Nguồn gốc ngày Cá Tháng Tư

jester_reading

April Fools’ Day – ngày nói dối – ngày 1 tháng 4 – là một trong những ngày vui nhộn nhất trong năm trên thế giới. Ở Việt nam ta hay gọi là ngày Cá Tháng 4. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn gốc của ngày này không rõ ràng. Một số người cho rằng ngày 1/4 là ngày đánh dấu sự chuyển mùa từ Đông sang Xuân tại các quốc gia Âu Mỹ. Còn một số khác lại tin rằng ngày này xuất phát từ việc chấp nhận Công lịch mới.

Thay đổi ngày tân niên

Vào thời xưa, người ta đón mừng tân niên vào ngày 1/4, sau ngày Xuân Phân (20/3 hoặc 21/3). Đến thời trung cổ, nhiều quốc gia Châu Âu tổ chức Lễ Truyền Tin vào ngày 25/3 và xem nó như ngày tân niên. Lễ Truyền Tin là lễ trong Công giáo La Mã (Roman Catholic) và Chính thống giáo (Eastern Orthodox), nhắc lại truyền kỳ Thiên thần Gabriel báo tin cho Maria là bà sẽ thụ thai và sinh con.

pig

Vào năm 1582, Giáo hoàng Gregory 13 ban hành công lịch mới (gọi là lịch Gregory) thay thế lịch cũ Julius. Theo công lịch này, ngày tân niên được chọn là ngày 1/1. Nước Pháp đã đón nhận lịch này và thay đổi ngày đầu năm thành ngày 1/1. Vào thời điểm này, có nhiều người không chấp nhận ngày tân niên 1/1, hoặc cũng có thể họ không biết sự thay đổi đó, nên vẫn tiếp tục chào đón tân niên vào ngày 1/4. Kết quả là họ bị những người khác cười chế nhạo, và phong tục này đã lan rộng khắp Châu Âu.

Tuy nhiên, giả thuyết này cũng chưa xác đáng vì hai lý do:

1) Chưa giải thích được sự lan rộng của ngày nói dối đến các nước Châu Âu khác: Trước năm 1752, lịch Gregory vẫn chưa được chấp nhận ở Anh quốc. Trong khi đó, ngày nói dối hầu như đã hiện diện ở Anh vào thời điểm này.

2) Chưa có bằng chứng lịch sử cụ thể chứng minh cho giả thuyết này. Đó chỉ là phỏng đoán, và sự phỏng đoán này chỉ mới xuất hiện gần đây.

aprilsfoolsday
Câu chuyện giữa Hoàng Đế Constantine và anh hề Kugel

Joseph Boskin, giáo sư Sử học trường Đại học Boston (Mỹ) cũng cung cấp một giả thuyết khác về nguồn gốc của ngày nói dối. Theo ông, ngày này xuất hiện vào thời Constantine Đại Đế, khi một nhóm các chú hề của triều đình nói với hoàng đế La Mã rằng: họ có thể điều hành đất nước tốt hơn ông ấy. Hoàng Đế Constantine lấy làm thích thú về việc này và cho phép một chú hề tên là Kugel làm vua một ngày. Vào ngày đó, anh hề Kugel thông qua sắc lệnh cho sự hài hước này, và từ đó, tục lệ này đã trở thành sự kiện hàng năm.

Giả thuyết này được đăng trên nhiều bài báo của Associated Press (AP – thông tấn xã Hoa kỳ, lớn nhất thế giới) vào năm 1983 và gây được nhiều chú ý trong công chúng. Thật ra, đó chỉ là trò đùa bịa đặt của giáo sư Boskin. Hai tuần sau, thông tấn xã AP mới nhận ra họ chính là nạn nhân của trò đùa của vị giáo sư kia.

Sốt đầu xuân

Đáng chú ý là có nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới đều có những ngày vui nhộn vào đầu tháng 4, và kéo dài vài tuần. Những người theo giáo hội La Mã có lễ hội Hilaria vào ngày 25/3 – ngày lễ phục sinh của thần Attis (một vị thần trong thần thoại Hy Lạp). Lịch Ấn giáo thì có ngày Holi và lịch Do Thái có ngày Purim. Nhìn chung, vào thời điểm giao mùa từ Đông sang Xuân, người ta tổ chức những lễ hội vui nhộn để chào đón mùa xuân.

april01
Lễ hội khắp nơi trên thế giới

Ngày nói dối được tổ chức ở khắp các nước phương Tây. Vào dịp này, người ta có thể gửi cho nhau những món quà nghịch ngợm, chơi khăm nhau và cố làm cho mọi người tin vào những điều ngớ ngẩn.

Người Pháp gọi ngày nói dối là ngày Cá tháng 4. Vào ngày này, thỉnh thoảng trẻ em Pháp lại dán hình con cá lên lưng bạn học, và la lên “Cá tháng 4” khi trò chơi khăm bị phát hiện.

Nếu các bạn muốn đọc về 100 câu chuyện Cá Tháng tư trong lịch sử, bằng tiếng Anh, thì nhấn chuột vào đây.

Dưới đây là 3 chuyện hấp dẫn trong số 100 chuyện đó, đã dịch ra tiếng Việt. Và một bức ảnh Cá tháng tư năm 2001 ở Đan Mạch.

