Thứ sáu, 1 tháng 5 năm 2009

Bài hôm nay:

Cho tôi biết tại sao ? , Video, Nhạc Xanh, song ngữ, Tell Me Why do Declan Galbraith trình bày, chị Huỳnh Huệ dịch và nối link.

Chào mừng Ngày Quốc Tế Lao Động, Văn Hóa, lịch sử ngày 1/5 bắt nguồn từ cuộc biểu tình của nhân công tại Quảng trường Haymarket ở Chicago, Mỹ, ngày 1.5.1886, đưa đến biến cố Haymarket 3 ngày sau đó, 4.5.1886, anh Trần Đình Hoành.

Thử thách Anh ngữ hàng ngày, anh Trần Đình Hoành.

Nói Cám Ơn , Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Minh Hiển dịch.

Lạc quan bi quan, Danh Ngôn, song ngữ, chị Đặng Nguyễn Đông Vy dịch.

Giảng dạy, Trà Đàm, song ngữ, chương Teaching trong The Prophet của Kahlil Gibran, anh Trần Đình Hoành dịch.

Giành nhiều thời gian hơn để lắng nghe, Trà Đàm, song ngữ, diễn văn của John Wash ngày lễ tốt nghiệp của Wheaton College, anh Nguyễn Minh Hiển dịch.
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

Hai tuần qua giá xăng ở Mỹ chỉ tăng 1 cent

Các quốc gia Phi Châu cho Zimbawee 400 triệu USD để cứu vãn kinh tế

Hài hước thời cúm lợn
.

Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Ảnh đoạt giải về Giờ Trái Đất Việt Nam

Thiên nhiên Việt Nam phóng khoáng trong ‘4 mùa vẫy gọi’ – Làng chài bình yên trong sớm mai hồng, hoa đào trĩu giọt sương mai… gần 100 bức ảnh mới của nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm được giới thiệu trong triển lãm ‘Bốn mùa vẫy gọi’, tại Nhà triển lãm TP HCM.

Cuộc sống mới ở Trường Sa – Đến Trường Sa tháng 4, người từ đất liền ngỡ ngàng thấy nguồn điện từ quạt gió, pin mặt trời và sóng điện thoại phủ khắp quần đảo. Hình dung về một địa danh xa xôi, hẻo lánh giữa biển Đông hoàn toàn tan biến.

34 năm đất nước thống nhất — Thành quả của TP HCM trong 34 năm qua.

Tọa đàm về các vấn đề quản trị giáo dục – Sáng 29.4 tại Câu lạc bộ Tư duy Giáo dục TP.HCM.

Bài học nhân ái từ người Việt và nghĩa vụ sẻ chia – Năm 1976, Dick Hughes, một diễn viên, một cựu nhà báo, người từng làm nhiều công việc từ thiện trong suốt thời gian nóng bỏng từ 1968-1976 tại Việt Nam, đã có bài viết này trên tờ New York Times để kêu gọi sự thay đổi của người Mỹ về đất nước vừa trải qua cuộc chiến khốc liệt với họ.

Hoa chămpa trên tuyến lửa – Có lẽ mãi mãi những người hàng xóm của bà Lý – người đàn bà đau ốm làm nghề cho thuê bàn ghế đám cưới trong ngõ 27 phố Tân Mai, Hà Nội – sẽ chẳng bao giờ biết được bà Lý đã có một thời thanh xuân đẹp đẽ và hào hùng đến thế, nếu không tình cờ xem được bộ phim tài liệu có tên Việt Nam, phát trên VTV nhân kỷ niệm ngày 30-4.

VN-Index tái lập mốc 320 điểm trước kỳ nghỉ lễ – Trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ, ngày 29-4 VN-Index có thêm phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp với mức tăng 5,92 điểm (tương đương 1,88%) lên 321,63 điểm.

Thủ tướng chỉ đạo vấn đề Bauxite – Ngày 29.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn số: 650/TTg-KTN gửi các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Bình Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), về việc phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxite, sản xuất alumine.

Dạy và học lịch sử Hoàng Sa – Giám Đốc Sở GDĐT Đà Nẵng Huỳnh Văn Hoa cho biết, kể từ năm học 2009-2010, lịch sử Hoàng Sa sẽ được giảng dạy trong chương trình chính khoá của các cấp học ở Đà Nẵng!

Trường nghề bắt tay doanh nghiệp – Quảng Bình là một trong 10 địa phương được chọn để xây dựng trung tâm đào tạo nghề của T.Ư Đoàn, mỗi năm 400 học sinh sẽ có nghề. Các trung tâm dạy nghề Bố Trạch, Minh Hoá cũng sẽ được thành lập, tạo điều kiện cho LĐ nông thôn có cơ hội học nghề.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Cho Tôi Biết Tại Sao ( bài hát )


.

