All posts by Diệu Sương

Y đức và Đạo đức học y khoa

Chào các bạn,

Lương y như từ mẫu và đạo đức thầy thuốc rất cao. Nghề thầy thuốc thế giới có những chuẩn mực đạo đức rõ ràng để các thầy thuốc có thể theo đó mà làm việc.

Nhân ngày thầy thuốc, Diệu Sương giới thiệu đến các bạn một bài viết khá đầy đủ về Đạo đức học cho thầy thuốc, của tác giả Huỳnh Tấn Tài, Đại Học Illinois, USA.

Mời các bạn click vào link dưới đây để đọc và download

Chúc các bạn một ngày từ ái.

Diệu Sương

Y đức và Đạo đức học y khoa

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tình yêu bắt đầu từ trong nhà” – Mẹ Têrêsa

 

Mẹ Teresa luôn là một hình tượng đặc biệt trong lòng những người biết đến bà. Bà đứng vào hàng ngũ các vĩ nhân không phải vì các chiến công hay tài năng đặc biệt, mà là sự bền bỉ, tận tuỵ hi sinh trong hơn 45 năm chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối.

Năm 1950, nữ tu 40 tuổi Teresa sau 3 năm chăm sóc người nghèo, đã lập ra 1 dòng tu mới, sau này trở thành Dòng Thừa Sai Bác ái (Missionaries of Charity), sứ mệnh của dòng tu này là “chăm sóc người đói khát, trần truồng, kẻ không nhà, người tàn tật, người mù, bệnh nhân phong, bất cứ ai đang cảm thấy thừa thãi, bị căm ghét, ruồng bỏ trong xã hội, những người đang là gánh nặng của xã hội và bị mọi người xa lánh.” dưới sự chấp thuận của toà thánh Vatican. Và bà cống hiến cả đời cho các hoạt động từ thiện cho đến khi mất vào năm 1997

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tình yêu bắt đầu từ trong nhà” – Mẹ Têrêsa

Lịch sử Phật giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị mạo hóa


Tâm Diệu

Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử.

Sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị các thế lực thù nghịch Phật Giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyền chuyện “đốt Hoà thượng Thích Quảng Đức”, như  một đoạn phim “Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu”. Họ cho diễn lại [1] và viết những bài nói rằng: “Người nhẫn tâm tưới xăng lên thân Hoà Thượng chính là ông Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh). Đến năm 1976, thì ông ta được nhà nước Cộng Sản trả ơn bằng cái chức đại diện Quốc Hội đơn vị Phú Khánh Nha Trang Việt Nam…”[2] và còn nhiều lời sai sự thật khác.

Continue reading Lịch sử Phật giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị mạo hóa

Vận dụng bài học lịch sử cận đại về hoằng pháp của các cư sĩ tiền bối

 

Tâm Diệu

Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật
Kính bạch chư Tôn đức,
Kính bạch chư vị cư sĩ,
Kính thưa quý quan khách và toàn thể quý đạo hữu,
Kính thưa quý liệt vị,

Thật là một vinh hạnh lớn lao cho chúng tôi hôm nay được đến đây tham dự buổi hội luận về vai trò hoằng pháp của người cư sĩ Phật Giáo tại hải ngoại.

Như quý vị biết đạo Phật đã từng gắn bó với dân tộc, đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Vào thời đại nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo đã phát triển cực thịnh, được xem là quốc giáo. Đến thời nhà Hậu Lê rồi nhà Nguyễn, Phật giáo đi vào thời kỳ suy thoái, nhường vị trí quốc giáo cho Nho giáo. Ðến khi người Pháp mang quân xâm chiếm nước ta, đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy mà chỉ còn như là một tôn giáo thờ thần với nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái.

Continue reading Vận dụng bài học lịch sử cận đại về hoằng pháp của các cư sĩ tiền bối

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Không thể nào có sơn phết giả tạo tại Nhà Trắng” – Richard Nixon

Các bạn thân mến,

Tuần này chúng ta tìm hiểu về một bài diễn văn liên quan đến vụ Watergate: bài diễn văn công bố sự từ chức của 2 cố vấn thân cận của tổng thống Nixon ngày 30/4/1973.

Vụ Watergate là một vụ bê bối chính trị nổi tiếng bắt đầu từ ngày 17/6/1972, và ám ảnh tổng thống Nixon trong suốt nhiệm kỳ 2, cuối cùng dẫn đến việc ông phải từ chức vào ngày 9/8/1974. Trong suốt khoảng thời gian từ tháng 6/1972 đến 8/1974, tổng thống Nixon đã liên tục chiến đấu mong thoát khỏi vụ việc này nhưng cuối cùng ông đã thất bại.

