Thứ bảy, 9 tháng 5 năm 2009

Bài hôm nay:

Bản Ballade Số 1, Chopin , Video, Nhạc Xanh, Loan Subaru.

Chào mừng ngày Phật Đản PL 2553, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

Đại Học Trung Nam Học Viện Y Tương Nhã, Văn Hoá, chị Kiều Tố Uyên giới thiệu trường chị đang học, tại Hồ Nam, Trung Quốc.

Thử thách Anh ngữ hàng ngày, anh Trần Đình Hoành.

Tự kiểm soát, Danh Ngôn, song ngữ, chị Đặng Nguyễn Đông Vy dịch.

Cố thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh: diễn viên tài hoa trên bục giả, Trà Đàm, anh Trần Bá Thiện.

Câu trả lời dịu dàng–Nghệ thuật giải quyết xung đột, Trà Đàm, anh Nguyễn Minh Hiển.

Phật Đản và Tư duy tích cực, Trà Đàm, chị Hằng Như.
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

Trả lại cho Rome cái gì thuộc về Rome – Một phụ nữ Mỹ gửi trả lại cho nước Ý một mảnh tường cổ chỉ nhỏ bằng nắm tay, chồng đà đã lấy ở Rome khi hai vợ chồng bà thăm các di tích lịch sử ở Rome 25 năm về trước.

Bé trai 10 tuổi ở bang New Hampshire, Mỹ, nhặt được 8,160 USD
trong ba lô cháy nám và báo cảnh sát

.

Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Loài sen kỳ lạ ở Đồng Tháp – Phước Kiển là ngôi chùa nhỏ thuộc xã Hòa Tân, huyện Châu Thành (Đồng Tháp), cách TT Nha Mân hơn 15 cây số. Ở đó có một loài sen rất lạ, người đứng lên lá không chìm.

Đôi vợ chồng mù và câu chuyện tình yêu cảm động – Số phận đã cho họ gặp rồi yêu nhau, xây một cuộc sống hạnh phúc, dựng một sự nghiệp mà nhiều người sáng mắt phải mơ ước.

Cuồng nhiệt Nhân tài Đất Việt 2009 tại Đà Nẵng – chương trình Họp báo và Giao lưu tại trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

Xét tặng giải thưởng “Thầy thuốc trẻ VN tiêu biểu” – Năm 2009, 123 cá nhân tiêu biểu tại các địa phương được tham gia xét chọn; trong đó, 3% là bác sĩ trẻ người dân tộc ít người.

Trao quà đoàn kết ủng hộ Công đoàn Cuba – Chủ tịch LĐ LĐVN phát biểu khẳng định tình đoàn kết và sự ủng hộ của CĐ VN đối với CĐ Cuba và nhân dân lao động Cuba.

Xưa anh hùng, nay “người hùng” chống tiêu cực – Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Phùng Văn Khầu, ông không chỉ anh hùng trong chiến đấu mà còn là một điển hình chống tham nhũng, tiêu cực.

Thu hoạch từ thị trường nội – các doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng nội địa.
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Bản Ballade Số 1, Chopin

Chào các bạn,

Hôm nay xin được giới thiệu với các bạn đôi nét về nhà soạn nhạc thiên tài người Ba Lan – Chopin và một trong những tác phẩm vĩ đại của ông, “Bản Ballade Số 1”. Lần đầu tiên nghe bản Ballade này, mình đã rất xúc động. Nó tuyệt đẹp, đầy chất thơ: bi thương, ngọt ngào, trữ tình và lãng mạn (Có lẽ mình đã nghe tác phẩm này hơn chục lần, nhưng mỗi lần nghe đều không thể kiềm chế được cảm xúc)! À, nếu bạn nào đã từng xem bộ phim “The Pianist”, chắc chắn sẽ không thể nào quên được bản Ballade này. 

Chopin* Tiểu sử (theo wikipedia) : Chopin (Frédéric François Chopin; 1810 – 1849) là một nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1819 tại làng Żelazowa Wola (Ba Lan); bố là Mikołaj Chopin – một nhạc sĩ gốc Pháp, mẹ là Tekla Justyna Krzyzanowska – một người Ba Lan. Tài năng của Chopin nảy nở từ rất sớm, và được so sánh với thần đồng âm nhạc Mozart.

Năm 1823 – năm 1826: Chopin học tại Warsawa Lyceum, nơi bố ông là một trong những người giảng dạy. Chopin đã trở nên gắn bó với âm nhạc dân gian của vùng đồng bằng Ba Lan, với sự thanh khiết, đặc sắc, giàu tính giai điệu và âm hưởng dân vũ. Khi sáng tác những bản Mazurka đầu tiên và một số bản khác sau này, Chopin đã dựa vào nguồn cảm hứng được ông lưu giữ đến cuối đời này.

Mùa thu năm 1826, Chopin bắt đầu học lý thuyết âm nhạc và sáng tác âm nhạc tại trường trung học phổ thông về âm nhạc tại Warsawa, một bộ phận của Nhạc viện Warsawa và Đại Học Warsawa. Chopin kết thúc quá trình học tập của mình tại trường phổ thông vào năm 1829 và sau 3 năm học tại trường, Elsner đã viết trong một bản báo cáo: “Chopin, Fryderyk, học sinh năm thứ 3, một tài năng lớn, thiên tài âm nhạc”. Khi trở về Warsawa, Chopin cống hiến cho sự nghiệp sáng tác và đã viết một số tác phẩm, trong đó có 2 bản Concerto cho piano và dàn nhạc cung Fa thứ và Mi thứ. Đây cũng là thời kỳ Chopin cho ra đời những bản Nocturne, Etude, Waltz, Mazurka đầu tiên.

Mùa thu năm 1831, ông đến Paris. Ở Paris, ông chọn nghề chơi và dạy đàn cùng lúc soạn nhạc, lấy tên tiếng Pháp là Frédéric-François Chopin. Cả cuộc đời, sức khoẻ ông không được tốt . Ông qua đời do lao phổi ngày 17 tháng 10 năm 1849 tại Paris, thọ 39.

Ballade No1* Bản Ballade Số 1 (Thời gian sáng tác: 1835-1836). Bài này ông sáng tác để tặng Nam tước Stockhausen (một đại sứ Đức). Bản Ballade Số 1 là bản đầu tiên trong 4 bản ballade và thường được xem là một trong những tác phẩm vĩ đại của Chopin. Trước ông, không ai sáng tác ra thể loại nhạc nào được gọi là ballade (một thể loại luôn gắn liền với thơ). Ông sử dụng nhiều kỹ thuật kết cấu và giai điệu trữ tình để viết nên một loại âm nhạc mạnh mẽ, anh hùng. James Huneker (một nhạc sĩ và nhà bình phê bình nhạc người Mỹ) gọi tác phẩm này là “Odyssey trong tâm hồn Chopin” (Odyssey là một tác phẩm sử thi của Hy Lạp cổ đại). Ông viết bản Ballade đầu tiên này tại Vienna và hoàn tất tại Paris năm 1836. Dựa theo một số tài liệu văn học, bản Ballade này được truyền cảm hứng bởi một nhà thơ sống tại Paris cùng thời với Chopin tên Adam Mickiewicz.

Khúc mở đầu của bản nhạc tràn ngập cảm xúc ảm đạm, tối tăm. Vài phút sau, nhịp điệu tăng nhanh dần và theo thời gian, những giai điệu đẹp đẽ và lãng mạn nhất của Chopin tuôn trào. Đây là một trong những sáng tác vĩ đại nhất của Chopin trong những năm đầu tại Paris. Và còn thêm 3 bản ballade nữa, nhưng dường như chỉ Ballade Số 4 là có đủ khả năng sánh ngang bản Ballade Số 1 này.

Dưới đây là 2 video clip: video clip nghệ sĩ piano thiên tài người Ý – Arturo Benedetti Michelangeli biểu diễn Bản Ballade Số 1, và video clip trong phim “The Pianist”. Mời các bạn thưởng thức. 

Loan Subaru
.
 

 

Chào mừng ngày Phật Đản PL 2553

Buddha
Chào các bạn,

Hôm nay, Thứ bảy 9.5.2005, rằm tháng tư âm lịch, là Lễ Phật Đản PL. 2553, tức là Đức phật sinh ra 2553 năm về trước. Đọt Chuôi Non cầu chúc tất cả các bạn một Lễ Phật Đản nhiều tình yêu và an lạc.

Trong post này chúng ta có các thông tin sau đây:

1. Toàn văn thông điệp Phật Đản PL 2553, của Hoà thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

2. Link đến Giác Ngộ online:

    . Tòa Tổng Giám Mục TP HCM chúc mừng Phật đản PL. 2553

    . Chủ tịch UBTƯMTTQVN gửi thư chúc mừng Phật tử nhân Đại lễ Phật đản PL. 2553

    . Thông tin và hình ảnh Phật Đản 2009 khắp nơi

3. Hình ảnh về Ngày Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Việt Nam, một ngày quan trọng cho Phật giáo Việt Nam.

4. Lời chào mừng của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn gửi đến các Phật tử toàn thế giới, do mình dịch sang Việt ngữ.

Chúc các bạn cuối tuần nhiều Phật lộc.

Mến,

Hoành
.

Thông điệp Phật Đản PL.2553-2009 của Đức Pháp chủ GHPGVN
.

