Thứ hai, 11 tháng 5 năm 2009

Bài hôm nay:

“Tui là gấu”, Utada Hikaru, Văn Hoá, Video, Nhạc Xanh, chị Loan Subaru.

Thử thách Anh ngữ hàng ngày
, anh Trần Đình Hoành.

Tạo sức đề kháng cho giới trẻ Việt Nam, Trà Đàm, cố Thạc sĩ Nguyễn thị Oanh.

Thiên nhiên, Danh Ngôn, song ngữ, chị Đặng Nguyễn Đông Vy dịch.

Hoa nở trong tuyết, Danh Ngôn, song ngữ, Wasabi & Vallikie dịch.

Mẹ dạy tôi, Trà Đàm, song ngữ, chị Huỳnh Huệ dịch.

Bạn quen nghe thấy gì ?, Trà Đàm, song ngữ, anh Nguyễn Minh Hiển dịch.
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

Khỉ vượt tường trốn khỏi sở thú, rôi thay đổi ý kiến, trở về – Karta, một chú khỉ orangutang ở sở thú thành phố Adelaide, Úc, đã vượt rào, leo tường, trốn ra ngòai. Sở thú phải đóng của một ngày và hoàn trả giá vé cho khách hàng. Nhưng sau khi ra phố chơi được nữa tiếng, chú đổi ý kiến, và leo tường trở về. Nhân viên sở thú sửng sốt với chú chàng siêu thông minh này.

Lợn tí hon sống tốt trong nhà mới – trong đồng cỏ Assam, Ấn độ, do Quỹ Bảo tồn Lợn Tí hon quản lí. Loại lợn này chỉ cao 25cm, nặng tối đa 6 hay 7 kg., và có nguy cơ tuyệt chủng nếu sống nơi hoang dã.
.

Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Mừng đại lễ Phật đản – những hoạt động đón mừng đại lễ trên toàn quốc.

Lễ hội văn hóa Đông phương 2009 – tại trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) TP.HCM, do khoa Đông phương học của trường tổ chức, với sự hỗ trợ của Tổng lãnh sự Indonesia.

Nhà sư chăm lo chuyện học cho trẻ nghèo – Thầy Thích Thiện Sanh (trụ trì chùa An Phước ở ấp 4, An Bình Tây, huyện Ba Tri, Bến Tre) tốt nghiệp Đại học Phật học, trở về vùng quê cơ cực nơi mình sinh thành để thực hành ý nguyện hỗ trợ cho con em nhà nghèo theo đuổi sự học.

Người đưa tiếng Việt vào Harvard – Từ nhiều năm qua, nhà trí thức người Việt – Giáo sư Ngô Như Bình này đã không ngừng đem kiến thức chuyên môn để duy trì và truyền lại tiếng nói và văn hoá của quê hương cho các thế hệ người Việt đang sinh sống tại nước Mỹ.

Xây dựng trung tâm điện lực lớn nhất ĐBSCL – Tập đoàn dầu khí VN (Petrovietnam) đã hoàn thiện những khâu cuối cùng để ngày 10.5 khởi công thực hiện dự án cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Long Phú tại xã Long Đức, H.Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Sống mãi tuổi 20 – T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Quảng Bình và Hội cựu TNXP VN vừa tổ chức chuyến gặp gỡ đầy ý nghĩa cho hàng trăm cựu TNXP chiến trường ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Các nước đánh giá cao cam kết của VN về nhân quyền – tại trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ), nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) kiểm điểm định kỳ về tình hình bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia thành viên LHQ.

Đức năng thắng số – Câu chuyện đời tự kể lý thú.

Thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt điểm TOEFL iBT cao nhất đến thời điểm này: 114/120 điểm. – Nguyễn Hàng Phương Dung muốn trở thành nhà ngoại giao.

Hoa khôi “Nét đẹp học đường” – Cô gái 19 tuổi đáng yêu.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

“Tui là gấu”, Utada Hikaru

Chào các bạn,

Cả tuần nay, mình thấy các bạn rất nhiệt tình, và cũng khá vất vả (?) chiến đấu với mục “Thách thức Anh ngữ hàng ngày” của anh Hoành và chị Huệ. Vì thế, để giúp các bạn thư giãn vài phút, cũng như giúp các bạn nạp thêm chút năng lượng trước khi bắt tay vào “xử” các bài tập Thách thức Anh ngữ của tuần này, xin được giới thiệu với các bạn video clip bài hát “Tui là gấu”. 