Tóm tắt vụ Watergate (có rất nhiều sách tường thuật chi tiết về vụ này, mọi người có thể tìm đọc):

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Không thể nào có sơn phết giả tạo tại Nhà Trắng” – Richard Nixon

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi thường bị kỳ thị vì tôi là phụ nữ nhiều hơn vì tôi là người da đen” – Shirley Chisholm

 

Xã hội Mỹ vào khoảng thập niên 60-70 rất xáo trộn và xung đột bởi sự xung đột giữa những tư tưởng xã hội cũ và mới. Các phong trào nhân quyền liên tục nổ ra, như phong trào đòi bình đẳng cho người da đen, phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, phong trào người đồng tính (sự kiện Stonewall), ngoài ra còn có các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam !

Một loạt các cuộc ám sát John F. Kennedy (1963), Malcolm X (1965), Robert F. Kennedy và Martin Luther King, Jr. (cùng 1968) cũng thể hiện các xung đột xã hội này.

Những tuần trước chúng ta đã tìm hiểu về phong trào người da đen, trong tuần này chúng ta cùng đọc bài diễn văn giàu sức thuyết phục của bà Shirley Chisholm, Hạ Nghị Sĩ, đấu tranh cho quyền bình đẳng phụ nữ.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi thường bị kỳ thị vì tôi là phụ nữ nhiều hơn vì tôi là người da đen” – Shirley Chisholm

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn; hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc” & “Tôi là người Berlin” – John F. Kennedy

 

Ngày 20 tháng 1 năm 1961, John F.Kennedy tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ.  Lúc này tình hình chiến tranh lạnh đang căng thẳng trên thế giới.

2 khối Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa vẫn đối đầu và chạy đua vũ trang ngày càng quyết liệt: khối Warszawa thành lập năm 1955, chiến tranh ở Việt Nam, mâu thuẫn tại Berlin, Liên Xô đang thắng thế trong công nghệ vũ trụ (phóng phi thuyền không người lái đầu tiên – 1957), Cuba vẫn tiếp tục là nước XHCN ngay sát nách Hoa Kỳ…

Do vậy, có thể thấy các vấn đề đặt ra cho vị tân tổng thống này chủ yếu là đối ngoại (mặt dù ông vẫn phải lưu tâm đến giải pháp phát triển kinh tế và giải quyết phân biệt chủng tộc). Do đó, ông cần thúc đẩy sự nhiệt tình của nhân dân Mỹ chiến đấu và cống hiến cho toàn thế giới, toàn nhân loại, mặt khác, ông cần liên kết các nước khác tập hợp xung quanh nước Mỹ tiếp tục chống khối Cộng Sản.

Chúng ta hãy đọc và cảm nhận 2 bài diễn văn của ông:

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn; hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc” & “Tôi là người Berlin” – John F. Kennedy

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – ‘những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ dần dần tan biến’ – Tướng Douglas MacArthur

 

Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, khối phát xít bị tiêu diệt. 2 khối còn lại Đồng Minh Tư Bản và Đồng Minh Xã Hội Chủ Nghĩa vừa kình địch, vừa hoà hoãn nhau phân chia lại thế giới.

Ở một số quốc gia, 2 khối không thể thống nhất với nhau toàn bộ lãnh thổ sẽ thuộc về phe Tư Bản hay Xã Hội Chủ Nghĩa. Nên cả 2 thống nhất sẽ chia đôi đất nước để giải giáp quân Nhật, sau đó rút đi để quốc gia đó tự do tuyển cử theo chế độ nhân dân nước đó muốn (ví dụ điển hình là Hàn Quốc, Việt Nam).

Tuy nhiên, trong thời gian chiếm đóng các quốc gia này, các phe cố gắng nhanh chóng xây dựng/ủng hộ lực lượng chính trị địa phương thân với phe của mình, với hy vọng lực lượng chính trị đó sẽ thắng trong cuộc tổng tuyển cử.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – ‘những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ dần dần tan biến’ – Tướng Douglas MacArthur

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “hẹn hò với định mệnh” – Diễn văn Độc Lập Ấn Độ của Jawaharlal Nehru

 

Đầu năm 1947, sau hơn 1 thế kỷ bền bỉ chống lại ách thống trị của người Anh, Ấn Độ giành được quyền độc lập.

Chiến thắng này là một thành công “thần kỳ” của nhóm các nhà cách mạng ôn hoà vì họ đã liên kết được các nhóm sắc tộc (Hindu và Hồi Giáo) và các tiểu quốc (565 tiểu quốc) căm thù nhau đứng cùng 1 chiến tuyến, để tạo sức ép buộc người Anh trao trả độc lập. Thực tế là từ năm 1800 đến nay, chỉ có 1 giai đoạn rất ngắn (1920-1947) mọi sắc tộc và vương quốc tại tiểu lục địa này đứng cùng chiến tuyến.

