Tết Nguyên Đán, Chúa Nhật, 14 tháng 2 năm 2010

Thông báo: ĐCN admins nghỉ tết. Sẽ đăng bài trở lại, ngày đầu tiên mồng ba Tết. Chúc mọi người ăn Tết vui vẻ!
.

Bài hôm nay

Thiệp chúc Tết và Những khúc ca xuân , Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, chị Huỳnh Huệ.

Happy Valentine – Danh Ngôn Tình Yêu của Vườn Chuối , Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, Danh Ngôn, song ngữ, chị Trần Lê Túy Phượng.

Nguồn gốc Ngày Valentine, Văn Hóa, Thơ, anh Trần Đình Hoành.

Phong tục về Ngày Lễ Valentine , Văn Hóa, Nhạc Xanh, Video, chị Huỳnh Huệ.

Tết Nguyên Đán, PPS, chị Túy-Phượng. (Đã đăng).

Sớ Táo Vườn Chuối, PPS, chị Túy-Phượng. (Đã đăng).

Đường hoa Nguyễn Huệ, chị Kiêm Yến. (Đã đăng).

Ngẫu hứng trở mùa , Thơ, anh Đinh Đức Dược.

Ban mai , Thơ, chị Hoàng Thiên Nga.

Màu xuân, Thơ, anh Nguyễn Tấn Ái.

Tết trắng, Thơ, anh Trần Đình Hoành.

Nhắn gửi phút giao thừa, Thơ, chị Phan Bích Thiện. (Đã đăng).

Bâng quơ từ nơi xa xôi, Thơ, anh Phạm Lưu Đạt. (Đã đăng).

Gửi người đón Tết xa quê, Thơ, anh Trần Vân Hạc.

Bài văn tả cây mai nhân dịp xuân về, Chuyện phố, Văn, Văn Hóa, Teen Talk, chị Nguyễn Thị Phương Thảo.

Hoa mai sáu cánh , Văn, Chuyện Phố, chị Tôn Nữ Ngọc Hoa.

Vệt vằn của cọp , Văn, Văn Hóa, anh Võ Đình và chị Trần Thị Lai Hồng.

Phong tục ngày Tết – Wikipedia
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Thiệp Chúc Tết và Những Khúc Ca Xuân

Tết Tết Tết đến rồi. Bây giờ mỗi dịp Tết, nghe câu hát ấy và bài hát Happy New Year, lòng mình vẫn cứ rộn ràng và dường như thêm một lần được trở về hoài niệm ngày Xuân của tuổi nhỏ.

Ấy là những niềm vui tràn trề của tuổi thơ: được mặc quần áo mới, khoe tiền lì xì mừng tuổi, bánh mứt đủ đầy, và tạm quên bài vở trường học ít hôm.

Còn bây giờ là những ngày tất bật lo toan cho những nghi thức, tập tục của người lớn, nhà cửa tinh tươm, bày biện bàn thờ, ngắm hoa Xuân, du lịch, có một ít thời khắc cho việc thăm viếng và những lời chúc tụng, đi lễ đầu năm, vui chơi và nghỉ ngơi…

Nhạc Xuân không bao giờ cũ và là một nhu cầu không thể thiếu với mình và của các bạn. Hôm nay ngoài 10 bản nhạc Xuân dành riêng cho ngày 30 Tết, xin gửi lên đây thiệp chúc Tết của Nhạc Xanh với những lời chúc một năm mới Canh Dần tốt lành, an hoà, hạnh phúc và thịnh vượng đến với tất cả các anh chị em và các bạn của Đọt Chuối Non .

MỜI CÁC BẠN XEM THIỆP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2010

VÀ THIỆP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2010 có lời chúc bằng Tiếng Anh
HAPPY NEW YEAR 2010 Video Poem ecard

Phần lời chúc này mình không dịch mà xin dành cho các bạn dịch hộ trong ngày 30 Tết hay khai bút dịch đầu năm 😛 😆
.


.

The New Year is upon us
Bringing hope and anticipation
And if in our faith we trust
There is cause for celebration
May all your dreams come true
Whatever that dream may be
May good health always follow you
And bring blessings to your family
May you build memories to treasure
May your wishes be granted as well
May this year bring you much pleasure
And leave you with great stories to tell
May you find happiness in your heart
May you find joy and never be sad
May your resolutions give you a new start
And this be the best year you’ve ever had

31. HAPPY NEW YEAR với BAN NHẠC ABBA


.

No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It’s the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now’s the time for us to say…

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don’t we might as well lay down and die
You and I

Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he’ll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he’s astray
Keeps on going anyway…

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don’t we might as well lay down and die
You and I

Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
It’s the end of a decade
In another ten years time
Who can say what we’ll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine…

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don’t we might as well lay down and die
You and I

32. Mùa Xuân Đầu Tiên

Sáng tác : Tuấn Khanh

Trình bày: Thái Châu

Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy
anh trở về thăm em
Bao lần ngồi thâu đêm
nghe mùa Xuân vừa đến
Em ơi hoa thắm rơi ngập đường
trời nắng xế vương vương
Lòng nhớ đến em luôn
khi chiều tàn chim gọi đàn

Em ơi đôi lúc nghe lòng buồn
trên sườn đồi thông xanh
Sương phủ đầy vai anh
canh tàn trăng mờ ánh
Long lanh sao rớt phương đầy trời
dòng cát trắng bao la
chờ sáng đến chim ca
cho đường dài cũng không xa

Người yêu ơi! biết chăng anh về
Người yêu ơi! nhớ chăng lời thề
Anh say sưa nhịp bước trên hè
Anh nâng niu nụ hoa vừa hé
Đôi môi xinh người em nhỏ bé mộng mơ

Mùa Xuân ơi! biết tôi yêu đời
Mùa Xuân ơi! nói sao nên lời
Em ơi em, dù nhớ vơi đầy
Bao lâu nay, đợi nhau là mấy
Em đâu ngờ bến bờ hạnh phúc là đây

Em ơi Xuân đến bên thềm rồi
nhắp rượu hồng vơi đi
hết rồi mùa chia ly
cho tình Xuân vừa ý
Xin yêu thương đến đôi bạn hiền
để xóa hết cô đơn
rồi quyến luyến nhau hơn
cho người em thôi giận hờn

Xuân nay ta chúc cho mẹ già
vui vườn cà thêm hoa
Vui ruộng đồng bao la
tóc bạc phơ đẹp quá
Xin yêu thương đến vơi hận thù
để tiếng hát hôm nay
người chiến sĩ mê say
bên đàn trẻ bé thơ ngây

33. Cánh Bướm Vườn Xuân

Trình bày: Nguyễn Hồng Nhung

34. Chúc Tết

Trình bày: Lam Trường


.

35. Khúc Nhạc Mừng Xuân

Trình bày : Năm Dòng Kẻ


.

36. Đón Xuân

Trình bày: Như Quỳnh

37. Câu Chuyện Đầu Năm

Trình bày: Yến Khoa

38. Mùa Xuân Đầu Tiên

Sáng tác: Văn Cao
Trình bày: Ánh Tuyết

39. Nếu Xuân Này vắng Anh

Trình bày: Cẩm Ly

40. LY RƯỢU MỪNG – XUÂN MIỀN NAM

Trình bày: Phương Hoài Tâm- Phương Hồng Quế- Phương Hồng Ngọc

Happy Valentine – Danh ngôn tình yêu của Vườn Chuối

Chào các bạn,

Nhân dịp Ngày Valetine, và là ngày mồng một Tết, chúc các bạn một năm mới đầy tình yêu và ân phúc.