BearĐây là một bài hát khá nổi tiểng, do ca sĩ trứ danh người Nhật – Utada Hikaru sáng tác, lấy cảm hứng từ con gấu nhồi bông của chị. Bài hát này được phát thanh và phát sóng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 10 năm 2006, trong chương trình “Mina no Uta” (Everybody’s song, đối tượng chủ yếu là trẻ em). Ngay sau khi phát sóng, và thể theo yêu cầu nồng nhiệt của khán thính giả, bài hát này được phát liên tiếp trong suốt 4 tháng (từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 1 năm 2007) và cũng liên tục đứng đầu trong bảng xếp hạng đĩa đơn J-POP ở Nhật trong năm 2006. 

Mời các bạn thưởng thức và chúc các bạn một tuần thật vui! 😀

À, do bài hát bằng tiếng Nhật, nên mình xin lược dịch một chút để các bạn có thể hiểu được nội dung!

Tui là gấu

Tui không phải là xe hơi, mà là gấu

Tui không đi được, nhưng tui có thể khiêu vũ

Tui không nói được, nhưng tui có thể hát

Tui là gấu, gấu, gấu.

 

Tui là gấu

Tui ghét cãi nhau lắm

Đối thủ của tui là con tôm chiên

Kiếp trước chắc tui là kẹo sô-cô-la

Tui là gấu, gấu, gấu.

 

Xin chào, tui tên là Gấu

Bạn có khỏe không?

 

Tui là gấu

Mùa đông thì buồn ngủ lắm

Buổi tối thì

“Chúc anh gối ngủ ngon nhé” (Note: anh gối: cái gối)

Buổi sáng thì

“Chào buổi sáng, anh gối nhé”

Tôi là gấu, gấu, gấu

Tôi là gấấ…uuuu. 

 

Thử thách Anh ngữ hàng ngày — 11.5.2009

englishchallenge

Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta đặt link thường trực đến VOA Special English, là chương trình thông tin bằng tiếng Anh đọc chậm và dùng các từ đơn giản (trong khoảng 1,500 từ chính) cùa đài Voice of America (ở Washington DC). Những bài này vừa có chữ viết vừa đọc, nên rất tiện cho các bạn học tiếng Anh.

Để tiện nghi cho các bạn, Link này đặt nằm ngay dưới link “Thử thách Anh ngữ”.

Cho thử thách hôm nay, chúng ta có một đoạn văn chị Huỳnh Huệ gửi đến để dịch sang Anh ngữ. Đây là một đọan văn xuôi, tuy nhiên nó có nhịp điệu rất hay và, cũng như đa số bài văn hay, nó có ngôn ngữ rất đơn giản. Vậy khi dịch các bạn nên cố gắng đạt được hai điều đó, bên cạnh ý nghĩa.

Về bài thử thách hôm thứ bảy, các bạn vẫn cứ nên tiếp tục, rồi mình sẽ xem lại và phân tích thêm, nếu cần.

Mấy hôm nay phấn hoa ở Washington có rất nhiều trong không khí, làm mình bị dị ứng dữ quá, nên không hoạt động được như bình thường. Hơi chậm. Nhưng các bạn cứ tấn công các thử thách này, và mình sẽ thêm ý kiến trong những điểm quan trọng.

Chúc các bạn một tuần vui.

Mến,

Hoành
__________

Để các bạn cảm nhận sức mạnh của ngôn từ  từ   chính  các bản dịch của các bạn, hôm nay xin các bạnthử  sức với  một đoạn từ  bài viết rất hay về chính chủ đề này của tác giả Chuck Gallozzi có tựa đề Wise Words.  Phần mở đầu  này độ dài  230 từ.

“The difference between a mean word and a kind word is the difference between lightning and a lightning bug

The Roman Statesman, Cato The Elder (BC 234-149), taught “Speech is the gift of all, but the thought of few.” When was the last time you thought about the power of speech? When speaking, are you always aware that we use speech to inspire, strike fear, dissuade, persuade, console, hurt, disappoint, encourage, educate, censure, exchange ideas, vent feelings, pontificate, argue, thank, threaten, ridicule, criticize, cheer, sadden, curse, brag, comfort, insult, provoke, incite, or apologize.? Before you speak, do you remind yourself our words can express understanding, hate, love, praise, appreciation, resentment, kindness, respect, rudeness, or wisdom? How do you apply the gift of speech? Do you use it to tell jokes, spread rumors, wrench tears, recite poetry, or instill hope?

