Làng thế giới , Video, thế giới thu nhỏ thành một làng để cho ta thấy được những vấn đề lớn của thế giới, bạn Quản Bích Hằng gửi link.
Trụ đá Asoka—xuất xứ và ý nghĩa , Văn Hóa, di tích trụ đá dựng khoảng 300 năm trước công nguyên bởi vua Asoka của Ấn độ, vị hoàng đế có ảnh hưởng lớn nhất trong việc xiển dương Phật giáo, chị Hằng Như.
Biến Rượu Thành Nước – Doc Henley ở Blowing Rock, bang North Carolina, Mỹ, làm trong quán rượu, thành lập Wine to Water, dùng tiền tặng thu được trong các buổi “thử rượu” để lập các dự án nước sạch tại các quốc gia nghèo.
.
Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.
Huyền ảo đêm hội ngộ di sản – Tối 2/5, tại bến phà Bãi Cháy (Hạ Long, Quảng Ninh) hàng nghìn du khách đã chứng kiến các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các đoàn nghệ thuật đến từ Huế, Tây Nguyên và Vân Nam (Trung Quốc).
Kho báu về một dòng Thiền – Hơn 200 bản in khắc gỗ các bộ kinh Phật bằng chữ Hán và chữ Phạn, được chế tác từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX, vừa được phát hiện ở phố cổ Hội An (Quảng Nam).
Dạy vi tính cho SV khuyết tật – Đoàn Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) đã phối hợp với CLB ITIC mở lớp dạy miễn phí cho SV khuyết tật.
Trang trại “Robinson” – Cách đây hơn 14 năm, hai chàng trai trẻ gốc Huế quyết định chọn bán đảo Bãi Lau hoang vắng lập nghiệp và đã tạo dựng được trang trại đầy sức sống ở nơi đây.
Thùng sách lưu động – một trong những hoạt động chăm lo công nhân của Quỹ Hỗ trợ công nhân TP.HCM.
Đường mưu sinh của ông lão 80 – Chuyện về ông cụ nửa đời người bán chuối. Trở dậy từ 3 giờ sáng, cụ đạp xe hơn 20 cây số đưa chuối ra Hà Nội bán. Đó là cách bắt đầu một ngày làm việc bình thường của ông lão Đạc (còn gọi là Khánh), 80 tuổi, quê thôn Bãi, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). (Bạn Phạm Đức Toàn gửi link).
Cô học trò và bức thư đoạt giải nhất – Vượt qua hàng triệu học sinh trên toàn quốc, Nguyễn Đắc Xuân Thảo lớp 7/10 trường THCS Nguyễn Huệ, Đà Nẵng đã giành được giải nhất trong cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 38.
Một cái nhìn rất nhanh về tổng thế thế giới, xem nó như là một làng nhỏ. Giúp chúng ta nhìn thấy những vấn đề lớn của thế giới, để cùng chung vai làm thế giới tốt hơn. Bạn Quản Bích Hằng gửi link này.
Vua Asoka (304-232 trước tây lịch), một vị vua Ấn Độ, vốn hung tàn bạo ngược thống lãnh một vùng lãnh thổ lớn nhờ vào các cuộc chinh phạt mở mang bờ cõi liên tiếp thành công. Sau khi lên ngôi được 8 năm, vua Asoka mở cuộc chiến ở Kalinga (nay thuộc bang Orissa, Ấn Độ). Sau trận chiến Kalinga, phần thắng thuộc về vua Asoka, nhưng con số 100 000 người bị giết và 150 000 người bị bắt làm tù binh đã đánh thức vị vua này về sự tàn bạo và vô lý của chiến tranh. Mốc lịch sử này đánh dấu sự quay về với Đạo Phật của vua Asoka.
Từ khi quy y Tam Bảo, nhà vua trở nên người nhân từ, hiền lành và đem tâm ôn hòa nhân từ cai trị quần dân, dùng chính sách hòa bình và thành tín trong bang giao với các nước láng giềng theo tinh thần Phật pháp. Nhà vua thay tiếng trống trận bằng tiếng trống Pháp, coi việc chinh phục lòng dân bằng đạo đức là chiến thắng tối hậu. Nhờ thực hành chánh pháp, từ một bạo chúa, vua Asoka từ bỏ chính sách đàn áp xâm lăng và theo đuổi đường lối hòa bình đức trị. Nhà vua cho lập các bia đá và ghi vào đó những chủ trương của nhà vua, cùng những lời hay ý đẹp nhắc nhở về lối sống đạo đức, làm thiện, tránh ác cho dân chúng rồi cho đặt ở các nơi công cộng dễ thấy. Ví dụ ở bia ký số VI ghi rằng:
“Thiên tử, Vua Piyadasi phán rằng: Trong quá khứ, những việc khẩn trương hoặc các chứng từ không hề được đệ trình hoàng thượng thường xuyên. Nhưng nay trẫm ra lệnh này, với các việc như vậy, các quan có thể đến gặp trẫm bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, dù trẫm đang ăn, đang ở trong hậu cung, trong cấm cung, trên long xa, trong ngự giá, trong thượng uyển hay đang cầu nguyện. Và khi một ban bố hay tuyên dương bằng khẩu lệnh, hoặc vì quốc sự khẩn cấp trẫm ủy quyền cho các quan đại thần, mà gây nên sự bất đồng hay bàn cãi trong triều thì phải báo cho trẫm biết ngay, dù đang ở nơi đâu. Đó là mệnh lệnh của trẫm.