Vườn Chuối chúng ta đã dịch hơn 600 câu danh ngôn, trong đó có nhiều câu về Tình Yêu. Nhân dịp này mình đã chọn một số câu tình yêu chúng ta đã dịch, và làm thành một slideshow để chia sẻ với Vườn Chuối và mọi người.

Show nhạc “Danh Ngôn Tình Yêu của Vườn Chuối” có hình ảnh là các cặp tình nhân thơ mộng, và nhạc nền là bản The Power of Love do La Fuerza Mayor của ban Il Divo hát bằng tiếng Ý.

Chúc cả nhà một năm mới tươi sáng như mai vàng, và đỏ thắm như hồng hoa! 🙂

Bình an & Sức khỏe,

Túy-Phượng
.

Xin các click vào ảnh dưới đây để xem video và download

Nguồn gốc Ngày Valentine

Chào các bạn,

Hôm nay là Ngày Tình Yêu, đồng thời là mồng một Tết Nguyên Đán. Wow, đây là cơ hội rất hiếm trong đời!

Chúc các bạn một năm mới tràn đầy tình yêu nồng nàn, hoa hồng đỏ thắm, và kẹo so-cô-la dịu ngọt. 🙂

Và ít bị gai hồng đâm chảy máu. 🙂

Và nếu có bị gai đâm thì cũng thấy vui vẻ yêu đời 🙂 vì như thế còn vạn lần hơn là không có gai đâm 🙂

Ngày Valentine (Valentine’s Day, còn gọi là Saint Valentine’s Day, Ngày Lễ Tình Yêu hay Ngày Lễ Tình Nhân) là ngày dành cho tình yêu đôi lứa.

Ngày này nguyên thủy là Ngày Lễ Thánh Valentine, được Giáo Hoàng Gelasius I ấn định vào năm 496, là ngày 14 tháng 2 hàng năm. Có vài truyền thuyết khác nhau về Thánh Valentine:

Thiệp Valentine 1887

* Valentine thành Rome là một linh mục ở Rome, tử vì đạo năm 269, và được chôn cất trên con lộ Via Flaminia (ở phía bắc Rome, nối liền Rome và Ariminum). Xương thánh của Valentine ngày nay ở Thánh đường Thánh Praxed ở Rome, và Thánh đường Carmelite trên đường Whitefriar Street ở Dublin, Ireland.

* Valentine thành Terni là giám mục của Interamna (Terni ngày nay), nhậm chức vào khoảng năm 197, và tử vì đạo trong thời giáo hội bị bách hại dưới tay Hoàng Đế Aurelian. Giám mục cũng được chôn trên con lộ Via Flaminia, nhưng tại một nơi khác nơi chôn cất Valentine thành Rome. Xương thánh của giám mục ngày nay ở Vương cung Thánh đường Thánh Valentine ở Terni (Basilica di San Valentino).

* Tự điển bách khoa công giáo còn nhắc đến một Valentine, tử vì đạo ở Phi Châu.

Thiệp Valentine 1910-1920

Trong các thay đổi về Lịch Các Ngày Lễ Các Thánh năm 1969, ngày lễ Thánh Valentine 14 tháng 2 được đưa ra khỏi lịch các ngày lễ chung của giáo hội, và chuyển vào mục các ngày lễ thánh địa phương, với lý do: “Dù ký ức về Thánh Valentine rất cổ, ngày lễ Thánh Valentine được chuyển vào lịch đặc biệt của địa phương vì chúng ta chẳng biết gì về Thánh Valentine, ngoại trừ việc ngài được chôn cất trên con lộ Via Flaminia ngày 14 tháng 2.”

Chẳng có một chi tiết lãng mạn yêu đương nào liên hệ đến 3 truyền thuyết tử vì đạo này cả.

Thời xưa, ở Rome có ngày lễ nữ thần Juno vào ngày 13-14 tháng 2. Juno là nữ thần bảo vệ tổ quốc của Rome. Juno là tên Hy Lạp, ở Rome Juno được gọi là Regina. Juno cùng chồng là Jupiter (thần cao nhất của các thần), và con là thần Minerva, bộ ba được tôn thờ ở Juno Capitolina ở Rome.

Rome còn có lễ Lupercania từ ngày 13 đến 15 tháng 2, ca ngợi sự sinh sản phong phú. Vào ngày này nam nữ tìm đến với nhau trong lễ hội qua tục bốc thăm.

Giáo Hoàng Gelasius I xóa bỏ Lupercalia, là lễ của ngoại đạo.

Một số người đặt giả thuyết là giáo hội thành lập ngày Valentine để thế vào ngày lễ Juno và Lupercalia của truyền thống ngoại đạo.

Truyền thống lãng mạn về ngày Thánh Valentine bắt đầu với bài thơ Parlement of Foules (1382) của thi sĩ Geoffrey Chaucer của Anh:

Geoffrey Chaucer, họa sĩ Thomas Occleve (1412)

For this was on seynt Volantynys day
Whan euery bryd comyth there to chese his make.

[“For this was sent on Valentine’s Day, when every bird cometh there to choose his mate.”]

Vì đây đã được gửi ngày Valentine, khi mọi chim chóc đến đó tìm bạn tình.

Các độc giả của Chaucer nghĩ là Chaucer nói vể ngày Thánh Valentine 14 tháng 2. Nhưng đây là sự hiểu lầm lớn trong văn học. Bài thơ của Chaucer nói về hôn nhân giữa Vua Richard II của Anh quốc và Công Nương Anne của Bohemia. Hiệp ước giữa hai nước nói về hôn nhân này được ký vào ngày 2 tháng 5 năm 1381. (8 tháng sau đó họ làm đám cưới, lúc cả hai chỉ mới 15 tuổi).

Và trong lịch lễ thánh, ngày 2 tháng 5 là ngày lễ Thánh Valentine thành Genoa. Thánh này là giám mục của thành Genoa, chết vào khoảng năm 307, và chẳng liên hệ gì đến Thánh Valentine của ngày 14 tháng 2.

Tuy vậy, vì ảnh hưởng lớn của Geoffrey Chaucer trên văn học tiếng Anh, các văn thi sĩ khắp nơi sau đó bắt đầu ca tụng, một cách lầm lẫn, ngày Thánh Valentine 14 tháng 2 là ngày của tình yêu lãng mạn. Và đương nhiên chuyện đời là, khi mọi người đều làm điều gì thì điều đó được chấp nhận là đúng. 🙂

Thiệp Valentine, Victorian

* Ngày nay, chẳng biết từ đâu đến, chúng ta lại có thêm một truyền thuyết mới về Thánh Valentine. Theo thuyết này, Valentine là một linh mục không vâng lệnh của Hoàng Đế Claudius II cấm thanh niên lấy vợ và cấm linh mục cử hành hôn lễ cho thanh niên, vì Hoàng Đế muốn nhiều thanh niên độc thân đi lính. Tuy vậy, linh mục Valentine chống lại lệnh Hoàng Đế và cứ tiếp tục cử hành hôn lễ lén lút cho các cặp tình nhân.

