% học sinh dân tộc”. Tôi nhờ các bạn sinh viên Tây Nguyên tìm giúp. Biết tin thông qua fecbook, H’L. phấn khởi gọi báo tin “ em tìm được cho cô rồi. Vừa tốt nghiệp sư phạm địa năm nay cô ạ ” . Chờ hoài chẳng thấy ai đến, tôi hỏi lại H’L.mới biết “ Mẹ bạn ấy sợ làm việc trên thành phố chưa quen, nên không cho đến chỗ cô”.

Continue reading Lỗi ở đâu?

Chàng Amã ChiSa

Trích trường ca Răk Glay

Người kể : PôPâr Thìq Rìa
Sưu tầm : Cha ma Laiq Tiẻng – Ngô Đức Thịnh
Phiên âm, dịch : Châmliaq Tiẻng – Trần Kiêm Hoàng
Biên tập văn học : Nguyễn Việt Hùng

Tóm tắt cốt chuyện :

Chi Sa thuộc dòng dõi Rắn.Mồ côi cha mẹ, được hai cậu dòng dõi chim Quạ & chim Đài bàng nuôi dưỡng. Hai người cậu có phép thuật cao cường, đã dạy dỗ cho Chi Sa

Đến khi Chi Sa trưởng thành, hai cậu biết có người con gái đẹp ở xứ sở mặt trời tên là Via Titih, liền thổi ngải làm cho Via nóng nực phải đến suối thần tắm và báo tin để Chi Sa đến bắt cóc nàng. Via không muốn làm vợ, mà chỉ muốn kết nghĩa anh em, nhưng cuối cùng cũng phải đi theo Chi Sa về trần gian, tổ chức lễ cưới rất to. Hai vợ chồng sống hạnh phúc, sinh được hai đứa con gái xinh đẹp là Nãi Chhia và Nãi Ha Ra.

Continue reading Chàng Amã ChiSa

Voi ơi ta… khóc voi này!

Tôi không thạo lắm về internet. Nhưng, chuyến dọc ngang Tây Nguyên lần này, đi đâu cũng thấy những người quen của mình khóc thương voi…

Có quản tượng phải thuê người đi tìm thủ phạm giết con voi lớn nhất Việt Nam của mình, có người kêu gọi lực lượng vũ trang cầm súng bảo vệ chú voi Pắc Cú (vừa bị chém 217 nhát) trước nguy cơ bị… cướp thịt

Thế là tôi bèn lên Google tìm kiếm với từ khoá “chặt đuôi voi”. Và, chỉ trong 0,05 giây, có 5.260.000 kết quả về sự tàn nhẫn không giới hạn của người mình với voi nhà. Tôi nghiệm ra, nếu gõ “giết voi” thì có nhiều vụ ở nước ngoài xen lẫn trong các thông số “nhà mạng” đem về, chứ “chặt đuôi voi” thì trên trời dưới đất, khắp cõi nhân gian chỉ có ở ta. Như thế đủ biết dư luận, báo chí quan tâm đến chuyện sát hại voi nhà lấy các phần thi thể đem bán (đặc biệt là lấy ngà và lông đuôi) tới mức nào.

Continue reading Voi ơi ta… khóc voi này!

Chúng ta hãy cùng nhau

Lớp dạy chữ Êđê bằng văn học truyền miệng dân gian tại BMT

Hè Tân Mão tôi có một niềm vui, đó là được tham gia trò chuyện về văn hóa truyền thống với các thày cô giáo người Êđê, về dự lớp tập huấn dạy chữ Êđê trong trường phổ thông, theo chương trình và kế hoạch của Sở GD-ĐT  tỉnh Đăk lăk.

Continue reading Chúng ta hãy cùng nhau

Dam San thời thơ ấu – Trường ca Êđê

Người kể : AÊ  WƯU

Sưu tầm, dịch LINH NGA NIÊ KĐĂM-Y’KHEM

Chỉnh lý văn học   H’LINH NIÊ

Thầy trò già Y Blo, H’Nhé, Y Hil hát sử thi cho buôn làng nghe-Ảnh: L.Vân
Tóm tắt cốt chuyện : Đăm Săn có hai người chị , nhưng là những người nghèo, những nô lệ bị chủ ruồng bỏ. Nhờ được sự cứu giúp của những chàng trai nhà Trời, nên cuộc sống ngày một sung túc hơn. Dam San lớn lên,  trả thù Mtao và chăm chỉ làm ăn nên gia đình trở thành giàu có. Đăm Săn cũng không phải lấy vợ nối dây, còn đưa vợ về chung sống tại gia đình mình.

>

Bông, Rong và Tiăng – Sử thi thần thoại Mnông

Người kể : N’Yu – Đăm Pơ Tiêu

Sưu tầm & Biên dịch : Điểu Kâu – Đỗ Hồng Kỳ

Chỉnh lý tiếng Việt : Đỗ Hồng Kỳ

Tóm tắt cốt chuyện :

Bông & Rŏng là hai anh em ruột. Rŏng, Bing, Bai giành nhau một người chồng. Bị thua, Rŏng rủ Bông đi nơi khác làm ăn.

Họ đi lên vùng cao , ở đó chỉ toàn là bãi đá. Đi tới đâu hai người đắp đất kiến tạo sông núi, thuần dướng thú vật, gieo trồng cây cối. Đên bon Bu Prâng ( nay là xã Quảng Trực, huyện Đăk Rlăp, Đak Nông) thì họ làm nhà để sinh sống.

Lúc đó Tiăng sau nhiều lần đầu thai vẫn chưa thực hiện được ý muốn trở thành người giàu có, danh tiếng . Biết chi đầu thai vào Rŏng mới làm được việc ấy, Tiăng đã dùng bùa ngải làm cho Bong và Rŏng, hai anh em ruột, quan hệ với nhau như vợ chồng . Điều cấm kỵ này xảy ra khiến nữ thần Bầu Trời và thần nữ Nrĭ bị bệnh, làm đất trời rung chuyển. Tiăng mang theo lễ vật lên trời và xuống lòng đất cúng cho hai nữ thần. Hai vị khỏi bệnh, đất trời trở lại bình yên .

Tiăng có trí tuệ hơn người, chỉ dẫn xây dựng thêm nhiều bon làng, truyền dạy trí thức cho mọi người. Cuộc sống đông vui, no đủ. Tiăng trở nên có uy tín và giàu có.

Continue reading Bông, Rong và Tiăng – Sử thi thần thoại Mnông