Tư duy tích cực và Stress

Hi, my name is Your Stress
Hi, my name is Your Stress

Có triết gia cho rằng rằng cuộc đời là một cuộc đấu tranh ác liệt, và nhiều người tin hoàn toàn vào câu ví von ấy. Như thế vô hình chung niềm tin ấy đã khiến họ gồng mình lên, để mỗi ngày trong cuộc đời, bước vào thế giới của mình như một đấu thủ xung trận, hoặc thủ thế.

Ngược lại, có nhiều người tin rằng cuộc đời vui, cuôc đời kỳ diệu và ý nghĩa đẹp nhất của sự hiện hữu của con người là sứ mạng làm cho mình và người khác được hạnh phúc.

Một quan niệm nữa về cuộc đời cũng thực phiến diện : Cuộc đời này xấu, đầy dẫy lọc lừa. Thật không may, bằng cách nào đó tư tưởng này đi vào đầu một số người. Rồi họ đâm ra hoài nghi cái tốt trong cuộc đời. Những người như thế cho rằng những ý nghĩ tiêu cực nơi người khác, và người xấu trên đời này nhiều hơn những ý nghĩ tích cực, và người tốt.

Nghĩ như thế thực lạ lùng, nếu không nói là hơi điên rồ. Nhưng sự thực là có rất nhiều người luôn lo sợ những chuyện vô căn cứ thái quá, trong đó 90% không bao giờ xảy ra. Họ là những người thích chỉ nhìn cuộc đời qua cặp kính màu đen trong một ngày trời hơi ít xanh. Họ cũng là những người thấy còn lại trong ly 1/3 nước nhưng chép miệng và đổ nó đi mà quên rằng có thể phát huy nội lực và tìm cách để  làm đầy ly nước ấy. Với những người quen tư duy và hành xử như thế, cuộc sống thường có nhiều khó khăn tưởng như không tháo gỡ được và đầy dẫy những áp lực do họ vô tình thổi phồng hơn.

stress

Sự thực, stress có ở khắp nơi trong nhịp điệu cuộc sống nhanh hơn của thời hiện đại này. Chưa kể đến những tác động không tốt do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái toàn cầu, cuộc sống với vô vàn áp lực và trách nhiệm đến với chúng ta từ mọi phía: công việc, học hành, gia đình, các mối quan hệ và thế giới quanh ta…. Do đó ta cần những giây phút thư giãn để các cơ bắp của ta được nghỉ ngơi, trái tim ta được đập nhẹ nhàng, và đầu óc ta được dịu lại. Bởi vì theo Friedrich Nietzsche dù là người khỏe nhất vẫn có những giây phút mệt mỏi.

Nhưng dẫu cho ta có biết quý những giây phút thư giãn trong ngày, một hay hai ngày cuối tuần, một đợt nghỉ lễ dài 4 ngày, hay kỳ nghỉ phép thường niên, thì ta vẫn không làm cho cơ thể và tâm trí ta thư giãn thực sự, nếu ta không giải quyết triệt để một căn nguyên của stress. Đó là những ý nghĩ tiêu cực hay những nhân tố tiêu cực ít nhiều có sẵn trong tàng thức của chúng ta, như những con virus gây bệnh, đã từng được bàn đến trong Hạt Giống Tâm Hồn –Quyền Lực Đích Thực ( giận hờn, ích kỷ, ganh tỵ, sân hận, bi quan, tuyệt vọng, lo sợ … ).

Ý nghĩ của chúng ta- hay cách ta tư duy vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng thái độ chung của ta. Thái độ của ta thường thể hiện lên nét mặt và cử chỉ – nhất là chúng còn ảnh hưởng đến nhiều người khác.

Những ý nghĩ tích cực có tác dụng tích cực khiến người ta thấy mình năng động, giàu sinh lực, và vui tươi. Và những người ở bên cạnh những người có tư tưởng và thái độ tích cưc cũng thường cảm thấy bị lôi cuốn theo.