Hoàng Đế biết được và xử tử Valentine. Trước giờ hành quyết Valentine còn gửi được một tấm “thiệp Valentine” đầu tiên trong lịch sử đến–hoặc là người yêu của linh mục (thời đó linh mục có thể có vợ), hoặc là con gái của người quản ngục mà Valentine đã gặp và chữa bệnh–và ký tên “From your Valentine” (“Từ Valentine của em”).

Truyền thống “thiệp Valentine” bắt đầu từ đó.

Các công ty buôn bán ngày nay rất thích dùng truyền thuyết mới, có tính tiếp thị cao này.

Vào ngày Valentine, các đôi tình nhân tặng nhau thiệp Valentine với các lời lẽ dấu ái lãng mạn, tặng hoa hồng, kẹo Chocolate, mời nhau đi khiêu vũ, ăn tối dưới ánh đèn cầy, xem phim…

TĐH

Phong tục về Ngày Lễ Valentine


.

Tình yêu làm trái đất quay ( Love makes the world go round).
Yêu thương- cảm xúc tuyệt vời nhất trong mọi xúc cảm của con người.
Chính nữ sĩ George Sand đã thốt lên : Chỉ có một hạnh phúc trong đời- yêu và được yêu

Chúng ta có Ngày Của Cha, Ngày Của Mẹ, Ngày Phụ Nữ…
Vì thế không thể thiếu một ngày cho những người yêu nhau.
.


.

Ngày Valentine còn gọi là ngày Lễ Tình Nhân, riêng cho những người yêu nhau. Các cặp nam nữ thường trao nhau những món quà xinh xắn, những cành hồng tươi thắm, và những cách thể hiện tình yêu vào ngày 14/ 2. Tại sao lại là ngày 14/ 2?

Một truyền thuyết lãng mạn, dù chẳng có chứng cớ gì cả, là Ngày Thánh Valentine bi tử hình thời đế chế La Mã.

Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius đệ nhị, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người dân ủng hộ. Bạo chúa Claudius gặp nhiều khó khăn trong việc động viên các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã. Thánh Valentine tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius đệ nhị.

Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và bí mật làm phép cưới cho những đôi người yêu thànhvợ chồng. Vì hành động nhân ái này mà Thánh đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn đã xử Thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270 TCN. Vào thời gian này đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân thành La Mã, thực ra đó là một lễ hội rất cổ xưa được tổ chức vào tháng 2, lễ hội Lupercalia, lễ hội để nhớ đến một vị thần của người La Mã.

Dần dà lễ Lupercalia cũng được đổi tên thành lễ Valentine và được các vị giáo sĩ chọn tổ chức vào ngày 14/2. Lễ Tình nhân đã bắt nguồn từ đây.

Lễ Valentine ban đầu chỉ phổ biến ở châu Âu nhưng sau đó, nó ngày càng lan rộng đến hầu khắp các nước, từ Châu Á đến châu Mỹ và cả châu Phi xa xôi nữa.

Những món quà được ưa chuộng ở châu Âu vào ngày lễ này thường là hoa và chocolate Ở Châu Âu, trong dịp này, người Pháp thường tặng nhau hoa và những thỏi sô cô la đơn giản với hương vị thuần khiết, ít đường, không cần phụ gia trong khi người Ý lại thích các sản phẩm cầu kỳ, còn người Anh lại gửi cho nhau những tấm thiệp mừng. Điều đặc biệt là trong ngày này, mọi tấm thiếp có hàng chữ Valentine Greeting đều không phải dán tem nếu gửi trong nội bộ nước Anh.

Ở châu Á thì sao?

Người Thái thích tặng nhau sô cô la trắng, còn người Nhật lại thích sô cô la sữa. Người Singapore và Hồng Kông ưa chuộng sô cô la sậm màu.

Năm nay ngày Valentine 14/ 2// 2010 lại rơi trúng ngày mồng một Tết Canh Dần. Như thế ngày lễ này có ý nghĩa đặc biệt: lễ kép vừa thiêng liêng với truyền thống dân tộc, vừa đặc biệt của những người yêu nhau.

Ở Việt Nam, ngoài hoa hồng là tặng vật không thể thiếu, còn những quà tặng nào khác được ưa thích chắc các bạn trẻ rành hơn người dịch và tổng hợp bài này. Xin các bạn bổ sung vào đây nhé.


Nhân ngày lễ Valentine này, Đọt Chuối Non xin chúc những người yêu nhau một ngày đặc biệt tràn đầy tình yêu và hạnh phúc với tình yêu chân thành, và tươi thắm, thuỷ chung bởi luôn cùng nhìn về một hướng
. ( for now, this new year, and forever)

Mời các bạn xem file Power Point Tình Yêu Valentine do một bạn trẻ, Nguyễn, là học trò cũ của mình sưu tầm và gửi đến hộp thư của mình cách đây 2 tuần với đề nghị mình giới thiệu trên ĐCN. Cũng trùng hợp là mới đây anh Hồng Phúc cũng đã giới thiệu file PP về Valentine này cho mình. Cám ơn em Nguyễn và anh Hồng Phúc thật nhiều.

Xin click vào hình đôi thiên nga bên dưới để đọc những lời hay về Tình Yêu vừa nghe bản nhạc không lời Love Story. Xin được cám ơn tác giả Ngọc Nga về file PP này 🙂 🙂
.

Ban mai

Nắng
Hồng lên đôi má

Gió
Bồng tung mái tóc

Trong vắt
Bình minh

Hoa cỏ long lanh sương
Đồng nội nhẹ nhàng thơm
Đất trời ngời ngợi sáng
Đẹp lạ lùng
Quê hương !

Nhắm mắt
Nghe ngọt ngào tinh khiết
Tắm mát tim yêu
Tha thiết

Dang tay
Không gian rộng vô cùng
Tan hòa hơi thở
Tình người
Mênh mông

Hoàng Thiên Nga

Màu Xuân

Như cành mai vàng rã cánh giêng hai
Người lặng thầm tha hương cầu thực
Bỏ một miền quê rưng rức
Chỉ còn mênh mông đồng xanh.

Rồi cũng như mai tích giọt nhựa lành
Mùa chạp về nở bung năm cánh tết
Múc gàu nước giếng làng uống trôi bao nhọc mệt
Múc gàu nước giếng làng rửa mặt đợi xuân sang.

Ngày tết quê tôi cũng lộng lẫy cúc vàng
Cũng lịch sự hồng, cũng thanh xuân thược dược.
Môi thiếu nữ lại nồng, tình lại mềm như nước
Xuân mà, cứ mở lòng vui.

Mẹ già gội đầu bằng nước lá chanh
Vòng tay nào ôm con còn thơm mùi tết
Ba tiếp bạn bằng củ hành củ kiệu
Chén rượu năm nao chừ vọng lại tiếng cười.

Thôi một năm cùng nước mắt mồ hôi
Người quê chừ thả lòng xuân mới
Ta đi giữa quê lòng như có đợi
Có chờ ai về nhắc chuyện xuân xưa!