Have you ever been hurt by the remarks of others? Many have. That’s why Pontianus, who was crowned Pope on July 21, 230 and reigned until 235, wrote in his Second Epistle, “The stroke of the whip maketh marks in the flesh: but the stroke of the tongue breaketh the bones. Many have fallen by the edge of the sword: but not so many as have fallen by the tongue.” That’s a strong commentary about the pain words can cause. But words don’t have to hurt. They can soothe, uplift, and give support.”

Tạo sức đề kháng cho giới trẻ VN

yoga

Nguồn: Tuổi Trẻ

Với quá trình toàn cầu hóa, thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt văn hóa nữa. Việt Nam không là một ngoại lệ với sự xâm nhập của phim ảnh lai căng, bạo lực, đồi trụy đến tận thôn ấp.

Cho nên vấn đề chính yếu là làm sao giúp cho thanh niên tăng sức đề kháng hay sự miễn nhiễm.

Là một phụ nữ, tôi hay quan sát các phong trào thời trang trong giới trẻ. Và một điều đã rõ là những người chạy theo mốt, những người bắt chước đám đông là những người thiếu bản lĩnh, thiếu tự tin. “Ai làm sao tôi phải làm vậy”. Họ tự khẳng định mình bằng một bề ngoài “sành điệu”. Những bạn trẻ đang học hành tốt, thành đạt trong sự nghiệp, thích hoạt động xã hội (vì có một lý tưởng sống) dù cũng quan tâm đến cái đẹp, sự lịch sự nhưng thời trang không phải là nỗi ám ảnh của họ. Họ tự tin đối với những gì mình đang có vì đó là những chân giá trị.

Tôi cũng thích quan sát phụ nữ ở Việt Nam và trong vùng với chuyện trang phục. Những năm 1970, tiếp viên hàng không Thái Lan phát âm tiếng Anh rất kém, nhưng phụ nữ Thái trên đường phố Bangkok thì ăn mặc khá cầu kỳ. Những năm 1990 khi tôi trở lại thì tiếp viên phát âm rất chuẩn và phụ nữ trên đường phố ăn mặc giản dị hơn nhiều. Hồi tôi học đại học ở Philippines những năm 1970 thì cả cô giáo lẫn nữ sinh đều rất diện, luôn ăn mặc đúng mốt và chải chuốt. Những năm 1990 tôi trở qua họ cũng giản dị hơn. Phụ nữ Nhật trên các chuyến du lịch ăn mặc trang nhã, không lòe loẹt cầu kỳ, không hở hang. Đặc biệt, nữ công nhân viên chức Singapore đẹp trong các trang phục vừa giản dị vừa thẩm mỹ. Từ lâu tôi đã tự kết luận đây là những cá nhân tự tin đối với bản thân và tự hào vì là công dân của những nước không còn là “nhược tiểu’. Dường như những cá nhân này và xã hội của họ phải trải qua một quá trình để đạt tới một trình độ phát triển nào đó và một phong cách mà tôi xin tạm gọi là văn minh. Vì sự giản dị là đỉnh cao của cái đẹp.

Xã hội Việt Nam đang bước vào quá trình hiện đại hóa, thanh niên Việt Nam cũng đang đi tìm mình và cách tự khẳng định. Để làm việc này họ không có cách nào hơn là góp nhặt những mẫu hình (môđen mà xã hội đem lại cho họ qua phim ảnh quảng cáo và gương của người lớn. Tiếc rằng phim ảnh không thật sự phản ánh đời thường ở các nước tiên tiến. Ví dụ như cách ăn mặc, lối sống của các nhân vật trong phim Hàn Quốc không phản ánh cuộc sống thường ngày của đất nước họ. Cũng vậy, nếu người nước ngoài biết Việt Nam qua cách ăn mặc và diễn xuất của ca sĩ trẻ Việt Nam thì chắc chắn họ sẽ kinh hồn. Còn quảng cáo thì đang góp phần cổ vũ cho nếp sống “sành điệu”, xa hoa, những giá trị vật chất, thực dụng. Ngôn ngữ lai căng không chỉ tuổi trẻ bày ra mà chính báo chí đang khuếch trương nó mạnh mẽ.

tuoitreplay
Tuổi trẻ rất cần thần tượng mà khoa học gọi là “mẫu hình về vai trò “ (role model) để tham khảo trong quá trình hình thành nhân cách. Trong khi ở Trung Quốc, các thần tượng được mến chuộng nhiều nhất là các nhà du hành vũ trụ, các nhà khoa học rồi mới đến ca sĩ, nghệ sĩ… thì ở Việt Nam, tuổi trẻ chỉ mới biết yêu chuộng ca sĩ, nghệ sĩ. Đó cũng là do cách mà các phương tiện truyền thông phổ biến thông tin đến với họ.

