Thứ năm, 25 tháng 2 năm 2010

Bài hôm nay

Mr. C The Slide Man – Cha Cha SLide, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

Thông báo học bổng tu nghiệp: Revenue Watch Institute fellowship, Thông Tin, anh Trần Đình Hoành.

Thêm một cơ hội để làm đúng , Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hoàng Long.

Không bao giờ thiếu bạn , Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Khả năng thành công, Danh Ngôn, song ngữ, chị Thanh Hằng.

Trảng cỏ biếc xanh , Thơ, chị Tôn Nữ Ngọc Hoa.

Quê Hương trường ca – Đoạn 6, Thơ, anh Inrasara.

Ngôi trường của mẹ, Văn , Văn Hóa, anh Trần Huiền Ân.

Tín điều của sinh viên , Trà Đàm, Teen Talk, song ngữ, chị Hoàng Khánh Hòa.

Thiền trong đời gã ăn mày , Thiền, Trà Đàm, Văn Hóa, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Kiến thức giả, Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Mr. C The Slide Man – Cha Cha Slide

Chào các bạn,

Một anh dạy thể dục aerobics tên là William Perry (còn gọi là Mr. C hay The Slide Man) biến màn thể dục của anh thành dance hit, năm 2000, khi anh liên kết với đài phát thanh WGCI/Chicago và đưa nhạc vào man thể dục hàng ngày của anh. Đài phát thanh này quảng bá CD và các DVD dạy vũ (thể dục), và từ đó bản nhạc thành dance hit ở vùng Midwest nước Mỹ.– Cha Cha Slide.

Universal Records nhập bọn và đồng ý phát hành CD này rộng rãi. Từ đó Cha Cha Slide trở thành dance hit trên đất Mỹ và thế giới.

Lời nhạc chỉ là các lời như nhạc Rap, của huấn luyện viên thể dục, và vũ thì cũng chỉ là các chuyển động thể dục giản dị.

Các bạn có thể dùng bản này để tập aerobics. Lời “nhạc” theo dưới video.

Sau đó, chúng ta có hai video dạy khiêu vũ cha cha cha cho các bạn thích học vũ. Video đầu căn bản hơn, video thứ hai cao hơn một tí.

Chúc các bạn một ngày cha cha cho khỏe người !

Hoành
.
Mr. C The Slide Man – Cha Cha Slide

Clap your hands everybody
Slide to the left
Take it back now yal
One hop this time
Right foot lets stomp
Left foot lets stomp
Cha Cha now yal

To the left
Take it back now yal
Two hops this time
Two on the left
Two on the right
Cha Cha now yal

Slide to the right
Slide to the left
Take it back now yal
One hop this time
Right foot lets stomp
Left foot lets stomp
Charlie Brown
Cha Cha now yal

Five hops this time
Touch your knees
How low can you go
Can go down low
All the way to floor
Can you bring it the top
Like you never never stop
One hop this time
Right foot lets stomp
Left lets stomp

Reverse Reverse
Reverse Reverse

Cha Cha now yal

How to Dance the Cha Cha : Basic Cha-Cha Dance Steps – Franco Peraza & Valerie Levine


.

How to Dance the Cha-Cha : Demonstration of Cha-Cha Dancing – Kelly-Anne and Steve Vean Louis

Thông báo học bổng tu nghiệp: Revenue Watch Institute fellowship

From: Rebecca Iwerks

Dear Colleagues,

I am happy to announce below and attached that RWI is accepting applicants for the 2010 Petrad and Capacity Advancement Fellowships.  Please distribute widely and send in applications by March 19th, 2010 to fellowships@revenuewatch.org.

Best regards,

Rebecca

RWI Capacity Advancement Fellowship in Extractives

The Revenue Watch Institute (RWI) and the Oil for Development Program (OfD) of the Norwegian Agency for Development Cooperation are pleased to announce that we are accepting applications for the 2010 Capacity Advancement Fellowship in Extractives (CA Fellows) program. The deadline for application is March 19th 2010. The program seeks to broaden and deepen the role of the next generation of civil society activists in promoting the better management of oil, gas and minerals for the public good.  The fellowship is open to civil society activists from the following OfD countries: Afghanistan, Angola, Bolivia, Cambodia, Ecuador, Ghana, Ivory Coast, Iraq, Madagascar, Mauritania, Mozambique, Nigeria, São Tomé e Principe, Sudan, Tanzania, Timor-Leste, Uganda, and Vietnam.

Description:

The CA Fellowship aims to build the capacity of mid-career civil society activists by deepening their understanding of the extractive industries and broadening their skills to connect local, national, and international campaigns.  Fellows are expected to return to their organizations and coalitions with specific knowledge and skills that will enable them to better meet current challenges and develop broader training, advocacy, and research agendas. The program targets key individuals to develop a cadre of future leaders in the extractive industries transparency campaigns.

The year-long fellowship has two components – a period of focused learning and research in New York and a period of application of that learning in their own countries.