Hoà thượng Thích Phổ Tuệ
Hoà thượng Thích Phổ Tuệ

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Hòa chung không khí đại hoan hỷ và hòa hợp của Tăng Ni, Phật tử trên khắp hành tinh, hôm nay các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như mỗi cơ sở tự viện trong toàn quốc, Tăng Ni, Phật tử cả nước long trọng tổ chức Đại lễ Kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Từ Phụ giáo chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Phật lịch 2553, dương lịch 2009. Thay mặt Ban Thường trực HĐCM và nhân danh cá nhân, tôi có lời cầu chúc đến chư tôn đức giáo phẩm, cùng toàn thể quý vị Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử ở trong nước và ở nước ngoài thân tâm thường an lạc, Phật sự thành tựu.

Kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Bản Sư là sự kiện quan trọng của mỗi người Phật tử, đó cũng là cơ duyên để mỗi chúng ta khẳng định sự trong sáng của giáo lý Đức Phật và sự đóng góp của Phật giáo trong suốt chiều dài hơn 2.500 năm qua đối với nhân loại. Tư tưởng giáo lý về hòa bình, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha và tự giác ngộ đối với chính bản thân mỗi người vẫn luôn là kim chỉ nam đối với người con Phật trên con đường tu tập và phụng sự đạo pháp, dân tộc, đó cũng là tư tưởng phù hợp với sự tiến bộ xã hội. Đây chính là cốt lõi mà chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thích hợp trong việc giải quyết những vấn đề của thời đại như nghèo đói, chiến tranh, xung đột tôn giáo, sắc tộc và công bằng xã hội.

vesak1
Hai nghìn năm hiện diện, đồng hành với dân tộc và trở thành tôn giáo của dân tộc, Phật giáo Việt Nam phát huy những giá trị tích cực của giáo lý Đức Phật, góp phần tích cực đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều hoạt động Phật sự ích đạo lợi đời được các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cá nhân mỗi Tăng Ni, Phật tử quan tâm chú trọng, triển khai toàn diện không chỉ ở trong nước mà còn đối với cộng đồng quốc tế và cộng đồng Phật tử Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài. Thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, tôi có lời tán thán công đức đến các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như cá nhân mỗi chư tôn giáo phẩm và Tăng Ni, Phật tử đã không ngừng tinh tấn, phụng sự Đạo pháp và Dân tộc để Phật pháp được xương minh, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Nhân dịp ngày Đản sinh của Đức Bản Sư, tôi kêu gọi các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và mỗi Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, với vai trò trách nhiệm của mình, hoàn thành tốt mọi Phật sự để thiết thực chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI được tổ chức tại Việt Nam vào trung tuần tháng 11 năm 2010.

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.

TM. Ban Thường trực
Hội đồng Chứng minh GHPGVN
Pháp chủ

Hòa thượng THÍCH PHỔ TUỆ
.

vesak

Tòa tổng Giám mục chúc mừng Phật đản PL. 2553 – DL. 2009

Chủ tịch UBTƯMTTQVN gửi thư chúc mừng Phật tử nhân Đại lễ Phật đản PL. 2553

Thông tin và hình ảnh Phật Đản 2009 khắp nơi
.

Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc (United Nations Vesak) 2008
: Ngày Phật Đản 2008 là một dấu mốc lớn cho Phật giáo Việt Nam. Đó là Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc đầu tiên tại Việt Nam. Hơn 10 nghìn ngọn nến đã được thắp sáng trong Sân Vận Động Quốc Gia Mỹ Đình cho hoà bình, thịnh vượng và hạnh phúc của thế giới.

Năm 1999 Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đồng ý mừng Lễ Phật Đản hằng năm tại Liên Hiệp Quốc, và từ năm 2000 đến nay, các quốc gia (mà đa số là) Phật giáo đã thay phiên tổ chức Ngày Phật Đản Liên Hợp Quốc tại nước mình. Năm 2008 là năm cho Việt Nam.

Các bạn có thể click vào ảnh dưới đây để xem một số hình ảnh về Ngày Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008.

Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008, Hà Nội
Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008, Hà Nội

.

Làm chứng cho một Tinh Thần Nghèo Khó: Tín hữu Thiên Chúa Giáo và Phật tử đối thoại

peace
Các bạn Phật tử thân mến,

1. Lễ Phật Đản là một cơ hội tốt để chúng tôi gửi đến các bạn, với tư cách đại diện Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, lời chúc mừng thành thật và cầu mong thân thiết: Cầu chúc lễ Phật Đản một lần nữa mang hân hoan và tĩnh lặng đến quả tim của mọi Phật tử trên thế giới. Ngày lễ thường niên này cho tín hữu Công giáo một cơ hội để chào mừng bạn bè và láng giềng Phật tử, và nhờ đó làm các thân tình bằng hữu thêm khắng khít cũng như tạo thêm thân tình mới. Các ràng buộc thân thiết này cho phép chúng ta chia sẻ với nhau những niềm vui, những hy vọng và những kho tàng tâm linh.

2. Trong khi làm mới lại cảm giác gần gũi với các bạn Phật tử trong thời đại này, càng ngày ta càng thấy rõ là cùng nhau chúng ta có thể đóng góp, trong cung cách trung thành với truyền thống tâm linh riêng của mình, vào phúc lợi của cộng đồng của chúng ta, cũng như cộng đồng nhân loại trên thế giới. Chúng tôi cảm nhận sâu xa thử thách trước mắt chúng ta đến từ, môt bên là hiện tượng nghèo đói càng ngày càng lan rộng trong nhiều hình thức, một bên là sự theo đuổi sở hữu vật chất không ngừng và bóng tối tràn ngập của chủ nghĩa tiêu thụ.

3. Như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI mới nói đây, có hai loại nghèo rất khác nhau, đó là nghèo “tự nguyện” và nghèo “phải chống” (bài giảng ngày 1 tháng 1 năm 2009). Cho tín hữu Thiên chúa giáo, nghèo tự nguyện là cái nghèo cho phép chúng ta theo chân chúa Giêsu Kitô. Khi tự nguyện như thế, nguời Thiên chúa giáo sắn sàng để đón nhận ân huệ của chúa Giêsu, người đã vì chúng ta mà thành nghèo khổ dù người rất giàu có, để nhờ sự nghèo khổ của ngài mà chúng ra trở thành giàu có (2 Corinthians 8, 9). Chúng tôi hiểu rằng nỗi nghèo khổ này có ý nghĩa cao nhất là làm cái tôi trở thành trống rỗng, nhưng chúng tôi cũng hiểu một ý nghĩa nữa là chúng ta chấp nhận chính mình, với mọi tài năng và giới hạn của mình. Nghèo khó như vậy làm cho chúng ta sẵn lòng để nghe Thượng đế và nghe các anh chị em của chúng ta, cởi mở với các anh chị em, và kính trọng các anh chị em như là những cá nhân đáng kính. Chúng ta trân trọng mọi sáng tạo, kể cả các thành quả của con người, nhưng chúng ta được dạy là phải làm như vậy với tự do và tri ân, ân cần và kính trọng, với một tinh thần vô chấp cho phép chúng ta sử dụng mọi sản phẩm của thế giới như là chúng ta không sở hữu đìều gì nhưng lại nắm giữ mọi điều. (2 Corinthians 6, 10).

Nhà Thờ Phát Diệm VN
Nhà Thờ Phát Diệm VN

4. Đồng thời, như Giáo Hoàng Benedict nói, “có một loại nghèo khổ, một loại tước đoạt, mà Thượng đế không muốn và cần phải chống; loại nghèo khổ ngăn cản các cá nhân và gia đình sống với đầy đủ nhân phẩm; loại nghèo khổ xúc phạm công lý và bình đẳng và, do đó, đe doạ sự sống chung hoà bình.” Hơn nữa, “trong các xã hội giàu có tiền tiến, có bằng chứng về sự đi ra ngoài lề, cũng như nghèo khổ về tình cảm, đạo đức và tâm linh, trong những nguời có nội tâm lạc hướng với đủ mọi chứng bệnh dù là họ rất sung túc về kinh tế.” (Thông điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới 2009, chú thích 2).

5. Khi người Công giáo suy gẫm như thế này về ý nghĩa của nghèo khổ, chúng tôi cũng chú tâm đến kinh nghiệm tâm linh của các bạn, các bạn Phật tử thân ái. Chúng tôi xin cám ơn các bạn về việc làm chứng đầy hứng khởi của các bạn về vô chấp và tri túc thường lạc. Các sư thầy, sư cô, và nhiều Phật tử trong các bạn sống cuộc sống nghèo khổ “tự nguyện”, sự nghèo khổ nuôi dưỡng quả tim con người, làm giàu rất nhiều cho đời sống với trí tuệ sâu xa soi chiếu ý nghĩa của hiện hữu, và quyết tâm bền vững trong việc thăng tiến thiện tâm của toàn thể cộng đồng nhân loại. Một lần nữa, xin cho phép chúng tôi được nói lời chào mừng tận đáy lòng và chúc tất cả các bạn một Lễ Phật Đản nhiều hạnh phúc.

Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn
Hồng Y Jean-Louis Tauran
Giám Đốc

Tổng Giám Mục Pier Luigi Celata
Tổng Thư Ký

Trần Đình Hoành dịch

Đại Học Trung Nam Học Viện Y Tương Nhã

Đại Học Trung Nam Học Viện Y Tương Nhã (中南大学湘雅医学院)
(Xiang Ya School of Medicine Central South University)

Học viện y Tương Nhã
Học viện y Tương Nhã ngày xưa
Khu trường cũ
Khu trường cũ
Khung cảnh trường
Khung cảnh trường
Khu nhà học chính
Khu nhà học chính
Công viên trong bệnh viện trường
Công viên trong bệnh viện trường
Lưu học sinh các nước -- Noel 2008
Lưu học sinh các nước -- Noel 2008
Cùng nhau làm Nem Rán và Chả Nướng
Cùng nhau làm Nem Rán và Chả Nướng
Đi dạo bên sông Tương sau những buổi học
Đi dạo bên sông Tương sau những buổi học
Picnic của phe ta
Picnic của phe ta

Chào các bạn!

Mình là nghiên cứu sinh năm 1 tại Học Viện Y Tương Nhã của Đại học Trung Nam, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Trong Học Viện Y có 5 sinh viên Việt và toàn Đại Học Trung Nam có 11 người. Mấy hôm nay mình đã post một số bài về văn hoá Trung quốc. Hôm nay mình chia sẻ với các bạn về trường của mình nhé.

Hoc Viện Y Tương Nhã trước kia có tên Đại Hoc Y Tương Nhã, xây dựng năm 1914 do Yale-China Association, hội hữu nghi giữa Trung quốc và Đại Học Yale của Mỹ.

Tỉnh Hồ Nam thường được gọi tắt là 湘 (Tương), còn Yale trong tiếng Hán được phiên âm là 雅 (Nhã) do đó trường được mang tên “Tương Nhã ”.

Năm 2000, Đại Học Y Tương Nhã cùng Đại Học Công Nghiệp Trung Nam (中南工业大学)và Học Viện Đường Sắt Trường Sa(长沙铁道学院)sát nhập thành Đại Học Trung Nam (Central South University). Đây là đại học khá lớn ở miền Nam Trung quốc thuộc tỉnh Hồ Nam.

Hồ Nam có Động Đình Hồ (Lạc Long Quân và Âu Cơ) và sông Tương (chàng tại đầu sông Tương, thiếp tại cuối sông Tương, cùng uống nước sông Tương, tương tư nhưng không tương kiến), rất quen thuộc với văn hoá Việt Nam, Thành cổ Phụng Hoàng như trong bài trước mình đã giới thiệu, hay núi Hành Sơn (một trong 5 ngọn núi có độ cao nhất của Trung Quốc), v.v….

Học Viện Y Tương Nhã là một trong những trường Tây Y được thành lập sớm nhất tại Trung Quốc . Tháng 9 năm 1996, Học Viện được xếp vào tốp “211 công trình trọng điểm Quốc Gia.” Học Viện là 1 trong 5 trường ở Trung Quốc đã thành lập hệ 8 năm Học Viện Y Dược . Hoc Viện có 10 chuyên nghành đào tạo chính quy, và đến năm 2003 trường được chọn là 1 trong 5 trường đại học thí điểm mang tiêu chuẩn Quốc Tế.

Học viện hiên nay có 1773 viên chức (không bao gồm bệnh viện trực thuộc ), trong đó có 179 Giáo Sư, 387 Phó Giáo Sư, 627 Giảng Viên, và khoảng 120,000 sinh viên.

Học Viện có diện tích hơn 77,000 m2 ( không bao gồm bệnh viện trực thuộc). Ngoài khu nghiên cứu, khu giảng dạy và thư viên, trường còncó nhà ăn dành cho sinh viên, khu kí túc xá, ngân hàng, bưu điện, siêu thị, khu giao lưu văn hóa, cung thể thao, sân vận động…

Các hoạt động giao lưu đối ngoại của trường rất sôi nổi, hiện trường đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 trường đại học và hơn 300 cơ sở nghiên cứu khoa học của 25 Quốc Gia và khu vực.

Học Viện Y Tương Nhã hiên có 5 lưu học sinh Việt Nam, và toàn Đại Học Trung Nam thì có 11 sinh viên Việt Nam. Bọn mình ở đây tuy ít nhưng sống đoàn kết và vui lắm. Ngoài việc học tâp, tham gia các hoạt động của trường, của khoa, thì bọn mình còn có hoạt động riêng của người Việt.

Ví dụ như buổi chiều mọi người thường đợi mình đi làm về rồi cùng nhau đi tập thể duc. Cuối tuần thì cả bọn cùng nhau đi siêu thị mua đồ ăn và tất nhiên trong những ngày nghỉ bọn mình thường cùng nhau nấu các món ăn Việt như Nem Rán, Bánh Xèo, Thịt Cuốn, Chè Đậu Xanh …(hi kể ra bọn mình cũng khéo tay đấy chứ :-)).

Sống xa nhà nhưng ngày lễ tết cổ truyền gì của dân tộc bọn mình đều nhớ và tham gia rất nhiệt tình. Thường thì các bạn bên Trung Nam sôi nổi hơn Tương Nhã, nhưng khi bên đó có tổ chức gì thì bên Tương Nhã bọn mình đa phần đều có mặt đầy đủ . Mình là người lớn tuổi nhất ở đây, nhưng khi được sống bên các bạn trẻ, được hòa nhập cùng lứa tuổi sinh viên mình thấy cuộc sống xung quanh mình thật vui vẻ, lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, niềm vui.

Mình hy vọng thông qua câu chuyện về cuộc sống xa nhà của các bạn Tương Nhã nói riêng, mình mong rằng các bạn lưu học sinh ở những nơi khác cũng có những ngày tháng vui vẻ như bọn mình nhé.

Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ !

Mến,

Kiều Tố Uyên
DSH, Hồ Nam, Trung Quốc

Thử thách Anh ngữ hàng ngày — 9.5.2009

englishchallenge

Chào các bạn,

Trong cuối tuần, mình sẽ từ từ phân tích thử thách hôm qua và các câu trả lời của các bạn. Cám ơn các bạn đã hăng hái vui vẻ tham dự trò chơi không tốn tiền này 🙂

Vì cuối tuần nhiều người có thể có thời gian hơn một tí, cho nên mình có 3 mục hôm nay để các bạn giải quyết từ từ.

1. Sáu câu tục ngữ Việt để dịch sang tiếng Anh.

2. Sáu câu danh ngôn Anh để dịch sang tiếng Việt.

3. Một bài viết của bình lụân gia Fareed Zakaria trên Newseek về cuộc chiến chống khủng bố ở Pakistan. Fareed Zakaria là bình luận gia có uy tín lớn trên thế giới. Bài này hơi dài, các bạn không cần phải dịch hết. Mình post cả bài ở đây để bạn nào thích đọc cả bài thì đọc, vì đây là một bình luận thời sự hay.

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ. Và nhiều hứng thú tấn công các thử thách này.

Mến,

Hoành
_________

Sáu câu tục ngữ Việt để dịch sang Anh ngữ

1. Lười biếng chẳng ai thiết,
Siêng việc ai cũng chào mời.

2. Quý kẻ xốc vác,
Chuộng kẻ ham làm.

3. Kết gạo hết mọi thứ;
Có lúa, có mọi đường.

4. Ngồi dưng ăn hoang,
Mỏ vàng cũng cạn;
Học thầy học bạn,
Vô vạn phong lưu

5. Bạc đeo đầy mình,
Không bằng thông minh sáng suốt.

6. Bố mẹ dạy không bằng thầy dạy;
Thầy dạy không bằng biết suy.

(Vũ ngọc Phan: Tục ngữ, Ca dao, Dân ca Việt Nam)
.

Sáu câu danh ngôn Anh ngữ để dich sang Việt ngữ

1. “There is one quality that one must possess to win, and that is definiteness of purpose, the knowledge of what one wants, and a burning desire to possess it.”

– Napoleon Hill

2. “Your circumstances may be uncongenial, but they shall not remain so if you only perceive an ideal and strive to reach it. You cannot travel within and stand still without.”

– James Allen

3. “Begin doing what you want to do now. We are not living in eternity. We have only this moment, sparkling like a star in our hand-and melting like a snowflake…”

– Marie Beyon Ray

4. “Somehow I can’t believe that there are any heights that can’t be scaled by a man who knows the secrets of making dreams come true. This special secret – curiosity, confidence, courage, and constancy, and the greatest of all is confidence. When you believe in a thing, believe in it all the way, implicitly and unquestionable.”

– Walt Disney

5. The art of acceptance is the art of making someone who has just done you a small favor wish that he might have done you a greater one.

-Russell Lynes

6. “Man often becomes what he believes himself to be. If I keep on saying to myself that I cannot do a certain thing, it is possible that I may end by really becoming incapable of doing it. On the contrary, if I have the belief that I can do it, I shall surely acquire the capacity to do it even if I may not have it at the beginning.”
– Mahatma Gandhi

.

Change We Can’t Believe In
Pakistan’s military has lost every conventional war. It’s far better at guerrilla wars.

    By: Fareed Zakaria

Fareed-thumb7

Finally, we are told, the Pakistani military has gotten serious about the threat that militants pose to its country. The Army is now fighting back for real, sending troops to dislodge the jihadists who had spread out of the Swat Valley. We hear this from Pakistani commanders, of course, but also from civilian leaders as well as from U.S. officials, including the secretary of defense, Robert Gates. In an interview with me for CNN, Gates said, “I think the movement of the Taliban so close to Islamabad was a real wake-up call for them.”