Cho Tôi Biết Tại Sao

    Bài hát do Declan Galbraith trình bày

Trong giấc mơ tôi
Trẻ em hát một bài ca về tình yêu cho mọi bé trai và gái
Bầu trời thì xanh màu hi vọng
Những cánh đồng xanh màu lá
Và nụ cười là ngôn ngữ của thế giới
Rồi tôi tỉnh giấc và tất cả những gì tôi thấy
Là một thế giới đầy những người đang cần trợ giúp
Cho tôi biết tại sao
Phải ra nông nỗi này?
Cho tôi biết tại sao
Có điều gì tôi phải sót?
Cho tôi biết tại sao
Vì tôi không hiểu
Khi một người cần một người khác
Mà ta chẳng giúp nhau.
Cho tôi biết tại sao
Mỗi ngày tôi tự hỏi phải làm gì để trở thành người
Tôi phải chịu đựng và đấu tranh để chứng tỏ với mọi người rằng tôi là ai?
Có phải mục đích đời tôi là phí hoài trong một thế giới đầy chiến tranh ?
why21
Cho tôi biết tại sao
Phải ra nông nỗi này?
Cho tôi biết tại sao
Có điều gì tôi phải sót?
Cho tôi biết tại sao
Vì tôi không hiểu
Khi một người cần một người khác
Mà chúng ta chẳng giúp nhau.
Cho tôi biết tại sao
Mỗi ngày tôi tự hỏi phải làm gì để trở thành người
Cho tôi biết tại sao
Những con hổ bỏ chạy?
Tại sao chúng ta nổ súng?
Tại sao chúng ta chẳng bao giờ biết?
Có ai cho tôi biết tại sao chúng ta để cho rừng cháy
Tại sao ta nói ta quan tâm
mà ta chỉ đứng nhìn ?
Tại sao đàn cá heo cũng khóc
Có ai cho tôi biết tại sao ta để biển chết
Tại sao tại sao nếu chúng ta cứ thản nhiên ?
Tại sao tại sao chúng ta đổ lỗi cho nhau?
Tại sao điều đó không bao giờ kết thúc
Có ai cho tôi biết tại sao chúng ta không thể là bạn của nhau?
Tại sao và tại sao?

Huỳnh Huệ dịch

why
Tell Me Why

    ( Singer : Declan Galbraith )

In my dream
Children sing a song of love for every boy and girl
The sky is blue
The fields are green
And laughter is the language of the world
Then I wake and all I see
is a world full of people in need
Tell me why
Does it have to be like this?
Tell me why
Is there something I have to be missed?
Tell me why

Because I don’t understand
when somebody needs somebody
we don’t give a helping hand!
Tell me why
Every day I ask myself what I have to do to be a man
Do I have to stand and fight to prove to everybody who I am
Is that what my life is for
to waste in a world full of war
Tell me why
Does it have to be like this?
Tell me why
Is there something I have to be missed?
Tell me why
Because I don’t understand
when somebody needs somebody
we don’t give a helping hand
Tell me why Tell me why Tell me why
Just tell me why . Tell me why
Does it have to be like this?
Tell me why
Is there something I have to be missed?
Tell me why
Because I don’t understand
when somebody needs somebody
we don’t give a helping hand
Tell me why (3)
Why why , do the tigers run ?
Why why, do we shoot the gun?
Why why, do we never learn ?
Can someone tell us why we let the forest burn?
Why, why do we say we care
Why, why do we stand and stare?

Chào mừng Ngày Quốc tế Lao động

1.5.1913 (Nguồn: Thư Viện Quốc Hội Mỹ)
1.5.1913 (Nguồn: Thư Viện Quốc Hội Mỹ)

Chào các bạn,

Ngày 1/5 là Ngày Quốc tế Lao Động, còn gọi là “Ngày Tháng Năm” (May Day). Đây là ngày lễ tại nhiều quốc gia trên thế giới, dành để tôn vinh lao động và gây dựng đoàn kết lao động trên thế giới.

Tại Mỹ và Canada, Ngày Lao Động là ngày Thứ hai đầu tiên của tháng 9. Cho năm nay (2009), Ngày Lao Động ở Mỹ và Canada là ngày 7 tháng 9. Ngày Lao Động tháng 9 này có nguồn gốc từ Canada. Ngày 3 tháng 9 năm 1872, một số nghiệp đoàn ở Canada biểu tình chống việc chính phủ bắt một số nhân công tuần hành “đòi tuần làm việc 58 giờ” trong một cuộc biểu tình trước đó vài tháng. Cuộc biểu tình tháng 9 thành công. Ngày 23.7.1894, thủ tướng Canada John Thompson ký sắc lệnh ấn định Ngày Lao Động trong tháng 9.

Tại Mỹ, kể tử ngày 5 tháng 9 năm 1882, nghiệp đoàn cũng đã bắt đầu tuần hành hàng năm vào đầu tháng 9 như ở Canada. Và năm 1894, năm Canada chính thức nhận Ngày Lao Động tháng 9, thống thống Mỹ Grover Celveland cũng chấp nhận Ngày Lao Động tháng 9 như Canada, để cạnh tranh với Ngày Quốc Tế Lao Động 1 tháng 5, là ngày Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản đã chọn là Ngày Quốc Tế Lao Động và được cả thế giới đồng ý.

Nhưng, lịch sử có nhiều chuyện buồn cười, và lãnh đạo thế giới đôi khi hành động như trẻ con :-), vì Ngày Quốc Tế Lao Động 1 tháng 5 có nguồn gốc từ Mỹ !!

Truyền đơn kêu gọi biểu tình ở Quảng trường Haymarket 4.5.1886
Truyền đơn kêu gọi biểu tình ở Quảng trường Haymarket 4.5.1886

Khởi đầu với biến cố Haymarket, ngày Thứ ba, 4.5.1886, tại Quảng trường Haymarket ở Chicago. Ba ngày trước đó, 1.5.1886, hàng chục nghìn nhân công ở Chicago và các thành phố khác đã biểu tình đòi “Ngày làm việc 8 tiếng.” Ngày 4/5, cảnh sát đàn áp, một trái nổ không biết ai ném, giết chết một nhân viên cảnh sát. 8 lãnh đạo nghiệp đoàn bị bắt. 7 người bị tuyên án tử hình và 1 người án tù 15 năm, dù là không có bằng chứng gì nối cuộc ném bom với các lãnh đạo nghiệp đoàn, và cho đến ngày nay người ta vẫn không xác minh được là ai đã ném bom. Hai người án tử hình sau đó được thống đốc bang Illinois giảm xuống thành án chung thân. Trước ngày tử hình, một người tự tử trong tù, 4 người bị đưa ra pháp trường.

