Thứ hai, 1 tháng 3 năm 2010

Bài hôm nay

Your true nature, kể chuyện qua nhịp trống , Thơ, Video, Trà Đàm, anh Nguyễn Minh Hiển.

Điều quan trọng nhất để phát triển kinh tế , Nghiên Cứu Xã Hội, anh Trần Đình Hoành.

Thông báo: IVCE tuyển phụ giảng tại Việt Nam, thông tin, anh Trần Đình Hoành.

Mở cổng trường, Danh Ngôn, song ngữ, chị Trần Thị Thu Hiền.

Hạt giống hoa hạnh phúc , Danh Ngôn, song ngữ, Mỗi Ngày Một Danh Ngôn.

Lối cỏ, Thơ, chị Hoàng Thiên Nga.

Trước cây ngày xuân, Thơ, chị Tôn Nữ Ngọc Hoa.

Lời nguyện cho thứ Hai , Trà Đàm, song ngữ, chị Hoàng Khánh Hòa.

Cỏ cây giác ngộ thế nào? , Thiền, Trà Đàm, Văn Hóa, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Kiến thợ, Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>

Viễn ảnh Việt Nam 2010. Trích từ Country Report – Vietnam, của Economist Intelligence Unit

Economist Ingtelligence Unit – Country Report: Vietnam
http://www.eiu.com

Outlook for 2010

• The ruling Communist Party of Vietnam is due to hold its next national congress in 2011. As a result, there will be considerable jockeying for position within the current leadership from mid-2010.

• The budget deficit (excluding on-lending) will remain wide in 2010-11. The government!s revenue position will improve in the next two years, but expenditure will remain relatively high.

• The State Bank of Vietnam (SBV, the central bank) is likely to continue to tighten monetary policy in 2010-11 as inflationary pressures build.

• The Economist Intelligence Unit forecasts that the pace of economic growth will accelerate in 2010-11, but we do not expect it to return to the heady rates that were recorded in the years preceding the 2008-09 slowdown.

• Although the SBV will take steps to rein in credit growth in 2010, inflation will accelerate to an average rate of 10.1% in 2010-11.

• On an annual average basis, we forecast that the dong will depreciate against the US dollar by 5% in 2010 and by 1.7% in 2011, although there are significant downside risks to this forecast.

• We expect the current-account deficit to remain wide in 2010-11, standing at an annual average of around 10.1% of GDP.

Domestic Policy

The ruling Communist Party of Vietnam is facing a number of major challenges in the run-up to the next national congress, which is due in January 2011. In the months leading up to the congress, there will be considerable jockeying for position within the current leadership, although it will be largely invisible from outside of the party. There could be important changes in personnel in the higher echelons of the party, but its central tenets will remain unchanged and its overriding objective will be to maintain its position of dominance.

However, factional splits in the party are becoming increasingly apparent. Such divisions tend to be between reformists and conservatives, but recent jostling suggests that the divide is no longer as clear-cut and that internal wrangling is now more related to attempts to grab power than to policy differences.

Nevertheless, it appears that the prime minister, Nguyen Tan Dung, and his reformist allies, including two deputy prime ministers, Hoang Trung Hai and Nguyen Thien Nhan, could be eclipsed by those in the party with conservative tendencies. Any such differences would be evident in matters relating to economic policy, media freedom and foreign relations. Those lining up against Mr Dung include the general secretary of the party, Nong Duc Manh, the public security minister, Le Hong Anh, the party!s head of personnel and organisation, Ho Duc Viet, and the head of the party secretariat, Truong Tan Sang.
The party’s success in promoting economic growth, even in the global economic downturn, has both contributed to a sense of political apathy and strengthened the party’s long-standing claim to the right to govern the country unchallenged. However, its legitimacy and its defence of the virtues of the oneparty state could yet be questioned amid economic uncertainty, endemic corruption, environmental degradation and strongly felt grievances relating to land seizures. Reflecting such threats, the leadership will remain anxious about the activities of political dissidents, and will therefore not hesitate to suppress opposition activism. Vocal opponents of the regime who advocate multiparty politics and genuine democratic reform will continue to be punished and imprisoned.

