Thứ tư, 6 tháng 5 năm 2009

Bài hôm nay:

Stand by me, Video, Nhạc Xanh, song ngữ, bản nhạc nổi tiếng của Ben E. King, nhiều người khắp nơi trên thế giới hát trong video này, có link đến phiên bản John Lennon hát, anh Trần Đình Hoành dịch và nối link.

Thành cổ Phụng Hoàng , Văn Hóa, thành cổ bên sông rất đẹp ở Hồ Nam, và link đến trang web của cổ thành, chị Kiều Tố Uyên.

Thử thách Anh ngữ hàng ngày, anh Trần Đình Hoành.

Ai đó đã nói , Trà Đàm, song ngữ, thơ Hirini Hohaia, chị Loan Subaru dịch

Ngày mai tận thế thì sao ?, Danh Ngôn, song ngữ, Đặng Nguyễn Đông Vy dịch.

Bắt đầu từ người thầy, Trà Đàm, Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh.

Điều tôi ước cho bạn, Trà Đàm, thơ Jacqueline,anh Nguyễn Minh Hiển dịch.

Email chuyển tiếp – Tại sao ?, Trà Đàm, song ngữ, chị Huỳnh Huệ dịch.
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

Khoa giải phẩu ghép hai bàn tay ở Mỹ thành công — hai bàn tay này được một người đã chết trao tặng.

Hút ! Đừng hút ! – một quận ở miền quê Trung quốc hủy bỏ một luật mới của quận khuyến khích quan chức địa phương hút một loại thuốc lá địa phương để tăng thuế lợi tức cho quận, sau khi câu chuyện này phát lên báo chí.
.

Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Kỳ tích Vovinam – Việt võ đạo là môn võ dân tộc Việt Nam đầu tiên sẽ có mặt tại các sân chơi thể thao quốc tế.

“Huyền thoại một con đường” – là cuộc hành trình về với Trường Sơn do Nhà văn hóa SV TP.HCM tổ chức dành cho bạn trẻ.

Phim Điện Biên Phủ – cột mốc vàng vào trường học – hàng trăm nghìn học sinh các trường học tại Quảng Ngãi đã được xem phim tài liệu Ðiện Biên Phủ – cột mốc vàng, hiểu thêm ý nghĩa lịch sử về chiến thắng vĩ đại Ðiện Biên Phủ.

Huy “nhà rường” – Mới 25 tuổi, Nguyễn Phạm Thiên Huy (TP Huế) đã làm cho nhiều người thán phục khi phục chế và dựng mới cho khoảng 70 ngôi nhà rường lớn.

Những chàng trai trên đảo Tiên Nữ – hòn đảo chìm đang giữ nhiều thứ “nhất”: xa đất liền nhất, khí hậu khắc nghiệt nhất, địa hình hiểm trở nhất và là nơi đón mặt trời đầu tiên của Tổ quốc.

Cháu bé 6 tuổi có khả năng nổi trên mặt nước – cháu Trần Thịnh Tiến, ở ấp Ga, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

650 triệu đồng cho hoạt động xã hội từ thiện – TCty Thép VN đã lập các chương trình hoạt động xã hội từ thiện thông qua Quỹ TLV Lao Động trong kế hoạch năm 2009.

Việt Nam nhận bộ “kit” chẩn đoán nhanh virus cúm A/H1N1 – do trung tâm khống chế dịch bệnh Hoa Kỳ gửi.

Bác sĩ cho mẹ – 15 năm kiên trì chăm sóc, con đã giúp người mẹ ngây ngây dại dại dần tỉnh lại.

Mỹ mở rộng hạn visa cho công dân VN

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Stand by Me (Phiên bản quốc tế)

Ben E. King, Summerfest 2006
Ben E. King, Summerfest 2006

Chào các bạn,

Stand by Me là bản nhạc rất nổi tiếng của Ben. E. King, ca sĩ nhạc soul và R&B (Rythm & Blues — thuộc dòng nhạc Jazz). Ông sinh năm 1938 ở New York. Hiên thời ở bang New jersey, kế New York, và hoạt động cho quỹ từ thiện Stand by Me do ông sáng lập. John Lennon cũng đã hát bài này.

Phiên bản chúng ta có đây là phiên bản quốc tế, do nhiều người trên khắp thế giới hát, phần nhiều là trên đường phố. Post lên đây để các bạn dùng vài phút mở đầu ngày. Mình cũng đã dịch lời sang tiếng Việt dưới đây.

Mến,

Hoành
.