Chúng ta hãy cùng cảm nhận bài tuyên ngôn độc lập 14 tháng 8 năm 1947 của Jawaharlal Nehru, giữa lúc cả nhân dân tiểu lục địa Ấn đang ngất ngây về quyền độc lập của mình.

Hãy cùng cảm nhận cách Nehru truyền hứng khởi cho những người Ấn Độ bằng những từ ngữ mạnh mẽ “Vào lúc đồng hồ điểm giữa đêm, khi thế giới đang chìm trong giấc ngủ, Ấn Độ sẽ bừng dậy với sức sống và tự do”, “linh hồn của một quốc gia, từ lâu đã bị đàn áp, tìm được tiếng nói”, nó sẽ giúp người dân đang ngây ngất chung sức xây dựng tổ quốc.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “hẹn hò với định mệnh” – Diễn văn Độc Lập Ấn Độ của Jawaharlal Nehru

Rằm tháng 7 và tội ác chim phóng sinh

Thứ tư, 17/8/2011

Người ta còn cho thuốc vào để chim yếu, chỉ bay được một ít trong khuôn viên chùa, và 5 phút nữa thôi, sẽ lại bị bắt về, để bán cho một người khác…

Tôi không phải là người mộ đạo, tôi chỉ sống theo đạo tâm và hướng thiện. Nhưng mỗi năm, tết và rằm tháng 7 tôi đều đi chùa, và mỗi năm, tôi đều đứng trước những lồng chim và cầu nguyện và cảm nhận nỗi đau… nỗi đau của chim sa lưới, chim trong lồng.

Không biết có phải kiếp trước tôi là chim, hay vì tôi quá mẫn cảm mà tôi luôn có thể cảm nhận và nghe nỗi đau của từng con chim trong lồng ấy.

Hôm nay cũng thế, tôi lại đứng trước lũ chim, chúng khóc, chúng van xin tôi, đừng thả chúng ra. Chúng đau, chúng đè lên nhau, đứa gãy cánh, đứa què giò, có một con ứa nước mắt, nói với tôi rằng: “Xin bạn đừng nhìn tôi, xin bạn đừng mua tôi, đừng thả tôi, cứ để tôi chết trong lồng này, hôm nay tôi đã được thả ra và bắt vào 4 lần rồi, tôi đau, mệt, tôi không thể bay, xin đừng cho tôi hy vọng”.

Continue reading Rằm tháng 7 và tội ác chim phóng sinh

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “khi chúng ta tới Berlin, đích thân tôi sẽ bắn tấm hình của tên chó đẻ Hitler” – Diễn văn “Máu và Gan” của tướng Patton

 

Ngày 6 tháng 6 năm 1944, các nước Đồng Minh đổ bộ vào Normandy trong chiến dịch Overlord, bắt đầu cho sự kết thúc của chế độ Phát Xít tại châu Âu. Bài diễn văn này đọc trước đó 1 ngày cho quân Mỹ (lúc bấy giờ vẫn còn ít kinh nghiệm so với quân Đồng Minh) trước khi họ bước vào trận chiến.

Chúng ta hãy đọc và cảm nhận văn phong cực kỳ “thô kệch” đặc trưng của tướng Patton. Binh sĩ Mỹ thích văn phong này (theo nhận xét của các nhà phân tích) . Nó dễ hiểu và gần gũi như hai người lính nói chuyện với nhau (tuy nhiên bài diễn văn này chứa nhiều từ ngữ “thô tục” đến mức người ta phải cắt bớt khi chiếu cho công chúng 🙂 ) . Chẳng hạn Patton không nói nhiều về niềm tự hào của người lính, mà chỉ đưa 1 ví dụ đời thường:

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “khi chúng ta tới Berlin, đích thân tôi sẽ bắn tấm hình của tên chó đẻ Hitler” – Diễn văn “Máu và Gan” của tướng Patton

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Một ngày ô nhục sẽ sống mãi” – Diễn văn Trân Châu Cảng của Roosevelt


 