There may be attempts by the party to demonstrate a degree of political openness, together with limited “grass-roots democracy” at provincial, district and commune levels. However, hardliners within the party are growing increasingly fearful that greater social freedoms will threaten the party!s hold on power. This is particularly apparent in the area of media freedom. Although the ongoing crackdown on corrupt officials and managers of state-owned enterprises is an indication that the government is taking the issue of graft
seriously, recent steps to tighten control over the flow of news via print media and the Internet suggest that party leaders remain determined not to allow the true extent of corruption to be revealed or to allow dissenting opinions to be aired publicly.

.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Your true nature, kể chuyện qua nhịp trống

Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta cùng nghe một số video kể chuyện thơ của anh Ilan Shamir, người sáng lập của trang web Your True Nature nhé.

Anh Ilan Shamir rất yêu thiên nhiên (nature) và nhìn thấy ở đó bản chất (nature) thật của con người. Quan sát một cái cây, dòng sông, chim humming bird hay biển cả, anh nhìn thấy ở đó sự hài hòa, tình yêu và trí tuệ.

Anh viết chúng lại để chia sẻ, trước tiên với con gái anh, và sau đó với mọi người.

Trang web của anh, Your True Nature là một trang web về cảm hứng với thiên thiên, các lời khuyên hay của thiên nhiên mà anh sáng tác và sưu tầm rất dễ thương. Ví dụ như:

“If heaven drops fruit, open your mouth!” 🙂

những tấm e-card miễn phí với lời khuyên ngộ nghĩnh từ thiên nhiên để gửi cho người thân.

Là một Kinh Doanh Xanh (Green Business), trang web bán những vật phẩm có trang trí Xanh rất đẹp, những tấm poster để gây ý thức về môi trường. Các giao dịch đều được thực hiện đơn giản qua Internet.

Trang web gọn gàng, đẹp và có những bài viết đầy cảm hứng thiên nhiên. Anh muốn dùng video để truyền tải cảm hứng thiên nhiên của anh cho các bạn khác và anh phát hiện ra thêm một bản tính thật nữa của anh: đánh trống và kể chuyện. Anh chơi khá hào hừng 🙂

Cách anh Ilan Shamir trình bày trang web và quảng bá Your True Nature bằng youtube movie khá hiệu quả. Các bạn làm website có thể tham khảo thêm xem 🙂

Dưới đây chúng ta sẽ nghe anh Ilan Shamir kể câu chuyện về thiên nhiên qua những nhịp trống nhé. Đó là những lời khuyên của Cây, của Dòng Sông, của chim Hummingbird và sau cùng, của Your True Nature. Lời thơ đi theo sau video.

Chúc các bạn một ngày bắt nhịp,

Hiển.

.


Ilan Shamir drums and celebrates his poem Advice from a Tree underneath the old growth trees in Rocky Mountain National Park.

Advice from a Tree

Dear Friend

Stand Tall and Proud
Sink your roots deeply into the Earth
Reflect the light of your true nature
Think long term
Go out on a limb
Remember your place among all living beings
Embrace with joy the changing seasons
For each yields its own abundance
The Energy and Birth of Spring
The Growth and Contentment of Summer
The Wisdom to let go like leaves in the Fall
The Rest and Quiet renewal of Winter

Feel the wind and the sun
And delight in their presence
Look up at the moon that shines down upon you
And the mystery of the stars at night
Seek nourishment from the good things in life
Simple pleasures
Earth, fresh air, light
Be content with your natural beauty
Drink plenty of water
Let your limbs sway and dance in the breezes
Be flexible
Remember your roots

Enjoy the view!

Ilan Shamir
Copyright 2005 YTN


Ilan Shamir at Rocky Mountain National Park recites his Advice from Nature to the rhythmical beat of his cottonwood drum

Advice from a River

Dear friend,

Go with the flow
Be thoughtful of those downstream
Slow down and meander
Follow the path of least resistance
for rapid success

Immerse yourself in nature,
trickling streams,
roaring waterfalls,
sparkles of light dancing on water
Delight in life’s adventures around every bend
Let difficulties stream away

Live simply and gracefully in Your own True Nature
moving, flowing, allowing,
serene and on course
It takes time to carve the beauty of the canyon
Rough waters become smooth
Go around the obstacles
Stay current

The beauty is in the journey!