Maybe. It was only a few years ago that Husain Haqqani, a former Pakistani diplomat who recently became ambassador to Washington, wrote a brilliant book arguing that the Pakistani government—despite public and private claims to the contrary—continued “to make a distinction between ‘terrorists’ … and ‘freedom fighters’ (the officially preferred label … for Kashmiri militants).” He added: “The Musharraf government also remains tolerant of remnants of Afghanistan’s Taliban regime, hoping to use them in resuscitating Pakistan’s influence in Afghanistan.” The Pakistani military’s world view—that it is surrounded by dangers and needs to be active in destabilizing its neighbors— remains central to Pakistan’s basic strategy.

While President Musharraf broke with the overt and large-scale support that the military provides to the militant groups, and there have continued to be some moves against some jihadists, there is no evidence of a campaign to rid Pakistan of these groups. The leaders of the Afghan Taliban, headed up by Mullah Mohammed Omar, still work actively out of Quetta. The Army has never launched serious campaigns against the main Taliban-allied groups led by Gulbuddin Hekmatyar or Jalaluddin Haqqani, both of whose networks are active in Pakistan. The group responsible for the Mumbai attacks, Lashkar-e-Taiba, has evaded any punishment, morphing in name and form but still operating in plain sight in Lahore. Even now, after allowing the Taliban to get within 60 miles of the capital, the Pakistani military has deployed only a few thousand troops to confront them, leaving the bulk of its million-man Army in the east, presumably in case India suddenly invades. And when the Army does attack the Taliban, as it did a couple of years ago in the same Swat Valley, it bombs, declares victory and withdraws—and the jihadists return.

The rise of Islamic militants in Pakistan is not, Ambassador Haqqani writes, “the inadvertent outcome of some governments.” It is “rooted in history and [is] a consistent policy of the Pakistani state.” The author describes how, from its early years, the Pakistani military developed “a strategic commitment to jihadi ideology.” It used Islam to mobilize the country and Army in every conflict with India. A textbook case was the 1965 war, when Pakistan’s state-controlled media “generated a frenzy of jihad,” complete with stories of heroic suicide missions, martyrdom and divine help.

Pakistan was created as an Islamic state, with a population that shared little geographically, ethnically and linguistically. The country’s rulers have maintained power using religion as an ideology. And then the region’s geopolitics—the tensions with India and the battle against the Soviet Union in Afghanistan—helped create deep links between the Pakistani military and Islamic militant groups. The Pakistani military has lost the wars it has fought via traditional means. But running guerrilla operations—against the Soviets, the Indians and the Afghans—has proved an extremely cost-effective way to keep its neighbors off balance.

Has this all changed? The ambassador’s book, “Pakistan: Between Mosque and Military,” marshals strong evidence that, at least until recently, the Pakistani military made the pretense of arresting militants in order to get funds from Washington. But it never shut down the networks. “From the point of view of Pakistan’s Islamists and their backers in the ISI [Pakistan’s military intelligence],” Haqqani writes, “jihad is on hold but not yet over. Pakistan still has an unfinished agenda in Afghanistan and Kashmir.”

The book concludes by telling how Pakistan’s military has used the threat from these militant groups to maintain power, delegitimize the civilian government and—most crucial of all—keep aid flowing from the United States. And the book’s author has now joined in this great game. Last week Ambassador Haqqani wrote an op-ed claiming that Pakistan was fighting these militant groups vigorously. The only problem, he explained, was that Washington was reluctant to provide the weapons, training and funds Pakistan needs. He has become a character out of the pages of his own book.

In truth, Haqqani is a smart and honorable man with an impossible job. In its first months, Pakistan’s democratic government has been overruled by the generals every time it has asserted its authority. If Washington hopes to change Pakistan’s world view, it will have to take a much tougher line with the military while supporting the country’s civilian leaders, whose vision of Pakistan’s national interests is broader and less paranoid, and envisions more cooperation with its neighbors. The $15 billion Biden-Lugar bill, designed to help develop Pakistan’s civil society, is a big step in that direction.

Perhaps, as Haqqani’s op-ed implies, the strategy of the past six decades has suddenly changed. But I recall what Warren Buffett once called the four most dangerous words in investing: “This time it’s different.”

© 2009

Tự kiểm soát

selfcontro1l
Trong khi chúng ta không thể kiểm soát được những chuyện xảy đến với mình, chúng ta có thể kiếm soát được những gì xảy ra bên trong chúng ta.

Đặng Nguyễn Đông Vy dịch

.

While we may not be able to control all that happens to us, we can control what happens inside us.

Benjamin Franklin

Cố thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh: diễn viên tài hoa trên bục giảng…

coOanh
Chào các bạn,

Bài này do anh Trần Bá Thiện viết. Anh Thiện là một trong những người đã ủng hộ và quảng bá Đọt Chuối Non rất mạnh, ngay từ ngày đầu. Anh Thiện và mình biết nhau đã lâu qua diễn đàn VNBIZ. Báo Tuổi Trẻ nói về anh Thiện: “Hiệp sĩ công nghệ thông tin 2004, một người khiếm thị có nhiều hoạt động trong phong trào khuyết tật 15 năm qua.” Anh Thiện là một trong những người chúng ta nên noi gương tích cực.

Bài này cũng có trên Tuổi Trẻ hôm nay. Tuy nhiên, bạn đọc Tuổi Trẻ không được đọc nguyên bài như chúng ta ở đây. Cám ơn anh Thiện rất nhiều nhé. (TDH)

.
c
Ó LẼ, ĐÃ ĐẾN LÚC những người đồng sự, học trò và những người quen biết với cố thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh ngồi lại nhớ lại các hoạt động của bà để đúc kết và rút ra các bài học kinh nghiệm. Bà thực sự là một tấm gương sáng, một con chim đầu đàn cho ngành công tác xã hội và phát triển cộng đồng VN.

Chân tình

Bà lớn lên trong một đất nước chiến tranh, rồi đi qua thời chiến để vào giai đoạn đầy khó khăn của nền hòa bình mới, tiếp đến là một xã hội với nhiều biến động của thời công nghiệp hóa, đô thị hóa… Trong khoảng vài mươi năm hoạt động, các đề tài nghiên cứu của bà là những trở ngại trong các giai đoạn vừa nêu như vấn đề xây dựng nhân cách cho giới trẻ, ý thức gìn giữ vệ sinh công cộng, các ứng xử nơi công cộng, bạo hành trong gia đình, trong trường học, vấn đề bình đẵng phụ nữ, vấn đề hòa nhập người khuyết tật, vấn đề với người sau cai nghiện… Trong khi nhiều bài viết về các mảng này bộc lộ thái độ lên án, chỉ trích đi đến thái độ giận dữ, kêu gọi trừng phạt… Bà dịu dàng hơn khi chỉ cho chúng ta thấy các trở ngại ấy xuất phát từ tư duy chưa tích cực của cộng đồng. Thay vì trừng phạt người vi phạm, bà nhắm vào việc xây dựng tư duy tích cực, trang bị thêm kỹ năng sống để mọi người tự đưa ra một khuôn mẫu kỹ luật cho chính mình và để chính mình noi theo. Có nhiều lần, tôi nghe bà đề nghị không phải sự trừng phạt kẻ có tội sẽ làm cho xã hội tốt hơn nhưng là sự thấu hiểu và khoan dung. Mỗi cá nhân tự ý thức chính mình và nhận thấy lỗi lầm đáng lên án kia xuất phát từ cách nghĩ hẹp hòi ở lòng mình. Quả chỉ có những trái tim chan chứa tình người như bà mới tìm được những giải pháp đầy tính nhân văn như thế.

cooanh2007

Đọc giả và tham dự viên trong các buổi báo cáo của bà dễ nhận ra tấm chân tình của bà qua từng con chữ, từng lời nói. Điều đáng nói khác là trong các bài giảng của bà Oanh, mặc dù rất xúc tích, rất sinh động nhưng chúng ta không có cảm giác bị thôi miên, bị mê đắm bị khuất phục bởi trí tuệ của bà. Cảm giác mê mẩn chỉ xảy ra ở phần đầu của bài giảng, càng nghe đầu óc ta càng lóe lên các ý tưởng khác. Thoạt đầu là các ý tưởng đồng tình kế đến là các ý tưởng phản biện. Gần cuối bài giảng của bà, ta nghe những tiếng xì xào trao đổi nho nhỏ trong nhóm cử tọa. thế nên khi cần nghe phản hồi, rất nhiều cánh tay dơ cao đăng ký phát biểu…

