Điều kiện cần thiết cho sáng tạo

Chào các bạn,

Nếu chúng ta quan sát đời sống con người, ta có thể nhận ra ngay điều kiện cần thiết cho sáng tạo là “đối chọi” hay “đối phó.” Con người ở trong vùng bị lụt hàng năm chẳng hạn, sẽ phát minh ra nhiều cách để đối phó với lũ lụt, từ đê điều, đến hệ thống kinh rạch thoát nước, đến hệ thống thuyền bè di tản. Người ở vùng sa mạc, thì đương nhiên là sẽ biết cách tìm nước từ trong gốc cây kẻ đá, nơi mà không ai khác có thể biết, hoặc là cách nào chỉ uống một ngụm nước nhỏ mà đi cả chục cây số.

Đối phó với thử thách tạo ra phát minh mới, qui luật này ai cũng biết. Vì vậy, trong quản lý người ta tạo ra các tình huống đối chọi để tìm phát minh hàng ngày. Ví dụ, brainstorming, động não, dùng hầu như hàng ngày để tìm sáng kiến, là hình thức một nhóm người thảo luận vô giới hạn về tư tưởng. Hoặc cạnh tranh thi đua giữa các nhóm sẽ thúc đẩy các nhóm phát minh ra phương cách để chiến thắng. Hoặc devil’s advocate (biện hộ cho chúa quỷ) khi các nhóm viên chia thành hai phe tranh luận nhau để tìm ‎ý mới.

Không có đối chọi, đối phó, thì rất khó để ‎ý tưởng sáng tạo ra đời.

Bởi vì vậy, các nền kinh tế chính trị mạnh nhất thế giới ngày nay đều là các quốc gia rất trân trọng tranh luận trên mọi lãnh vực. Và chính nhờ sự trân trọng tranh luận này mà khối Âu Mỹ trở thành nền văn minh mạnh nhất thế giới ngày nay, vượt qua hẳn những nền văn minh lớn thời cổ đại nhưng không mở rộng thảo luận—như Trung quốc, Ấn Độ, Ai Cập.

Đây cũng là vấn đề đã kéo dài cả bao thế kỷ, và ngày nay vẫn còn tiếp diễn với dân Việt. Chúng ta chú trọng đến gọi dạ bảo vâng, cho nên óc sáng tạo của người Việt nói chung thì rất là khiêm tốn. Và các hệ thống quyền lực chính trị của Việt Nam, từ thời quân chủ cho đến ngày nay, cũng là nạn nhân của truyền thống đó—thích quản lý bằng gọi dạ bảo vâng hơn là tạo điều kiện để nhân dân tranh luận.

Và vì không quen tranh luận, nên mỗi khi tranh luận ta có khuynh hướng đánh nhau hơn là tranh luận.

Và “đánh nhau” lại là l‎ý do để các hệ thống quyền lực hạn chế hay cấm tranh luận.

Nói chung là ta nằm trong vòng lẩn quẩn ngàn năm, không bước ra được, chung qui cũng chỉ vì văn hóa chống tranh luận, gọi dạ bảo vâng.

Đây là việc các nước tiền tiến trên thế giới đều đang làm để khuyến khích tranh luận:

1. Thầy cô khuyến khích các em phát biểu ‎ kiến riêng từ hồi mới vào vườn trẻ.

2. Năng lực đóng góp của một em vào thảo luận nhóm luôn luôn là điểm quan tâm số một của các giáo chức, cũng như của cha mẹ. Nếu các em có vấn đề ở trường là bố mẹ được thông báo ngay.

3. Bố mẹ dạy các em nói ra điều mình muốn từ lúc 2, 3 tuổi, chứ không tập các em chỉ vâng dạ điều bố mẹ muốn cho các em (Dĩ nhiên, là bên cạnh đó các em cũng được dạy vâng lời trong một số việc).

4. Trong học đường các em được dạy phân tích và thảo luận mọi vấn đề và tìm kết luận riêng cho mình thay vì chỉ nuốt các phân tích và kết luận có sẵn của thầy cô.