Trẫm không bao giờ bằng lòng với mình về những việc Trẫm làm. Trẫm cho rằng việc làm cho thần dân sống an ổn là nhiệm vụ cao cả nhất của trẫm, và cốt lõi của việc này là phải chính mình tận lực. Đối với trẫm, không có điều gì quan trọng hơn là đời sống an ổn của thần dân, và tất cả những nỗ lực của trẫm chỉ là trả nợ chúng sinh để mưu cầu hạnh phúc cho họ trong đời này và đạt đến thiên giới trong kiếp sau.
Vì vậy trẫm lệnh cho Pháp Dụ này được khắc ra. Mong pháp dụ này trường tồn và các con, cháu và chắt của trẫm noi theo vì sự an sinh cho mọi người. Tuy nhiên đây là một việc khó nếu không nhiệt tâm và tận lực.” King Asoka's rock edict
(Thus speaks the Beloved of the Gods, the king Piyadassi. In the past the quick dispatch of business and the receipt of reports did not take place at all times. But 1 have now arranged it thus. At all times, whether I am eating, or am in the women’s apartments, or in my inner apartments, or at the cattle-shed, or in my carriage, or in my gardens – wherever I may be, my informants should keep me in touch with public business. Thus everywhere I transact public business. And whatever I may order by word of mouth, whether it concerns a donation or a proclamation or whatever urgent matter is entrusted to my officers, if there is any dispute or deliberation about it in the Council, it is to be reported to me immediately, at all places and at all times.
This I have commanded. In hard work and the dispatch of business alone, I find no satisfaction. For I consider that I must promote the welfare of the whole world, and hard work and the dispatch of business are the means of doing so. Indeed there is no better work than promoting the welfare of the whole world. And whatever may be my great deeds, I have done them in order to discharge my debt to all beings. I work for their happiness in this life, that in the next they may gain heaven. For this purpose has this inscription of Dhamma been engraved. May it endure long. May my sons, grandsons, and great grandsons strive for the welfare of the whole world. But this is difficult without great effort.)
Hầu như tất cả 33 pháp dụ hiện có của vua Asoka đều có nội dung tích cực như vậy. Ngoài việc lập các pháp dụ ở nhiều nơi trên khắp lãnh thổ, một điều đặc biệt nữa là, sau khi quy y Phật giáo, vua Asoka đến chiêm bái Tứ Động Tâm – bốn di tích lịch sử gắn liền với các sự kiện chính trong cuộc đời Đức Phật. Đến đâu, nhà vua ra lệnh khắc bia đá để làm tưởng niệm đến đó. Các trụ đá, bia ký và pháp dụ Asoka còn lưu giữ tại các viện bảo tàng ngày nay là những dấu ấn ghi lại sự tôn kính, ngưỡng mộ Đức Phật và Đạo Phật của một vị vua thuần thành, một vị vua chủ trương cai quản quốc gia bằng tinh thần từ bi và hài hòa của Phật pháp.
Trị vì một lãnh thổ rộng hơn diện tích Ấn Độ bây giờ, đảm bảo đời sống thái bình thịnh vượng cho người dân, cai trị đất nước bằng đạo đức có thể nói là thành công vĩ đại nhất của vị vua Phật tử anh minh này. Hình ảnh vua Asoka trở thành biểu tượng lý tưởng cho những nhà lãnh đạo chân chính. Trụ đá Asoka Chính vì chính sách quản lý và điều hành quốc gia của vua Asoka quá lý tưởng như vậy, ngay sau khi độc lập, biểu tượng đầu trụ đá bốn sư tử do vua Asoka dựng ở Sarnath được chọn làm quốc huy của Ấn Độ và một phần biểu tượng này được chọn làm một phần của lá cờ tổ quốc như một sự tri ân người xưa và khuyến khích người nay.
Trụ đá bốn đầu sư tử của vua Asoka
Trụ đá có bốn đầu sư tử được vua Asoka cho khắc dựng tại thánh địa ở Sarnath, khi nhà vua đến chiêm bái thánh tích này. Nơi đây, Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên và chính nơi đây, tăng đoàn đầu tiên được thành lập, Trụ đá này cao 50 feet (15.24 mét). Trên trụ đá có khắc chỉ dụ của vua Asoka rằng “không ai được gây chia rẽ trong tăng đoàn”. Nét đặc biệt của trụ đá Asoka ở Sarnath là đầu trụ được khắc bốn sư tử (các trụ đá ở nơi khác chỉ có một sư tử hoặc một con vật khác), dựa lưng vào nhau, đặt trên một trụ ngắn tròn. Trên bề mặt của trụ ngắn này có bốn bánh xe Pháp gồm 24 căm xen kẽ với bốn con vật xung quanh: một con voi, một con bò đực, một con ngựa và một con sư tử. Tiếp nối với đoạn hình trụ là đế bán cầu hình hoa sen dốc ngược.
Bốn đầu sư tử quay về bốn hướng chỉ cho chánh pháp của Đức Phật, từ vườn Lộc Uyển, nơi Ngài thuyết bài pháp đầu tiên và là nơi tạo dựng trụ đá này, được truyền bá khắp bốn phương. Bánh xe tượng trưng cho Phật pháp luân chuyển khắp mọi nơi mọi chốn. Sau này, các tổ chức Phật giáo chọn hình ảnh bánh xe pháp để trang trí, làm logo và biểu tượng cho tổ chức mình với ý nghĩa tương tự.