Stand by me

When the night has come
And the land is dark
And the moon is the only light we’ll see
No I won’t be afraid, no I won’t be afraid
Just as long as you stand, stand by me
And darlin’, darlin’, stand by me,
Oh now now stand by me
Stand by me, stand by me
If the sky that we look upon
Should tumble and fall
And the mountains should crumble to the sea
I won’t cry, I won’t cry, no I won’t shed a tear
Just as long as you stand, stand by me
And darlin’, darlin’, stand by me, oh stand by me
Stand by me, stand by me, stand by me-e, yeah
Whenever you’re in trouble won’t you stand by me,
Oh now now stand by me
Oh stand by me, stand by me, stand by me
Darlin’, darlin’, stand by me-e, stand by me
Oh stand by me, stand by me, stand by me

Ben E. King
.

Đứng bên em

Khi đêm về
Và mặt đất tối tăm
và mặt trăng là ánh sáng duy nhất ta thấy
Không, em sẽ không sợ hãi, không, em sẽ không sợ hãi
Nếu anh đứng bên em, đứng bên em.

Và anh ơi, anh ơi, đứng bên em,
Ô, ngay bây giờ, đứng bên em
Đứng bên em, đứng bên em

Nếu bầu trời ta đang ngắm
Sụp đổ
Và núi ngã vào biển
Em sẽ không khóc, em sẽ không khóc,
Em sẽ không đổ giọt nước mắt nào
Nếu anh đứng bên em, đứng bên em,

Và anh ơi, anh ơi, đứng bên em, Ô đứng bên em
Đứng bên em, đứng bên em, đứng bên em, vâng,

Khi anh gặp khó khăn,
Anh sẽ đứng bên em không?
Ô ngay bây giờ, đứng bên em
Ô đứng bên em, đứng bên em, đứng bên em

Trần Đình Hoành dịch

Thành cổ Phụng Hoàng

cph1

cph2

cph3

cph4

cph5

cph6

cph7

Tương Tây nơi trú ngụ của người dân tộc Miêu và Thổ có một thành cổ rất nổi tiếng mang tên Thành cổ Phụng Hoàng.

Thành cổ này nằm ven phía Tây của tỉnh Hồ Nam, với tổng diện tích 1751.1km2, Nam Bắc dài 66 km, Đông Tây rộng 50 km.

Tổng nhân số là 390.000 người. Toàn huyện phân thành 9 xã 22 thôn, là nơi hội tụ của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người dân tộc Miêu và Thổ ( chiếm hơn một nửa).

Khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 15.9C, lượng mưa trung bình là 1308.1mm, cách Trương Gia Giới khoảng 200km.

Thành cổ Phụng Hoàng có lịch sử rất lâu đời. Sử sách có lưu lại rằng đời Đường nơi đây là huyện Dương.

Đời Nguyên、Minh có rất nhiều trại quân được đóng tại đây.

Đến đời Thanh được đổi tên thành “Trấn Can”. Thời kì này bắt đầu xây dựng một vài Đình ven bờ Giang Đà (một nhánh nhỏ của sông Trường Giang (Dương Tử) chảy bao quanh thành cổ ), với vật liệu chủ yếu là tre trúc chặt trong rừng, và được gọi là Đình Phụng Hoàng.

Đến năm 1797 thì các Đình được nâng cấp và xây dựng hàng loạt hai bên bờ sông tạo thành Thành nhỏ trên sông và được đổi tên thành Thành Phụng Hoàng.

Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Động Kì Lương (奇梁洞), Cung Triều Dương(朝阳宫), Cung Vạn Thọ (万寿宫), Miếu Thiên Vương(天王庙), Điện Đại Thành(大成殿), Lầu Hà Xương(遐昌阁), Tháp Vạn Danh(万名塔), Thành Nam Trường(南长城), Trại Bàn Đá(石板寨), Cầu Hoàng Ti(黄丝桥古城)….tất cả đã tạo thành một bức họa tuyệt diệu, và góp phần cho Phụng Hoàng được mệnh danh là Thành cổ đẹp nhất Trung Quốc.

Nhân kiệt địa linh, phong cảnh hữu tình, là nơi kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, con người, phong tục tập quán…

Vào khoảng tháng 2 bạn có thể đến đây du xuân, dự những buổi lễ khấn thần Thổ Địa.

Tháng 3 có tết Thanh Minh.