Quảng trường Haymarket 4.5.1886
Quảng trường Haymarket 4.5.1886

Vụ án này làm giới lao động và báo chí nước Mỹ phẩn nộ, đưa đến nhiều đấu tranh của lao động ở Mỹ cũng như tại các nơi khác trên thế giới. Năm 1888, Hiệp Hội Lao Động Mỹ (AFL — American Federation of Labor) quyết đinh chọn ngày 1.5.1890 (kỷ niệm biến cố Haymarket) để biểu tình tranh đấu đòi “Ngày làm việc 8 tiếng.” Năm 1889, chủ tịch AFL, Samuel Gompers, gửi một lá thư đến hội nghị đầu tiên của Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản đang họp ở Paris, đề nghi một cuộc đấu tranh quốc tế cho “Ngày làm việc 8 tiếng.” Đệ Nhị Quốc Tế liền quyết định gọi một “cuộc biểu tình quốc tế vĩ đại” cùng một ngày trên khắp thế giới, vào ngày 1 tháng 5.

Bảng Di Tích Lịch Sử tại Haymarket ngày nay
Bảng Di Tích Lịch Sử tại Haymarket ngày nay

Chúng ta có thể đọc bài sau đây trên VietNamNet, viết ngày 1.5.2007.


Lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1/5

(VietNamNet) – Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tại Việt Nam, đây là một ngày mà mọi người dân ai ai cũng được nghỉ ngơi, vui chơi không phải làm việc. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được lịch sử cũng như ý nghĩa trọng đại của ngày Quốc tế Lao động, nhất là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X.

Trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.

Chuẩn bị cho 1/5, Senaatintori square, Helsinki, Finland
Chuẩn bị cho 1/5, Senaatintori square, Helsinki, Finland

Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.

Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.

1.5.1948 New York City
1.5.1948 New York City

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston… hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.

Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt… Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy”.

1.5.2008 New York City
1.5.2008 New York City

Ngày 20/6/1889, ba năm sau “thảm kịch” tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.

Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập – tự do – dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế – xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo… Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 – 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.

Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.

L.A (dịch từ Internet)

Chúc các bạn một Ngày Quốc Tế Lao Động vui vẻ thoải mái, không lao động !

Mến,

Hoành

Thử thách Anh Ngữ hàng ngày — 1.5.2009

englishchallenge
Chào các bạn,

Hôm nay ta có thử thách này. Câu này chị Huỳnh Huệ gởi tới.

Nine Requisites For Contended Living

1. HEALTH enough to make work a pleasure.

2. WEALTH enough to support your needs.

3. STRENGTH enough to battle with difficulties and overcome them.

4. GRACE enough to confess your sins and forsake them.

5. PATIENCE enough to toil until some good is accomplished.

6. CHARITY enough to see some good in your neighbor.

7. LOVE enough to move you to be useful and helpful to others.

8. FAITH enough to make real the things of God.

9. HOPE enough to remove all anxious fears concerning the future.

Các bạn xem kỹ cấu trúc của câu văn trước khi dịch nhé. Ý nghĩa của các câu này chỉ là một phần. Các câu này hay phần lớn là nhờ cấu trúc. Tất cả các câu đều cấu trúc như nhau, tạo ra đồng nhất (uniform) và lập lại (repetition), rất quan trọng trong rhetoric (nghệ thuật hùng biện).

Về bài hôm qua, để mình nói thêm một tí về một vài kỹ thuật viết. Trong bài hôm qua có vài câu dùng chữ “would”, như “In free time he would walk around the island..” Câu hỏi là tại sao ta nói “he would walk” mà không nói “he walked”?

Câu trả lời là ta không bị bắt buộc phải dùng he would, dùng cũng được, không cũng được. “He walked” là đủ rồi.

Tuy nhiên chỉ dùng “he walked” thì không hay bằng “he would.”

Vậy thì he would là gì? Và khi nào thì ta dùng nó.

Nếu bạn mở tự điển, thì would là past tense của will. Chẳng giải thích được gì cho bạn hết.

Cách trả lời chính xác nhất là tưởng tượng bạn đang vẽ tranh. Khi dùng past tense như he walked, thì đó là các nét vẽ rõ nét. Khi dùng would, thì đó là các nét vẽ mờ nét, mờ ảo hơn, lãng mạn hơn.

Vậy thì khi nào dùng would được? Ta dùng would khi có đủ cả 3 điều kiện sau đây

1. Đó là hành động trong quá khứ.
2. Xảy ra rất thường xuyên, ví du: hàng ngày.
3. Và ta muốn nói đên việc thường xuyên đó chung chung, mà không nhất định một hành động tại một thời điểm rõ ràng nào đó.

Điểm số 3 này rất quan trọng. Ví dụ: “Every day I would take a walk in the forest in early morning. And one day as I walked past her house on the way to the forest, she stepped out and smiled.”

Trong câu đầu ta dùng I would vì ta muốn chỉ một việc hàng ngày chung chung. Câu sau, ta phải dùng I walked bởi vì ta muốn nói đến walk tại một thời điểm đặc biệt, ngày đặc biệt được gặp nàng bước ra và mỉm cười.