Cuối năm Kỷ Sửu

Nguyễn Tấn Ái

Gửi người đón Tết xa quê

Tết nguyên đán nơi trời xa lạc lõng
Bè bạn tha hương quây quần
Toàn người dưng bỗng thành gia đình
Nấu nồi bánh cho vơi nỗi nhớ
(Cũng có gạo nếp, hành, thịt, đỗ)
Chiếc bánh chưng nấu nồi áp xuất
Sao không mang hương vị tết ?
Thiếu mầu lá dong gói niềm thương nhớ
Thiếu ngọn lửa hồng mẹ nhóm ấp iu
Chờ bánh chín bà kể câu chuyện cổ
Chuyện kể rồi mãi không bao giờ cũ
Xuân xa quê
Không có mưa xuân
Nẩy lộc trên cây nêu đầu ngõ
Không nắng dịu dàng
Trên má hồng thiếu nữ
Không lửa nồng nàn
Trong mắt người thương
Ăn miếng bánh chưng
Mà lòng rưng rưng
Hồn quê day dứt trong máu thịt
Nâng ly rượu tây
Thêm cồn cào da diết
Nhớ góc vườn
Ấp ủ nhúm nhau

Trần Vân Hạc

Bài Văn Tả Cây Mai Nhân Dịp Xuân Về

Mấy tuần trước, khi tôi đang lặt lá Mai, bé Út (Hồng Ân, 3 tuổi) hỏi “tại sao?”. Tôi trả lời lặt lá đi cho Mai ra hoa. Bé cũng muốn lặt lá và sau vài lần thử tay nghề bằng cách bứt lá, tôi phải nói ngay rằng con làm vậy cây Mai đau. Bé hiểu ra và thì thầm xin lỗi cây Mai, còn dỗ dành ráng chút cho có hoa, rồi cẩn thận lặt ngay cuống từng chiếc lá. Tôi chợt nhớ bài văn tả cây Mai dịp Xuân về do chị Hồng Phúc của bé viết năm lớp 6:

“… Cả nhà vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây …”.

Tết này, mẹ gửi bài văn tả cây Mai của chị Hồng Phúc lên ĐCN và sẽ đọc cho Hồng Ân nghe nhé (vì con còn chưa biết chữ mà)

Mùa xuân đã về. Chẳng thua gì miền Bắc với hoa Đào sặc sỡ, miền Nam cũng tưng bừng đón Tết với hoa Mai rực vàng. Mai từ lâu đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết, Mai – loài hoa đặc trưng của miền Nam- mang một bổn phận thiêng liêng là đem hết vẻ đẹp của mình làm đẹp cho miền Nam, cho đất nước trong những ngày xuân về.

Nhà em có một cây Mai. Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.

Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.

Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về.
Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá.
Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết

Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu

Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai.
Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa

Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.
Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.

Hồng Phúc viết năm lớp 6 ( 2 năm trước )

Hoa mai sáu cánh

Trước đây hầu như nhà nào ở Huế cũng trồng mai trước sân- một hoặc nhiều cây tùy theo sở thích chủ nhân và diện tích đất. Nhà tôi cũng có hai cây. Và hai cây mai nầy đã chứng kiến bao buồn vui của gia đình tôi suốt mấy chục năm nay.

Hai cây mai được Ba tôi trồng trước khi có tôi hay ai trồng trước đó nữa thì tôi không rõ và cũng chưa lần hỏi, chỉ biết khi quan sát được đã thấy trước sân nhà, một bên phải và một bên trái. Cây bên trái có vẻ bị lấn át bởi cây bên trái về chiều cao, số nhánh và hoa nhưng cả hai đều có dáng đẹp với cành vươn cao, cành nghiêng nghiêng , cả cành ngang bướng bỉnh và cho hoa đẹp. Hoa năm cánh vàng rực với nhụy vàng lộng lẫy kết vòng tròn tròn như vương miện, tỏa hương dìu dịu trong nắng sớm ngày xuân. Ba tôi rất quí hai cây mai. Không kể mùa, ngày nào ông cũng để mắt tới. Khi thì vừa thức dậy; khi thì đi làm về; khi thì đang bế em tôi, ông đều nhìn hai cây mai với vẻ trìu mến.

Hai cây mai hình như cũng hiểu được tình cảm ông nên xanh tốt suốt mùa hè dể rồi đến hết mùa thu thì dần rụng lá và phô vẻ phong sương trụi trần cho đến quá giữa tháng chạp thì nhu nhú nụ xanh, cần mẫn đợi chờ và nở đúng vào dịp tết. Cũng đôi khi do thời tiết thế nào đó lá không rụng đúng chu kỳ, ông lại tự tay trảy bỏ. Chị em tôi thắc mắc thì được giải thích là làm vậy để cây ra hoa đúng tết. Tôi cũng phụ ông trảy những cành thấp với niềm hân hoan tỏ lộ. Ông hướng dẫn tỉ mỉ từ cách cầm cành đến cách trảy lá . Tay trái cầm từng nhánh nhỏ, tay phải cầm lá đưa ngược về sau để không làm trầy lớp vỏ ở mắc lá. Ông bảo đó là nơi chồi sẽ nứt ra với hoa và lá. Chồi hoa tròn, mọc hai bên. Chồi lá nhọn, mọc đầu nhánh. Ông dạy chúng tôi cách phân biệt như vậy Tôi và em trai lớn phụ giúp ông trong khi các em khác của tôi thi nhau nhặt lá làm tiền chơi mua bán. Mặt đứa nào đứa nấy hí hửng vì tiền có nhiều mà không phải hái ( Để chơi trò mua bán trẻ con như chúng tôi thường hái lá giả làm tiền). Tôi thường được ba khen vì không làm gãy nhánh trong khi thằng em thỉnh thoảng bị nhắc ( chả là cậu ta chưa cao bằng tôi nhưng lại ưa với cành cao nên mới vậy).

Trong tiết lạnh của mùa đông Huế nhìn cây mai trơ trụi thấy thương lắm. Những ngày mưa dầm trông càng thương hơn với vẻ cam chịu nhưng không ẻo lả khuất phục như các loại cây khác. Em tôi thường hỏi “ Cây lạnh không Ba” thì được nghe trả lời là “ Cây mai giỏi lắm, lạnh nhưng không kêu ca, còn lo tích nhựa để cho hoa đúng tết” khiến chị em tôi vừa phục Ba vừa phục cây mai. Tôi và em trai cũng bắc chước ông, ngày ngày săm soi ngó nghiêng và vui vẻ thông báo về tiến triển đâm chồi nẩy lộc cho Ba thường xuyên cứ như là ông không biết vậy .