Vài lần tôi gặp bà để lễ phép xin đưa ra các ý phản biện về một bài giảng nào đó. Bà nhẫn nại chờ cho tôi nêu hết các phản biện bà chỉ trả lời hầu như bằng 1 ý: “em nói đúng rồi”, “đúng vậy đó em”… Thực ra bà không ba phải. Có vẻ như khi xây dựng bài giảng mục tiêu chính của bà tóm trong 7 chữ này của thầy Mạnh Tử đời xưa: “Tận tín thư bất như vô thư”- đọc sách mà tin vào sách thì đừng đọc sách. Bà không muốn chúng ta tin vào lời bà, tin vào các nghiên cứu khoa học của bà. Bà chỉ đưa ra các gợi ý và chúng ta phải kiểm tra nó. Bà không đưa hết các gốc đối lập của vấn đề mà chính chúng ta sẽ dựa vào các gợi ý đó rồi tìm ra các phản biện. Nhờ vậy chúng ta sẽ hiểu và nhớ kỹ hơn các ý trung tâm đã được bà khám phá bằng tư duy khoa học. Tôi xin đưa ra một minh họa

Đầu tháng 4, 2009 tức không đầy 1 tháng trước khi cô Oanh kính yêu chia tay cuộc đời, tôi tham dự một buổi sinh hoạt tại Hội quán Đến với nhau… Bà nói về xây dựng kỹ năng sống. Bà đưa ra các dẫn chứng về việc tước đoạt quyền khám phá cuộc sống của trẻ em qua cách cha mẹ suy nghĩ dùm, quyết định dùm… Sau đó, bà đưa ra các câu chuyện tại các nước phát triển để cho thấy người ta chấp nhận các hạn chế của trẻ con và luôn hướng dẫn trẻ làm chủ chính cuộc đời của nó (1)… Tôi ấm ức vì sao bà chỉ đưa ra các hạn chế trong lối giáo dục phổ biến hiện nay ở xã hội VN mà lại không đưa ra các hạn chế trong lối giáo dục Âu Mỹ. Mọi hoạt động chủ trương của con người đều có mặt trái cả. Nếu chỉ nói về một mặt có phải là thiếu sót lắm chăng? Thế nhưng rút kinh nghiệm bao nhiêu lần trước, tôi không nhấc điện thoại lên tìm cô Oanh. Tôi ngẫm nghĩ một lúc rồi cúi đầu xuống thầm cảm ơn bà.

Bà là một nhà khoa học chân chính, một nhà giáo dục thiên tài. Bà kêu gọi việc tôn trọng sự tự do trong tiếp thu ý kiến, kêu gọi độc lập tư duy… Nếu bà dùng đủ mọi lý lẽ để dồn ép những người yếu hơn bà về kiến thức về kinh nghiệm, hóa ra bà tự phản bội với chính mình. Nét nhân văn độc đáo khi xây dựng bài giảng của bà chính là điểm này.

Cô Oanh kính, con thực sự cảm ơn tấm chân tình của cô…

Giới trẻ tiếc thương
Giới trẻ tiếc thương

Quan sát tinh tế

Có người nói: sự học hỏi cho ta kiến thức. Nhưng chính quan sát mới giúp ta có được tri thức….
Xem lại các bài của bà viết, nhớ lại các bài giảng của bà, chúng ta dễ nhận ra sức thuyết phục của bài xuất phát từ việc liệt kê các hiện tượng mẫu. Nói theo ngôn ngữ văn học thì đó là các hình tượng văn học. Cả những hình tượng phản diện hay hình tượng chính diện của bà nêu ra đều rất đẹp, rất thực và chẳng ai mà không biết. Có ai lạ gì cảnh hút xong điếu thuốc người đàn ông thản nhiên búng phần thuốc còn cháy dỡ từ trong nhà ra hè phố. Có ai lạ gì cảnh trong con hẽm nhỏ, bà mẹ dạy em bé 2 tuổi cách tè bậy ngoài đường (2)… Nó lập đi lập lại trước mắt mọi người rồi nó biến đi trong trí nhớ của chúng ta.

Với bà, điều ấy được ghi nhận và được phân tích theo các nguồn gốc về nhận thức, về tâm lý xã hội… Để cuối cùng, bà tái hiện nó trong các bài viết giúp mọi người suy ngẫm. Kỹ năng quan sát xã hội của bà thật xuất sắc. Tôi tin rằng, kỹ năng ấy được hình thành từ cái tâm và từ cái tầm của bà. Sau đó kỹ năng quan sát quay lại giúp nâng cao tầm nhìn và mở rộng tâm hồn bà.

Bà quan sát các hiện tượng theo gốc nghiên cứu chuyên môn của mình. Sau đó, bà quan sát cử tọa và tìm ra các quy luật nội tại của cử tọa khi theo dõi bài giảng. Cuối cùng, bà đưa nó vào quá trình xây dựng bài giảng.
cooanh1

Có lần khi nói về vấn đề bạo hành với trẻ em, bà đứng lên thay vì nói điều gì với cử tọa, bà phát mạnh vào vai 1 cô gái trẻ ngồi gần rồi quát nạt: “đi chỗ khác đi, con nít sao lại ngồi chỗ này. Chỗ này để người lớn nói chuyện. Con nít ra đàng kia ngồi kìa…” Cử tọa sửng sốt. Cô bạn trẻ lúng túng đứng dậy dời đến nơi bà chỉ… Sau đó bà ôn tồn hỏi cô gái: “em có hoảng sợ khi cô la em không? Em có mắc cỡ không? Em có hài lòng không?” qua ví dụ ấy, bà chứng minh với cử tọa một cách rất sinh động rằng nếu ta quát nạt, áp đặt lên giới trẻ, trẻ sẽ làm theo miễn cưỡng. Nhưng từ đó về sau, giữa ta và trẻ có một khoảng cách. Trẻ không tin cậy ta nữa và ngấm ngầm tìm cách chống đối…

Qua quan sát, bà hiểu cách tạo ra điểm kỳ thú trong bài giảng. Các tình huống bất ngờ thường xuyên xuất hiện trong các bài giảng. Ấy là những câu hỏi, . Ấy là các đòi hỏi lạ tai. Ai đã từng tham dự các buổi giảng và sau đó, đọc lại bài viết cùng chủ đề, ta dễ nhận ra điều này. Được nghe bài giảng ta hiểu đến 100 phần. Đọc bài viết ta chỉ thấy được 1 phần trăm ấy mà thôi.

Diễn giả và diễn viên xuất sắc

Có bạn nói với tôi rằng: bài giảng của cô Oanh hay nhờ giọng nói của cô dịu dàng, chân tình nên thuyết phục người nghe… Nếu đưa bài giảng ấy cho người khác có lẽ sức thuyết phục sẽ không cao như thế…
Vì sao chúng ta có cảm giác bị thu hút bởi giọng nói của bà? May mắn là gần đây Hội quán Đến với Nhau có thu hình lại các buổi sinh hoạt nên có thể chúng ta còn các bằng chứng về năng lực diễn thuyết của bà. Tôi lại nhìn việc ấy theo một gốc nhìn khác. Tôi đoán dường như cô được huấn luyện khá tốt về kỹ thuật khẩu hình khi diễn thuyết. Hầu hết các khóa học về kỹ năng nói, kỹ năng trình bày ngày nay, chúng ta bỏ quên mất kỹ thuật khẩu hình này. Tôi có biết một chút về kỹ thuật khẩu hình khi học hát nên nhận ra cô Oanh có sử dụng kỹ thuật này khi diễn thuyết. Do vậy, bài giảng của cô sinh động và hấp dẫn lắm.

Trên bục giảng hay giữa đám đông, bà không diễn thuyết theo cách hao tốn quá nhiều năng lượng như khoa tay, múa chân, chồm về phía này, nhảy đến phía kia khiến người nghe tối tăm mặt mũi… Có lẽ bà cụ của tuổi thất thập cỗ lai hy này không đủ năng lượng để múa trên bục giảng. Bà nói thong thả, rõ ràng, đúng là tròn vành rõ chữ theo tiêu chuẩn các cô giáo lớp 1… Bà có di chuyển nhưng từ tốn, mềm mại hơn… Dù thế, nội công của bà khi diễn thuyết thật tuyệt vời. Hầu như chẳng ai nói rằng tôi chưa nghe kịp.. Cử tọa không bị thu hút bởi hình thể hay cách nói của bà. Nói theo ngôn ngữ diễn thuyết thì bà không hề nã đại liên vào đầu cử tọa. Bà dẫn họ đi vào thế giới ký ức của mỗi người, giúp mỗi người nhận ra câu chuyện của bà cũng chính là câu chuyện riêng của mỗi người. Từ đó, hãy suy nghĩ xem giải pháp bà đưa ra có áp dụng được cho trường hợp riêng của mỗi người hay không?
tangle_NguyenThiOanh

Khi giảng bà tổng hợp nhuần nhuyễn các kỹ thuật của công tác xã hội như kỹ năng nói, kỹ năng lắng nghe, các kỹ thuật của giáo dục như kỹ năng soạn bài giảng, các kỹ thuật của xã hội học như nghiên cứu tài liệu sẵn có, nghiên cứu tình huống v.v… Và mọi kỹ thuật tinh tế ấy được thể hiện thông qua xúc cảm của bà. Kết hợp hai yếu tố kỹ thuật và cảm xúc, tôi xin phép được gọi bà là một diễn viên, một nghệ sĩ xuất sắc trên bục giảng.