To the rhythmical beat of his native Taos cottonwood drum, poet and keynote presenter Ilan Shamir brings to life the joy of the hummingbird with his Advice from Nature

Advice from a Hummingbird

Dear friend,

Sip the sweet moments
Let your true colors glow
Be a nectar-collector
Dive into possibilities

Take yourself lightly
Express the joy of Your True Nature
Blossom in your own little sphere
Zoom in when you are needed

Good things come in small packages
Don’t get your feathers ruffled over little things
Some days are just a humdinger
Take delight in being noticed
Change directions easily
Let your dreams take flight
Just wing it

Keep your visits short and sweet!

Ilan Shamir
Copyright 2005 YTN


Your True Nature – Ilan Shamir

Thông báo: IVCE tuyển phụ giảng tại Việt Nam


New York (February 26, 2010).

The Institute for Vietnamese Culture & Education (IVCE), is a New York 501(c)(3) non-profit organization that is a leader in promoting Vietnamese culture and assisting Vietnamese students study abroad in American universities.

IVCE would like to announce the call for applications for our educational program: Vietnam Teaching Assistantship (ViTA). Since 2000, IVCE has delivered a “Study Abroad in America” conference every summer to help students in Vietnam pursue higher education abroad. The goal of this conference is to provide information about the admission and testing processes in addition to scholarships offered for study in the United States. We also aimed to provide students with tools to improve their chances of gaining admission and securing financial aid.

According to the Institute of International Education, the number of Vietnamese students attended U.S. colleges and high schools from 2000-2009 as follow,

Year Undergraduate Graduate Other TOTAL
2008-09 8694 2411 1718 12823
2007-08 5945 1648 1176 8769
2006-07 4092 1135 809 6036
2005-06 3043 1287 267 4597
2004-05 2429 815 124 3670
2003-04 2226 815 124 3165
2002-03 1924 649 149 2722
2001-02 1852 563 115 2531
2000-01 1424 488 113 2022

IVCE has a long-term goal of increasing the total number of Vietnamese students who pursue higher education in the U.S. to between 30 and 50 thousand in ten years (2005-2015). To achieve this goal, IVCE has conducted 28 study-abroad seminars since 2002 and has offered individual assistance with application materials. We believe students who have the opportunity to study abroad will bring back with them ideas and concepts from American universities that can contribute to the development of Vietnam.

The ViTA program is the companion to our “Study Abroad in America” workshop series. Through ViTA, IVCE actively recruits and develops a group of Vietnamese-American college and graduate students to teach TOEFL, SAT, GRE & GMAT workshops to students this summer in Vietnam.

Type of work: Teaching your choice of TOEFL, SAT, GRE or GMAT.
Eligibility: At least a Sophomore in college.
Length of project: 8 weeks (4-week stay in two cities) or longer.
Location: Can Tho Univ, Da Nang Institute of Technology, Ho Chi Minh City, Thai Nguyen Univ, and Ha Noi Institute of Technology.
Housing: College provides the guest housing, except in Ho Chi Minh City
Stipend: $200-$300/month, except in Thai Nguyen & Can Tho
Application: http://www.ivce.org/education.php?educationid=0000000006

Deadline for registration: March 20th for the summer.

Please be advised that as a participant in ViTA, you are expected to fundraise money for your own roundtrip travel and other related expenses for the 8-week stay in Vietnam. Past participants have been able to get past this hurdle by applying to grants or fellowships offered by their respective universities. IVCE’s role in this program is one of guidance, coordination and training. We will organize all the logistics for your travel and stay as a group in Vietnam.

Outside of your teaching responsibility, you will have the time and independence to explore Vietnam as it interests you. Although we encourage travel as a group, we understand that you might have personal research projects or independent studies to conduct. IVCE will gladly serve as a point of contact and support for all your endeavors in Vietnam.

IVCE calls for the participation of any student who wants to experience Vietnam first-hand and to contribute toward its educational development. Please respect the deadline, as we might be unable to arrange accommodations for you after that date. Feel free to contact us with any questions or concerns at nhipsong@ivce.org. You can also check us out at www.ivce.org.

We look forward to your participation in ViTA.