Tháng 4 có lễ Tứ Nguyệt Bát “四月八节”( lễ hội lớn nhất của người dân tộc Miêu)…

Tại đây cứ 5 ngày lại họp chợ một lần, thời gian họp chợ của các thôn thường khác nhau, do đó tại Phụng Hoàng gần như ngày nào cũng có họp chợ. Người ta đến đây không chỉ đơn thuần trao đổi hàng hóa mà người Miêu cho rằng đây cũng là nơi tranh tài, tranh sắc của những cô gái trẻ. Do đó đến Thành Cổ Phụng Hoàng bạn không chỉ dùng mắt để ngắm nhìn phong cảnh mà còn phải dùng tâm linh để cảm nhận nét đẹp văn hóa nơi đây .

Các bạn có thể đến tham trang web của thành cổ Phụng Hoàng ở đây.

Kiều Tố Uyên
DHS, Hồ Nam, Trung Quốc

Thử thánh Anh ngữ hàng ngày — 6.5.2009

englishchallenge

Chào các bạn,

Cám ơn các bạn đã hưởng ứng nhiệt liệt việc dịch bài thơ Dreams hôm qua. Bài thơ đó rất giản dị, không có nhiều điều phải mang qua bản dịch–chỉ có hai hình ảnh đơn giản và một ít nhịp điệu. Như các bạn đã thấy, thử thách trong một bài như vậy thường là làm thế nào để bài dịch của mình có nhịp điệu hay mà không phải thêm thắt gì mấy. Nếu thêm thắt vài từ vô thưởng vô phạt để lấy nhịp điệu thì chẳng ai phàn nàn. Và, như chị Huệ nói, việc chính là đọc lên nghe êm ái như thơ.

Hôm nay chúng ta có 2 thử thách (thay vì một 🙂 )

* Thử thách 1 dễ hơn, nhưng vui hơn (Luật đời là vậy, uống cà phê và chơi game thi vui hơn là giải toán 🙂 ). Đây là một bài từ chị Huỳnh Huệ gọi là Grammar for Life. Gồm các câu nói đến các qui luật grammar Anh ngữ, nhưng áp dụng cho đời sống, để các bạn dịch ra Việt ngữ.

* Thử thách thứ hai là một đoạn ngắn trong một bài báo của Newsweek để các bạn dịch qua Việt ngữ. Sở dĩ mình chọn Newsweek vì Newsweek là tuần báo hàng đầu của Mỹ, và được các thầy cô dạy Anh văn dùng trong lớp nhiều nhất cho học sinh. Newsweek viết bài cũng với mục đích được dùng để dạy Anh văn.

Mình nghĩ là các bạn nên đọc báo nước ngoài thường xuyên để từ từ ngấm “giọng Anh văn mẹ đẻ.”

Chúc các bạn một ngày vui. Hai thử thách này ở dưới đây. Nhào vô chiến đấu nhé.

Mến,

Hoành
_____________

I. Grammar For Life

Live in active voice, not the passive.
Think more about what you make happen than what happens to you.

Live in the indicative mood rather than subjective.
Be concerned with things as they are rather than as they might be.

Live in the present tense facing the duty at hand.
Without regret for the past or worry for the future.

Live in the first person,
criticising yourself rather than finding fault with others.

Live in singular number,
caring more for the approval of your own conscience than for the applause of the crowd.

And if you want a verb to conjugate,
you cannot do better than to take a verb “to love”.

II. Prisoners of the White House

Smart decisions don’t grow in a vacuum. The most successful presidents recognize the fact and encourage debate—and even rivalry—between their advisers. They do their best to consider the options fully. All the same, it’s harder than many people might imagine for our national leaders to keep the field of opinions from turning into a monoculture.

It’s the curse of the modern presidency. Our chief executives need to make an active, aggressive effort to reach beyond their immediate circle of advisers, to demand fresh thinking and avoid the sycophancy that comes with the Oval Office. Otherwise, they’ll only hear what they want to hear—or what their aides tell them. To judge from “War of Necessity, War of Choice,” Richard N. Haass’s new book on presidential decision-making with regard to Iraq, George W. Bush lived in a bubble, partly of his own making, that walled off creative dissent or even, in some cases, common sense.

Mindful of his predecessor, Barack Obama seems to be trying harder to make sure he hears all sides. On the night of April 27, for instance, the president invited to the White House some of his administration’s sharpest critics on the economy, including New York Times columnist Paul Krugman and Columbia University economist Joseph Stiglitz. Over a roast-beef dinner, Obama listened and questioned while Krugman and Stiglitz, both Nobel Prize winners, pushed for more aggressive government intervention in the banking system.