During the first half of the program, from August 2010 through January 2011, CA Fellows will be placed at the Revenue Watch Institute office in New York. Fellows will investigate international best practices for extractive resource management and governance and take part in: extractive industry related classes at leading academic institutions, donor and civil society networking events, hands-on support for original research and day-to-day RWI projects activities. Throughout this period they will be partnered with an expert mentor. Fellows are responsible for producing a paper that captures their investigations and learning at the end of this period.

After they return to their home organizations, CA Fellows will implement a project based on their new learning and experience, with the continued support of their expert mentor. They may apply for funding from the fellowship to support this work.  Revenue Watch will publish a short report from each fellow online at the culmination of the year, to highlight what was learned and the impact of the fellow’s activities.

RWI will work with the CA Fellows to co-develop a tailored capacity-building program that corresponds to their particular interests, goals and the primary challenges they expect to face in their revenue governance campaigns upon their return home.  CA Fellows will receive full financial support for the duration of their term in New York, including travel, accommodation and a living stipend.  Financial support for the implementation of home country projects may also be available after competitive review.

Criteria:

The CA Fellowship is designed for mid-level civil society activists involved in extractive industry transparency and management campaigns.  The successful candidate will have introductory knowledge of the extractive industry and related international campaigns, and a position within their organization and career enabling them to capitalize on a significant increase in learning. While exposure to other training opportunities is a plus, it is not required, and applicants must explain how this fellowship opportunity will add particular value to their development and work.  Preference will be given to applicants from newly producing countries or from contexts where civil society is newly engaged in extractive issues.

The successful CA Fellowship candidate will have, at minimum, an undergraduate degree/equivalent; a background in civil society research, monitoring and activism around extractive revenue transparency; a commitment to return to their country and continue their current campaign; a strong ability to work independently; and good English skills. They also must have the explicit support of their current home organization to pursue all aspects of this fellowship.

To apply, please send the following to Page Dykstra at fellowship@revenuewatch.org or fax at +1.212.548.4618 with ‘CA Fellowship’ in the subject line no later than March 19th, 2010:

A. Completed application form;

B. CV or resume;

C. Letter from your current manager/head of your organization recommending you for the fellowship and committing to support fellowship and post-fellowship activities.  This letter should include a brief description of the organization’s work related to extractive industries;

D. An essay (no more than 3 pages) that includes:

  • An outline of extractive related issues in your country and the current work you, your organization, and civil society groups broadly are doing in response;
  • An outline of what you will seek to learn and achieve during the fellowship opportunity;
  • A description of how you will use the learning and products from the fellowship on return to your country and organization; and
  • A description of how this fellowship fits into your current career goals.

All candidates will be judged in an open and competitive selection process that will rate them based on: the relevance of their work experience, training and education; their technical knowledge of the extractives sector; their space and commitment to apply newly acquired knowledge and skills; and their ability to meet the specific mental, relational, and academic challenges of the fellowship.  Short-listed candidates from each region will be interviewed by RWI staff as well as outside advisors.  Additional references may be requested.

RWI Petrad Fellowship

The Revenue Watch Institute (RWI) and the Oil for Development Program (OfD) of the Norwegian Agency for Development Cooperation are pleased to announce that we are accepting applications for the 2010 RWI Petrad Fellowship. The deadline for application is March 19th 2010. The programs seeks to accelerate civil society leaders’ effectiveness in promoting the better management of oil, minerals, and gas for the public good and is open to civil society activists from the following OfD countries: Afghanistan, Angola, Bolivia, Cambodia, Ecuador, Ghana, Ivory Coast, Iraq, Madagascar, Mauritania, Mozambique, Nigeria, São Tomé e Principe, Sudan, Tanzania, Timor-Leste, Uganda, and Vietnam.

Description:

The Petrad Fellowship aims to enable fellows to return to their home organization or coalition equipped to immediately take their campaigns to a more technical and informed level and share this knowledge with their colleagues over time.  By targeting leaders in the movement, this program aims to quickly raise civil society’s ability to engage in technical debates surrounding extractive industries.

Fellows in this 8 week program will be sponsored to attend a course in Stavanger, Norway on Petroleum Policy and Natural Resource Management run by Petrad (www.petrad.no). This intensive course spanning the entire extractive industries value-chain is usually only open to senior government officials. To help bridge the knowledge and skills gained in this course to their work in their home country, the fellows will be provided with a mentor before, during and after the coursework.  Fellows will be expected to conduct the background reading, meet regularly with their mentor, participate actively and constructively in the course in Stavanger, and provide RWI with a report about how they will apply their learning from Stavanger upon their return.

Petrad Fellows will be provided with travel, course tuition, and accommodation for their stay in Stavanger.

Criteria:

The Petrad Fellowship is targeted towards civil society leaders in extractive industry transparency and management campaigns that will be able to quickly apply this new and deepened knowledge of industry policy. The successful candidate must have sufficient background in issues related to petroleum extraction to engage in nuanced discussions about policy and its application.  They also should be in a leadership role in their current organization or coalition that will enable them to promote direct change as a result of the experience.  Preference will be given to newly producing countries or context where civil society is new to engage in extractive issues.