Would là optional, tức là dùng thì hay hơn, không dùng thì cũng chẳng sai. Nhưng dùng bậy thì sẽ sai. (Cho nên, nếu không chắc thì đừng dùng).

Nhưng, tại sao khi dùng would thì đó là “mờ nét, mờ ảo hơn, lãng mạn hơn”?

Thưa, vì trong văn hóa Anh ngữ nó thế. Chữ would luôn luôn làm nhẹ câu văn. Ví dụ: Nói “I like to have a cup of tea” chẳng sai văn phạm, nhưng nghe hơi nặng và bất lịch sự; I would like… thì nhẹ nhàng và lịch sự hẳn ra.

Người ít học và bất lịch sự ít dùng chữ would hơn người học cao và lịch sự. Người sống bằng tiếng Anh, khi tai nghe chữ would là tự nhiên tâm trí thấy nhẹ nhàng dịu dàng hẳn lại.

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Mến,

Hoành

Giảng dạy

lop-hoc_thay-khoa
Giảng dạy

Rồi một thầy giáo nói: “Giảng cho chúng tôi về Giảng dạy.”
Và [Tiên tri] nói:

Không ai có thể khai mở điều gì cho bạn, ngoại trừ những điều đã nằm lim dim trong hừng đông kiến thức của chúng ta.

Người thầy đi trong bóng thánh đường, giữa các tín đồ, không trao tặng trí tuệ nhưng trao tặng lòng tin và tình yêu của ông.

Nếu thầy thật sự khôn ngoan, ông sẽ không mời bạn đi vào căn nhà trí tuệ, nhưng sẽ dẫn bạn đến ngưỡng cửa của tâm trí của chính bạn.

Nhà thiên văn có thể nói với bạn về hiểu biết của ông về không gian, nhưng ông không thể cho bạn hiểu biết của ông.

Người nhạc sĩ có thể hát cho bạn nhịp điệu có trong mọi không gian, nhưng ông không thể cho bạn đôi tai có thể bắt được nhịp điệu hoặc giọng hát dội vang nhịp điệu.

Và người rành khoa toán số có thể nói về các lãnh vực của trọng lượng và đo lường, nhưng ông không thể đưa bạn vào các lãnh vực đó.

Bởi vì tầm nhìn của một người không cho người khác mượn đôi cánh của nó.

Và như mỗi người các bạn đứng một mình trong tri kiến của Thượng đế, mỗi người các bạn phải một mình trong kiến thức của mình về Thượng đế và trong hiểu biết của mình về quả đất.

Trần Đình Hoành dịch
© Copyright 2009, TDH
Licensed for non-commercial use

.

cogiao
Teaching

Then said a teacher, “Speak to us of Teaching.”
And he said:

No man can reveal to you aught but that which already lies half asleep in the dawning of our knowledge.

The teacher who walks in the shadow of the temple, among his followers, gives not of his wisdom but rather of his faith and his lovingness.

If he is indeed wise he does not bid you enter the house of wisdom, but rather leads you to the threshold of your own mind.

The astronomer may speak to you of his understanding of space, but he cannot give you his understanding.

The musician may sing to you of the rhythm which is in all space, but he cannot give you the ear which arrests the rhythm nor the voice that echoes it.

And he who is versed in the science of numbers can tell of the regions of weight and measure, but he cannot conduct you thither.

For the vision of one man lends not its wings to another man.

And even as each one of you stands alone in God’s knowledge, so must each one of you be alone in his knowledge of God and in his understanding of the earth.

The prophet
Kahlil Gibran

Các chương trong The Prophet đã dịch:

Giving
Love
Reason and Passion

Giành nhiều thời gian hơn để lắng nghe

listenattentively

Các luật sư có câu nói này về tranh luận giữa những luật sư là đối thủ của nhau. “Bên cứ nói hoài là bên đang thua”.

Trong suốt một khoảng thời gian rất dài, tôi cứ nghĩ rằng điều thẩm định giá trị của tôi là những điều tôi nói. Khi không nói, tôi cũng có nghe người khác, nhưng một nửa đầu óc luôn luôn suy tính câu gì tôi sẽ nói tiếp. Cứ như là tôi nghe nhạc nhưng chỉ nhập được vào đầu âm điệu bản nhạc, nhưng không nghe thấy hòa âm, các nhạc cụ, và sự tinh tế trong từng đoạn nhạc.

Để thực sự lắng nghe, ta cần tích cực chú tâm. Lắng nghe và tiếp thu toàn bộ thông điệp, với tất cả ý tứ bên trong, những bóng dáng nghĩa lý thầm lặng và có lẽ không chủ tâm, sẽ giúp bạn khi bạn nói, bạn sẽ đóng góp được nhiều hơn, với ít từ ngữ hơn.

Để chuyện lắng nghe này không giống kiểu một thủ thuật, tôi nói là bạn không chỉ chú ý lắng nghe những người khác đâu. Thử với chính mình xem. Chú ý không chỉ tới giọng nói của bạn, mà còn những rung động không lời, sự vui thích, sự giận dữ, sự bồn chồn, cảm giác thực sự–dù không nói ra–về mọi chuyện.

Phải tốn rất nhiều năm để tôi học được việc chú ý tới các phản ứng phức tạp của tôi đối với các tình huống–các phản ứng đó thường rất khác những thái độ thân thiện và xây dựng mà tôi nghĩ tôi nên có và giả đò rằng tôi có. Tôi học được rằng, nếu tôi không thật sự để tâm tới trạng thái tâm trí của tôi, tôi không thể lưu tâm thật sự tới những người khác. Tôi không thể giúp đỡ người khác thật lòng; tôi cũng không thể nhận được giúp đỡ thật lòng.