Cô Oanh kính, cộng đồng xin thắp nén hương lòng để cảm ơn cô vì cô đã trả các kiến thức xã hội về với mỗi con người trong xã hội ấy. Trả về sau khi trao cho chúng tôi bao tâm huyết của cô. Trả về sau khi trao cho chúng tôi sứ mạng của đời cô: sứ mạng làm cho cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn…

O0o

Trên đường đến viếng tang cô Oanh, tôi hỏi người bạn đồng hành rằng liệu sẽ có nhiều nước mắt lắm không, sẽ có những tiếng khóc đau đớn hay không? Chúng tôi cùng đoán vì cô không có chồng con nên chắc tang lễ chỉ có sự nghiêm trang, trầm lắng, u uẩn chứ không hẳn là thảm thiết.

Tại tư gia của cô, không khí tang lễ khác với điều chúng tôi dự đoán. Đúng là sự kỳ thú cuối cùng của một con người thường gây kỳ thú cho nhân loại. Mọi người đến chào nhau và cùng nói với nhau rằng ở đây chúng ta là tang chủ, không có khách. Ngay cả khi bà Trương Mỹ Hoa, nguyên phó chủ tịch nước và chị em của bà Mỹ Hoa đến viếng tang, các vị ấy cũng tự xem mình là chủ nhà. Mọi người khe khẽ trò chuyện với nhau như đang sinh hoạt tại hội quán Đến Với Nhau. Thương nhớ thì tràn đầy nhưng dường như không có chỗ cho u buồn. Cuộc đời cô Oanh trải ra cho nhân thế bằng những cung bậc dịu dàng, vui tươi. Giờ đây, niềm vui lại là món quà đáp lễ kính tặng cô. Không có nước mắt chỉ có những nụ cười nhẹ. Loại nụ cười mang ý nghĩa của những giọt nước mắt khô…

04-May-09 9:11:35 AM
Trần Bá Thiện

(1) Đừng tước mất cơ hội của trẻ
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=306972&ChannelID=194
(2) Nếp sống văn minh đô thị phải bắt đầu từ giáo dục nhân cách
http://www.tuoitre.com.vn:80/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=313869&ChannelID=3

Câu trả lời dịu dàng–Nghệ thuật giải quyết xung đột

fighting
Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta cùng nghe một câu chuyện về giải quyết xung đột, được kể bới anh Terry Dobson nhé. Terry Dobson là người đầu tiên truyền bá môn võ Aikido vào nước Mỹ. Anh có đai đen bốn đẳng về Aikido. Lúc kể chuyện này, Terry đã làm việc 20 năm trong lãnh vực giải quyết tranh chấp và đã mở các lớp học về giải quyết tranh chấp cho hàng lãnh đạo các công ty.

Terry kể một ngày nọ anh đang đi trên một toa tàu điện rất đông người ở Nhật. Tại một trạm ngừng, một anh nhìn có vẻ dân lao động, to con, say xỉn, hôi hám nhảy vào toa. Hắn ta buông lời thô lỗ la ó, và có vẻ như sẽ hành hung các hành khách trên toa. Dĩ nhiên, biết võ thụật, Terry sửa soạn ra tay bảo vệ hành khách và dạy anh chàng say này một bài học giáo dục công dân.

Anh chàng say tiếp tục la ó và bắt đầu di chuyển như thể tấn công ai đó, và một tích tắc trước khi Terry ra tay, ai đó hô to “Hê !”. Tiếng la cắt màng nhĩ. Terry vẫn còn nhớ là anh bị chấn động bởi âm thanh vui sướng và bay bổng lạ lùng của tiếng la đó – như thể bạn và một người bạn nữa đã tốn công tìm kiếm một cái gì đó, và bất chợt tìm được nó. “Hê !”

“Đến đây nào”, ông già nói bằng tiếng Nhật, “Đến đây nói chuyện với mình nhé”. Ông vẫy tay nhẹ nhàng. Tên say đô con đi theo, như thể bị dây kéo. Hắn dậm chân thách thức trước mặt ông già, và giương vẻ dọa nạt. “Nói chuyện với mày?”, tên đó gầm lớn hơn cả tiếng xe điện chạy xình xịch “Việc đếch gì mà tao phải nói chuyện với mày?” Tên say rượu bây giờ đã quay lưng lại phía Terry. Tery nhủ thầm, nếu khuỷu tay của chỉ tên này mảy may lay động, Terry sẽ cho hắn đo ván luôn.

Ông già tiếp tục mỉm cười với tên say, chẳng có vẻ gì sợ hãi hay chống cự. “Cậu uống gì hay thế?” Ông hỏi nhẹ nhàng, mắt ông lộ vẻ rất quan tâm. “Tao uống rượu Sake”, tên xỉn gào lại. “Và việc đó thì liên quan gì đến mày đâu!” Những tia nước bọt của hắn bắn cả vào ông già.

freehug
“Ồ, thật tuyệt vời” ông già nói vui vẻ, “Quá tuyệt vời! Cậu thấy đấy, tớ cũng thích Sake lắm. Mỗi tối, tớ và vợ tớ (bà ấy 76, tuổi, cậu biết đấy), chúng tớ hâm nóng một chai rượu sake bé và mang vào vườn cây. Chúng tớ ngồi trên cái ghế dài người học trò đầu tiên của ông nội tớ làm cho ống. Chúng tớ ngắm mặt trời lặn, và chúng tớ nhìn xem cây hồng thế nào. Ông nội của tớ trồng cái cây đấy đấy, cậu biết đấy, và chúng tớ băn khoăn không biết liệu cây hồng đó hồi phục được sau những trận bão băng tuyết chúng mình mới có hồi mùa đông. Cây hồng không sống có sức chịu đựng cao với tuyết, mặc dù tớ phải nói rằng cây hồng của nhà chúng tớ đã cố sống rất hay, nhất là nếu cậu biết đất chỗ nhà tớ không màu mở lắm. Vậy đó, thật sung sướng ngắm cây hồng đó trong khi chúng tớ lấy rượu sake và vui vẻ buổi tối – ngay cả khi trời mưa!” Ông già nhìn ngước lên tên xỉn, nhấp nháy mắt, hân hoan chia sẻ sự vui vẻ của ông.

Tên xỉn kia cố lắng nghe và theo dõi những chi tiết của câu chuyện của ông già, mặt của hắn dịu bớt. Nắm đấm của hắn dần dần mở ra. “Ừ” hắn nói chầm chậm “Mình cũng thích cây hồng…” Giọng nói của hắn khề khà. “Hay thật”, ông già nói, mìm cười, “Mình chắc cậu cũng có một cô vợ hay lắm?”

“Không phải vậy”, tên xỉn trả lời. “Vợ mình chết rồi”. Hắn ngước đầu lên, thân mình nghiêng ngả theo chuyển động của tàu điện. Và hắn bắt đầu khóc. “Mình không có vợ. Mình chẳng có nhà. Mình không có việc làm. Mình chẳng có tiền. Mình chẳng biết đi đâu. Mình thật xấu hổ về chính mình.” Nước mắt cuộn chảy trên mặt hắn. Thân thể hắn như co rút lại một cách tuyệt vọng…

Chợt khi đó, con tàu tới điểm dừng. Ga đầy chặt người, và hành khách lao vào toa ngay khi cửa tàu mở. Terry phải xuống tàu. Trong khi cố gắng tuồn ra ngoài, ảury còn nghe ông già lập đi lập lại dịu dàng, “Ô, người anh em của tôi, người anh em của tôi”, ông nói. “Đây thức sự là cảnh ngộ khó khăn lắm. Ngồi xuống đây và kể cho mình về điều đó”.

Terry quay lại nhìn lần cuối. Tên say khổng lồ nằm dài như cái bao vải trên ghế, đầu của hắn nằm trên đùi của ông già. Ông già nhìn xuống với vẻ thương cảm và vui sướng, tay xoa xoa đầu tóc hôi hám lấm lem của hắn ta.

Khi con tàu đã đi xa, Terry ngồi xuống ghế, suy nghĩ. Thật lạ lùng! Điều mà anh muốn dùng vũ lực để giải quyết đã đạt được chỉ với vài lời tử tế của ông già.

Nguyễn Minh Hiển

Phật đản và Tư duy tích cực

buddha1
Hôm nay, ngày trăng tròn tháng Vesak (ngày Rằm tháng Tư) ngày Phật Đản. Mọi người thường xem ngày Phật Đản là ngày sinh nhật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, theo truyền thống, đây là ngày tưởng niệm ba sự kiện–sinh nhật, giác ngộ và nhập Niết bàn–của Đức Phật.

Ngày này hằng năm, khắp nơi trên thế giới, nhiều người nhớ về và làm lễ tưởng niệm, không ít người coi đây là một lễ hội tôn giáo và văn hóa của cộng đồng mình. Trong bất cứ hình thức tưởng niệm nào, dù là tập thể hay cá nhân, mình tin rằng mỗi người có một cách tưởng niệm riêng và hôm nay, mình chia sẻ với các bạn vài ý tưởng nhân ngày sinh Đức Phật qua kinh nghiệm bản thân.

Đức Phật, một nhân vật lịch sử, được xác nhận là Đản sinh năm 484 và nhập Niết-bàn năm 404 trước tây lịch (theo R. Gombrich) tại Bắc Ấn. Ngài vốn xuất thân từ một hoàng tử của dòng họ Sakya. Lớn lên, Ngài xuất gia, dốc tâm và bền chí trên con đường chuyển hóa những tâm tưởng tiêu cực, phát huy những tư duy tích cực, hoàn thiện bản thân đến mức toàn thiện.