Bốn con vật trên trụ đá bốn đầu sư tử ở Sarnath được các nhà nghiên cứu giải thích là tượng trưng cho bốn giai đoạn trong cuộc đời của Đức Phật. Voi tượng trưng cho ý niệm về giấc mơ của hoàng hậu Maya, mẹ của thái tử Sĩ Đạt Ta (sau này là Đức Phật), Bà nằm mộng thấy coi voi trắng chui vào bên hông phải, rồi Bà thọ thai thái tử.4 con vật và 4 bánh xeCon bò đực là tượng trưng cho sự sung mãn hạnh phúc trần gian khi Đức Phật còn là một thái tử sống trong hoàng cung. Con ngựa tượng trưng cho sự ra đi tìm đường giải thoát khỏi khổ đau cho nhân loại. Đêm vượt thành xuất gia, thái tử ra đi trên một con ngựa. Con sư tử tượng trưng cho cuộc đời hành đạo viên mãn của Đức Phật. Pháp Ngài truyền giảng như tiếng rống của sư tử đánh thức bao con người lìa bến mê sang bờ giác. Bốn đầu sư tử là biểu tượng cho những nền tảng căn bản của Phật pháp là chân lý, hoà bình, lòng khoan dung và lòng từ bi.
Bên cạnh cách giải thích có tính tôn giáo, một số người giải thích trụ đá bốn đầu sư tử của Asoka tại Sarnath theo cách phi tôn giáo. Theo cách giải thích này thì bốn đầu sư tử tượng trưng cho sự thống lãnh khắp bốn phương của vua Asoka. Bánh xe pháp tượng trưng cho cho sự lãnh đạo sáng suốt của vua Asoka và bốn con vật tượng trưng cho các lãnh địa của Ấn Độ thời bấy giờ dưới sự thống lãnh của vua Asoka. Dù giải thích bằng cách nào đi nữa, không ai phủ nhận một sự thật là vua Asoka, sau khi quay về quy y Tam Bảo và thực hành Phật pháp, đã áp dụng tinh thần Phật pháp để trị quốc an dân.
Hình ảnh trụ đá bốn đầu sư tử của Asoka tại Sarnath ngày nay được tìm thấy ở đâu?
Trụ đá nguyên thủy ở Sarnath và viện bảo tàng Sarnath
Trụ đá nguyên thủy
Trụ đá vua Asoka cho khắc dựng tại Sarnath được xác định là khoảng năm 250 trước tây lịch. Trụ đá ấy, qua năm tháng thời gian, đã bị gãy đổ. Phần thân trụ, còn bốn đoạn gãy và các mảnh vỡ, được lưu giữ ngay trên thánh địa nơi đánh dấu Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên, bắt đầu vận chuyển bánh xe chánh pháp. Các đoạn trụ này được bao bọc trong một rào chắn, có mái che, cùng trong khuôn viên thánh tích, cách tháp Dhamek (tháp do vua Asoka xây đồng thời với trụ đá) không xa. Đầu trụ là bốn đầu sư tử như đã mô tả ở trên, được lưu giữ tại viện bảo tàng Sarnath ngay gần khu thánh tích.
Trên quốc huy Ấn Độ
Biểu tượng bốn đầu sư tử của trụ đá Asoka tại Sarnath được chọn làm quốc huy của đất nước Ấn Độ vào ngày Ấn Độ tuyên bố dân chủ, ngày 26 tháng 1 năm 1950. Phần đế nửa hoa sen dốc xuống được cắt đi, thay vào đó là hàng chữ văn tự Devanagari “Satyameva Jayate” nghĩa là “chỉ có chân lý là chiến thắng” (Truth Alone Triumphs). Trên quốc huy, hình chụp trụ đá thấy được ba đầu sư tử dựa vào nhau, đầu sư tử thứ tư bị khuất. Ba trong bốn bánh xe được nhìn thấy, một bánh xe ngay chính giữa và hai bánh xe hai bên. Bốn con vật trên trụ đá chỉ thấy được con ngựa bên trái và con bò đực bên phải. Voi và sư tử khuất đằng sau.
.
Trên tiền: Vì được chọn làm quốc huy, nên hình ảnh trụ đá sư tử Asoka bốn đầu này xuất hiện trên tiền giấy cũng như tiền cắc Ấn Độ. Ở tiền giấy, biểu tượng quốc huy xuất hiện ở góc dưới bên trái. Ở tiền cắc, biểu tượng này lớn hơn, nằm trên một mặt của đồng tiền.
Tiền Ấn độTiền cắc Ấn độ
Trên tem: biểu tượng quốc huy này cũng được chọn in trên tem thư.
Tem Ấn độ
Trên đầu giấy viết thư của các cơ quan nhà nước: Biểu tượng quốc huy xuất hiện trên tựa đề các đơn, thư của các cơ quan nhà nước.
Đầu thư chính phủ
Trên cơ sở của tổ chức chính quyền và các cơ sở ngoại giao của Ấn Độ ở nước ngoài
Trên hộ chiếu: như hộ chiếu của bao quốc gia khác, trang bìa hộ chiếu công dân Ấn Độ có biểu tượng quốc huy.
Hộ chiếu Ấn độ
Trên cờ tổ quốc: Bánh xe Pháp Asoka trên đế trụ đá Sarnath được chọn đặt vào vị trí trung tâm của lá cờ tổ quốc từ năm 1947, khi Ấn Độ giành được độc lập. Cờ Ấn Độ có ba sọc ngang với ba màu vàng sậm, trắng và xanh biển, ở giữa là bánh xe 24 căm. Bánh xe Pháp này được đặt ở vị trí trung tâm lá cờ, chiếm ba phần tư (3/4) chiều cao phần màu trắng.
Rõ ràng, khi chọn đầu trụ đá bốn sư tử của Asoka, một vị vua Phật tử làm quốc huy của đất nước, các nhà lãnh đạo Ấn Độ muốn biểu dương và noi gương tinh thần trị quốc an dân bằng đạo đức của vị vua anh minh này nhằm hướng đến một xã hội thái bình, thịnh vượng. Ngày nay, trên bề mặt, Đạo Phật không còn hưng thịnh trên đất Ấn. Thế nhưng sâu thẳm trong triết lý sống, văn hóa, sinh hoạt và thơ nhạc, người Ấn thể hiện tinh thần, tính chất và nội hàm của Đạo Phật rất nhiều. Biểu tượng trụ đá bốn đầu sư tử của Asoka tại Sarnath và ảnh hưởng của biểu tượng này đến đất nước và con người Ấn Độ cho đến ngày nay là một điển hình.