Lối cỏ

Vẫn nắng vẫn gió
Vẫn con đường
dễ vấp
Dọc ngang gốc rễ nông cạn hãnh tiến
Nảy từng sắc diện tối tăm đàng điếm

Tự nhiên sớm nay thật dễ thở
Tim đập nhẹ nhàng đúng chỗ
Ôi khắp nơi phủ trùm xanh non
Lá cỏ
Lách tách
Châu chấu con ẩn mình đâu đó

Thì vẫn nắng vẫn gió
Này li ti muôn hoa
Thùy mị bé nhỏ
Chẳng cần đặt tên
Trắng tinh khôi rèm mi phường phố

Vùi mình vào hoang dại thắm tươi
Thơm mát nỗi hàm ơn trời đất
Khuất lấp hết tối tăm va vấp

Lại yêu đời
Khi mùa chuyển
Xuân ơi !

Hoàng Thiên Nga

Trước Cây Ngày Xuân


.

Mãi mê những nhớ cùng thương
Quẩn quanh theo giận với hờn vu vơ
Nào hay rừng khác bao giờ
Nào hay cây đã chạm bờ xuân tươi

Sáng nay nhìn, thấy bồi hồi
Lá xòe tay kín khoảng trời không mây
Biếc xanh như thể giãi bày
Non tơ mà mượt là đây hỡi người
Là đây sức sống căng tươi
Là đây ấp ủ sinh sôi ngàn đời…

Choàng ôm đi sắc xanh ơi
Này đây nắng vui reo lời hoan ca
Này đây gió tự phương xa
Cho hoa lại nối mùa hoa hương đầy
Cho trưa tròn bóng đường dài
Ai về mát giọt mồ hôi nhọc nhằn
Này đây tôi của âm thầm
Cho câu thơ chắp lại vần phục sinh

Tôn Nữ Ngọc Hoa

Lời nguyện cho thứ Hai

Chúa, hãy tưới lên con
Mỗi ngày của tuần làm việc này
Những lời cầu phúc của bình an và tĩnh lặng
Và những điều mà con dự đoán
Vì thế khi con bắt đầu đi chệch
Khỏi những nhiệm vụ mà con buộc phải đối mặt
Con sẽ dành thời gian để ngẫm nghĩ
Liệu như những hành động của con đã mất đi nền tảng.

Chúa, hãy ôm lấy tinh thần của con
Khi giao thông hỗn độn
Hãy để điện thoại reo khi con gần nó
Vì thế mà các vấn đề được chỉ ra
Hãy mang con đi trên đôi vai của Người
Khi sếp của con đi qua
Và trút bỏ những tảng đá nặng nề của cuộc sống
Nếu như tuần làm việc trôi đi không như dự định.

Chúa, hãy cho tâm hồn con định hướng
Trong mỗi cuộc họp con tham dự
Để cho con làm việc thật hoàn hảo
Hoặc tốt nhất mà con có thể
Vì thế khi cả tuần kết thúc
Không có điều gì bị bỏ qua
Trừ sự tự do mà con đã giảm bớt
Để có được những phần thưởng cuối tuần ngọt ngào mà Người dành cho.

Hoàng Khánh Hòa dịch
.

Monday Prayer

Lord, please shower upon me
Every day of this work week
Blessings of peace and serenity
And the things that I bespeak
So that when I start to wander
From the tasks I’m bound to face
I will take the time to ponder
If my actions are off-base.

Lord, please embrace my spirit
When the traffic is a mess
Let the phone ring when I’m near it
So that matters are addressed
Carry me upon Your shoulders
When my boss is walking by
And remove life’s heavy boulders
Should the work week go awry.

Lord, please give my soul direction
In each meeting I attend
Let me work to my perfection
Or the best I can expend
So that when the week is finished
Nothing will have been ignored
But the freedom I’ve diminished
For Your sweet weekend reward.

Cỏ cây giác ngộ thế nào?

Vào thời Kamakura, Shinkan học Thiên Thai Tông sáu năm, sau đó học Thiền 7 năm; rồi thiền sư qua Trung Quốc và nghiên cứu Thiền 13 năm nữa.

Khi thiền sư trở về Nhật nhiều người muốn gặp thiền sư và hỏi các câu bí hiểm. Nhưng Shinkan rất ít tiếp khách, và khi tiếp khách, thiền sư rất ít khi trả lời câu hỏi của họ.