Thanh niên xem phim Hàn, thiếu nhi xem truyện tranh Nhật vì xã hội không cung ứng cho chúng những sản phẩm hấp dẫn hơn.

Tạo sức đề kháng cho tuổi trẻ VN bằng cách nào?

Không có cách nào khác hơn là giáo dục sự tự tin, khơi dậy sự tự hào là cung cấp cho họ những thức ăn tinh thần bổ dưỡng. Đến nay ta chưa làm được điều này vì thật ra rất khó. Giáo dục gia đình còn tạo sự thụ động, phụ thuộc nơi con em thay vì giáo dục sự tự tin. Cũng vì cách giáo dục này mà đa số bạn trẻ rất thiếu tự tin và dễ bắt chước đám đông, còn một số khác thì nổi loạn bằng cách sống lập dị, chạy theo những phong trào tiêu cực. Ta muốn cho đa số thanh niên ăn học đến nơi đến chốn, có nghề nghiệp ổn định, thành đạt trong sự nghiệp, sống một cuộc sống có ý nghĩa để tự tin. Với tình trạng hiện nay của ngành giáo dục, e rằng đây là một mục đích còn phải có thời gian mới đạt được.

Để xây dựng niềm tự hào dân tộc, một quá khứ vẻ vang chưa đủ, phải có cái gì đó là thành tích của ngày hôm nay mới mang tính thuyết phục. Việt Nam được khen ngợi vì kinh tế đang lên nhưng cũng đang ngổn ngang với đạo đức xuống cấp và tiêu cực đủ loại. ở một số mặt, Việt Nam còn đứng cuối trong danh sách các nước. Điều này ít nhiều làm suy giảm niềm tin nơi giới trẻ.

Có lẽ cũng do tình hình chung mà tư tưởng lớn, ấn phẩm hay chưa xuất hiện và hoạt động văn hóa tinh thần chưa dồi dào khiến tuổi trẻ của chúng ta đang đói. Dù nỗ lực nhiều, Việt Nam cũng còn là một nước nhược tiểu, kém phát triển là giải quyết vấn đề lối sống của tuổi trẻ không nằm ngoài một cuộc chấn hưng đạo đức mạnh mẽ và nỗ lực phát triển toàn diện từ kinh tế kỹ thuật tới văn hóa xã hội. Trên hết phải trả lời cho bằng được câu hỏi tại sao tư tưởng lớn, sản phẩm văn học hay lại tắt tịt?

tuoitre

Mấy đề nghị cụ thể

Trên đây là những vấn đề lớn mà việc tìm câu trả lời không thuộc phạm vi bài này dù nhất định chúng phải được trả lời thì mới tìm được lối ra. Trong khi chờ đợi chúng tôi có mấy đề nghị nhỏ sau:
– Giáo dục gia đình và học đường phải thay đổi để xây dựng lòng tin nơi tuổi trẻ, để họ tự khẳng định mà không sống theo đuôi.

– Tuổi trẻ rất say mê cái hiện đại, cái mới. Làm sao cho họ tiếp cận được những khía cạnh tích cực của xã hội hiện đại trong và ngoài nước như tác phong công nghiệp, tính năng động sáng tạo, tính trung thực và thẳng thắn, tính phóng khoáng, tổ chức lao động một cách khoa học, giải quyết vấn đề có hiệu quả… mà phim ảnh nước ngoài không thể cung cấp cho họ. Ví dụ như tham gia các chương trình hợp tác giáo dục, tham quan các doanh nghiệp lớn, tiếp xúc với những khách mời đặc biệt trong và ngoài nước…

– Tiếp xúc ít nhiều với tuổi trẻ thành phố, tôi thấy rõ là họ rất hâm mộ những gương tốt trong các nhà khoa học, các nhà giáo dục. các nhà hoạt động xã hội, các nhà doanh nghiệp giỏi… có tinh thần yêu nước và tự cống hiến vì lợi ích chung. Nhu cầu “mẫu hình về vai trò” (role model) mà ta gọi là thần tượng để hình thành nhân cách là một nét tâm lý tự nhiên. Có lẽ xã hội chưa tạo điều kiện đủ để đôi bên gặp gỡ nhau. Trong khi đó thì đêm đêm họ tiếp xúc với ca sĩ, nghệ sĩ trong và ngoài nước trên các phương tiện truyền thông và các tụ điểm ca nhạc.