The successful candidate will have, at minimum: an undergraduate degree/equivalent; a background in civil society research, monitoring and activism around extractive revenue transparency; a dedicated commitment to return to their country and their current campaigns; a strong ability to constructively debate issues with multiple actors; and excellent English skills. They also must have the explicit support of their current home organization to pursue all aspects of this fellowship.

Application:

To apply, please send the following to Page Dykstra at fellowship@revenuewatch.org or fax at +1.212.548.4618 with ‘Petrad Fellow’ in the subject line no later than March 19, 2010:

A. Completed application form;

B. CV or resume;

C. Letter from your current manager/head of your organization recommending you for the fellowship and committing to support fellowship and post-fellowship activities.  This letter should include a brief description of the organization’s work related to extractive industries;

D. An essay (no more than 3 pages) that includes:

  • An outline of extractive related issues in your country and the current work you, your organization, and civil society groups broadly are doing in response;
  • An outline of what you will seek to learn and achieve during the fellowship opportunity;
  • A description of how you will use the learning and products from the fellowship on their return to your country and organization; and
  • A description of how this fellowship fits into your current career goals.

All candidates will be judged in an open and competitive selection process that will rate them based on: the relevance of their work experience, training and education; their technical knowledge of the extractives sector; their space and commitment to apply their newly acquired knowledge and skills; and their ability to meet the specific mental, relational, and academic challenges of the fellowship.  Short-listed candidates from each region will be interviewed by RWI staff as well as outside advisors.  Additional references may be requested.

Rebecca Iwerks | Program Officer for Capacity Building

Revenue Watch Institute   | 1700 Broadway| New York, NY 10019

Office: +1 212-548-0136  | Mobile: +1 917 496 9264

www.revenuewatch.org

Trảng cỏ biếc xanh

Anh là ngựa chứng
Nhưng em chẳng hề cũng chẳng dại gì
Ước mình là người biết cầm cương

Sẽ không còn là anh
Trong trái tim em ngỡ không còn xao xuyến
Nếu một ngày
Một ngày trong chuỗi ngày anh chìm nổi
Lối nhỏ quanh co
Anh dừng gót ngang tàng

Sẽ không còn là anh
Trong trái tim em ngỡ không còn biết nhung nhớ giận hờn
Nếu một ngày
Một ngày trong chuỗi ngày anh mưa giăng mờ mịt
Thảm nhung êm
Anh bỏ nẻo sa mù

Chỉ ước là trảng cỏ biếc xanh
Giấu mình thung sâu mây sương lãng đãng
Ngựa anh dừng sau đường dài mỏi mệt
Thả vó chùng
Yên ngắm hoàng hôn

Quê Hương trường ca – Đoạn 6

Hành trình tìm hơi thơ – hành trình từ Đất
Hành trình đi tìm quê hương – khởi hành từ nỗi nhớ quê hương
Bắt đầu từ bàn chân trần – trắng, từ con số không
Từ con số âm, có lẽ.
Ta không thể đi vào tương lai bằng giấc mê Quá khứ
Đi vào ngày mai bằng niềm tiếc Ngày qua
Không thể bay cao khi hồn còn trì nặng sâu mọt căm thù
Không thể đi xa khi chân còn kéo lê sợi tơ kiêu hãnh hão
Hãy để Tháp Cánh Tiên, Tháp Chùa với nhà trùng tu thi gan giông bão
Để yên Tara, Garuda trong viện bảo tàng
Po Klaung, Xah Bin – xin thắp ngọn nến, nén nhang
Coi chừng hai buồng phổi ta thiếu ôxi bởi khói!
Thế giới rậm rịt bao la cho ta ngàn cơ hội
Cơ hội của ta, cơ hội cho cháu con.
Để nuôi ta, ta rút tinh chất từ cha ông
Thì phải cất cho đời sau dòng nhựa*
Giữa đêm tối bão giông, hãy cúi rạp như ngọn cỏ
Ngọn cỏ ngóc đầu trong nắng mai.
Cây nở hoa từ u tối bùn lầy
Người thì lớn khôn từ trần ai bể khổ.
Hành trình đi tìm hơi thơ – hành trình tìm hơi thở
Trong bụi bặm trang sách, sa mù câu kinh
Dưới sần chai dấu chân, trên lãng đãng con đường
Người xưa bỏ lại trên cát.
Hơi thở mênh mang trong lời ru, câu hát
Tối mẹ ầu ơ hay chiều em nghêu ngao
Cánh tay anh gân guốc trên tầng cao
Hình lưỡi búa vẽ vòng cầu vào nắng trưa vọt ra hơi thở
Trên vầng trán cha đẫm sương quá khứ
Hơi thở ẩn tàng dưới nếp nhăn
Hơi thở dạt dào trong mắt sinh viên
Tìm hương Đất giữa khô khan bài học
Qua trang sách, mở phơi đường dân tộc
Con đường nhọc nhằn dẫn lối con đường xanh.
Hãy yêu hãy yêu như ta chưa từng
Đứa con đi hoang bỏ xa làng mạc
Mang bụi đất quê hương về miền xứ khác.
Và hãy yêu hơn con người chân chất
Sống một đời ôm mang đất – phù du
Những con người hiến thân cho hơi thở phong nhiêu