Chúc các bạn một ngày Cá tháng tư cười bể bụng! 🙂

Mến,
Hoành 🙂

(PS: Phần chính của bài này đă đăng vào ngày Cá tháng tư 2009)
.

#1. Vụ mùa nuôi Thụy Sĩ
1957: Trên kênh truyền hình đáng tin BBC, chương trình tin tức Panorama thông tin rằng nhờ mùa đông không quá lạnh và việc ngăn ngừa được các con họ hung nuôi, nông dân Thụy Sĩ đang hưởng thêm được một vụ mùa nuôi (spaghetti) từ các cây nuôi. Rất nhiều thính giả tin thông tin này. Nhiều người gọi BBC hỏi cách trồng cây nuôi. Nhân viên BBC trả lời rất ngoại giao: “Lấy một mớ nuôi, trộn với một hộp sốt cà chua, và hy vọng chuyện tốt sẽ xảy ra.”

# 2. TV màu “ăn liền”
1962:
Vào năm 1962 chỉ có một kênh TV ở Thụy Sĩ (và Việt Nam chưa có TV), và đó là kênh đen trắng. Chuyên viên của kênh TV này, Kjell Stensson, xuất hiện trên chương trình tin tức và thông báo rằng, nhờ một phát minh mới, khán giả có thể đổi TV đen trắng của họ thành TV màu. Chỉ cần lấy vớ nylon mỏng của phụ nữ bọc lên màn ảnh là xong. Rồi Stensson làm thử cho mọi người thấy. Hàng nghìn khán giả làm theo. (Phải đến 8 năm sau, Ngày 1 tháng tư, 1970, Thụy Sĩ mới có TV màu).

#3: Tiểu bang Alabama đổi giá trị của số Pi
1998:
Số báo tháng tư 1998 của báo Người Mê-hi-cô Mới Cho Khoa Học và Lẽ Phải có một bài báo nói về quốc hội của tiểu bang Alabama (Mỹ) đã thông qua đạo luật thay đổi số Pi từ 3,14159 thành 3,0 như trong Thánh Kinh. Bài báo liên được tải lên Internet, và chuyển đi vòng thế giới qua email. Quốc hội Alabama nhận được hàng trăm cú điện thoại chống đối đạo luật. Bài báo đó, thật ra do nhà vật lý Mark NBoslough viết, dùng giọng văn của của quốc hội.

Cá tháng tư 1/4/2001 ở Đan Mạch về hệ thống xe điện ngầm mới toanh

Một suy nghĩ 9 thoughts on “Nguồn gốc ngày Cá Tháng Tư”

  1. Chào bác TDHoanh.

    Cá tháng tư là ngày nói dối vui vẻ, tuy cháu đã biết từ lâu nhưng chưa bao giờ biết cái nguồn gốc xuất xứ, hôm nay đọc được bài viết này của bác cháu rất thích. Cháu đã từng bị bạn bè nói dối vào ngày này của những năm trước và cháu cũng khiến 1 số người bạn của cháu vừa tức nhưng lại vừa vui vào cái ngày này hihi, Bác có biết ko chúng cháu mỗi lần có dịp ngồi với nhau lại kể lại những câu chuyện này vui lắm ạ.
    Bài viết này rất ý nghĩa với cháu.
    Cháu cảm ơn bác nhiều ạ!

    Thích

  2. Hihi! Tại cháu nhìn avata của bác đó.
    Cháu đang là SV. Không gọi bác là Bác thì là gì ạ???
    Cháu cũng đã đọc một số bài trong “Tư duy tích cực” cháu thấy hay và rất thích. Nhờ bạn Hiển giới thiệu và cho đường link để tải về đọc, tuy đọc chưa được nhiều nhưng cháu đã ngộ được ra nhiều điều bổ ích mà bản thân chưa từng nghĩ đến, và cũng có những điều đã nghĩ đến nhưng vẫn ngang tàng làm ngơ…
    Cháu rất rất cảm ơn bác đã cho cháu và mọi người được đọc những bài viết hay và ý nghĩa như vậy.
    Cháu chúc bác luôn vui – Khỏe và có nhiều bài viết hay. 🙂

    Thích

  3. Welcome Thảo tới nhà Đọt Chuối Non. Thảo tích cực ghê, vừa nói đã tới vườn chuối liền 🙂

    Thảo tới chơi vườn chuối thường xuyên nhé. ^^

    Thích

  4. cháu là cháu khoái ngày này lắm, zui ơi là zui, nhưng dạo này tụi nó “chai” rùi hay sao á, hiếm lắm cháu mới kiếm đc 1 đứa “ngây thơ” để cho ăn quả lừa :(( :(( :((

    Thích

  5. Hee!^* – hôm qua cháu được tặng quà SN mặc dù SN cháu 10 ngày nữa mới tới cơ cháu zui lắm. Đám bạn cháu nói cả 1 ngày đề cao cảnh giác rồi mà đến chiều tối lại bị 1 đứa ngốc như cháu lừa hihi … Cháu vui quá hôm qua được nhận quà SN trước hehee 😀
    Cháu chúc cả vườn chuối vui vẻ.^^

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s