Vậy hãy giành nhiều thời gian hơn để lắng nghe chính mình cũng như người khác.

John Walsh Trích từ bài phát biểu lễ tốt nghiệp của trường Wheaton College.

listenattentively1
Spend more time listening

Lawyers have a saying about conferences between legal opponents: “The side doing the talking is losing.”

For the longest time I thought that the test of my value was what I had to say. When I wasn’t talking, I did listen to others, but with half my mind figuring out what I’d say next. It’s as though I had been listening to music and just registering the melody but not hearing the harmony, the instruments, the subtleties of phrasing.

To really listen takes active attention. To have listened and absorbed the whole message, with all its connotations, its unspoken and maybe unintended shadings, makes it likelier that when you do speak, you will contribute more, and do so with fewer words.

Lest this sound like a lesson in tactics, let me say that it’s not just other people to whom you might listen more attentively, Try it on yourself. Pay attention not just to your voice, but also to your unvoiced sensations, your pleasure, your anger, your unease, your unspoken but genuine sense of things.

It took me years to learn to pay attention to my complex reactions to situations, which were often so different from the friendly, constructive attitudes I thought I should have, and pretended to have. I’ve learned that if I didn’t attend honestly to my own state of mind, I couldn’t pay honest attention to others. I couldn’t give empathetic help to others, or get it, either.

So spend more time listening to yourself as well as others.

COMMENCEMENT ADDRESS BY JOHN WALSH, Wheaton College
Norton, MA
2000

Thứ năm, 30 tháng 4 năm 2009

Bài hôm nay:

Thất bại của Michael Jordan, Video, cầu thủ được xem là hay nhất trong lịch sử bóng rổ nói về “thât bại” của mình, anh Trần Đình Hoành nối link.

Thử thách Anh ngữ hàng ngày, anh Trần Đình Hoành.

Chè Hoa, Văn Hóa, chè ướp Hoa của Trung quốc, chị Kiều Tố Uyên.

Hãy dịu dàng, Trà Đàm, song ngữ, thơ Jill B. Englar, anh Nguyễn Minh Hiển dịch tặng các trẻ em đường phố Việt nam.

Đi bằng được, Danh Ngôn, song ngữ, chị Đặng Nguyễn Đông Vy dịch.

Sức mạnh của ngôn từ, Trà Đàm, song ngữ, chị Huỳnh Huệ dịch.
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

Nam Phi đứng thứ 3 trên thế giới về tỉ lệ phụ nữ trong quốc hội — 45%

Phúc trình UNESCO: Mức độ có học (literacy) của thế giới tăng — UNESCO so sánh hai khoảng thời gian 1995-2004 và 2005-2007, mức độ biết đọc và viết của người lớn trên cả thế giới gia tăng từ 82.1% lên 83.9%, phái nam từ 87% lên 88.5%, phái nữ từ 77.2% lên 79.4%. Khoảng cách nam nữ cũng ngắn hơn, từ 9.8% xuống 9.1%.

Tại vùng Đông Á Thái Bình Dương (East Asia and the Pacific), tỉ lệ cho tất cả người lớn đi từ 91.7% lên 93.3%, phái nam từ 95.1% lên 96%, và phái nữ từ 88.2% lên 90.6%. Khoảng cách nam nữ thu ngắn từ 6.9% xuống 5.4%.
.

Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Gần 250 người được tha tù dịp 30 tháng 4 – Từ hôm nay (28/4), gần 250 phạm nhân ở Hà Nội sẽ được trở về đoàn tụ cùng gia đình nhân dịp 30/4 và 1/5. Đây là những người có thành tích cải tạo tốt.

TP.HCM: Nhiều hoạt động mừng lễ 30.4

Tặng đảo Trường Sa lớn 10 trụ điện năng lượng mặt trời – do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hợp tác với Báo Tiền Phong trao tặng trong khuôn khổ cuộc vận động Chiếu sáng Trường Sa.

Những viên ngọc xanh ở Trường Sa – Màu xanh áo lính, màu xanh tình nguyện và màu xanh sự sống hòa quyện làm nên những viên ngọc lấp lánh phủ khắp quần đảo Trường Sa của Tổ quốc.

Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi huy động thanh niên giúp dân gặt lúa – hơn 300 thanh niên xung kích sẽ về huyện Mộ Đức giúp nông dân, nhất là các gia đình chính sách, già yếu, neo đơn.

Cuộc trình diễn của gốm Lái Thiêu – tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tập gốm Lái Thiêu, mới thấy thực tế văn hóa ẩm thực của cha ông mình ở miền Nam rất tinh tế, văn hóa, phong phú.

Pha Lê Xanh: Trình diễn nhạc trẻ bằng nhạc cụ dân tộc – nhóm nhạc tuổi teen ở Hà Nội vừa tung ra thị trường album đầu tay cùng tên.

Tổ chức lễ rước Đức ông Trần Quốc Nghiễn – được tổ chức trang nghiêm có sự tham gia đông đảo hàng nghìn người dân, chư tăng, phật tử theo đoàn tế.

Đóng góp xây dựng đền thờ và tháp chuông Đồng Lộc – nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở khắp các địa phương trong cả nước với tấm lòng thành kính hướng về nguồn cội, với tinh thần “uống nước nhớ nguồn” đã tích cực tham gia.