END

Ai đó đã nói

birdflying1

Someone Once Said

someone once said
that I was blind
because I could not see
what was in front of me.

ai đó đã nói
rằng tôi mù
vì tôi không thấy được
những gì trước mắt
.
.

someone once said
that I was deaf
because I could not hear
the call of someone who was very near.

ai đó đã nói
rằng tôi điếc
vì tôi không nghe được
tiếng gọi của ai đó rất gần.
.

someone once said
that I was dumb
because I could not speak
my mind while I was in the hot seat.
.

ai đó đã nói
rằng tôi câm
vì tôi không nói được
ý mình mỗi khi bị quay
.

birdsflying

and in reply I said
that I could see
the beauty of the world
I could see the beauty of a birds wings
when they unfurled
just before flight.

và tôi đáp
tôi có thể thấy
vẻ đẹp của thế giới
tôi có thể thấy vẻ đẹp của những cánh chim
khi chúng giang ra
trước khi tung cánh.
.

and in reply I said
that I could hear
the very beat of his heart
when he was happy or when in fear.

và tôi đáp
tôi có thể nghe
từng nhịp đập của trái tim anh
khi anh hạnh phúc hay sợ hãi.
.

and in reply I said
that a picture is worth a thousand words
so look about and you’ll see
that there are paintings and pictures
look around and you’ll see
that they are drawn and painted by me

và tôi đáp
một bức tranh đáng giá cả ngàn từ
vậy hãy nhìn xung quanh và bạn sẽ thấy
những bức tranh và bức họa
nhìn xung quanh và bạn sẽ thấy
chúng đang được vẽ và họa bởi chính tôi

Hirini Hohaia
Loan Subaru dịch

Bắt đầu từ người thầy

thay
Nguồn: Tuổi Trẻ

Nhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ… và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết.

Gần đây hơn các nhà tâm lý giáo dục đã đúc kết:

Chúng ta nhớ…………….. Những gì ta

10% …………………………..đọc
20% …………………………..nghe
30% …………………………..thấy
50% …………………………..nghe và thấy (các phương tiện nghe nhìn)
80% …………………………..nói (đối thoại với thầy, thảo luận nhóm…)
90% …………………………..nói và làm điều chúng ta suy nghĩ (đóng kịch, sắm vai thực tập trong phòng thí nghiệm hay hiện trường để áp dụng điều đã học…)

Như thế với phương tiện nghe nhìn, người học nhớ được 50% nội dung trình bày, thế cũng đã tốt. Nhưng nếu chính người học chủ động hành động như nói hay làm thì hiệu quả còn cao hơn. Ví dụ phương pháp sắm vai có thể chỉ chiếm 15 phút mà gây được sự “thức tỉnh” nhớ đời.

Thảo luận nhóm, mô phỏng sắm vai… có thể được thực hiện mà không cần máy móc. Dự một lớp học ở Philippines cách đây vài năm, tôi ngạc nhiên thấy ở một lớp cao học người ta ghi kết quả thảo luận trên những tờ giấy dầu vàng khè. Hỏi ra mới biết có sự cố tình dùng các phương tiện rẻ tiền để người học có thể ứng dụng khi trở về các địa phương nghèo mà không viện cớ thiếu phương tiện.

Các nhà giáo dục nhắc rằng các phương tiện máy móc chỉ là trợ cụ. Người học vẫn thụ động tiếp thu nội dung từ trên xuống, từ bên ngoài vào. Vẫn thiếu điều chính yếu là sự tự học bằng cách tham gia vào quá trình học tập. Do đó vấn đề cốt lõi của thay đổi phương pháp giáo dục là con người chứ không phải cái máy.

thay1
Những khó khăn gặp phải từ phía người thầy

Nếu chỉ cần nhập ồ ạt các trang thiết bị thì chỉ cần tiền. Cái khó xuất phát từ sự thay đổi của người thầy. Nếu thầy là sản phẩm của giáo dục từ chương thì khó biến kiến thức thu nhận được thành “của riêng mình”, một thứ kiến thức được thử thách từ thực tế cuộc sống mà mình có thể “xào qua nấu lại” để ứng dụng trong những hoàn cảnh khác nhau.