Inrasara

Ngôi trường của mẹ

Hồi ấy, làng Vân Hòa của tôi có trường công liên hương tại ấp Phước Hậu, nhưng làng quá rộng, từ nhà tôi ở ấp Bình Trị, hay ấp Bình Điền lân cận đến Phước Hậu đi bộ mất nửa buổi, vì vậy đa số trẻ con hai ấp này không đi học được. Nhỏ tuổi thì không đủ sức đi, tìm nhà quen gởi trọ cũng bất tiện. Lớn lên một chút thì còn lo giúp đỡ công việc gia đình, chăn trâu, dọn vườn, bẻ thơm… Để giải quyết việc này, cha tôi xin phép mở một “gia đình học hiệu” và cất gian trường bên cạnh nhà. Tuy nói là gia đình học hiệu nhưng thực tế cha tôi tìm thầy mời về dạy chương trình lớp Năm và lớp Tư cho cả trẻ con hai ấp Bình Trị, Bình Điền. Tôi còn nhớ thầy Vưu người Tuy Hòa và thầy Liên người tận ngoài Quảng Bình. Mẹ tôi có một gánh hàng xén, mỗi tháng chín phiên bán ở Chợ Đồn. Mọi chi phí cất trường, đóng bàn ghế, bảng đen, mua sổ sách bút mực cho thầy, việc ăn ở của thầy tại nhà tôi đều do mẹ tôi lo liệu, trích từ lợi tức trong gánh hàng xén ấy. Giữa tháng mẹ tôi “kiểng” thầy số tiền lương.

Học sinh chẳng những được học miễn phí, không phải đóng góp một khoản nhỏ nào, còn được tổ chức sinh hoạt như trường công, có bầy đàn, ca hát, tập các trò chơi, tìm dấu đi đường… Mấy môn này thì trẻ con thôn quê dễ rành lắm. Thay vì công bố vị thứ hàng tháng mẹ tôi xin thầy công bố vị thứ hàng tuần vào mỗi chiều thứ bảy. Trò nào học giỏi được thưởng. Phần thưởng là giấy manh, thước gạch, bút chì, ngòi viết và mực viên… cũng do mẹ tôi cung cấp. Hồi ấy chưa có tập vở, học trò dùng giấy manh đóng vở, tự gạch dòng bút chì để chép bài, làm bài. Ngòi viết có nhiều loại, chúng tôi gọi theo hình dạng là ngòi viết lá tre, ngòi viết rông, ngòi viết bầu và ngòi viết ễn. Mực viên dùng hai màu xanh và tím, một loại giống như viên thuốc aspirine, một loại viên hơi tròn. Mấy trò thường xuyên được thưởng thì giấy bút mực dư học cả năm, khỏi phải mua. Học ở đây xong, đứa nào cha mẹ cho học tiếp thì ra Phước Hậu vào lớp Ba, đứa nào không có điều kiện phải ở nhà thì cũng ít nhiều đã biết đọc biết viết.

Hai anh em tôi nhỏ nhất, cùng học một lớp. Thầy cho ra chơi là chạy vào nhà tìm kẹo bánh. Tôi rất thích loại kẹo bạc hà đựng trong ve thủy tinh hình giống như trái bầu, mỗi lần đi Dinh mẹ tôi mua về cho một vài ve. Cùng lớp, có mấy trò con trai ở Bình Điền lớn tuổi, đứng gần bằng thầy, dân làm ruộng đen thui và chắc nịch. Mấy trò con gái dân Xóm Chợ thì trắng trẻo ẻo lả… Chúng tôi hơn họ ở chỗ có một bộ “giáo khoa thư” và nhiều lúc được mẹ lật sách ra chỉ cho những hình vẽ, giảng giải. Thành ra trước khi biết chữ anh em tôi đã thuộc lòng, tranh nhau đọc câu: ”Sách này do Nha Học chánh Đông Pháp giao cho các ông Trần trọng Kim, Nguyễn văn Ngọc, Đặng đình Phúc và Đỗ Thận soạn. Nhà nước giữ bản quyền. Cấm không ai được in lại”, đã có những tờ tranh vẽ hình bà Trưng bà Triệu cỡi voi, ông Đinh Bộ Lĩnh bẻ bông lau làm cờ đánh giặc…