Hai cây mai này có vẻ rất muốn làm vui lòng ba tôi nên lúc nào cũng nén lại chờ đúng sáng mồng một Tết mới xòe cánh, không phải đồng loạt mà rón rén trên từng chùm từng chùm nhỏ trong khi mai hàng xóm đã bung đầy từ nhiều ngày trước.Sỡ dĩ nói vậy vì ba tôi thích trò bói hoa mai với các con. Thành lệ từ bao giờ, sáng sớm mồng một là ông kêu chị em tôi ra sân bảo “ đố đứa mô tìm được hoa sáu cánh ba sẽ lì xì nhiều hơn” vì ông cho rằng mai sáu cánh báo hiệu sự may mắn cho cả nhà trong năm mới.Cả mấy đứa thi nhau ùa ra, thi nhau săm soi mong mình là người thấy. Mấy đứa em sau còn thấp bé nên ra sức nhón chân nhón gót tranh giành chỉ trỏ, chỉ tôi thường hay thấy trước vì có lợi thế chiều cao. Qua mồng hai hoa nở nhiều, hoa sáu cánh vì thế cũng dễ có nhưng ba tôi bảo chỉ linh nghiệm trong ngày mồng một. Mấy đứa em tôi không chịu, theo bắt đền ba cho bằng được. Trò bói hoa thật vui, đem lại bao nhiêu tiếng cười trong căn nhà đơn sơ.

Có một năm chúng tôi không bói mai được.

Từ giao thừa tiếng súng rộ khắp nơi. Sáng mồng một mẹ tôi líu ríu hớt hải đắt chúng tôi đến một nhà khác trong xóm kiên cố hơn để tránh đạn, không ai kịp thấy có hoa nào sáu cánh không. Chuyến đi đó không ngờ thành dài ngày với nhiều địa điểm khác nhau đến khi trở về mai đã rụng đầy sân , vàng xuộm một màu trên đất dưới mưa phùn ảm đạm. Chúng tôi mất ba từ những ngày đó, ngẩn ngơ mồ côi.

Mẹ tôi một mình chống chèo nuôi chúng tôi. Hai cây mai vẫn nở tàn nở tàn trước sân. Nhớ ba mấy chị em tôi lại ngắt lá, chờ hoa, tìm hoa sáu cánh với niềm hy vọng ba sẽ về đem theo tiếng cười và ánh nhìn ấm áp. Nhiều năm mai đơm nụ nhiều vô kể. Bao nhiêu người đi dạo tìm mua mai đã trả giá cao mong mẹ tôi bán nhưng bà đều từ chối. Bà giữ mai như giữ vật lưu niệm của ba tôi để tưởng nhớ ông.

Theo thời gian hai cây mai cao dần, muốn hái lá phải bắt thang nên chúng tôi chỉ trông chờ
vào trời đất và sân nhà lại vàng tươi khi tết đến xuân về.Rồi chị em lần lượt có vợ có chồng, lận đận mưu sinh, bận bịu con cái. Trò bói mai trở thành kỷ niệm.

Năm 1993, gia đình nhỏ của tôi chuyển đến Buôn Ma Thuột sinh sống. Tết đến dạo chợ hoa hoặc đến thăm nhà ai toàn thấy mai không phải năm mà là sáu, tám, hoặc mười hai cánh, chi chit chen nhau . Cây trồng trong sân thì tỏa nhánh tròn đều, vươn cả lên,dáng na ná đào, ít có cành ngang như mai nhà tôi xưa nên không có ý trồng dù công nhận rằng chúng đẹp.

Vài năm sau có người đem từ Huế vào tặng tôi một cây mai nhỏ. Hóa ra người nầy cũng như tôi, chỉ thích mai năm cánh nên đã nâng niu suốt hai ngày trời trên xe khách ( trước đây xe cộ không như bây giờ) để có mai Huế trên đất bazan.

Chính tay tôi trồng cây mai này ở mé sân trái, hồi hộp theo dõi mấy năm để rồi mừng vui khôn xiết khi lứa đầu tiên rụt rè khoe những hoa năm cánh tươi vàng.

Từ đó mẹ con tôi có thêm niềm vui chờ mai nở. Cũng thường đúng vào sáng mùng một tết hoa mới bung cánh dịu dàng. Nhớ ngày xưa lại săm soi tìm hoa sáu cánh như một hy vọng về sự may mắn có từ bé thơ bởi ba tôi. Kể lại với các con để cười để nhớ để rưng rưng…

Đất Ban Mê rất tốt, mưa nắng khác Huế nên mai thường ít rung lá đúng thời điểm. Các con tôi, đăc biệt là cô con gái lại cùng mẹ trảy lá. Có khi mẹ bân lại lụi hụi bắt ghế trảy một mình. Không có ai giành lá làm tiền như ngày tôi thơ bé bởi trẻ con không còn chơi trò mua bán như thế hệ chúng tôi thưở nào. Năm nay, thằng út lo việc thay mẹ và chị. Khi nụ hoa đầu tiên he hé chút vàng, cu cậu í ới gọi mẹ chỉ trỏ , hí hửng khoe thành tích. Đáng tiếc là hoa nở không đợi tết do năm nhuận – từ 20 tháng chạp – trước cả ngày ông Táo về trời. Sáng sáng tôi tranh thủ nghiêng ngó trước khi đến lớp, thong thả tí chút thì tìm góc đẹp đợi nắng đẹp chụp hình, loay hoay cành thấp cành cao ngắm ngắm tìm tìm bấm bấm. Vậy mà cũng đành chịu lọt mất vài thế hoa đẹp vì giờ giấc không cho phép.

Tết là mùa khô ở cao nguyên. Hiếm khi mưa, mưa phùn càng không có. Mai vườn nở trong ngọn nắng chói chang trông thật lạc lõng. Lại nhớ ngày xưa ở Huế, dưới màn xám nhạt mưa phùn màu vàng của mai thành ngọn lửa ấm áp, cháy trong tĩnh lặng.

Tiếc cái đẹp bị chìm lấp. Dù là chìm lấp dưới nắng trời.

Tôn Nữ Ngọc Hoa
Xuân con cọp.

Vệt vằn của cọp

VT VN CA CP

Trần thị LaiHồng

dịch The Tiger’s Stripes của Võ Đình*

Ngày xửa ngày xưa, bộ lông là niềm hãnh diện của cọp.  Trong bóng cây rừng, dưới ánh trăng, toàn thân cọp là một khối vàng uy nghi uyển chuyển uốn lượn.

Nhưng ngày nay, cọp khoác những vệt đen vằn vện làm hỏng cả bộ mã óng mượt toàn hảo ngày nào.  Với cọp, những vệt vằn vện đẹp đẽ đó ngó chẳng ra chi mà là dấu vết một trận đòn chí mạng.  Tuy nhiên, rồi cọp cũng quen sống với những vệt vằn vện này.  Và mỉa mai thay, những vệt vằn vện đó lại giúp cọp thêm dễ dàng trốn lẩn.  Ẩn mình trong đám cỏ tranh hay náu thân sau lùm cây chằng chịt, cọp lẫn vào cây cỏ, chẳng thể nào thấy được.

Tuy nhiên, khoan vội nghĩ là hồi còn nguyên bộ lông thẫm vàng óng mà cọp lại ít đáng khiếp sợ hơn. Cọp nổi danh nhanh nhẹn, uy vũ, tàn bạo, và tham lam.  Ai cũng biết sư tử no mồi chẳng buồn giết nữa.  Nhưng cọp thì khi nào cũng sẵn sàng tấn công.