Ngày nọ có một người 50 tuổi đang học về giác ngộ, nói với Shinkan, “Tôi đã học tư tưởng của Tông Thiên Thai từ lúc còn nhỏ, nhưng một điều tôi không hiểu nổi. Thiên Thai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Đối với tôi đây là điều rất lạ.”

“Bàn luận cỏ cây giác ngộ thế nào thì được ích gì?” Shinkan hỏi. “Câu hỏi là anh làm thế nào để có thể giác ngộ. Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện đó không?”

“Tôi chẳng bao giờ nghĩ như vậy cả,” ông già kinh ngạc.

“Vậy thì về nhà và nghĩ đến nó,” Shinkan kết thúc.
.

Bình:

• Thời Kamakura bắt đầu từ năm 1185 đến năm 1333.

• Thiên Thai Tông của Nhật thật ra cũng có thiền. Thiên Thai Tông do Tối Trừng (Saicho) thiết lập năm 805 sau khi đã học Thiên Thai từ Trung Quốc. Tuy nhiên Thiên Thai Nhật của Saicho có đển bốn phần: (1) Thiên Thai Trung Quốc (dùng tư tưởng của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là chính); (2) Mật tông (Tây Tạng); (3) Thiền (nhưng chú trọng nhiều đến thiền chỉ – Samatha – tập trung tư tưởng vào một điều gì đó như là hơi thở để lắng đọng, hơn là thiền quán – Vipassana – quán sát một điều gì đó để hiểu được thâm sâu); và (4) giới luật (đại thừa).

Trong bài này nói Shinkan ngưng Thiên Thai để học Thiền, có lẽ là dòng Thiền thuần túy như thiền Lâm Tế của Thiền sư Hakuin Vậy À.

• Bài này rất rõ: Giải phóng chính mình, giải phóng tư tưởng của mình, giác ngộ của chính mình, là trọng tâm của Phật pháp và Thiền học.

Rất nhiều câu hỏi triết lý bí hiểm hấp dẫn ở đời thật ra là không quan trọng và tốn thời gian vô ích.

Trong Tiểu Kinh Malunkya, Malunkya nhận thấy:

Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.

Đức Phật nói:

Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công. ..[hay]… tộc tánh là gì…[hay]… cao hay thấp, hay người bậc trung… [hay]… da đen, da sẫm hay da vàng … [hay] thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào… [hay]… cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ … [hay]… dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa… [hay]… cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác… [hay]… mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két… [hay]… cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa… [hay]… tên nhọn, hay … tên móc, hay… như đầu sào, hay… như răng bò, hay… như kẽm gai”.

Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.

Và Đức Phật, nói thêm:

Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời ? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.

Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời. “Đây là khổ… Đây là [nguyên nhân] khổ… Đây là [diệt] khổ… Đây là con đường đưa đến [diệt] khổ” là điều Ta trả lời.

Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời.

Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

How Grass and Trees Become Enlightened

During the Kamakura period, Shinkan studied Tendai six years and then studied Zen seven years; then he went to China and contemplated Zen for thirteen years more.

When he returned to Japan many desired to interview him and asked obscure questions. But when Shinkan received visitors, which was infrequently, he seldom answered their questions.

One day a fifty-year-old student of enlightenment said to Shinkan: “I have studied the Tendai school of thought since I was a little boy, but one thing in it I cannot understand. Tendai claims that even the grass and trees will become enlightened. To me this seems very strange.”

“Of what use is it to discuss how grass and trees become enlightened?” asked Shinkan. “The question is how you yourself can become so. Did you even consider that?”

“I never thought of it that way,” marveled the old man.

“Then go home and think it over,” finished Shinkan.
#46

Kiến thợ

Chào các bạn,

Hồi nhỏ mình hay ngắm các đàn kiến làm việc, hoặc là một đàn kiến vàng lớn đang tha mấy con sâu róm lớn bằng cả mấy chục con kiến từ gốc cây mảng cầu lên tổ kiến gần ngọn, hoặc một đàn kiến lửa tha mỗi con một hạt cơm trong góc nhà, hoặc một đàn kiến đen nhỏ đang tha một con dế chết trong góc sân.