Cuối tuần chúng ta đã dịch thơ Anh sang Việt, hôm nay đổi chiều, dịch từ Việt sang Anh. Nhưng đây không phải là thơ, thoải mái hơn.
Dưới đây là một đoạn ngắn trong bài viết của cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh có post hôm nay trên Đọt Chuối Non. Các bạn cùng dịch để vinh danh cô Oanh nhé.
“Cuộc sống hiện đại với những tiến bộ kinh tế kỹ thuật lại tạo ra nhiều sức ép về mặt tâm lý, xã hội, đặc biệt đối với giới trẻ. Gia đình lúng túng trong nuôi dạy con, xã hội tạo lối sống bon chen… từ đó khi gặp thử thách thay vì đối diện với những vấn đề nan giải và tìm những giải pháp tích cực, các bạn trẻ dễ có xu hướng buông xuôi, tự hủy hoại bản thân với những thói quen tiêu cực như ăn chơi quá đà, thức khuya dậy trễ, tìm sự khuây khỏa với thuốc lá, rượu, ma túy… Có bạn tìm cả cái chết…
Trong khi các nước khác đã có những dịch vụ tâm lý xã hội để giúp các cá nhân tự giải tỏa thì ở nước ta lại thiếu nhiều. Thậm chí có thể nói là không có. Khi giáo dục còn khiếm khuyết, một bộ phận bạn trẻ chưa phát triển được một nhân cách lành mạnh, tự tin.”
Vì đây không phải là dịch thơ hay các văn bản quan trọng, chúng ta không cần phải theo quá sát ý nghĩa của từng chữ. Tuy nhiên, những bài thế này lại cho mình một loại vấn đề khác cũng hơi khó. Đó là làm sao dùng từ và hành văn thông suốt mạch lac như người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, nếu không thì nghe rất “ngoại quốc.”
Để mình đề nghị vài cụm từ, đở cho các bạn tìm kiếm. Mấy đề nghị này chỉ dùng cho bài này thôi nhé. Cho một bài khác, thì lúc đó hãy tính.
Gia đình lúng túng trong nuội dạy con: Families struggle to raise kids
Xã hội tạo lối sống bon chen: Life outside the family is just a rat race (cuộc chạy đua của chuột) (Chữ society thường không dùng để chỉ đời sống bên ngoài gia đình)
Giúp các cá nhân tự giải tỏa: To help individuals deal with pressure (giải quyết áp lực).
Các bạn dùng vài quy luật mình đã nói qua trong các bài trước: Giản dị, sáng sủa, ngắn gọn, tránh passive voice.
Bài này không nhằm mục đích nghiên cứu vocabulary, chỉ chú tâm đến cách viết. Các bạn nên viết rồi post vào comment. Cố gắng thực hành nhé. Chỉ đọc bài của người khác viết thì chẳng lợi ích gì hết. Trust me. Thực hành, thực hành, thực hành. Chẳng có cách nào khác. Đọc không phải là thực hành. Thực hành một buổi bằng đọc 100 buổi. Hãy sử dụng thời gian và năng lực của chúng ta một cách khôn khéo. Hãy dùng 1 giờ với hiệu năng của 10 giờ.
Whatever our hands touch –
We leave fingerprints!
On walls, on furniture,
On doorknobs, dishes, books.
There’s no escape.
As we touch we leave our identity.
Bất cứ vật gì ta sờ –
Ta đều để lại dấu tay!
Trên tường, trên bàn ghế,
Trên núm cửa, đĩa bát, sách vở.
Chẳng hề có lối thoát.
Khi ta sờ, ta để lại lý lịch của ta.
.
Wherever I go today
Help me leave heartprints!
Heartprints of compassion
Of understanding and love.
Bất cứ nơi nào tôi đến hôm nay
Hãy giúp tôi để lại dấu tim!
Những dấu tim của từ tâm
Của cảm thông và tình yêu.
.
Heartprints of kindness
And genuine concern.
May my heart touch a lonely neighbor
Or a runaway daughter
Or an anxious mother
Or perhaps an aged grandfather.
Những dấu tim của ân cần
Và quan tâm chân thành.
Mong tim tôi chạm được người hàng xóm cô đơn
Hoặc cô con gái đang trốn chạy
Hoặc người mẹ khắc khoải lo âu
Hoặc có lẽ là một lão ông.
.
Send me out today
To leave heartprints.
And if someone should say,
“I felt your touch,”
May they also sense the love
that is deep within my heart.
Hãy gửi tôi đi hôm nay nhé
Để lưu lại những dấu tim.
Và nếu ai đó nói rằng,
“Tôi đã cảm nhận vỗ về của bạn,”
Mong cho họ cũng cảm nhận được tình yêu
nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.
Trên tầu điện ngầm ở New York City vào Chủ nhật tuần trước (26/4/2009), đáng lẽ xuống ở Grand Central, nhưng mình đang thầm cầu nguyện nên lỡ mất trạm đó, đành đi quá một trạm rồi mới quay lại.
Trên đoạn đường đi thêm đó, có một bà Mỹ da mầu (Mexico) mặc quần áo giản dị bước vào và nói cho cả toa xe: “I speak to you because I am hungry…. My lawyer said that I have one month to leave my house…. We are staying at a hotel and I cannot cook… I need food for my children…. Give anything you can…”
Bà nói rất đơn giản, nhưng có tâm sự dồn nén. Mọi người trên tàu điện lặng im, có lẽ vì họ nghĩ, bà này là ăn mày chuyên nghiệp.