Bằng con đường chuyển hóa đó, Ngài chứng ngộ Chân lý và đem kinh nghiệm trau sửa của mình để truyền dạy lại cho những ai có cơ duyên với Ngài. Sau 45 năm miệt mài thực hiện hạnh nguyện giúp người của mình, Đức Phật, giống như bao con người khác, đã gửi xác thân về với cát bụi lúc Ngài tròn 80 tuổi.

Sau khi Đức Phật không còn nữa, những lời dạy của Ngài tiếp tục được truyền dạy, nhiều người hưởng ứng, tiếp thu và thực hành đều có được lợi ích. Mãi đến ngày nay và có thể còn lâu dài trong tương lai, những lời dạy vượt cả không gian và thời gian của Đức Phật luôn có giá trị thiết thực trong cuộc sống của chúng ta.

Với nhiều người, Đức Phật là giáo chủ của một tôn giáo có tên là ‘Phật giáo’, có người ngưỡng mộ Đức Phật như một triết gia, và không ít người tiếp cận Đức Phật như một vị Thầy vĩ đại. Với bản thân mình, Đức Phật lúc nào cũng là một vị Thầy lớn, chỉ dạy con đường sáng để mình từng bước học theo và thực hành những điều Ngài đã làm nhằm có được cuộc sống an vui hơn, nhẹ nhàng hơn. Trong phạm vi bài viết này, mình chỉ chia sẻ một vài điều mình học được từ trong những lời dạy của Đức Phật mà mình tiếp cận được.

bsdharmawheel
Điều đầu tiên mà mình nghĩ là rất thiết thực trong lời dạy Đức Phật là hãy sống với hiện tại. Đức Phật dạy rằng, quá khứ thì đã qua rồi. Dù đó là việc gì đi nữa, nó cũng đã xảy ra rồi và trôi vào quá khứ. Đừng để tâm tiếc nuối, buồn phiền, khổ đau về việc đã xảy ra, vì chúng ta không thể nào quay ngược thời gian để có thể thay đổi quá khứ.

Ngài cũng khuyên chúng ta không chạy theo những mơ tưởng ở tương lai, vì tương lai vẫn chưa đến. Chỉ có hiện tại là nhiệm mầu và chúng ta hãy sống với giây phút nhiệm mầu này để tự mình cảm nhận trọn vẹn nghĩa ‘sống’. Nói như vậy không có nghĩa là không có hoạch định chương trình gì cho tương lai. Mình có thể lên kế hoạch cho hôm nay, cho ngày mai hoặc xa hơn nữa trên cơ sở thực tế của hiện tại, thì hành động ‘lên kế hoạch’ là hiện tại đó chứ.

Hãy dành trọn vẹn tâm trí, chuyên chú vào việc chúng ta đang làm ấy gọi là sống trong hiện tại. Nói một cách dễ hiểu, khi nào chúng ta làm việc gì mà giữ được ‘thân đâu, tâm đó’ nghĩa là chúng ta đang sống trong hiện tại vậy. Thế nhưng, thường thì con người mình thiếu khả năng này hoặc có nhưng không thường xuyên. Ví dụ đang chạy xe trên đường mà trong đầu lo nghĩ, trước khi ra khỏi nhà, mình tắt đèn nhà bếp chưa nhỉ? Tâm bị chi phối bởi một việc khác khi ta đang tham gia giao thông sẽ tăng nguy cơ gây nên tai nạn hơn là chú tâm vào một việc duy nhất là điều khiển phương tiện giao thông mình đang sử dụng trong điều kiện cụ thể hiện tại.

Trong cuộc sống, bản thân mình tập áp dụng điều này, có khi thành công, có khi không; nghĩa là có khi nhớ đem tâm về với thân, có khi quên thì tâm dong ruổi cùng nơi khắp chốn. Mình nhận thấy rằng khi nào mình duy trì được tâm trong thân, thì hiệu quả công việc tốt hơn nhiều lắm. Một điều quan trọng hơn là khi đem tâm về với thân, mình có thể nhận biết, theo dõi, kiểm soát và làm chủ tâm ý của mình một cách hiệu quả hơn và điều này giúp mình tránh được nhiều sai lầm và những điều đáng tiếc trong cuộc sống. Mình thấy cuộc sống vui hơn và ý nghĩa hơn khi biết sống với hiện tại vì hiện tại đã hàm chứa cả quá khứ và tương lai.
bsendlessknot
Điều thứ hai, Đức Phật dạy chúng ta cách nhìn vấn đề xuyên suốt một cách biện chứng và khoa học theo bốn bước.

Bước thứ nhất : Theo lời dạy của Đức Phật, khi gặp một vấn đề gì trong cuộc sống, bất cứ đó là vấn đề gì, không nhất thiết phải là rắc rối khó khăn, ta hãy định hình vấn đề, xác định tính chất của nó.

Bước thứ hai : chúng ta cần xác định cho được những mối quan hệ nhân quả liên quan đến vấn đề này. Đức Phật dạy, việc tìm hiểu nguyên nhân ‘tại sao’ cho một vấn đề giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Một khi xác định được nguyên nhân đưa đến tình trạng hiện tại, việc duy trì hay chấm dứt hiện trạng ấy là điều chúng ta có thể làm được nếu chúng ta nỗ lực và quyết tâm. Nếu vấn đề mình đang gặp ấy là vui, là hạnh phúc thật sự, chúng ta sẽ nỗ lực nuôi dưỡng niềm vui ấy. Ngược lại, nếu đó là nỗi đau và điều bất như ý, chúng ta cũng có thể nỗ lực chấm dứt tình trạng này.

Bước thứ ba : Sau khi tìm hiểu và xác định được nguyên nhân, Đức Phật dạy bước thứ ba là chúng ta phải biết nhìn để thấy được viễn cảnh nếu như tình trạng (đau khổ) này được chấm dứt hay tình trạng (an lạc) này kéo dài như là một cái đích để ta hướng đến.

Bước cuối cùng : Đức Phật khuyên chúng ta tìm ra giải pháp cụ thể thích hợp nhất để thành tựu mục đích của mình là chấm dứt vấn đề (khổ đau) hay duy trì trạng huống (an lạc) này.

Cách nhìn vấn đề xuyên suốt từ việc xác định nó đến khi áp dụng phương pháp để giải quyết thành công vấn đề này dựa trên các nguyên tắc căn bản của triết lý nền tảng mà Đức Phật dạy gọi là ‘Tứ đế’ (bốn chân lý ở đời). Cuộc đời sẽ thong dong và đỡ rối hơn rất nhiều nếu chúng ta tập nhìn và phân tích vấn đề theo lăng kính này của Đức Phật. Chỉ dừng lại ở bước thứ nhất là thấy vấn đề và bước thứ hai là thấy nguyên nhân của vấn đề mà vội kết luận Đạo Phật là bi quan yếm thế là thiếu công bằng và không chính xác vậy.

bssrilanka
Điều thứ ba, Đức Phật dạy chúng ta cần luôn luôn quán sát nội tâm để nuôi dưỡng hạt giống tích cực. Theo lời Phật dạy, tâm chúng ta thay đổi liên tục, do đó muốn hiểu được mình chúng ta cần chăm sóc tâm mình luôn luôn. Chỉ cần theo dõi tâm mình mỗi khi có một tâm niệm nào đó khởi lên. Đừng đè nén, không triệt tiêu, cũng chẳng cần tác động phản ứng gì cả, thuần túy là theo dõi, quán sát tâm một cách có ý thức. Một niệm lành khởi lên, chúng ta cần biết, ta đang có một niệm lành. Khi một niệm xấu ác sinh khởi, ta liền nhận biết, ta đang có một niệm ác đây.

Chắc có bạn thắc mắc, tại sao chỉ cần ý thức về các tâm niệm mình thôi mà các hạt giống tích cực được nuôi dưỡng? Thật ra, khi các tâm niệm xấu ác và tiêu cực vừa sinh khởi, chỉ cần ý thức được về nó, nó liền tự mất. Tâm niệm tiêu cực không thể sống trong môi trường ý thức. Điều này chỉ có thể cảm nhận đầy đủ khi thực hành. Bản thân mình thấy có kết quả rất nhiều khi áp dụng cách này.

Thế nhưng vấn đề giữ cho sự chú tâm liên tục là một điều cực kỳ khó nên chúng ta cần luyện tập dần dần. Có điều mình vững niềm tin trong quá trình thực hành vì mức độ lợi ích mình đạt được luôn tương ứng với nỗ lực của bản thân mình.

bsdharmachakra
Điều thứ tư mình học được từ Đức Phật, vị thầy vĩ đại, là hãy chịu trách nhiệm với bản thân. Đức Phật dạy mình hãy làm chủ bản thân mình, quyết định vận mệnh của bản thân chứ đừng giao phó trông chờ vào ai cả. Mỗi người là một hải đảo tự thân.

Ý niệm cầu xin Đức Phật hộ trì che chở như một thần linh hoàn toàn xa lạ với người học Phật chân chánh. Ta là kẻ thừa tự của nghiệp, là chủ nhân của nghiệp (nên hiểu nghiệp là hành động có chủ tâm) thì việc thay đổi mình hoàn toàn là chuyện của cá nhân. Đức Phật chỉ là người vạch ra con đường, còn bước đi trên con đường đó hay không là chuyện của mỗi cá nhân.