– Phim ảnh, quảng cáo tập trung cổ vũ cho nếp sống tiêu xài, cho cái đẹp bên ngoài, cho những mẫu thời trang hết sức xa lạ với người nghèo. Tóm lại là những giá trị sống không đóng góp gì cho sự đi lên của dân tộc. Tôi còn nhớ trước giải phóng, một nhà xã hội học Bỉ đi ngang chợ bán đồ Mỹ ở đường Nguyễn Thông, so với ngày nay thì ngôi chợ này chẳng có nghĩa lý gì, vậy mà bà tỏ vẻ lo ngại và nói: “Chính việc phơi bày của cải vật chất ê hề như thế này tạo sự thèm muốn mà khi không có tiền để mua thì người ta trộm cướp. Tội phạm sản sinh ra từ đó”. Quảng cáo sẽ luôn là quảng cáo, nhưng trên thế giới có những tổ chức dân sự cảnh báo khi nội dung quảng cáo sai lệch. Các chức này được gọi là “media watch” (canh gác các phương tiện truyền thông).

– Thị trường là thị trường và mục đích của nó là lợi nhuận. Nhà nước không thể kiểm soát tất cả, không thể bao quát mọi vấn đề nảy sinh. Do đó trên thế giới xuất hiện một lực lượng thứ ba gọi là “xã hội dân sự” xuất phát từ những lợi ích của nhân dân mà hai lực lượng trên không kham nổi. Ví dụ các tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em, các tổ chức chấn hưng đạo đức, bảo vệ văn hóa dân tộc trước làn sóng toàn cầu hóa… “Media watch” là một ví dụ. Ở nước ta bắt đầu xuất hiện các tổ chức hoạt động xã hội từ thiện có hiệu quả như Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và một số hội khác. Bất cứ xã hội nào cũng không thiếu những nhà hoạt động bất vụ lợi, am hiểu một lĩnh vực nào đó và sẵn sàng đứng ra bảo vệ một lý tưởng, một nhóm xã hội thiệt thòi… Cùng với Nhà nước trong một khung pháp lý phù hợp, họ sẽ góp phần vào việc lành mạnh hóa xã hội một cách đáng kể.

NGUYỄN THỊ OANH

Mẹ dạy tôi

MotherdayMẹ dạy tôi LÔGIC
‘Nếu con té từ cái đu gãy cổ, con chẳng thể đi cửa hàng với mẹ’

Mẹ dạy tôi Y HỌC
‘Nếu con không ngừng làm mắt lé, mắt con sẽ bị lé luôn ‘

Mẹ dạy tôi LẬP KẾ HOẠCH
‘Nếu con không đỗ kỳ thi chính tả, con sẽ chẳng kiếm được việc làm tốt nào đâu’

Mẹ dạy tôi về NGOẠI CẢM
‘Mặc áo lạnh vào, con cho rằng mẹ không biết khi nào con lạnh hay sao?’

Mẹ dạy tôi đương đầu với THÁCH THỨC
‘Con đang nghĩ gì? Trả lời mẹ khi mẹ nói với con. Đừng trả treo với mẹ’

Mẹ dạy tôi KHÔI HÀI
‘Khi cái máy cắt cỏ đó cắt mất mấy ngón chân con, đừng chạy đến tìm mẹ’

Mẹ dạy tôi LÀM SAO THÀNH NGƯỜI LỚN
‘Nếu chẳng ăn rau, con chẳng bao giờ khôn lớn’

Mẹ dạy tôi về DI TRUYỀN
‘Con giống hệt bố con

Mẹ dạy tôi về CỘI RỄ.’
‘Con nghĩ con sinh ra trong vựa lúa sao?’

Mẹ dạy tôi về KHÔN NGOAN DO TUỔI TÁC
‘Khi con bằng tuổi mẹ, con sẽ hiểu’

Mẹ dạy tôi về MONG ĐỢI
Hãy đợi khi bố về nhà

Mẹ dạy tôi về ĐÓN NHẬN
‘Con sẽ có nó khi ta về đến nhà’

Và điều ưa thích nhất suốt đời tôi : CÔNG CHÍNH
‘Một ngày kia con sẽ có con, mẹ hi vọng chúng sẽ giống con. Chừng đó con sẽ hiểu’

Ngoài tất cả điều này ra, mẹ dạy tôi cách sống
Cám ơn mẹ về những gì con đã học bao tháng năm qua.