Bài diễn văn của Roosevelt đọc ngày 7 tháng 12 năm 1941 trước quốc hội, giữa lúc nước Mỹ đang bàng hoàng trước cuộc tấn công bất ngờ của quân Nhật vào Trân Châu Cảng…Trước đó 1 ngày, Nhật và Mỹ vẫn đang trong quá trình đàm phán về hòa bình cho biển Thái Bình Dương. Dù cả hai bên đều thấy cuộc đàm phán đang đi vào bế tắc, nhưng người Mỹ, với sự tự tin của 1 nước lớn và giàu có, tin rằng Nhật sẽ tránh né xung đột ngay với Mỹ vì dường như (có khá nhiều tư liệu khác nhau) Mỹ nhận định Nhật sẽ mở rộng trước lãnh thổ tại Đông Nam Á, Đông Ấn, Malaysia … là các khu vực thuộc địa của Anh và Hà Lan.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Một ngày ô nhục sẽ sống mãi” – Diễn văn Trân Châu Cảng của Roosevelt

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “sự phản trắc chưa từng có trong lịch sử của những quốc gia văn minh” – Vyacheslav Molotov

 

3:15 phút sáng 22 tháng 6 năm 1941, phát xít Đức bất thần tiến công Liên Xô không hề có tuyên chiến, thậm chí 2 bên còn đang có hiệp ước Không Xâm Phạm Xô Đức.

Cuộc tấn công này là một bất ngờ lớn đối với Liên Xô. Liên Xô và cả thế giới đang chờ đợi 1 cuộc đổ bộ của Đức sẽ kết liễu nước Anh. Hitler thậm chí còn đặt tên cho chiến dịch đổ bộ của nước Anh là Sư Tử Biển và tập trung tàu, phà cũng như tiến hành tập trận chuẩn bị đổ bộ

Hóa ra đó chỉ là 1 đòn nghi binh…

4 triệu 500 ngàn quân Đức và khối Trục đã tập trung tại biên giới Xô Đức cho một chiến dịch lớn nhất trong lịch sử loài người.

Bài diễn văn này công bố cho toàn dân Liên Xô ngay sáng hôm sau nhằm khẳng định ”Đức là kẻ xâm lược, và chính nghĩa thuộc về nhân dân Nga”. Có thể nói đây là một bài diễn văn hay, văn phong rõ ràng và tuyên bố đanh thép

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “sự phản trắc chưa từng có trong lịch sử của những quốc gia văn minh” – Vyacheslav Molotov

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “trong thời bình phong trào Cộng sản không bao giờ đủ mạnh” – Iosif Vissarionovich Stalin

 

Các bạn thân mến

Bài diễn văn này xuất hiện trong 1 giai đoạn lịch sử rất phức tạp…

(1) cho nên trong quá trình viết, mình đã cố gắng khái quát tình hình thế giới để mọi người “cảm” tốt hơn, vì vậy, phần giới thiệu sẽ hơi rắc rối và dài dòng mong mọi người ráng nuốt !

(2) khi đánh giá Stalin và các cảm nhận của ông trong bài diễn văn, có nhiều ý kiến khác nhau. Mình cũng cố gắng đưa ra các nhận định khách quan nhất có thể. Tuy nhiên nếu ai đó thấy mình vẫn chủ quan thì cứ vui lòng góp ý.

Iosif Vissarionovich Stalin (21.12.1879 – 2.3.1953) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1922 đến năm mất 1953; từ 1941 là Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô. Ông là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời. Ông cũng là lãnh tụ Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức – (theo Wikipedia)

Tháng 8 năm 1939, không khí của toàn Châu Âu cực kỳ căng thẳng, tất cả các bên đều gấp rút chuẩn bị chiến tranh, cũng như tiến hành các hoạt động chính trị nhằm có lợi nhất cho phe mình.

Châu Âu lúc bấy giờ chia làm 3 phe, và cả 3 phe đều xem 2 phe kia như kẻ thù tiềm năng

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “trong thời bình phong trào Cộng sản không bao giờ đủ mạnh” – Iosif Vissarionovich Stalin

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Hòa bình cho thời đại của chúng ta” – Neville Chamberlain

 
Neville Chamberlain (1869-1940) là Thủ tướng của nước Anh từ năm 1937 đến 1940. Ông được biết đến vì chính sách nhượng bộ của ông qua Hiệp định Munich (1938) đồng ý để Đức chiếm vùng Sudetenland của Tiệp khắc hầu tránh chiến tranh. Nhưng khi Đức tiếp tục tham vọng thống lãnh, xâm lấn Ba Lan, Chamberlain liền bãi bỏ chính sách nhượng bộ và lãnh đạo Anh quốc cùng với Liên minh Pháp chống lại Đức. Và Thế chiến thứ hai bắt đầu (1939-1945). Tám tháng sau, khi khối Liên minh buộc phải rút lui ra khỏi Na Uy, Chamberlain từ chức.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Hòa bình cho thời đại của chúng ta” – Neville Chamberlain