Học 24 chữ cái rồi vần xuôi, vần ngược, ráp vần, tập đọc… Vần xuôi nghe như cầu kinh, vần ngược nghe như thần chú. Khi biết đọc sách chỗ nào không hiểu tôi đem hỏi mẹ, được mẹ giảng giải rõ ràng. Bây giờ đã quên hết, chỉ còn nhớ hai chuyện. Chuyện thứ nhất, trong sách có hình vẽ một ông cỡi ngựa và nhiều người đang cuốc đất gánh đất hay làm gì đó, ghi là “Chánh tổng coi đê”. Con đường trước nhà tôi thỉnh thoảng có đồng bào dân tộc thiểu số cỡi voi đi qua. Voi, gọi là “ông bồ” tai to vòi dài… lạ lắm, cách ăn mặc của “thằng nài”, cái ống điếu, tiếng nói lơ lớ…cũng lạ lắm, vui lắm. Lúc ấy thường gọi chung đồng bào các dân tộc thiểu số là “người Đê”. Mỗi lần như vậy lũ trẻ chúng tôi gọi nhau đi “coi Đê”. Tôi lấy làm lạ, tại sao ông Chánh tổng cũng đi “coi Đê” như lũ nhóc chúng tôi. Mẹ tôi mới giảng cho biết về những con đê bên sông ngoài Bắc, trong hình là ông Chánh tổng đang trông coi dân chúng đắp sửa đê. Chuyện thứ hai, khi đọc bài “Trầu Cau” có câu “…người vợ chết hóa ra dây trầu không leo ở cây cau…”. Rõ ràng trong hình vẽ dây trầu quấn vào cây cau sao lại nói dây trầu không leo ở cây cau? Mẹ tôi giảng lại cho biết, xứ mình gọi là dây trầu thì ngoài Bắc gọi là dây trầu không.

Trong một năm thầy Liên dạy chúng tôi học hết chương trình lớp Đồng ấu và Dự bị để ra trường công liên hương học lớp Sơ đẳng (lớp Ba). Đầu năm 1945, chuẩn bị thi bằng Sơ học yếu lược, mỗi trò được cấp một giấy căn cước, dưới có chữ ký quan Tuần vũ tỉnh Phú Yên Trần văn Lý. Chữ ký dài, đầy đủ và rõ ràng, gần chữ v (văn) có một chữ v khác bằng bút chì màu đỏ. Tôi nói với mẹ: Quan Tuần vũ ký sai phải sửa lại chữ v. Mẹ tôi giảng cho biết đó là chỗ một thầy thông thầy phán đã xem trước, thấy đúng, làm dấu để quan Tuần vũ ký chứ không phải sai và sửa.

Tôi nhớ mãi chuyện này vì đây là lần cuối cùng chuyện trò cùng mẹ. Học lớp Ba tôi phải ở trọ, chủ nhật sau về thì mẹ tôi bệnh, rồi bệnh nặng và qua đời. Đau thương trùm lên gia đình tôi. Tiếp theo là những biến cố dồn dập của đất nước… Gia đình tôi rời khỏi làng Vân Hòa và xa cách mộ phần mẹ.

Bây giờ, mỗi khi hồi ức về mẹ, tâm tưởng tôi vẫn là tâm tưởng đứa trẻ lên bảy lên tám… Tôi tự hỏi: Bao nhiêu bạn bè thời thơ ấu ấy, nay ai còn ai mất, ai lưu lạc phương trời, ai đang ở làng quê, ai đã thành ông bà nội ngoại, kẻ giàu sang, người nghèo khó… Giữa bao nhiêu bận rộn của cuộc sống, có lúc nào họ nhớ lại những ngày học tại “nghĩa thục” của mẹ tôi không? Có lúc nào họ nhớ lại hình ảnh mẹ tôi không? Tôi nghĩ rằng họ không phải là kẻ bạc!

Trần Huiền Ân

Tín điều của sinh viên

Ngày hôm nay, ngày mới này, tôi là một sinh viên thành công. Qua một đêm tâm trí và cơ thể tôi đã sản sinh ra hàng ngàn tế bào mới để cho tôi những lợi thế lớn nhất có thể. Tôi được sinh lại, được tiếp thêm sinh khí và tràn đầy năng lượng.

Tôi hiếm có và giá trị, duy nhất trong toàn thể vũ trụ. Tôi là phép lạ đang xảy ra của tự nhiên. Tôi có tiềm năng không giới hạn. Tôi tin vào khả năng, thái độ và mục tiêu của tôi. Tôi xứng đáng trở nên vĩ đại vì tôi là người quan trọng nhất trong thế giới của tôi.

Ngày hôm nay tôi đẩy tôi tới những giới hạn mới. Tôi sử dụng những kĩ năng và kiến thức mỗi ngày. Tôi bắt đâu một ngày với thành công và kết thúc với thành công. Tôi đang vươn đến mục tiêu mỗi ngày và tôi háo hức kiếm tìm mục tiêu.

Tôi hành động tích cực và vui thích, hoàn toàn chấp nhận chính mình cũng như những người khác. Tôi sống hết mình bằng cách trải nghiệm vô hạn cuộc sống này. Tôi ôm lấy cuộc sống. Tôi đến với mỗi lớp học, mỗi cuốn sách, và mỗi bài tập với say mê, hạnh phúc và niềm vui. Tôi khát khao kiến thức. Tôi mong được đọc và tin vào tín điều này mỗi một ngày.