Để chống stress hữu hiệu , có lẽ không gì bằng xây dựng một nhân sinh quan tích cực. Trước hết ta phải ra sức rèn luyện lại cách tư duy của ta theo hướng tích cực, chẳng hạn ngay từ ban đầu rằng tích cực thì có tác dụng hiện thực hóa nhiều hơn là tiêu cực. Giống hệt như ta đang béo ra, mất đi sự cân đối và có lẽ ta trông cậy vào thể dục như một biện pháp hiệu quả. Đối với sự lành mạnh của tinh thần ta cũng nên nhìn nhận như thế.
serenity

Sau đây là 7 biện pháp có ích để bắt đầu rèn luyện lại tư duy của bạn:

1. Dùng những câu khẳng định để xác định với chính mình là cách có thể khiến nâng đỡ mình tránh đi tiêu cực và thành tích cực. Ví dụ : Mình đang cố gắng, mình sẽ làm được, ngày hôm nay tuy hơi âm u , nhưng chốc nũa trời sẽ đẹp……

2. Dùng ngôn ngữ tích cực: Ngôn từ là cái thể hiện bạn rõ nét, nói lên bạn là ai. Theo Dr Susan Feffers : Không quan trọng ở việc chúng ta tin bao nhiêu vào những lời đó, mà chính là khi ta nói ra ta làm cho tiềm thức của chúng ta tin vào những lời này.

3. Tạo ra một bảng điều khiển liệt kê những gì bạn muốn cho cuộc đời bạn : hình ảnh về chính bạn , về ngôi nhà bạn muốn có, công việc bạn muốn làm … Sử dụng những từ tích cực , không cường điệu mà diễn tả được phần ước vọng sâu nhất.

4. Tạo những hình ảnh tích cực dù nhỏ xung quanh bạn, bắt đầu từ việc tự tin vào khả năng của bạn

5. Biết tri ân cuộc đời ,  mọi người có thiện ý và giúp mình từ những việc nhỏ nhất. Nói nhiều lời cám ơn từng giờ hay từng ngày.

6. Nghe nhạc tích cực, nhạc vui- yêu đời, đọc những tư tưởng tích cực và chuyện về những con người tích cực

7. Sử dụng tư duy tích cực ngay trong khi đang luyện tập. Trước hết ta hãy bớt hoài nghi cuộc đời. Đừng luôn nghi ngờ rằng mọi cái đều không thể tin được hay phải luôn cảnh giác vì cuộc đời là một đấu trường và người ta đều là đối thủ của nhau. Và hãy tin rằng với tư duy tích cực thì luôn có những điều ( too good to be true )nghe chừng có vẻ khó tin, nhưng là hiện thực.

Tôi tin rằng tư duy tích cực là một phương pháp tốt để giải tỏa stress. Tôi thú thực với các bạn, tôi đã tập chống đỡ được khá nhiều stress trong cuộc sống vốn có rất nhiều áp lực và khó khăn của bản thân khởi đầu bằng những việc đơn giản như thế.

Huỳnh Huệ

Một suy nghĩ 2 thoughts on “Tư duy tích cực và Stress”

  1. chao chi Hue,
    chi khoe khong? em cung tin rang tu duy tich cuc qua dung la 1 bien phap de chua can benh xi stret va hon nua la giup moi nguoi song lac quan va co ich hon.
    CHuc chi cuoi tuan vui – an lac

    em Ann

    Thích

  2. Chào chị,
    Em rất đồng ý với chị là tư duy tích cực và tâm lý lạc quan tác động đến sự tương tác của ta và xã hội rất lớn. Em thật sự muốn trở thành người như thế, tâm bình thản trước khó khăn và luôn lạc quan về tương lai. Mỗi lần em nghĩ đến em sẽ trở thành người như vậy thì em thấy rất nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng quá trình đến điều đó sao khó quá chị ah. Cái quán tính hay lo lắng, bất an cứ trỗi dậy mỗi khi em đối mặt với khó khăn. Em cảm thấy thật khó thay đổi chị ơi

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s