*

Chính con thú đó đe dọa cư dân một làng vùng núi nọ.  Lâu nay dân làng sống yên ổn trong công việc hàng ngày, cho đến lúc nỗi hãi hùng bùng nổ như núi lửa.  Chưa đầy một tuần, cọp về làng ba lần.  Một con nghé, một con nghé nữa, rồi một con heo bự lần lượt biến.  Dân làng sợ hãi, hoang mang.  Con mãnh thú – dấu chân rất lớn rành rành để lại – hẳn là một con thú vô cùng xảo trá quỷ quyệt, nhanh nhẹn, và dũng mãnh.  Tấn công lặng lẽ không gây tiếng động, vì lũ chó mọi khi vẫn canh gác cẩn mật thế, lại im hơi lặng tiếng khác thường.  Những vòng rào tre bao quanh mấy căn nhà chẳng hề xiêu vẹo chút nào.

Một người dân làng lo mất gia súc, giận dữ đích thân canh thức cùng hai chàng trai khác đợi suốt đêm rình tên cọp sát thủ. Đối đầu ba tráng đinh giáo mác sắc nhọn, cọp rút chạy về rừng sau khi lẹ làng tàn bạo vồ một người.  Nạn nhân vỡ sọ chết tức tưởi tại trận.

Từ đó, Vua Cọp –  Chúa Sơn Lâm, Ông Hổ, Ông Ba Mươi, Ông Khái với vóc dạng gồ ghề – được cả làng nhắc nhở trong hãi hùng, khiếp sợ và căm hận.  Và cọp tung hoành hùng cứ toàn vùng thung lũng.

Lâu nay Vua Cọp để mắt đến một con trâu mộng đen mập hàng ngày cày ruộng dưới sự điều khiển của một bác nông dân.  Từ sau đám cỏ và bụi rậm trên đồi cao, Vua Cọp quan sát.  Cọp chưa muốn vội tấn công.  Cọp nghĩ:  “ Nếu con trâu mộng to mập dường ấy có bộ sừng nhọn hoắc dường ấy coi bộ mạnh vậy để tui phải đắn đo suy đi tính lại trước khi vồ nó, thì tên lực điền dũng mãnh kia hẳn phải nguy hiểm lắm mới làm chủ sai bảo được con trâu chứ !”

Ngày lại ngày, Vua Cọp càng nôn nóng.  Nhưng thay vì xuống núi tuôn vào cánh đồng liều một trân đẫm máu, cọp quỷ quyệt đủ khôn để vẫn ẩn mình chờ cơ hội.

Một buổi sáng, bác nông dân ra đồng như thường lệ, nhưng coi bộ bỏ quên vật gì ở nhà, để con trâu ở lại một mình trên ruộng.  Từ xa, cọp chăm chú theo dõi.  Một ý tưởng nẩy lóe trong đầu.  “Ta sẽ xuống lân la thân thiện với con trâu, và sẽ bất thần chộp khi nó chẳng ngờ.  Rồi ta sẽ dấu trâu trong bụi rậm.”  Vừa nhẹ nhàng bước, cọp vừa nghĩ tiếp: “Và khi tên lực điền trở lại, ta sẽ “xử lý” hắn khi không còn con trâu để trông cậy !”

Uyển chuyển nhanh nhẹn, Vua Cọp đến gần trâu, cố làm ra vẻ tử tế dịu ngọt: “Bậu trâu ơi !  Nghe nè !  Tui đến với bậu không có ý làm hại bậu đâu.  Tui chỉ muốn hỏi bậu mấy điều lâu nay cứ bận tâm hoài …”

Dầu khiếp đảm, con trâu hiền lành giữ bình tâm.  “Ồ, ông bạn đó à !  Ông bạn Chúa Sơn lâm !  Thiệt tử tế hết sức !  Có chuyện chi tui làm được nào ?”

“Ơ bậu ơi !”  Cọp nói, trong khi tiến thủ trong vị thế sẵn sàng thình lình nhảy vồ trâu, “Lâu nay tui ngưỡng mộ bậu lắm.  Khỏe quá !  Siêng quá !”  Cọp ngước mắt lên trời.  “Thiệt tui không thể tưởng nổi làm sao bậu kéo cái cày nặng nề này được.  Rồi cách bậu làm việc nữa !  Từ sáng sớm tửng bưng đến tối mịt chỉ nghỉ chút xíu vào trưa !  Tui nghĩ bậu thiệt tuyệt, tuyệt, bái phục bậu …”

Dầu khiếp hãi, trâu cũng khoái lắm.  Đấy, chính Vua Cọp đứng trong bùn ruộng đích thân ca ngợi trâu, con vật kéo cày hèn mọn !  Nhưng trâu không quên cảnh giác.  Hễ cọp nhích chân là trâu cũng nhích chân.  Vua Cọp luôn luôn đối đầu với cặp sừng lớn cong vút, nhọn lễu, chĩa thẳng vào mặt.

Cọp lập lại: “Tui nghĩ bậu thiệt dễ nể.  Có điều chẳng phải vì chủ của bậu, bác nông dân …”

Trâu lùi lại : “Chủ tui làm sao, hở ông bạn Vua Cọp?”

“Ờ … họ khoan họ rị, bậu ơi !  Tui nghĩ là bậu để ông ấy khai thác bậu cạn tàu ráo máng.  Tui chẳng biết ông ta sẽ làm thế nào mà kéo cái cày nặng nề này nếu không có bậu giúp.  Nhưng ông ta xử tệ với bậu, quá tệ.  Hò tắt hò rì túi bụi !  Cứ ra lệnh riết !  Rồi cái roi tre trong tay ông ta nữa … Ông ta quất cố mạng vào mông bậu từng ba bước một !  Tàn nhẫn !  Hung bạo quá là ông chủ của bậu.  Nếu tui là bậu thì …”

Nhưng cọp bị trâu ngắt lời.  Trâu chẳng muốn nghe ai nói xấu ông chủ mình.  Trâu ôn tồn:  “Ông bạn lầm rồi.  Ông ấy là một người tốt.  Ông phải ra lệnh để tui biết mà đi chứ.  Còn cái roi ông ấy dùng chẳng phải để đánh tui đau !  Da tui dày cộp nên cái roi ấy nhằm nhò chi !  Ngoài ra, ông ấy chăm sóc tui tử tế, cho tui rơm ăn và chuồng ở.  Cố nhiên ông ấy là chủ tui vì ông có trí khôn.”

“Trí khôn ?”  Vua Cọp nhảy nhổm lên, xích lại gần.  “Trí khôn là cái chi chi vậy cà?   Tui chưa hề nghe.  Trí khôn ngó ra làm sao?”

Trâu ngúc ngoắc đầu, chĩa sừng ngay mặt cọp.  “Tui không biết.  Tui cũng chưa hề tận mắt thấy cái trí khôn ra làm sao cả.  Nhưng tui biết ông ấy có trí khôn vì ai cũng nói thế.  Họ nói vì vậy mà ông ấy rất có uy thế và minh mẫn.  Nhân tiện lát nữa ông ấy trở lại đây, ông bạn có thể hỏi ông ấy về cái trí khôn.”

Tính tò mò của cọp nổi dậy.  Lần này cọp không cẩn thận như mọi khi. Cọp quyết định đợi bác nông dân trở lại.

Vừa ló dạng từ khúc quanh đường làng, bác nông dân chạm mặt cọp.  Nhưng từng được chỉ bảo cách ứng phó với tình hình như vậy, bác biết là không nên bỏ chạy.