Tôi là một sinh viên tích cực và thành công. Tôi biết mỗi bước đi tôi phải đi để tiếp tục được như thế. Tôi rất rõ ràng về các mục tiêu của mình và nhìn thấy tôi đang vươn tới chúng. Giờ đây tôi nhận ra tiềm năng vô hạn của tôi, vì thế, gánh nặng của tôi nhẹ đi. Tôi cười và cười thật to. Tôi đã trở thành người sinh viên vĩ đại nhất thế giới.

Hoàng Khánh Hòa dịch
.

A Student’s Creed

Today, this new day, I am a successful student. Overnight my mind and body have produced thousands of new cells to give me the greatest advantages possible. I am born anew, revitalized, and full of energy.

I am rare and valuable; unique in all the universe. I am nature’s greatest miracle in action. I have unlimited potential. I believe in my abilities, attitudes, and goals. I am worthy of greatness because I am the most important person in my world.

Today I push myself to new limits. I use my skills and knowledge every day. I begin the day with a success and end it with a success. My goals are being reached every day and I seek them eagerly.

I act positively and happily, fully accepting myself and others. I live to the fullest by experiencing life without limits. I embrace life. I approach each class, each book, and each assignment with enthusiasm, happiness and joy. I thirst for knowledge. I look forward to reading and believing this creed each and every day.

I am a positive and successful student. I know each step I must take to continue to be that way. I am clear on my goals and see myself reaching them. I now realize my infinite potential, thus, my burden lightens. I smile and laugh. I have become the greatest student in the world.

Thiền trong đời của gã ăn mày

Tosui là một Thiền sư nổi tiếng vào thời của ngài. Tosui đã trụ trì vài chùa và dạy ở nhiều tỉnh.

Chùa cuối cùng Tosui viếng thăm thu hút nhiều môn sinh đến nỗi Tosui nói với họ là ngài sẽ bỏ việc giảng dạy vĩnh viễn. Tosui khuyên họ ra về và đi đâu tùy ý. Sau đó chẳng còn ai biết tông tích ngài ở đâu.

Ba năm sau một đệ tử của Tosui khám phá ra ngài đang sống với vài người hành khất dưới một gầm cầu ở Tokyo. Người đệ tử lập tức nài nĩ Tosui dạy mình.

“Nếu cậu có thể làm như tôi làm, dù chỉ đôi ba ngày, thì tôi có thể dạy,” Tosui trả lời.

Vậy người đệ tử mặc áo quần như hành khất và theo Tosui cả ngày. Đến đêm một người trong đám ăn mày chết. Tosui và người đệ tử khiêng xác nửa đêm và chôn xác trên sườn núi. Rồi họ trở về lại chỗ ở dưới gầm cầu.

Tosui ngủ ngon lành, nhưng người đệ tử không ngủ được. Đến sáng Tosui nói: “Chúng ta không phải đi xin đồ ăn hôm nay. Ông bạn vừa chết của mình đã để lại ít thức ăn đằng kia.” Nhưng người đệ tử chẳng ăn nổi miếng nào.

“Tôi đã nói là cậu không làm như tôi được,” Tosui kết luận. “Đi đi và đừng làm phiền tôi nữa.”
.

Bình:

• Tosui Unkei, thiền sư dòng Tào Động (Soto), là thiền sư lập dị nhất trong lịch sử Thiền Nhật Bản. Ngày nay nhiều người so sánh Tosui với thánh Francis of Assisi (Thiên chúa giáo), hay gọi Tosui “Chàng hippy đầu tiên”, và sách về cuộc đời của Tosui được gọi là “Hippy nhập môn.”

100 năm sau khi Tosui qua đời, thiền sư học giả Menzan Zuiho (1683-1769), thu nhặt tài liệu và các truyện truyền khẩu, viết lại quyển sách về cuộc đời của Tosui. Quyển này ngày nay đã được dịch sang tiếng Anh dưới tên “Letting go: The Story of Zen Master Tosui.” Có thể đọc quyển này trên Google Books.

• Tosui xem ra không thích học trò nghe mà không thực hành. Thường thì nghìn người nghe may ra được một người thực hành nghiêm chỉnh. Bao nhiêu người trong chúng ta đã nghe, đọc, và xem phim ảnh sách vở về tập thể dục. Bao nhiêu người đang tập hàng ngày? Hay là kinh sách Phật? Hay là Thánh Kinh?

Đa số người có ảo tưởng là cứ xem hay đọc điều gì thì mình sẽ có điều đó trong mình. Cứ xem phim Superman và Batman cả đời xem ta có thể thành Superman hay Batman không?

• Có lẽ, đối với Tosui, mang an lạc của Thiền đến cho vài người ăn mày, dưới đáy xã hội, có ý nghĩa hơn là giảng cho cả nghìn người mà chẳng mấy ai thực hành.