Và ai nhìn kiến làm việc cũng phải phục—một đàn chạy tới chạy lui lăng xăng, nhưng luôn luôn trong một con đường nhỏ ngoằn nghèo như sợi chỉ. Các con tha mồi thì một nhóm ring một miếng mồi khổng lồ, các con chạy ngược chiều thì lại cụng đầu các con khác hỏi thăm chi đó… Rất chăm chỉ, trật tự, và hình như kiến không bao giờ đánh nhau.

Và mình thường tự hỏi, không biết trong đàn kiến này có bao nhiêu cấp chỉ huy, bao nhiêu tướng, bao nhiêu tá, bao nhiêu úy, bao nhiêu lính… Sao mà đoàn quân này kỹ luật và hiệu nghiệm đến vậy? Cách thức tổ chức thế nào?

Mình chưa bao giờ có câu trả lời. Câu trả lời duy nhất mình thấy là mọi con kiến và mỗi con kiến đều như nhau, đều siêng năng, đều làm việc tốt, và mình chẳng phân biệt được con nào với con nào cả.

Ngoại trừ kiến chúa, tất cả các kiến thợ còn lại có hệ cấp hay không, có lẽ chúng biết, nhưng ta không biết. Nhưng điều đó chẳng quan trọng gì với ta cả. Kiến làm việc đoàn kết và bình đẳng—đó là điều ta thấy.

Về sau này, khi suy tư về con người, mình cũng thấy là có lẽ con người cũng như kiến. Từ góc độ của các con người nhìn nhau, chúng ta có sang hèn, giỏi dốt, giàu nghèo, ông thằng… và chúng ta thường xử với nhau bằng hệ cấp.

Nhưng từ một góc độ cao hơn và lớn hơn, từ trên cao nhìn xuống loài người, như ta nhìn đàn kiến, thì các hệ cấp đó đều chẳng nghĩa l‎ý gì cả–Mọi con người đều nhỏ bé như nhau, nhìn như nhau, làm việc cho đoàn người lăng xăng chăm chỉ như nhau. Người khổng lồ nào đang nhìn đàn người đó, chắc là không có những ý ‎ nghĩ bất bình đẳng giữa các con người, như chúng ta thường nghĩ về nhau.

Sự khác biệt là ở nơi góc độ nhìn: Cái nhìn thiển cận ở góc độ ngang nhau, hay cái nhìn lớn từ góc độ cao hơn nhiều.

Vì vậy nếu chúng ta có thể phóng tâm đến tầm cao hơn, để có thề nhìn xuống chính mình và mọi người chung quanh, thì chúng ta có thể có cái nhìn rộng lớn và toàn diện, trong đó bằng cấp, chức vị, tiền bạc, danh tiếng, danh dự, hay bất cứ cái gì ta có đều chẳng nghĩa l‎ý gì cả, và ta cũng chỉ là một con người như anh hàng xóm, đều cùng lăng xăng trong một đoàn người như nhau.

Thế thì vì cớ gì mà ta cứ kềm cái đầu sát mặt đất để kiêu hãnh hão với các thứ vỏ ảo tưởng trên mình?

Những thứ phân chia hệ cấp thực ra chẳng nghĩ lý gì cả. Nhưng vì hệ thống quản lý kinh tế chính trị không hoàn hảo của ta tạo ra đủ thứ lăng nhăng như vậy, chung qui chỉ vì lòng tham của chúng ta—mọi người ham hố những thứ phụ tùng đó—nên chúng ta tranh nhau để có chúng, và để thu được “phần thưởng” do chúng mang lại. Từ đó, ta có hệ cấp, phân chia, tranh giành, và chiến tranh khi tranh giành trở thành quá lớn. Đa số các cuộc cách mạng nhân quyền, dân quyền, xã hội, và các cuộc chiến tranh ý thức hệ trên thế giới, chẳng qua cũng chỉ là tranh giành các cái vỏ bên ngoài này, hay là tranh giành quyền phân phát hoặc quyền ấn định hệ thống phân phát các vỏ này.

Thế giới chắc là sẽ tốt hơn một tí, nếu mỗi ngày bạn có thể phóng tâm lên tầng cao và nhìn xuống đoàn người chi chít lăng xăng dưới chân bạn, như một đàn kiến.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com