Trao 45 giải sáng tạo kỹ thuật – Ngày 28.4, ban Tổ chức hội thi Sáng tạo kỹ thuật TPHCM công bố các giải pháp đoạt giải năm 2008.

Công trình mừng 30-4 và 1-5 – Sáng 28-4, LĐLĐ TP đã khen thưởng cho 1 tập thể, 2 cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện công trình kè chống sạt lở kênh Thanh Đa đoạn 1.1.

Học bổng 2009 dành cho SV tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Thất bại của Michael Jordan

michael_jordan
Michael Jordan được xem như cầu thủ hay nhất trong lịch sử bóng rổ. Và đây là câu nói của Michael trong video:

Tôi thẩy trật hơn 9 nghìn lần trong đời chơi bóng.
Tôi thua gần 300 trận.
26 lần tôi đã được giao nhiệm vụ thẩy quả bóng quyết định trận đấu, và thẩy trật.
Tôi thất bại, thất bại tới thất bại lui hoài trong đời.
Và đó là lý do tại sao tôi thành công.

.

.

Thử thách Anh ngữ hàng ngày — 30.4.2009

englishchallenge
Chào các bạn,

Có lẽ các bạn bận đi đi chơi dịp lễ nên chưa có bạn nào trả lời thử thách hôm qua.

Hôm nay mình sẽ làm hai việc. Đầu tiên là góp ý với các bạn một tí về thử thách hôm qua. Sau đó, là hỏi ý kiến các bạn về một diễn đàn để bàn luận về các vấn đề Anh ngữ.

I. Muốn cho bài viết của mình trôi chảy, ta có thể tạm dùng các qui luật sau đây (tạm dùng cho đến khi ta trở thành điêu luyện đến mức quên luôn cả qui luật).

1. Các qui luật viết. 50%
2. Dùng tai nghe. 25%
3. Cảm được ngôn ngữ. 25%

Các qui luật viết chiếm 50%, tức là theo các qui luật này thì đạt được một nửa đường.

25% kế tiếp là đọc to tiếng để nghe xem có trôi chảy không. Điều này chỉ có thể đạt được với những người có trình độ nghe khá cao. Ngay dân bản xứ, nhiều người cũng không đến được mức này. Ví dụ nhiều người Việt viết tiếng Việt rất lủng củng.

25 phần trăm còn lại là mức cảm được ngôn ngữ như thi sĩ. Phần này thì ít người đạt tới.

Bây giờ ta nói qua một tí về qui luật viết nhé. Các qui luật này hầu như đúng với mọi ngôn ngữ, chứ không nhất thiết chỉ là tiếng Anh.

1. Giữ cho câu văn ngắn gọn. Chữ nào không cần thì đừng viết. Nếu hai câu cùng nghĩa, câu ngắn hơn là câu hay hơn.

2. Viết rõ ràng. Chữ nào không rõ nghĩa cho người đọc, hay bắt người đọc ngừng lại tìm hiểu, không nên viết.

3. Đừng viết câu quá dài. Nếu quá dài thì ngắt thành nhiều câu ngắn. Dễ hiểu hơn cho người đọc.

4. Passive voice không nên viết, vì vừa tối nghĩa vừa nghe lọng cọng.

Qui luật thì luôn luôn có ngoại lệ. Và qui luật khác ngoại lệ thế này: Luôn luôn theo qui luật mà không cần lý do. Nếu muốn dùng ngoại lệ thì bạn phải có một lý do rất rõ ràng là tại sao bạn muốn dùng ngoại lệ, và lý do đó phải đủ mạnh đề bạn bỏ qui luật.

Bây giờ mình edit một đoạn của bài báo hôm qua để các bạn xem nhé. Đoạn còn lại để các bạn tiếp tục thử thách. Ngôn ngữ thì không chính xác 100%. Cao lắm là 90% hay thấp hơn. Hơn nữa cá tính của một người luôn luôn có ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ của người đó. Cho nên mình chỉ đưa ra như một ví dụ về editing thôi. Các bạn tha hồ edit theo ý riêng.

Trong editing này mình chỉ làm các việc cần thiết để “smooth out” bài viết thôi, chứ không phải là edit để bài viết có thể đến mức rất hay (bởi vì như vậy là viết lại chứ không phải là biên tập nữa).

Đây là phần chưa edit.

Tran Huynh, 82, worked at the Hoang Sa meteorological observation station in 1964-1968.

He left his wife and his son at home on the mainland to take up his position. At that time he had to cook for his colleagues and fly weather balloons.

He was stationed with four other meteorological staff, three from Saigon and a fellow citizen from Da Nang.

Every day, he had to get up early to release weather balloons as big as rice baskets, and then he had to cook breakfast.

In his free-time he would walk around the island, enjoying the nature around him.

Huynh said there were a lot of fish in Hoang Sa islands at that time. It took him only a few hours to catch ten groupers. To supplement the meals he cooked, he planted vegetables and bred pigs.

Đây là phần đã edited.

Tran Huynh, 82, worked at the Hoang Sa meteorological observation station between 1964 and 1968.

He had left his wife and son on the mainland to take up a position at the station. Once there, he cooked for the team and flew weather balloons.

Beside him there were four other meteorological staffers, three from Saigon and a hometown fellow (?) from Da Nang.

Every day he woke up early to release weather balloons the size of a rice basket, and then cooked breakfast.

In free time he would walk around the island, enjoying the surrounding nature.

Huynh said Hoang Sa islands were teeming with fish then. It would take him only a couple of hours to catch ten groupers. To supplement the meals, he planted vegetables and bred pigs.