Trâu cất tiếng gọi:  “Ông chủ ơi !  Bạn tui đây là Ông Vua Cọp nè.  Anh ta đòi coi cái trí khôn của ông !  Xin ông vui lòng cho anh ta coi cái trí khôn của ông đi !”

Cọp phụ họa theo: “Bác cho tui coi với nào !  Tui muốn coi cái trí khôn của bác, xin coi một lần thôi !  Có phải cái trí khôn giúp bác thông minh và có uy quyền không ?  Sao tui chẳng có cái trí khôn đó ???”

Hoàn hồn sau cơn khiếp hoảng, bác nông dân giang hai tay lên: “Được !  Được !  Chào ông cọp !  Sao ông không tới sớm một tí trước khi tui chạy về nhà lấy mo cơm trưa ?  Để tui biết mà đem cái trí khôn trở lại cho ông coi.  Nó bự lắm nặng lắm không phải lúc nào cũng kè kè vác theo bên mình.  Tui luôn luôn để trí khôn ở nhà.”

Cọp tiu nghỉu.  Nhưng nỗi thất vọng của cọp không làm hắn quên mục đích xuống núi là làm thịt cả con trâu mộng mập ú và bác nông dân kia.  Bây giờ cọp đứng gần chẳng thấy trâu mập người mạnh và nguy hiểm như nhìn từ xa.  “Ta có thể vồ chúng ngay bây giờ, ngay trên thửa ruộng này!”  Vừa nghĩ vậy, cọp vừa quật đuôi, sửa thế vồ mồi.

Bác nông dân nhanh nhẹn:  “Ồ!  Được rồi !  Được rồi !  Đừng ra bộ khổ sở vậy ông ơi !  Ông đã mất công từ rừng ra đây, tui không để ông về tay không chẳng thấy được cái trí khôn.  Tui sẽ trở lại ngay tức thì !”  Bác dợm chân, nhưng chưa được mươi bước, vội quay lại:  “Chiều ý Ngài Chúa Sơn Lâm, tui sẽ về nhà lấy cái trí khôn.  Nhưng tui không muốn để Ngài một mình với con trâu của tui.  Ai phụ tui cày ruộng nếu Ngài ăn thịt con trâu của tui?”

Cọp gầm gừ phản đối chẳng có ý làm thịt trâu, nhưng bác nông dân quyết không rời bước.  Bỗng bác hả hê vỗ đùi đen dét:  “Được rồi!  Nếu Ngài quyết tâm thấy cái trí khôn của tui cho kỳ được, thì Ngài hãy chịu khó để tui buộc Ngài vào gốc cây kia nhé?  Có vậy tui mới chẳng lo chi về con trâu của tui.”

Vua Cọp đảo mắt nhìn bác nông dân rồi nhìn con trâu, rồi lại nhìn bác nông dân rồi lại nhìn con trâu.  Coi chúng thiệt yếu hèn đối với cọp.  Bây giờ có ông chủ, trâu trở lại hiền lành thuần thục.  Trâu đứng đó, đầu hơi cúi xuống, mắt trầm tư đượm buồn.  Cọp nghĩ: “Và cái anh chàng nông dân kia !  Cái anh chàng yếu đuối kia !  Ta phải thấy cái trí khôn của hắn mới được.  Ta sẽ cướp cái trí khôn của hắn, rồi ăn tươi nuốt sống cả hai.”  Quyết tâm xong, Vua Cọp bằng lòng nghe lời bác nông dân.

Bác nông dân bắt cọp đứng thẳng trên hai chân sau, úp bụng ôm sát thân cây gần đó, lấy giây thừng lớn trói vòng con vật vào thân cây.  Vừa buộc chặt nút thắt cuối, bác tháo ngay cái cày khỏi lưng trâu, lấy hết sức lực thẳng cánh nện lên mình cọp.  Cọp đau đớn giận dữ gầm thét vang làng chuyển xóm.

Cuối cùng, cọp vùng vẫy thoát được một chân sau, chống lên thân cây, gồng mình ráng sức bứt đứt giây trói.  Nhưng thay vì quay lại vồ mồi, cọp cúp đuôi dông tuốt một mạch về rừng.

Kể từ đó cọp không còn như trước.  Vì cố ráng vùng thoát, cọp đã làm những vòng giây trói siết chặt phát nhiệt nóng đốt xém bộ lông vàng thành những vệt vằn vện quanh mình.

Bây giờ cọp mới hiểu cái trí khôn của con người là gì, nên thêm quỷ quyệt và là kẻ thủ không đội trời chung với loài người, trở thành con vật chuyên giết người ăn thịt.

Chẳng bao giờ cọp rời hang núi lúc ban ngày để mầy mò quấy nhiễu đám gia súc và chủ của chúng.  Bộ lông trên mình với những vết vằn vện luôn nhắc cọp nhớ đến mưu trí của loài người.

Xin bổ túc thêm phần cuối chuyện liên hệ đến con trâu, không có trong nguyên bản tiếng Anh.

Thấy chủ xử sự dùng trí khôn dạy một bài học để đời cho Vua Cọp, trâu khoái quá hả họng cười lăn cười bò, ngã bổ chửng vào gốc cây, va bập mõm vào tảng đá, gãy trọn cả hàm răng trên.  Và từ đó, trâu không có hàm răng trên nữa.  Cũng từ đó, ta có câu tục ngữ “chởm hởm như trâu mất hàm côi”**, ý chế nhạo chẳng có gì mất cả, vì vốn đã không có rồi.

*  Nguyên bản tiếng AnhThe Tiger’s Stripes của Võ Đình, trong tập chuyện kể dân gian Việt Nam có minh họa The Toad is The Emperor’s Uncle/Con Cóc là Cậu Ông Trời, nhà xuất bản Doubleday & Company, Inc, Garden City, New York, 1970

**  Côi có nghĩa là trên, tiếng Việt xưa, còn dùng tại vùng Thanh- Nghệ- Tĩnh và Quảng Bình/Quảng Trị/Thừa Thiên

A long time ago, the tiger’s coat was a source of great pride to him.  In the shadows of the forest, under the moonlight, the great feline’s body was an undulating and powerful mass of glittering gold.

But today, he loathes the irregular black stripes which mar his once perfect fur.  To him, these beautiful stripes look like nothing but the marks of a cruel slashing whip.  Nevertheless, he has learned to live with them.  And ironically, these very marks have made him even more elusive.  Lurking in the elephant grass or crouching behind a thicket, the tiger, blending into his surroundings, is all but invisible.

Let no one think for a moment, however, that when the tiger’s coat was of a uniform golden brown he was any less fearsome.  His reputation for swiftness and power, cruelty and greed was already established.  It is well known that a lion which has just eaten never kill.  The tiger, though, has always been ready for attack.

*

It was such an animal which had been terrorizing the population of a whole mountain village.  The people had been living peacefully in their day-to-day routine when suddenly fear erupted like a volcano.  In less than a week the tiger had visited their hamlet three times.  A calf, another calf, then a prize pig disappeared.  The villagers were afraid and puzzled. The large beast – his footprints were enormous – was a particularly cunning, swift, and strong one.  The raids had taken place noiselessly, because the dogs, usually vigilant, had kept quiet.  The bamboo fences surrounding the houses had remained undisturbed.