• Thực ra Tosui đã dạy cho người đệ tử kèo nài xin theo học rồi. Anh này chỉ học không nổi mà khôi. Thiền là sống thoải mái trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ nơi đâu. Kể cả sống đời ăn mày. Sống “ở đây lúc này.”

Anh đệ tử này chỉ thích “nghe” giảng, nhưng thầy chỉ muốn học trò “sống”.

• Thiền là sống không vướng mắc. Vậy thôi.

Mê nghe lời thầy giảng là một vướng mắc lớn. Cả “lời giảng” lẫn “nghe giảng” đều không phải là “sống.”

Thầy muốn thử xem nếu mình phải sống như ăn mày, mình có thể sống với tâm không vướng mắc không?

Sống không QUEN, thì đương nhiên rồi. Ví dụ là khó ngủ vì lạ nơi.

Nhưng không MUỐN ăn đồ ăn của bạn mình vừa chết lại là chuyện khác. Đây là vướng mắc lớn về ý chí.

Hai vướng mắc này rất lớn: Việc nên làm (i.e., ăn) thì không làm. Việc không cần (lời gỉảng) thì lại cầu.

Rất khó để “thấy đường”.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

.

Zen in a Beggar’s Life

Tosui was a well-known Zen teacher of his time. He had lived in several temples and taught in various provinces.

The last temple he visited accumulated so many adherents that Tosui told them he was going to quit the lecture business entirely. He advised them to disperse and go wherever they desired. After that no one could find any trace of him.

Three years later one of his disciples discovered him living with some beggars under a bridge in Kyoto. He at once implored Tosui to teach him.

“If you can do as I do for even a couple days, I might,” Tosui replied.

So the former disciple dressed as a beggar and spent the day with Tosui. The following day one of the beggars died. Tosui and his pupil carried the body off at midnight and buried it on a mountainside. After that they returned to their shelter under the bridge.

Tosui slept soundly the remainder of the night, but the disciple could not sleep. When morning came Tosui said: “We do not have to beg food today. Our dead friend has left some over there.” But the disciple was unable to eat a single bite of it.

“I have said you could not do as I,” concluded Tosui. “Get out of here and do not bother me again.”

# 43

Kiến thức giả

Chào các bạn,

Hàng ngày chúng ta nghe báo chí nói nhiều về hàng giả: hàng hiệu giả, rau quả giả , thực phẩm giả… Nhưng ít thấy ai nói về kiến thức giả, dù rằng kiến thức giả là một hiện tượng lớn.

Trong pham vi bài này, chúng ta chỉ dùng các từ “kiến thức” và “giả” theo cách mọi người hay dùng hàng ngày, chẳng có gì đặc biệt cả. Cho nên, các bạn không nên nghĩ về hai từ này như là hai từ triết lý, vì triết lý đến tận cùng như triết l‎ý Phật gia thì mọi kiến thức đều là giả. Hết chuyện nói. 🙂

Không biết chuyện mà cứ nói như là mình biết, đó là giả. (Và chữ “biết” trong câu này cũng là chữ tương đối ta dùng hàng ngày, không phải là chữ “biết” triết lý).

Hãy lướt qua các kiến thức giả ta thường thấy hàng ngày, theo mức độ lớn nhỏ ta thấy, lớn trước nhỏ sau:

1. Lảm nhảm các từ chính trị dù rằng mình biết là nó chẳng nghĩa l‎ý gì trong thực tế, hoặc mình chẳng hiểu nó là gì.

Điều này thì ta thấy trên báo chí, diễn văn, và bài vờ có mùi chính trị trên Internet hàng ngày. Trong các nơi chứa kiến thức giả, thì chính trị là nơi có nhiều nhất. Vẹt nói rất nhiều.

2. Kế đến là các từ tôn giáo, nhất là các từ tôn giáo trong các bài viết chính trị.

Người viết thường là chẳng hiểu tí gì về các từ dùng, hoặc là cố tình dùng nó phản lại ‎nghĩa nguyên thuỷ của nó.

3. Mở miệng ra là “Tử nói”, “Phật nói”, “Decartes nói,” “Pascal nói”… mà không biết rằng câu nói đó chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện đang nói.

4. Nói chuyện theo công thức.

Nguyên một bài diễn văn hai tiếng đồng hồ, có thể chỉ là một con số zero to tướng, vì chỉ toàn là khẩu hiệu (chính trị) cộng lại, như là một công thức toán cộng, chẳng có nghĩa lý gì cả, người nghe chẳng nắm được điều gì cả ngoại trừ những khẩu hiệu và công thức rỗng tuếch nghe đã vài nghìn lần, như là: dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, phát triển dân chủ cơ sở, nhân quyền nhân bản, tư bản xã hội, tự do kinh tế, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tự do ngôn luận, dân chủ tự do, công bình bác ái… kiểu AQ đọc diễn văn. Như là dùng computer chọn các khẩu hiệu và công thức bẳng cách may rủi và ghép lại theo cách may rủi, sau đó lên cầm micro đọc. Lâu lâu có dịp tra tấn thiên hạ.