Rồi. Các bạn cứ tiếp tục thử thách với phần còn lại nhé.

II. Và bây giờ là câu hỏi. Nếu ta muốn bàn luận sâu xa hơn và hấp dẫn hơn về Anh ngữ, blog format rất bất tiện. Ta cần forum format. Nếu cần, chúng ta có thể mở một forum rồi link forum với trang nhà của dotchuoinon. Câu hỏi là các bạn thấy có cần vậy không?

Các bạn cho ý kiến nhé.

Mến,

Hoành

Chè Hoa

trahoa1
Chè Hoa (Scented tea) hay còn gọi Chè Xông Hoa, Chè Hương Hoa, Chè Ướp Hoa, là một trong những loại chè đặc biệt của Trung Quốc, được ướp từ Trà Xanh, Hồng Trà, Trà Ô Long với các loại hoa tươi khác nhau, vì vậy chè được mang tên của các loại hoa. Hiện được sản xuất nhiều tại các tỉnh Phúc Kiến, Giang Tô, Triết Giang, Quảng Tây, Tứ Xuyên, An Vĩ, Hồ Nam, Giang Tây, Hồ Bắc, Vân Nam…

Nguồn gốc của Chè Hoa

1) Nguồn gốc từ Triều Tống (Công Nguyên năm 960): Trong sử sách có lưu truyền lại rằng một trong những vật cống cho Vua Quan thường được chọn thời đó là loại Trà Xanh thượng đẳng được ướp với Hương Long Não (một loại hương liệu), nhưng đến cuối đời Tống do một vài quan niệm cho rằng Hương Long Não ảnh hưởng đến mùi vị thật của Chè do đó đã có những quy đinh cấm người dân không được dùng các loại hương liệu để ướp chè.

trahoa3

2) Được bắt đầu từ Triều Minh: Dựa vào những ghi chép tỉ mỉ được lưu lại thì những năm 1564-1639 là thời kỳ các loại chè của Trung Quốc phát triển một cách rầm rộ, trong đó cách ướp Chè Hoa được cải tiến một cách vượt bậc. Loại Hoa thường được chọn để ướp là Hoa Nhài, Hoa Hồng, Hoa Mai, Hoa Cúc, Hoa Bo Bo, Hoa Sen… Các Hoa được chọn để ướp phải là những hoa vẫn chưa nở (vì lúc đó nhụy hoa vẫn giữ nguyên vị thơm của mình). Lượng hoa được dùng để ướp dựa vào lượng chè, vì hoa nhiều quá thì mùi chè sẽ bị nồng, hoa ít quá sẽ không thơm, do đó thường là ba phần chè một phần hoa.

trahoa4

Cách ướp chè thì lại tùy thuộc vào từng loại hoa khác nhau mà thay đổi. Ví dụ 1: Cách ướp(木樨花) Hoa Mộc(?) là trước khi cho Hoa vào bình sứ phải ngắt hết cuống hoa, làm sạch bụi bẩn và đuổi côn trùng bám trên Hoa. Đầu tiên đổ một lớp Chè mỏng vào bình sứ, sau đó đổ một lớp hoa 木樨花 lên trên… xen kẽ cho đến khi đầy bình, dùng loại giấy trúc bịt kín miệng, cho bình sứ vào trong nồi đất hấp nóng lên, sau đó lấy ra để nguội, rồi dùng một miếng giấy bọc chỗ chè hoa này lại đem sấy khô lên là có thể dùng được.

trahoa5

Ví dụ 2: Cách ướp chè Hoa Sen (莲花茶): Đợi đến lúc mặt trời đã lặn, chọn những bông sen to vẫn chưa nở, tách các cánh sen ra rồi đổ chè xanh lên trên nhụy hoa, úp các cánh sen lại và dùng dây buộc chặt, đến sáng hôm sau ngắt toàn bộ số Sen đó và đổ phần Chè Xanh đã được ướp vào một tờ giấy, đem bọc kín lại và sấy khô lên, sau đó lại đem phần chè đã sấy khô đổ vào một bông Sen khác để ướp… ướp và sấy lặp đi lặp lại ít nhất 3 lần là có thể dùng được.

Từ những ghi chép này ta có thể thấy cách ướp chè, cách chọn nguyên liệu, lượng hoa được dùng, số lần ướp, số lần sấy khô… có rất nhiều điểm tương đồng với công nghệ sản xuất Chè Hoa hiện nay.

trahoa6

3) Được hình thành từ Triều Thanh: Sử sách có ghi chép từ những năm(1851-1861) tại Phúc Châu đã hình thành những xưởng thủ công chế biến Chè với quy mô lớn. Một vài xưởng lớn như Tràng Lạc Bang, Đại Sinh Phúc, Lí Tường Xuân… đã vận chuyển Chè Hoa Nhài đến phía Bắc, đầu tiên là một vài vùng lớn như Thiên Tân, Bắc Kinh, sau đó lan dần ra các vùng khác, và cho đến bây giờ đã trở thành một trong những loại chè thượng hạng của Trung Quốc.

Kiều Tố Uyên
DSH, Hồ Nam, Trung Quốc

Hãy dịu dàng

treemduongpho
Gửi tặng tất cả các trẻ em đường phố Việt Nam. NMH.

Please be Gentle.
Hãy dịu dàng

Please be gentle with me for I am grieving.
The sea I swim in is a lonely one
And the shore seems miles away.
Waves of despair numb my soul
As I struggle through each day.