Kiến thức ấy vừa sâu vừa rộng để có thể theo dõi những tranh luận của người học mà không sợ họ kéo mình ra ngoài đề, lại tự tin đủ để tổng hợp, tóm lược được những gì được phát biểu một cách lộn xộn trong lớp học. Kiến thức ấy vững chắc đủ để ta có thể sáng tạo trong phương pháp truyền đạt từ tình hình cụ thể của lớp học. Ví dụ thay vì giảng bài có thể đặt ra một số câu hỏi thảo luận nhóm. (Theo kinh nghiệm bản thân thì các nhóm nêu lên được hầu hết các khía cạnh của nội dung. Người thầy chỉ cần thêm những gì còn thiếu, nối kết các ý kiến thành một tổng thể logic).

Tuy nhiên, kiểu dạy này rất mệt, đòi hỏi người thầy nhiều sáng tạo để tùy cơ ứng biến. Và nếu dựa vào trình độ và đặc điểm của người học thì không lớp nào giống lớp nào. Người thầy phải tập trung tư tưởng rất cao để theo dõi diễn biến của lớp học và nắm vững phản hồi từ người học. Chính sự tiếp thu phản hồi này khiến người học thích thú vì ý kiến của họ được coi trọng, từ đó họ phấn khởi tham gia hơn nữa.

Cản ngại từ người học coi vậy mà không khó khắc phục

Đối với trẻ cấp I, II dễ đưa vào phương pháp giáo dục chủ động. Đối với sinh viên và nhất là đối với người lớn tuổi thì khó hơn nhiều. Sinh viên quen thói thụ động và nhút nhát. Họ bám vào “cái chữ” như cái phao an toàn. Bước vào lớp là mọi người lấy tập chép. Họ rất bỡ ngỡ khi được yêu cầu đừng ghi chép và phải suy nghĩ. Điều này rất khó vì họ chỉ quen tiếp thu như cái máy nhớ. Họ càng sợ phát biểu vì e bị chê cười, đánh giá, qui kết. Mối lo dai dẳng là điểm thi. Học theo kiểu “lang bang” này biết viết gì trong bài thi? Các buổi họp nhóm chưa hấp dẫn vì thực hiện chưa đúng qui cách.

Nhưng rồi với tuổi trẻ họ cũng khám phá được sự thu hút của tính sáng tạo, của các mối tương tác của những khám phá nhờ cách học vui vui học. Và trên hết sự gần gũi giữa người dạy và người học. Và từ từ họ khám phá là kiến thức thu nhận được là của chính họ. Và họ không còn nói vẹt nữa.

Trở lại người thầy

Nắm vững nội dung không đủ, người thầy cần một số kiến thức và kỹ năng tâm lý xã hội, đặc biệt là “năng động nhóm” để hướng dẫn sinh viên về tâm lý nhóm nhỏ, về cách tổ chức và điều hành thế nào cho mọi người cùng tham gia, về cách tóm lược và trình bày nội dung thảo luận. Người thầy cũng cần một số kỹ năng trong học vui vui học như sắm vai, mô phỏng, thu thập và dạy bằng tình huống.

Quan trọng nhất là cách cho bài thi để đánh giá một cách cụ thể nhất những gì sinh viên đã thu hoạch được. Nghĩa là ngoài việc kiểm tra kiến thức, người thầy còn đánh giá được cách sinh viên liên hệ chúng với thực tế và với bản thân. Một bài thi mà sinh viên không chép ở người khác được vì họ phải nói về chính họ, nhưng họ rất thỏa mãn vì chính sinh viên sẽ đánh giá được sự tiến bộ của bản thân.

Thầy còn phải nắm vững sự tiến bộ của sinh viên bằng những bài tập nhỏ để kiểm tra kết quả học tập ở từng giai đoạn, những lỗ hổng cần khỏa lấp nếu có bằng các bài tập nhỏ, nhật ký buổi học, những thu hoạch bất chợt. Thái độ tiếp nhận ý kiến khác lạ từ sinh viên của thầy rất quan trọng, bởi lẽ nếu thầy vội vã chê bai hay bất đồng ý kiến thì người học mất hứng và không dám phát biểu nữa.

Tài liệu học tập

Nhiều trường bàn về mở rộng thư viện… nhưng chưa chắc gì sinh viên chịu đọc nếu tiếp tục học theo lối cũ vì họ chỉ cần học thuộc lòng bài giảng của thầy để thi đậu. Điều lý thú trong giáo dục chủ động là khi thảo luận và tranh cãi trong nhóm và khi có sự tranh luận giữa các nhóm họ sẽ đi tìm tài liệu để đọc thêm. Nhiều bạn thú nhận là họ chịu khó đọc sách từ khi học theo phương pháp mới. Muốn sinh viên tự học thì phải có đầy đủ tài liệu tham khảo. Tiếc rằng trong một số ngành như các ngành khoa học xã hội hiện đại như tâm lý học, xã hội học thì tài liệu quá cũ, quá thiếu. Đây không phải là cản ngại nhỏ.