(Nói thì dễ rồi, nghe được năm này qua năm kia mới là siêu! Mà người nói có biết là họ nói vẹt không, hay là họ thực sự hiểu được họ nói gì, mà không ai khác thấy gì cả?).

5. Mới học được đâu đó vài ba chữ mới, xổ ngay ra một chùm, trong khi chính người nói cũng chưa thật sự hiểu được nó là gì, vì mới đọc được loáng thoáng đâu đó.

6. Thích xổ cổ ngữ và ngoại ngữ dù mình chưa hiểu đến nơi.

Trong văn hóa thế giới, đôi khi mình phải kèm theo ngoại ngữ để người đọc hiểu đúng ý mình, vì nói về một câu chuyện ở Đức chẳng hạn, thì một số từ tiếng Việt không đủ chính xác để diễn tả, phải kèm theo tiếng Đức. Đó là chuyện đương nhiên. Ở đây, ta chỉ muốn nói đến các vị thích xổ La Tinh, Hán ngữ, ngoại ngữ cho dù rằng mình chẳng hiểu được sâu xa chữ mình nói.

7. Biết chỉ được một tí, mà nói là biết nhiều.

Vi dụ: “Tôi chắc chắn chuyện này nó phải thế này”, thay vì: “Theo kinh nghiệm của tôi trong hai năm nay, thì chuyện này thường là thế này. Có ngoại lệ không thì tôi chưa được gặp.”

Hay là: “Kiến thức của thầy về việc này chỉ tới đó. Mai này em có thể học cao hơn và nghiên cứu cao hơn. Rồi lúc đó em cho thầy biết kết quả nghiên cứu của em.”

8. Cứ lôi các câu trong sách ra nói, nhất là sách cổ, mà chẳng hiểu gì hoặc chẳng giải thích rõ thêm được gì.

Đây là do lối học từ chương, học thuộc lòng như vẹt mà ra. Nếu không giải thích được cho người nghe, thì đó là vì mình dốt chứ không phải người nghe dốt. Làm ơn tôn trọng sự thông minh của người nghe, và thành thật với cái dốt của mình.

9. Nói mà không ai hiểu được mới giỏi.

Thường là người viết/nói cũng chẳng biết mình viết/nói gì. Nhưng như thế mới là thông thái!

Qui luật viết/nói ngày nay: Tôi viết cho bạn, hoặc nói với bạn, mà bạn không hiểu, thì đó là do tôi viết tồi nói tồi, chứ không phải vì bạn đọc tồi nghe tồi.

Kiểu kiến thức ngày xưa của các ông đồ nho nói chữ Hán dân quê không hiểu tí gì và phục sát đất, thời bán khai đó đã qua rồi. Ngày nay, anh nấu ăn mà tôi ăn không ngon là anh nấu tồi, chứ không phải tôi ăn tồi. Anh nói tôi không hiểu , đó là vì anh không biết nói, chứ không phải tôi không biết nghe.

Các bạn có thể thêm vào vài ví dụ nữa về vấn đề kiến thức giả.

Điều quan trọng ở đây là chúng ta cần thành thật.

Thành thật là khởi nguồn của trí tuệ.

Thành thật với chính mình để biết kiến thức của mình đến đâu, mình biết đến đâu, và đâu chưa biết.

Rồi thành thật với mọi người, biết đến đâu nói biết đến đó, điều gì chưa chắc thì nói là chưa chắc, điều gì chưa biết thì nói là chưa biết.

Chỉ một chữ “thành thật” thôi, có gì phức tạp đâu. Sao mà khó quá vậy? Sao mà nhiều vấn đề quá vậy?

Nếu chúng ta tiếp tục để kiến thức giả phát triển quá nhiều trên đất nước, kiến thức thật sẽ tiếp tục bị ngộp thở mà chết, như là cây tốt bị chết ngợp giữa đám cỏ hoang.

Các vị giáo chức bị buộc phải dạy các em những điều mình không tin hay chưa tin, vì mình chưa nắm vững vấn đề hoặc mình tin là nó sai, các vị có thể làm một bước trưởng thành tâm linh rất lớn cho đời mình, bằng cách nói với thủ trưởng: “Anh làm ơn cho tôi dạy môn khác, tôi thật là không thể tự dối lòng, huống hồ là dối các em.”

Làm được như vậy là Phật tâm đó! Đó là từ bi bác ái với học trò của mình, và tích cực đóng góp vào việc phát triển tương lai của tổ quốc.

Truyền bá kiến thức mình không tin, là truyền bá kiến thức giả. Đừng làm vậy, nhất là đối với các học trò nhỏ. Giáo dục giả là tội rất lớn với tổ quốc, và với Chúa Phật, vì đó là tích cực hủy hoại đầu óc tuổi trẻ.

Trí tuệ lệ thuộc vào thành thật. Và đôi khi, can đảm.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com