Đức Phật dạy chúng ta tiếp nhận những lời Ngài dạy một cách sáng suốt, có chọn lọc và bằng kinh nghiệm tự thân, thấy điều gì đúng thì hãy chấp nhận. Không chấp nhận điều gì chỉ vì lời ấy của người xưa truyền lại, hay số đông người nghe theo, mà chỉ chấp nhận điều gì bản thân mình thấy đúng sau khi xem xét kỹ lưỡng, như người thợ vàng dùng nhiều cách để thử vàng vậy. Ngài thường dạy trong các bài kinh rằng, giá trị của những lời Ngài dạy là đến để thấy, chứ không phải đến để tin.

Niềm tin mù quáng không có chỗ trong giáo lý của Đức Phật. Nói về niềm tin, Ngài chỉ nói đến niềm tin vào tự thân. Trên cơ sở này, chúng ta cần thấy trách nhiệm của mình đối với bản thân, để không quy kết, đổ tội cho các yếu tố bên ngoài hoặc tin vào hên xui may rủi với những việc xảy ra trong cuộc sống. Bản thân mình thấy mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn khi áp dụng lời dạy này của Đức Phật.

Mình nói vậy chắc có người hỏi, vậy mình có lạy Phật không? Mình lạy chứ, nhưng không để cầu xin Ngài điều gì, đơn giản là trước một nhân cách vĩ đại, mình ngưỡng mộ cúi đầu. Ai hỏi ‘vậy có tin Phật không?’, mình tin chứ! Mình tin Ngài là một con người bằng xương bằng thịt mà có thể làm được điều phi thường thì chúng ta, những con người bằng thịt bằng xương cũng có thể tập dần dần để bước theo con đường mà Ngài đã đi qua và vẽ lại bản đồ hướng dẫn cho bao thế hệ sau.

bsdetaildharmachakra
Một điều nữa mình học được từ những lời dạy của Đức Phật là quan niệm thiện ác. Theo chỗ mình hiểu, Đức Phật dạy rằng không có người thiện, kẻ ác mà chỉ có hành vi thiện ác. Người làm ác, đơn giản là lúc đó người ấy chưa đủ sáng suốt (mà trong kinh quen dùng từ ‘trí tuệ’) để có khả năng kiểm soát và làm chủ tư suy cũng như hành động của bản thân. Chính chúng ta cũng vậy, có khi mình có ý tưởng thiện lành, có lúc nảy sinh ý tưởng bất thiện. Hiểu được theo cách này, chúng ta có thái độ tích cực và dễ dàng trải lòng bao dung thấu cảm sâu sắc với người làm ác.

Cần công bằng với người khác như đối với chính bản thân mình trong những lúc mình thiếu sáng suốt như vậy. Bản thân ta cũng như những người khác, một khi mắc phải sai lầm cần được quan tâm, được thương yêu và giúp đỡ để chuyển hóa, để thăng hoa trong cuộc sống. Ai đang ở trong trạng thái chao đảo, bất an do tâm xấu ác hoành hành đều đau khổ và đáng thương như nhau và ai cũng cần được trau sửa và thanh lọc nội tâm.

Chính vì vậy, không có ai là thù cả. Đức Phật chủ trương rằng, lấy ân trừ oán, oán liền tiêu; lấy oán báo oán, oán chập chồng. Đây là cách giải quyết vấn đề rất tích cực và ôn hòa trong cuộc sống chứ không hề tiêu cực và nhu nhược như nhiều người lầm tưởng. Một khi có quan niệm thiện ác là những hành vi và ý tưởng tồn tại nơi mỗi một con người, chúng ta không nên định danh người này thiện, người kia ác. Ranh giới giữa thiện và ác không rạch ròi như trắng với đen và tính chất của nó không ổn định để có thể định hình định danh một cách dễ dàng. Điều này tạo niềm tin và thái độ lạc quan nơi người từng cho mình là xấu ác để có cơ hội thay đổi theo hướng tích cực, đồng thời nhắc nhở mỗi người luôn phòng hộ tâm ý mình mà không nên chủ quan, vì hôm nay chúng ta có thể tốt, ngày mai có thể khác đi nếu tâm mình trượt dốc.

buddhacompassion
Một ý nữa cần chia sẻ là Đức Phật là người Thầy dạy chúng ta cần trân trọng những mối quan hệ trong cuộc sống. Ngài từng nói nhiều lần rằng, trong nhiều kiếp sống chúng ta đã trải qua, trên đời này, khó có thể tìm được một người nào chưa từng là cha, mẹ hay bà con thân thuộc của mình. Đức Phật nói về luân hồi, về nhiều kiếp sống trước để nhắc chúng ta rằng tất cả mọi người là thân bằng quyến thuộc của ta, là những người ta cần được cư xử đầy tình thương yêu và trân trọng.

Đức Phật cũng dạy rằng chúng ta tồn tại đây không hề độc lập mà sự tồn tại của mình là một mắc xích trong các mối quan hệ với nhiều người và nhiều yếu tố khác nhau. Trân trọng người khác và môi trường sống là trân trọng chính bản thân mình. Sống quan tâm lẫn nhau và tôn trọng quyền được sống, được tồn tại của con người, các sinh vật khác và môi trường mình sống là quan tâm đến chính mình vậy.

Mỗi người chúng ta, nếu chịu khó nhìn lại một tí, ai cũng có thể cảm nhận mối tương quan dây chuyền này. Một khi hiểu và chấp nhận được nguyên tắc này, chúng ta biết quý trọng các mối quan hệ mình có, biết trân trọng môi trường ta sống và tự thấy mình có trách nhiệm nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội và bảo vệ môi trường xanh sạch vì bản thân mình là một bộ phận trong cả một hệ thống chung này.

Không làm tổn thương người khác, trước và trên hết, ta đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân mình. Nếu nhìn sâu vào mối quan hệ tương duyên giữa mình với mọi người và với môi trường, chúng ta có thể ‘sống’ thuận với nguyên tắc tự nhiên “cái này có, cái kia có; cái này sinh, cái kia sinh và cái này diệt, cái kia diệt”. Tinh thần bất bạo động và tình thương yêu muôn loài vạn vật của Đạo Phật bắt nguồn từ hiểu biết nguyên tắc tương duyên này.

bslotus
Một bài học bản thân mình học và ôn hoài mà vẫn không nhớ là Đức Phật dạy rằng, cuộc sống này luôn thay đổi, mong manh lắm. Đây là đặc tính của cuộc sống mà chúng ta không dễ chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận trên lý thuyết mà chưa thật sự sống với nguyên lý tự nhiên này. Khi Đức Phật nói đến cuộc sống ngắn ngủi tạm bợ, phù du, chúng ta đừng vội gắn vào đó nhãn hiệu bi quan. Cuộc sống có những giới hạn nhất định và đây là một thực tế, không bi quan cũng chẳng lạc quan. Bi quan hay lạc quan tùy thuộc vào thái độ của chúng ta đối với sự đổi thay, với bản chất ngắn ngủi của sự sống.

Nếu biết cuộc sống này không ổn định và ngắn ngủi, chúng ta ý thức được rằng, quỹ thời gian mình có hạn và có thể chấm dứt không kỳ hạn, để từ đó mình thấy cần làm gì, và không cần làm gì. Chúng ta không thể trường sanh bất tử để rồi sử dụng thời gian thế nào cũng được. Biết bản chất mong manh của cuộc sống, chúng ta sẽ có ý thức trân quý những gì mình đang có và khéo nuôi dưỡng các mối quan hệ với người thân hơn. Chính cuộc sống mong manh, chúng ta cần thận trọng hơn để không làm tổn thương những người xung quanh. Có khi một lời xin lỗi chưa kịp nói, một nụ cười chưa kịp mở và một ý niệm tha thứ chưa kịp thực hiện cũng làm ta áy náy.

Chính cái mong manh này mà ta không chủ quan ỷ lại, ví như cầm trong tay chiếc bát thủy tinh, ta có ý thức gìn giữ cẩn trọng hơn là cầm chiếc bát nhôm trên tay. Ý thức những giới hạn nhất định của thân phận con người trong kiếp sống này, chúng ta sẽ cẩn trọng hơn trong suy nghĩ và hành động để tránh được nhiều sai lầm và lãng phí.

Còn rất nhiều điều hay trong những lời Phật dạy, còn vô số hạnh lành Đức Phật đã làm để thành công trên con đường chuyển hóa nội tâm và chỉ dạy lại con đường sáng đó cho người khác mà cả đời chúng ta học vẫn không hết. Trên đây chỉ là một số điều bản thân mình đang nỗ lực áp dụng hằng ngày trên cơ sở những lời Phật dạy. Mình tin rằng đây là những nguyên tắc mà ai cũng có thể áp dụng được. Với quan điểm về con người và cuộc sống như vậy, mình tin rằng, nỗ lực áp dụng như vậy sẽ mang lại cho chúng ta sự chuyển biến tích cực hơn và có nhiều niềm vui hơn cho đời mình. Và quan trọng hơn, áp dụng những nguyên tắc này, chúng ta sẽ dần dần nhận ra ý nghĩa cuộc sống qua mối tương quan tương duyên giữa mỗi chúng ta với những người xung quanh cũng như với môi trường mình đang sống.

Hằng Như