Dịu dàng cùng tôi nhé vì tôi đang đau buồn
Biển lớn tôi bơi là biển cô đơn
Và bến bờ bao dặm cách xa
Sóng tuyệt vọng tê cứng hồn tôi
Khi tôi gắng vượt qua mỗi ngày
.

My heart is heavy with sorrow
I want to shout and scream
And repeatedly ask “why.”
At times, my grief overwhelms me
And I weep bitterly,
So great is my loss.

Trái tim tôi tải nặng nỗi đau buồn
Tôi muốn la và gào thét
Và luôn hỏi “tại sao?”
Đôi khi, đau buồn ngập tràn tôi
Và tôi khóc trong cay đắng
Lớn quá, mất mát của tôi.
.
treemduongpho1
Please don’t turn away
Or tell me to move on with life.
I must embrace the pain
Before I can begin to heal.

Xin, đừng quay đi
Hay bảo tôi, cứ bước tiếp cuộc đời.
Tôi phải ôm đau đớn vào lòng
Trước khi tôi bắt đầu lành đau
.

Companion me through tears
And sit with me in loving silence.
Honor where I am in my journey
Not where you think I should be.

Listen patiently to my story.
I may need to tell it over and over again.
It’s how I begin to grasp the enormity of my loss.

Hãy bầu bạn với tôi trong hàng nước mắt
Và ngồi bên tôi trong lặng yên dấu ái.
Coi trọng nơi tôi đến được trong chặng đường
Dù đó không phải là nơi bạn nghĩ tôi nên đến.

Nhẫn nại lắng nghe câu chuyện của tôi
Có thể tôi cần kể đi kể lại nhiều lần
Đó là cách tôi bắt đầu thấm thía mất mát to lớn của tôi
.

Nurture me through weeks and months ahead.
Forgive me when I seem distant and inconsolable.
A small flame still burns within my heart
And shared memories may trigger
Both laughter and tears.

Hãy nuôi dưỡng tôi những tháng ngày sắp tới
Hãy tha thứ tôi khi tôi xa lạnh và không nguôi ngoai
Ngọn lửa nhỏ vẫn cháy trong tim tôi
Và những kỉ niệm chung có thể châm ngòi
Cho cả nụ cười và nước mắt.
.

I need your support and understanding.
There is no right or wrong way to grieve.
I must find my own path.
Please, will you walk beside me?

Tôi cần bạn nâng đở và thông cảm
Chắng có cách khóc đúng hay sai
Tôi phải tim con đường của tôi
Ban à, bạn đi bên tôi chứ?

Jill B. Englar
Nguyễn Minh Hiển dịch

Sức mạnh của ngôn từ

twofrogs
Một nhóm các chú ếch đang đi qua khu rừng, hai chú rơi xuống một hố sâu. Tất cả các chú ếch kia kéo lại quanh miệng hố. Khi thấy hố sâu quá, chúng bảo hai chú ếch kia chết chắc rồi.

Hai chú ếch phớt lờ mọi lời bình phẩm và cố gắng bằng tất cả sức lực nhảy ra khỏi hố. Những con ếch kia tiếp tục bảo hai chú đừng cố nữa vì chúng đàng nào cũng sắp chết. Cuối cùng, một chú ếch chú tâm đến những lời mấy ếch kia nói và bỏ cuộc. Chú rớt xuống chết tươi.

Chú ếch còn lại tiếp tục nhảy hết sức thật mạnh. Một lần nữa, đám ếch đông đảo kia gào to bảo chú đừng cố chi cho đau đớn, chờ chết thôi. Nhưng chú một mực cố gắng nhảy mạnh hơn và cuối cùng thoát được ra khỏi hố.

Khi chú ra khỏi hố, đám ếch kia lại hỏi:” Cậu không nghe chúng tớ sao? ” Chú ếch giải thích rằng chú bị điếc. Chú nghĩ rằng họ đang cổ vũ, khuyến khích chú suốt thời gian đó.

Câu chuyện này cho ta một ý tưởng để suy gẫm

1. Một lời động viên cho ai đó đang suy sụp có thể khích lệ họ hoàn thành mục tiêu

2. Một lời phá hoại cho ai đó đang suy sụp có tác dụng tiêu cực. Hãy cẩn thận về những gì bạn nói

Mark Russell có một câu nói rất hay về ngôn từ

“Tuyết có thể rất dịu êm
Nhưng đá bên dưới thì rất nhọn ”

Và điều  sau cùng : Lời nói của bạn có khích lệ chăng?

******************************************************************

A group of frogs were traveling through the woods, and two of them fell into a deep pit. All the other frogs gathered around the pit. When they saw how deep the pit was, they told the two frogs that they were as good as dead.

The two frogs ignored the comments and tried to jump up out of the pit with all of their might. The other frogs kept telling them to stop, that they were as good as dead. Finally, one of the frogs took heed to what the other frogs were saying and gave up. He fell down and died.

The other frog continued to jump as hard as he could. Once again, the crowd of frogs yelled at him to stop the pain and just die. But he jumped even harder and finally made it out.

When he got out, the other frogs said, “Did you not hear us?” The frog explained to them that he was deaf. He thought they were encouraging him the entire time.

This story gives us thoughts to think about:

1. An encouraging word to someone who is down can encourage them to achieve their goal.

2. A destructive word to someone who is down can have negative effects. Be careful of what you say.

Mark Russell.

“Words:
The Snow may look smooth and soft,
but the rocks underneath are sharp!”

One last point,
Are your words encouraging?

( Pravs World)

Huỳnh Huệ dịch