Huỳnh Huệ dịch

Motherday1

My Mother Taught Me

My Mother taught me LOGIC…
“If you fall off that swing and break your neck, you can’t go to the store with me.”

My Mother taught me MEDICINE…
“If you don’t stop crossing your eyes, they’re going to freeze that way.”

My Mother taught me TO THINK AHEAD…
“If you don’t pass your spelling test, you’ll never get a good job!”

My Mother taught me ESP…
“Put your sweater on; don’t you think that I know when you’re cold?”

My Mother taught me TO MEET A CHALLENGE…
“What were you thinking? Answer me when I talk to you… Don’t talk back to me!”

My Mother taught me HUMOR…
“When that lawn mower cuts off your toes, don’t come running to me.”

My Mother taught me how to BECOME AN ADULT…
“If you don’t eat your vegetables, you’ll never grow up.”

My Mother taught me about GENETICS…
“You are just like your father!”

My Mother taught me about my ROOTS…
“Do you think you were born in a barn?”

My Mother taught me about the WISDOM of AGE…
“When you get to be my age, you will understand.”

My Mother taught me about ANTICIPATION…
“Just wait until your father gets home.”

My Mother taught me about RECEIVING…
“You are going to get it when we get home.”

and my all time favorite thing–JUSTICE
“One day you will have kids, and I hope they turn out just like YOU..then you’ll see what it’s like.”

In between all this, my Mother taught me how to Live! Thank you Mom for all I have learned these years.
Best Wishes for Mothers Day!

Bạn quen nghe thấy gì ?

cricket
What are You Listening For?

Buổi trưa ở Manhattan (thành phố New York). Đường phố ầm ì tấp nập – hàng đoàn người vội vã đi ăn trưa, còi xe inh ỏi, tiếng phanh xe ken két, còi hú ầm ĩ. Hai người đàn ông đang chen chúc qua đám người đi ăn trưa. Một người là dân thổ địa New York, người kia là nông dân đến từ Kansas đến New York lần đầu để thăm người em họ ở thành phố. Đột nhiên, anh nông dân dừng lại và nói với người em thành phố, “Dừng lại đã! Anh nghe thấy tiếng dế!”

It was high noon in midtown Manhattan. The streets were buzzing with activity—crowds of people scurrying to lunch, car horns honking, brakes screeching, a siren wailing. Two men were making their way through the throng of noon-time lunch-goers. One was a native New Yorker, the other a Kansas farmer on his first visit to see his city cousin. Suddenly, the farmer stopped and said to the city dweller, “Hold on! I hear a cricket!”

.

Người em trả lời “Anh đùa đấy à? Rất khó có dế ở đây. Và nếu có một chú dế quanh đây, anh cũng không bao giờ có thể nghe thấy nó trong đống tiếng ồn này đâu.”

His cousin replied, “Are you kidding? Even if there was a cricket around here, which isn’t likely, you would never be able to hear it over all this noise.”

.

Người nông dân yên lặng một lát, rồi đi vài bước tới góc đường, nơi một bụi cây đang cố vươn lên từ một chậu xi măng to tướng. Anh lật tán lá ra và tìm được một chú dế. Người em thành phố tá hỏa. “Anh thính tai quá”, cậu em nói.

The farmer remained quiet for a few moments, then walked several paces to the corner where a shrub was struggling to grow in a large cement planter. He turned over several leaves and found the cricket. The city dweller was flabbergasted. “What great ears you have,” he said.

.

“Đâu có”, người nông dân trả lời. “Tai của em cũng thính như tai của anh thôi. Chỉ là chuyện mình đã được dạy để quen nghe những gì. Đây, anh sẽ cho em thấy nhé”. Ngay đó, anh nông dân lấy một đống đồng xu từ túi ra và thả long cong trên vỉa hè. Như thể được nghe gõ kẻng, mọi cái đầu trên khu phố quay lại. “Em thấy đấy”, người anh nông dân nói “Người ta nghe cái có đúng tần số người ta muốn nghe.”

“Not at all,” the farmer replied. “Your ears are as good as mine. It’s a matter of what you’ve been conditioned to listen for. Here, I’ll show you.” Whereupon, he pulled a handful of coins from his pocket and let them clink to the sidewalk. As if on signal, every head on the block turned. “You see,” said the farmer, “you hear what you are tuned in to listen for.”