Nhưng mình quan sát và tin rằng bà này không phải ăn mày chuyên nghiệp, và mình đâu tiếc gì mấy đồng lẻ, một phần mình cũng là người tiết kiệm, không hoang phí. Vậy là mình rút 5 đô ra cho, trong khi chẳng ai động tĩnh gì.
Bà ý nhận và bỗng nhiên bật khóc nức nở.
Rồi mọi người ở toa xe đó rút tiền ra cho rất nhiều.
Rõ ràng là sự chân thật trong trái tim mãnh liệt của con người tự nó có sức hút, vượt xa tất cả cái vỏ bên ngoài và chiến thắng mọi nghi kỵ.
Bạn cũng không cần phải theo đa số. Do what you think is right
Cuộc sống hiện đại với những tiến bộ kinh tế kỹ thuật lại tạo ra nhiều sức ép về mặt tâm lý, xã hội, đặc biệt đối với giới trẻ. Gia đình lúng túng trong nuôi dạy con, xã hội tạo lối sống bon chen… từ đó khi gặp thử thách thay vì đối diện với những vấn đề nan giải và tìm những giải pháp tích cực, các bạn trẻ dễ có xu hướng buông xuôi, tự hủy hoại bản thân với những thói quen tiêu cực như ăn chơi quá đà, thức khuya dậy trễ, tìm sự khuây khỏa với thuốc lá, rượu, ma túy… Có bạn tìm cả cái chết…
Trong khi các nước khác đã có những dịch vụ tâm lý xã hội để giúp các cá nhân tự giải tỏa thì ở nước ta lại thiếu nhiều. Thậm chí có thể nói là không có. Khi giáo dục còn khiếm khuyết, một bộ phận bạn trẻ chưa phát triển được một nhân cách lành mạnh, tự tin.
Vậy thì trước mắt chúng ta hãy tự giúp mình bằng một lối sống tích cực. Bằng cách nào?
– Trước tiên tập trung vào những điểm sáng của cuộc sống: những gương vượt khó, học giỏi, về Mùa hè xanh và đặc biệt là hãnh diện với những thành công nho nhỏ của chính bản thân. Hãy thưởng thức một cuốn phim hay, cười thật nhiều với một vở hài kịch. Hãy biết ơn về những tình bạn mà ta có, hãy nâng niu em bé xinh xắn kia.
– Bắt đầu một ngày với tư tưởng tích cực: ngày hôm nay tôi sẽ làm một điều có ích, tôi sẽ tha thứ ai đó đã làm phật lòng tôi, tôi sẽ cố gắng đúng giờ và giữ thói quen này…
– Quan trọng là thực hiện những điều tôi đã quyết tâm. Vì làm đi đôi với nói sẽ đem lại sự tự tin. Mỗi ngày lặp lại hành động tốt sẽ tạo thói quen và thói quen được tích lũy sẽ tạo thành tính cách. Tính cách tốt được mọi người thương yêu, kính trọng.
– Hãy luôn hoàn thiện bản thân bằng những cố gắng nho nhỏ. Như mỗi ngày đọc vài trang sách, đi bộ 30 phút, tập một bài hát hay, một trò chơi mới để giúp vui cho tập thể. Phát triển năng khiếu giúp ta sống vui và đem lại niềm vui cho người khác.
– Tập thói quen sống kỷ luật và ngăn nắp như đúng giờ, giờ nào việc ấy, vật nào chỗ nấy. Sống có kỷ luật là làm chủ bản thân, làm người khác tôn trọng mình, không trở thành nô lệ của những thói quen xấu.
– Không tránh né sự thật, nhìn thẳng vào nó, tôn trọng nó, nói lên sự thật một cách khéo léo và tế nhị mỗi khi cần vì sự thật “giải phóng chúng ta”. Thói quen này giúp bạn ngẩng đầu lên. Bạn sẽ không còn cảm giác thiếu sót với xã hội vì đã góp phần xây dựng nó.
– Có trách nhiệm với bản thân và người khác. Luôn quan tâm đến người khác.
Sống như trên bạn sẽ quí trọng bản thân. Ý thức được về giá trị bản thân bạn mới không hủy hoại nó. Ý thức về giá trị bản thân bạn sẽ suy nghĩ độc lập, sống tự lập và không phụ thuộc người khác lẫn các chất kích thích. Biết quí trọng bản thân bạn sẽ nâng niu cuộc sống và luôn hoàn thiện nó.
Bạn đừng tham lam vội vã để trở thành một con người hoàn hảo. Chỉ cần mỗi ngày bạn có một động tác tích cực, tập một thói quen nhỏ và kiên trì với nó. Chúc bạn thành công, yêu cuộc sống và bản thân mình.
NGUYỄN THỊ OANH
Bài này viết cho các bạn phái nam. Trước đây mình đã viết bài Khen. Và nếu thực tập thì cách thực tập của Khổng tử luôn luôn là hay nhất: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tập từ trong tâm mình trước, rồi ngay trong nhà, rồi từ từ bước ra đường.
Rất tiếc là chúng ta thường hay xem bụt nhà không thiêng. Và mọi phép xử thế tốt ta thường tưởng là để sử dụng với mấy công ty ngoài đường, mà không mang về dùng với người nhà, nhất là với bà đầm của mình ở nhà. Không làm được với người trong nhà thì cái làm với người ngoài chắc là không được thành thật lắm rồi. Vậy thì quan tâm đến bà đầm ở nhà một tí, và đừng tiếc lời khen. Văn hóa Việt nói chung là chống khen. Nhưng sự thật là khi ta khen thành thật, ta có thể khen ai đó 100 lần một ngày người đó cũng không thấy chán, và càng nghe thì càng cảm động. Lời khen thành thật có giá trị như nước, uống cả ngày, ngày nào cũng phải uống, càng làm việc nhiều càng cần uống.