NGUYỄN THỊ OANH

Điều tôi ước cho bạn

angle
What I Wish for You

I wish you Love so deep and true that you know that you ARE Love.

Tôi mong ước cho bạn, Tình yêu thật sâu và chân thật để bạn biết rằng, bạn LÀ Tình yêu.
.

I wish you joy that bubbles up from your toes and pours forth from your heart like a waterfall.

Tôi mong ước cho bạn, niềm vui sướng sủi tăm từ ngón chân của bạn, và tràn ra từ trái tim như một thác nước.
.

I wish you beauty that surpasses what the eyes can see or the mind can define.

Tôi mong ước cho bạn vẻ đẹp vượt qua những gì mắt có thể thấy hay trí óc có thể định nghĩa.
.

I wish you peace that you feel in every cell of your being as an abiding awareness that All is well.

Tôi mong ước cho bạn bình an, mà bạn cảm thấy trong từng tế bào của bạn như một nhận thức thường trực rằng, Tất Cả đều tốt đẹp
.

I wish you abundance in your Earthly life that you may be free to give the gifts of who you are.

Tôi mong ước cho bạn, sung túc trong cuộc sống trần thế, để bạn có thể tự do mang chính mình ra làm quà tặng.
.

Hãy cảm nhận năng lượng quanh ta
Hãy cảm nhận năng lượng quanh ta

I wish you experience of the Truth of Oneness that you may see the face of God in all beings and in every moment.

Tôi mong ước bạn có sự trải nghiệm của Sự thật nhất thể, để bạn có thể thấy khuôn mặt của Thượng đế trong mọi sinh linh và trong mọi thời điểm.
.

I wish for you what I wish for myself…that you remember who you are.

Tôi mong ước cho bạn điều tôi mong ước cho tôi… rằng bạn nhớ bạn là ai.

with Love and Gratitude,
Jacqueline

Với tình yêu và sự tri ân,
Jacqueline.

Nguyễn Minh Hiển dịch

EMAIL CHUYỂN TIẾP : TẠI SAO?

email
Cuộc đời: món quà lớn nhất

Tình yêu : quà tặng thứ hai

Hiểu biết:   tặng vật thứ ba

Công việc : món quà thứ tư

Mỗi người còn nhiều tặng vật

Riêng tôi thư cũng là quà

Có khi bạn hỏi tại sao

Bạn bè chuyển thư điên tử

Mà không viết một lời nào

Giải thích có thể là đây

Khi chẳng có tin để kể

Muốn giữ mối dây liên lạc

Đoán xem bạn sẽ làm gì

Bạn chuyển tiếp thư điện tử

Khi bạn có gì để  kể

Mà chẳng biết kể thế nào

Đoán xem bạn sẽ làm gì

Bạn  chuyển tiếp thư điện tử

Khi bạn có  nhiều để nói

Mà không biết nói vì sao

Bạn  chuyển tiếp thư điện tử

Khi bạn còn được  người ta cần

Khi bạn còn được người ta nhớ

Khi bạn vẫn còn quan trọng

Khi bạn vẫn còn được yêu

Khi bạn vẫn còn được nhớ

Đoán xem bạn sẽ  có  gì

Bạn có  email  chuyển tiếp

Thế nên với bạn và những người thân

Lần sau nhận thư tôi chuyển tiếp

Hiểu giùm tôi nhé bạn ơi

Rằng  tôi  không chỉ gửi thư

Mà là nỗi nhớ trong tim

Huỳnh huệ dịch
.
email1
A FORWARDED EMAIL :   WHY

Life is the first gift,

Love is the second,

Understanding is the third.

Work is really the fourth

Sometimes, we wonder why friends keep

forwarding mails to us

without writing a single word……..

Maybe this could explain why……….

When you have nothing to say,

still want to keep contact,

guess what you do,

you forward mails.

When you have something to say,

but don’t know what,

and don’t know how,

guess what you do,

you forward mails.

When you have a lot to say,

and don’t know why,

guess what you do,

you forward mails.

When you are still wanted,

when you are still remembered,

when you are still important,

when you are still loved,

when you are still missed,

guess what you get

A Forwarded Mail.

So dear friends and family

next time if I forward you a mail

don’t think I have only sent you a mail

but I’ve remembered you in my heart.

( ANONYMOUS)