Và hệ thống xã hội thì:

1. Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền hiến định cao cả nhất. Từ đó đưa đến tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình (trật tự) để phát biểu ý ‎ kiến với chính phủ…

2. Nhà nước áp dụng luật để bảo đảm sân chơi tự do cho nhân dân được tự do ngôn luận.

3. Nhà nước không rớ vào và xía vào tranh luận của nhân dân. Nhà nước chỉ hành xử luật khi có người phạm luật.

4. Các đại học có quy chế đại học tự trị và tự do nghiên cứu cũng như phát hành ấn phẩm.

Nói chung, toàn hệ thống xã hội, từ gia đình đến trường học đến guồng máy công quyền được tổ chức để khuyến khích và nâng cao khả năng mỗi cá nhân nói lên ý tưởng của mình, và tìm ý tưởng mới qua tranh luận thảo luận tự do.

Xã hội của ta thì ngược lại. Từ gia đình đến học đường đến guồng máy công quyền đặt trọng tâm vào gọi dạ bảo vâng.

Nếu chúng ta không tìm cách thoát ra khỏi vòng kim cô của cách sống thiếu sáng tạo này thì chúng ta sẽ tiếp tục nghèo đói vài ngàn năm nữa. Đây không phải là chuyện nhỏ.

Có ai quan tâm không vậy?

Mà ngay cả khi không quan tâm đến tổ quốc, thì có ai lo cho cái đầu của chính mình và của con cháu trong nhà mình không vậy?

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 4 thoughts on “Điều kiện cần thiết cho sáng tạo”

  1. Chào anh Hoành

    Lâu rồi mới có dịp gửi phản hồi ở đọt chuối non 😀
    Cũng như những lần khác,em rất thích bài viết này của anh.

    Cách đây một năm,cô giáo dạy sử của em nói rằng:ở nước ngoài,bố mẹ hỏi con nhỏ sau khi đi học về đã đặt được bao nhiêu câu hỏi,còn ở VN mình thì được bao nhiêu điểm.

    Em cũng nghĩ như anh là muốn trở thành một nước phát triển thì VN cần phải thay đổi về tư duy,cách nghĩ,lối sống,… Nhưng mà với điều kiện bây giờ làm điều này hơi khó,nhưng khó không có nghĩa là không thể,em tin đất nước mình sẽ làm được.

    Một phần thế hệ trẻ bây giờ rất ham mê sáng tạo,thích đổi mới.Em có thằng bạn được sang Mỹ đại diện cho Việt Nam tham dự kỳ thi Intel Insef chuẩn bị diễn ra, và trường học hiện tại của em đã thành lập câu lạc bộ “Sáng tạo trẻ” từ nhiều năm trước.

    Hy vọng một tương lai không xa Việt nam sẽ đứng ngang hàng với các cường quốc.

    Thân !

    Tân

    Thích

  2. Cám ơn Tân. Tuổi trẻ học được tác phong suy tư quốc tế như vậy thì rất hay. Tân nên rủ các bạn trẻ vào sinh hoạt trong Vườn Chuối thường để làm mạnh thêm tính sáng tạo của Vườn Chuối. 🙂

    Thích

  3. Noi ra khong phai noi xau dat nuoc minh. Nhung khi song o Viet nam, luc nao cung phai nhom truoc, ngo sau, thi lay dau ra thoi gian de ma sang tao. Con cuoc song o cac nuoc phat trien, su thoai mai ve tu tuong, thoai mai ve cach nghi, su tu do, quyen ca nhan rat cao, lam gi tuy thich dung de anh huong toi nguoi khac la OK. Nhu vay tu tuog cua ho moi luon thoai mai, tu tuong co thoai mai thi lam viec moi hieu qua, suc sang tao moi duoc fat huy.
    Mot vi du don gian: bon tre o viet nam hau nhu khong duoc lam j tuy thich trong fong rieng cua no. Nhung voi cac em o Anh, My…no duoc thoa suc tung hoanh, design khong gian ben trong the nao theo y thich cua no.
    Cam on anh Hoanh.

    P/s: Xin loi vi may nay em khong go duoc tieng Viet.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s