Có nhiều anh biết phụ nữ thích khen, cho nên, đến cơ quan hay gặp chị em ở đâu anh ta cũng khen lấy khen để. Nhưng về đến nhà, anh ta lại để ‘bảo bối’ ấy ngoài cửa. Có anh lại sợ khen lắm, vợ phổng mũi, đâm ra tinh tướng.
Có một bà vợ thường làm các món ăn rất công phu, cầu kỳ, nhưng chồng lại tỏ ra không biết thưởng thức. Một hôm bà tức mình, luộc một mớ cỏ cho chồng ăn. Chồng ngạc nhiên: “Cái gì thế này? Không thể nào nhai được!”. Bà vợ vui vẻ hẳn lên: “Thế ra ông cũng biết là không ăn được à? Vì mọi khi tôi thấy ông ăn cái gì cũng như nhau cả mà!”.
Ai cũng biết “đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai”, nhưng hình như với các ông chồng đã kết hôn vài năm, câu nói đó bị họ quên mất. Có chị may được bộ váy mới, mặc thử vào cứ đứng ngắm mãi trước gương, hết quay đằng trước lại quay đằng sau, mà chồng ngồi đọc báo ngay cạnh chẳng nói câu nào. Cực chẳng đã chị phải cất lời hỏi: “Anh thấy em mặc bộ này có được không?”. Anh ta vẫn không rời mắt khỏi tờ báo: “Cũng được”.
Đó là chưa kể còn có những anh, vợ mặc kiểu gì cũng chê không thương tiếc: “Bộ này không được, trông buồn cười lắm!”, khiến vợ ỉu xìu như bánh đa gặp nước. Có chị cảm thấy bất lực, dường như không thể làm đẹp để chồng hài lòng được. Và những ông chồng như thế, dẫu có tận tụy với vợ con đến mức nào cũng khó được vợ yêu, gia đình hạnh phúc.
Người phương Tây có một nét văn hóa truyền thống là khen phụ nữ, mà nhiều người gọi đùa là “nịnh đầm”. Nó gần như một thứ “nghĩa vụ bất thành văn” của phái mạnh, không biết điều đó không phải là người lịch sự, văn minh. Chúng ta du nhập và ảnh hưởng khá đậm nét văn hóa phương Tây, nhưng “văn hóa nịnh đầm” rất đẹp này lại không vào được bao nhiêu.
Ở Việt Nam, rất ít khi nghe chồng khen vợ. Ngay cả những người đàn ông có thể nói là lịch lãm hình như cũng nghĩ rằng, nói chung phái đẹp cần được đàn ông tán thưởng, trừ… vợ anh ta. Liệu họ có biết, người vợ nào cũng sung sướng khi được chồng khen? Chắc anh nào cũng biết, bằng chứng là khi chinh phục nàng, chẳng anh nào lại không sử dụng thứ vũ khí này, nào là: Em có mái tóc rất đẹp, em có giọng nói rất hay, có anh còn “dẻo mỏ”: “Em hút hồn anh ngay từ lần đầu mới gặp. Đôi mắt em sao mà sâu thăm thẳm”…
Thế nhưng, từ khi đã thành “của nhà”, họ không làm thế nữa. Họ xếp thứ vũ khí sắc bén đó vào kho, để cho nó hoen rỉ mà không biết, người vợ vẫn cần những lời có cánh ấy. Có người còn đi tìm nó không phải từ chồng.
Có nhiều đàn ông biết phụ nữ thích khen, cho nên, đến cơ quan hay gặp phụ nữ ở đâu đó, anh ta cũng khen lấy khen để. Nhưng chỉ cần về đến nhà, anh ta lại để “bảo bối” ấy ngoài cửa. Có anh lại sợ khen lắm, vợ phổng mũi, đâm ra “tinh tướng”. Cũng có thể họ nghĩ, đàn bà nào chẳng thích khen, nhưng thích lời khen “ngoại” chứ thích gì “của nội”? Nếu nghĩ thế, bạn đã lầm. Con khen cũng thích. Chồng khen lại càng thích. Lời khen chẳng bao giờ thừa cả. Bạn thử hỏi các ca sĩ xem, có ai thấy chán ngán cảnh khán giả vỗ tay nhiều quá không, có ai khó chịu khi những “fan” hâm mộ vây quanh xin chữ ký? Những người sống gần mình, quen biết với mình mà vẫn khen mình thì càng có giá trị.
Người ta kể rằng, có một gã chiếm được hàng trăm trái tim phụ nữ và sau đó chiếm đoạt luôn cả tài sản của họ nên cuối cùng phải vào tù. Một nhà tâm lý tò mò đến tận nơi xem hắn có bí quyết gì. Ông ta bất ngờ vì đó là một gã đã luống tuổi, hình thức bình thường, duy chỉ có cái miệng rất duyên. Ông hỏi: “Làm thế nào anh chinh phục được nhiều phụ nữ như vậy?”. Hắn trả lời cụt lủn: “Có gì đâu. Cứ khen nhiều vào”.