Afraid of losing any of his cattle, one man angrily mounted guard himself and, with two other men, waited all night for the killer.  Confronted by three men armed with spears and swords, the tiger beat a quick retreat, but not before he had swiftly and savagely struck one of the men.  The victim died of a fractured skull.  By now, the Tiger King, so name for his huge size, had become the most feared and hated creature in the whole valley. There, he reigned supreme.

For quite some time, the Tiger King had had his eyes on a big black buffalo he saw almost every day, pulling the plow in the field for its master.  From behind the grass and bushes of the hill, high above the village, the Tiger King often gazed down at the working team.  But as yet, the Tiger wanted no battle with them.  He thought, “If the big buffalo with his sharp horns seems so strong that I think twice before attacking it, how dangerous and powerful the man must be to remain its master!”

As the days passed the Tiger King became more and more impatient.  Still, instead of going to the field and risking a bloody fight, he was cunning enough to remain hidden and wait for the right moment.

One morning the farmer came to his rice field as usual, but apparently having forgotten something, he disappeared after a moment, leaving his buffalo behind.  From afar, the tiger watched all this.  “I will go and try to make friends with the buffalo,” the Tiger King thought suddenly, “and strike him when he least suspects it.  Then I’ll hide him in the bush,” he thought again, on the way down to the field, “and when the man returns, I will handle him without his buffalo’s help!”

Swiftly, the Tiger King approached the buffalo, trying to look as gentle as he could.  “Listen, friend, I have come with no harmful intentions.  I only want to ask you something which has been bothering me for some rime.”

Although frightened, the good buffalo remained calm.  “Oh, it’s you, friend Tiger!  How nice to see you!  What is this that I can do for you?”

“Well, friend buffalo.” The tiger said, maneuvering himself all the while into a good place from which to leap at the unsuspecting buffalo. “I have been admiring you for a long, long time now.  Your strength!  Your industry!”  The tiger raised his eyes toward heaven.  “How you can ever pull this heavy plow is beyond me.  And the way you work!  From dawn to dusk with but a short, short break at noon!  I think you are wonderful, friend buffalo, wonderful, admirable …”

Despite his fear, the buffalo was pleased.  Here was the Tiger King himself, standing in the mud of the field, praised him, the lowly plow-piller!  But he did not relax his guard.  Every time the tiger moved, he, too, moved.  The Tiger King always found the huge, curved, sharp horns facing him.

“I think you are admirable,” the Tiger King repeated.  “If it were not for your master, the farmer –”

“What of my master, friend Tiger?”  The buffalo inquired, somewhat taken aback.

“Well, now, don’t take offense, friend buffalo. I think you have been letting yourself be injustly exploited by that man.  I don’t know what he would do to pull this heavy plow without your help.  But he treats you badly, very badly.  Go!  Stop!  Left!  Right!  All those orders!  And that bamboo cane in his hand … He whips you every three steps you take!  What a cruel, hard man!  If I were in your place, I would …”

But the Tiger King was interrupted. The buffalo did not like to hear his beloved master abused.

“You are wrong, my dear friend,” he said to the Tiger King.  “The man is as good as he can be.  He has to give orders so I will know where to go.  And his whip is not meant to hurt me!  My skin is too thick for that wisp of bamboo!  Besides, he is kind and gives me food and ahelter.  And, of course, he is my macter because he has intelligence.

“Intelligence!”  interjected the Tiger King, edging closer.  “What’s that?  I have never herad of it before.  What does an intelligence look like?”

Shaking his head, the buffalo faced the tiger with hic horns.  “I don’t know.  I really don’t!  I have never seen it myself.  But I know he has it because people talk about it.  They say that that’s why he is so powerful and clever.  By the way, he will be back any moment now, and you could ask him about it yourself.”

The Tiger King’s curiosity was aflame.  For once he was not as cautions as he should be.  He decided to wait for the man’s return.

As soon as the farmer rounded the corner of the path, he came face to face with the tiger.  But having taught what to do in such a situation, the man knew better than to turn on his heels and run.

“Master!” the buffalo called to him, “Here is my friend, Tiger.  He asks to see your intelligence!  Won’t you please show it ti him?”

The Tiger King chimed in: “Show it to me, Farmer!  I want to see it, just for once. Is it true that it helps you to be clever and powerful? Why then haven’t I got it?”

Completely recoved now from the initial shock, the farmer threw his hands up:  “Well, well, good morning Mister Tiger, sir!  Why in heaven didn’t you come a bit earlier, before I went home to fetch my lunch?  I certainly would have brought my intelligence back to show you.  It’s too big and too heavy to carry around you know!  I always leave it at home.”

The tiger was thoroughly disappointed.  But his disappointment did not make him forget the the real reason he was there was to assault both buffalo and man.  Now that he was seeing them at close quarters, they didn’t look as big and dangerous as they had from afar.  “Perhaps I could try to take them on right here and now,” the Tiger King thought, and his tail began to quiver as it always did before an attack. … But quickly the farmer said to the tiger:   “Oh, all right, all right!  Don’t look so miserable, sir!  Since you came here all the way from the jungle, I don’t want you to go back without having seen it.  I’ll return in a moment.”  Thereupon the farmer turned on his heel and started home.  But before going to a dozen feet, he retraced his steps hurriedly and said to the tiger. “But look here!  To oblige you I’m willing to go all the way home to get my intelligence. But I don’t want to leave you alone here with my buffalo.  Who would help me plow my fields if you ate up my buffalo?”  The tiger protested vigorously that he had no intention of doing so, but the farmer was adamant and refuse to leave.

Suddenly the man slapped his thigh triumphantly.  “Well, if you want to see my intelligence so much, why don’t you let me tie you up to this tree here?  Then I wouldn’t worry about my buffalo.”

The Tiger King looked at the man, then at the buffalo, then back at the man, then back at his buffalo.  More than ever, they seemed so mild, so humble to him.  Now that his master was back, the buffalo was behaving in his usual docile, gentle way.  He was standing there with his head slightly bent down, his eyes thoughtful and sad.  “And the farmer!  That puny man!” thought the Tiger King.  “I have to see this fellow’s intelligence.  I will take it from him and then I will kill and eat them both.”  Having made up his mind, the Tiger King agreed to the farmer’s proposal.

Making the tiger stand upright against the trunk of a nearby tree, the man began to encircle the animal with yards of strong rope.  No sooner was the final knot tied than the farmer quickly unfastened the heavy plow from his buffalo, and with all his strength started to beat the captive tiger who roared in pain and fury.

Finally, maddened to the extraordinary strength, the Tiger King managed to get one of his hind feet against the tree and in one incredible push broke the strong binding rope.  But instead of turning upon his intended victims, he ran desperately for his life.

*

The tiger has never looked the same.  Having struggled so hard to free himself, he forced the rope to sear his fur, burning dark lines all over his body.

Because he knows now what man’s intelligence is, the tiger has become an even more treacherous and bitter enemy, an eternal “man-eater.”  Never again will he dare come down from his mountain lair in daylight to molest the domestic beasts or their masters.  His marred fur is always there to remind him of man’s cunning.