Nhà tâm lý nổi tiếng người Mỹ, Dale Carnegie thường đi giảng ở các lớp học làm vợ, làm chồng. Một hôm, sau bài giảng về nghệ thuật làm chồng, ông ra bài tập cho học viên về nhà làm. Ông yêu cầu tất cả đàn ông thực hiện một “Tuần lễ khen vợ”, ngày nào cũng khen từ sáng đến tối. Ông cam đoan sẽ thấy hiệu quả ngay. Học viên chẳng mấy người tin. Có người còn nghĩ là ông nói đùa, nhưng số đông vẫn thử “làm bài tập” xem sao và kết quả thật bất ngờ.
Một anh vừa ngủ dậy, nhớ đến bài tập, nói luôn: “Nằm cạnh em sướng thật, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát”. Vợ tát yêu một cái. Vợ tập thể dục xong, chồng lại khen: “Hồi này trông thần sắc em rất tốt!”. Vợ càng ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy chồng để ý đến mình. Lúc dọn món ăn sáng ra, anh ta lại xoa hai bàn tay: “Chà, em làm món gì trông ngon thế!”. Vợ sung sướng nguýt yêu chồng một cái nữa. Ăn xong lại khen: “Anh thấy đi ăn sáng ở đâu cũng chẳng bằng em làm!”.
Trước khi đi làm, ngắm vợ một phút, anh lại thốt lên: “Em mặc bộ này trông quá được!”. Không ngờ chỉ trong vòng một tiếng, mới khen có mấy câu mà chưa bao giờ anh ta thấy trên gương mặt vợ lại có những nét hạnh phúc ngời ngời đến thế. Ra đến cửa anh còn quay lại: “Anh đi nhá. Em rất tuyệt”. Hết tuần, có học viên báo cáo với thầy là chỉ sau một “tuần lễ khen”, anh ta được hưởng hạnh phúc hơn 10 năm chung sống cộng lại.
Một khi đã kết hôn, ai chẳng muốn có hôn nhân hạnh phúc, muốn được vợ yêu. Và để đạt được mục đích ấy, nhiều người đã phải đổ biết bao công sức. Họ lao động cật lực hàng chục giờ mỗi ngày, mua tặng vợ những tặng phẩm đắt tiền, đưa cả nhà đi nghỉ cuối tuần. Nhưng có một thứ, người vợ nào cũng khao khát thì họ lại quên. Đó là lời khen.
Tuy nhiên, nếu vợ đẹp thì khen đẹp, nếu quần áo đẹp thì khen quần áo, nếu ngoại hình không đẹp thì khen công dung ngôn hạnh… miễn sao phải chân thật. Khen bừa lỡ thành mỉa mai thì sẽ tác dụng ngược đấy.
Hàng ngày khi gặp mặt, một người bạn hỏi ’Khỏe chứ?’, nếu câu trả lời của bạn là ‘Khỏe, Cám ơn bạn’ hay ’Cám ơn bạn, mình khỏe lắm’, điều này khá bình thường và thực đáng mừng.
Phần lớn chúng ta thường cảm thấy khỏe mạnh, sung sức và mọi việc ổn. Tuy nhiên trên thế giới có một số không ít người phải chịu đựng nhiều vấn đề. Theo Ros Holmes, ngay cả trong xã hội Phương Tây , với cuộc sống tương đối tiện nghi và an toàn cứ trong 5 người có một người trải qua một mất mát lớn, một nghịch cảnh, một thất bại nặng nề nào đó trong năm qua: mất người thân, mất việc, một cơn bệnh nặng ảnh hưởng chúng ta hay những người thân của ta, khó khăn lớn về tài chính, hay mất đi một mối quan hệ thân thiết …
Nếu nhìn lại 5 năm qua, con số người chịu đựng mất mát này có thể là 50% trong chúng ta. Nhưng bằng cách nào đó chúng ta có thể đối mặt và đương đầu với những mất mát ấy, cũng giống như cơ thể chúng ta có cơ chế bảo vệ chống lại nhiễm trùng và bệnh tật để giúp ta khỏe, tâm trí ta cũng có những cách đương đầu với stress và mất mát để ta có thể giữ được cân bằng về tâm lý và sống vui trong một chừng mực nào đó.
Nhưng vấn đề không luôn như thế. Thường có một cái giá phải trả để có thể chịu đựng những nỗi đau này. Bằng cách gạt sang một bên những suy nghĩ và cảm xúc đau buồn, ta cố gắng vượt qua và bước tiếp, nhưng có thể phải chịu những tổn thương nặng nề về nội tâm hay các triệu chứng về thể lý. Chúng ta có thể trở thành bị tê liệt về xúc cảm hay là nạn nhân thường xuyên của sân hận và lo sợ. Hậu quả của rất nhiều nỗi đau lại tái hiện ấy dẫn đến gia đình bất hòa, nghiện rượu và ma túy, luôn bất mãn và không hạnh phúc.
Ở Mỹ , có 75 triệu trong số 250 triệu người mỗi năm phải gặp các bác sĩ vì những rối loạn tâm thần và tình cảm. Ở Anh , hàng năm 3 triệu người gặp bác sĩ đa khoa , và có 1 trong 3 ca liên quan đến rối loạn về tâm lý. Căn nguyên của những nỗi đau và tổn thương ấy là ở những chịu đựng về mất mát. Gần đây, đáng lo thay, tỉ lệ người chịu đựng những sang chấn về tâm lý do mất mát gây ra đã tăng từ 1/ 5 lên 2/ 3.
Lấy một ví dụ về trường hợp thất nghiệp và bị trầm uất. Jason, một thanh niên vui tính, thân thiện 22 tuổi, mất việc do suy thoái kinh tế. Cậu bắt đầu thấy buồn rầu, lo sợ , buồn chán, và vô dụng. Sau nhiều tháng thất nghiệp, cậu tìm được một việc khác nhưng không phù hợp với chuyên môn và khả năng của mình. Cậu lại càng cảm thấy bất an và lo âu hơn, nặng nề. Nỗi sợ mất việc, vì không đảm đương nổi và làm việc không có hiệu quả sẽ bị sa thải khiến cậu càng lo sợ. Một hôm đi qua cầu, Jason nghĩ đến chuyện nhảy xuống như một sự giải thoát, nhưng đột nhiên cậu kịp nhận ra mình đang định làm gì và bắt đầu suy nghĩ về vấn đề của mình.
Cậu đã luôn bị che khuất, hay lu mờ dưới cái bóng của người anh với những thành tích xuất sắc về học tập của anh ấy, và khổ sở bởi những tham vọng quá lớn ông bố dành cho cả 2 cậu con trai mà xét ra chỉ phù hợp cho anh trai của cậu. Thời đi học, cậu học chậm, cậu còn không nhớ được ngày sinh của chính mình, đọc viết khó khăn và phải vào lớp phụ đạo ở bậc trung học. Cậu bị xem là “lù đù, ngớ ngẩn và kỳ cục”. Cậu thôi học chẳng có bằng cấp gì. May sao cậu xin được một chân học việc nghề xây dựng. Ít lâu sau, cậu thấy thích cộng việc này vì thấy mình làm khá tốt. Rồi cậu bắt đầu lấy lại sự tự trọng và tự tin, sau đó có người yêu. Cuộc đời cậu ổn cho đến ngày mất việc.
Nghĩ lại chuyện đời mình, cậu cảm thấy sục sôi giận dữ với những người đã coi thường và đánh giá cậu quá thấp: cha cậu, nhà trường, người chủ xây dựng của cậu, và cả chính quyền. Ban đầu cậu thấy bối rối, và có lỗi về nỗi tức giận của mình. Cậu quyết định giáp mặt bố để nói hết suy nghĩ của mình. Cậu ngạc nhiên biết bao trước sự cởi mở và cảm thông của người cha. Ông đã kể cho cậu nghe chính những giai đoạn đau khổ trước đây của ông khi thấy cậu không đạt được kỳ vọng của mình và tỏ ra ân hận.
Jason thấy nhẹ nhõm, từ đó ý nghĩ về một sự kết liễu cuộc đời như một sự giải thoát tiêu cực không trở lại với cậu nữa; cậu bắt đầu thấy khá hơn, và cố gắng để bổ túc chuyên môn cho việc cậu đang làm với sự giúp đỡ động viên của gia đình. Ít lâu sau, cậu lập gia đình với người yêu rồi bắt đầu cuộc sống riêng ổn định.
THAY ĐỔI CHUYỂN HÓA THAY VÌ ĐÈ NÉN
Có nhiều cách đối phó với những nỗi đau khổ tâm hồn do hậu quả của những khó khăn, thất vọng, mất mát mà cuộc đời với nhửng lúc thăng trầm gây ra cho ta.Thông thường thời gian cũng có thể làm dịu bớt những nỗi đau ấy. Nhưng với một số người, những sang chấn tinh thần ấy không lành sẹo được sau một thời gian dài, mà để lại những hậu quả nặng nề hơn: trầm uất, bi quan, hận đời, sân hận, mặc cảm tự ti, tiêu cực hay ngược lại thô bạo, tàn nhẫn … Có một số trường hợp lại tìm giải pháp trong men rượu hay tệ hại và nguy hiểm hơn là vướng vào ma túy.
Các chuyên gia tâm thần học và tâm lý học khuyên người ta nên dũng cảm đương đầu với những tổn thương mất mát ấy từ đầu bằng cách giải bày những gì đang ám ảnh, đang là gánh nặng của mình, với một người bạn, hay một người thân trong gia đình hiểu biết và thông cảm. Đó phải là người biết kiên nhẫn lắng nghe, và thậm chí ngồi yên để nghe người kia la hét nếu làm như thế khiến người hét thấy dễ chịu hơn. Nếu không có một người như thế, chắc chắn cần tìm đến một chuyên gia tư vấn.
Một điều đáng lưu ý là sự đè nén các nỗi đau và mất mát ấy có thể không dẫn đến những hậu quả tiêu cực nếu người phải chịu đựng những nỗi đau ấy thuộc loại người có tố chất lạc quan, nhân cách mạnh mẽ, và một nhân sinh quan tích cực. Với những người có nhân sinh quan tích cực, họ nhìn nhận vấn đề thoáng hơn, và họ luôn tự nhủ rằng “sông có khúc, người có lúc”, “mất mát và thất bại là chuyện tất yếu trong cuộc đời này”, “ các thất bại hay mất mát chỉ là thử thách”, và “thua keo này ta bày keo khác”.
Họ luôn tự tìm đến các nguồn trợ giúp tin cậy mà họ có sẵn. Những người lạc quan tích cực thường có nhiều bạn, nhiều mối quan hệ tích cực tương tác. Và như thế họ tự an ủi, được nâng đỡ, và họ lại ấp ủ, nung nấu ý tưởng làm lại hay bắt đầu một kế hoạch mới để tiếp tục khẳng định mình. Với họ thất bại cũng có thể chấp nhận được giống như thời tiết vậy. Sau cơn mưa trời lại sáng và đẹp. Hiểu như thế thì việc ôm ấp nỗi đau và đối mặt đương đầu với nỗi sợ ( mà anh Hoành và Kiêm Yến đã bàn đến ) không phải là không khả thi.
Và ta lại thấy tác dụng tốt, hiệu quả cao của liệu pháp rèn luyện nhân sinh quan tích cực, lạc quan trong các lĩnh vực cuộc sống.
( Những suy nghĩ từ The Good Mood Guide: How to Embrace Your Pain and Face Your Fears, by Ros Holmes )