Thứ năm, 18 tháng 2 năm 2010

Bài hôm nay

Try to remember – The Brothers Four, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

Thích cái mình có , Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Gởi thông điệp yêu thương , Danh Ngôn, song ngữ, chị Trần Thị Thu Hiền.

Đường Xuân, Thơ, chị Hoàng Thiên Nga.

Xuân hứng – Võ Nguyên Hành , Đường Thi, anh Nguyễn Hữu Vinh.

Nợ nần, Văn, chị Đàm Lan.

Xao nọong ơi em đẹp như cầu vồng , Văn Hóa, Văn, anh Trần Vân Hạc.

Ấn hành kinh sách , Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Try to remember – Hãy cố nhớ

Hãy cố nhớ loại tháng chín
Khi đời trôi chậm và, ôi, rất dịu dàng.
Hãy cố nhớ loại tháng chín
Khi cỏ xanh và hạt lúa chín vàng.
Hãy cố nhớ loại tháng chín
Khi bạn là anh chàng hiền hậu và khờ khạo.
Hãy cố nhớ, và nếu bạn nhớ,
Thì đi theo.

Đi theo…

Hãy cố nhớ khi cuộc đời thật hiền dịu
Nên không ai khóc, ngoại trừ cây liễu.
Hãy cố nhớ khi cuộc đời thật hiền dịu
Nên giấc mơ đặt nằm bên gối.
Hãy cố nhớ khi cuộc đời thật hiền dịu
Nên tình yêu là viên than hồng sắp cuộn thành biển cả.
Hãy cố nhớ, và nếu bạn nhớ,
Thì đi theo.

Đi theo…

Tận trong tháng chạp, thật hay để nhớ,
Dù  bạn biết tuyết sẽ đến.
Tận trong tháng chạp, thật hay để nhớ,
Không đau nhưng quả tim vẫn trống vắng.
Tận trong tháng chạp, thật hay để nhớ,
Lửa tháng chín làm ta hiền dịu.
Tận trong tháng chạp, quả tim chúng ta nên nhớ
Và đi theo.

(TĐH dịch)

Try to remember

Try to remember the kind of September
When life was slow and oh, so mellow.
Try to remember the kind of September
When grass was green and grain was yellow.
Try to remember the kind of September
When you were a tender and callow fellow.
Try to remember, and if you remember,
Then follow.

Follow, follow, follow, follow, follow,
Follow, follow, follow, follow.

Try to remember when life was so tender
That no one wept except the willow.
Try to remember when life was so tender
That dreams were kept beside your pillow.
Try to remember when life was so tender
That love was an ember about to billow.
Try to remember, and if you remember,
Then follow.

Follow, follow, follow, follow, follow,
Follow, follow, follow, follow.

Follow, follow, follow, follow, follow,
Follow, follow, follow, follow.

Follow, follow, follow, follow, follow,
Follow, follow, follow, follow.

Deep in December, it’s nice to remember,
Although you know the snow will follow.
Deep in December, it’s nice to remember,
Without a hurt the heart is hollow.
Deep in December, it’s nice to remember,
The fire of September that made us mellow.
Deep in December, our hearts should remember
And follow.

Music: Harvey Schmidt
Lyrics: Tom Jones

Try to Remember là bản nhạc đầu tiên của vở ca kịch hài hước The Fantasticks. Bản nhạc do Harvey Schmidt viết nhạc và Tom Jones viết lời.

Try to Remember ra mắt lần đầu tiên với Jerry Orbach hát trong vở kịch trên sân khấu Broadway.

Bản này đứng đầu Billboard Hot 100 năm 1965 ba lần với ba ca sĩ Ed Ames, Roger Williams, và ban The Brothers Four.

Năm 1975 Gladys Knight dùng lời của Try to Remember để nói lời giới thiệu trước khi hát The Way We Were của Barbra Streisand và biến nó thành một international hit. Bản nhạc lên hạng 11 trên bảng Hot 100.

Harry Balefonte đã thu âm Try to Remember nhiều lần, và Nana Mouskouri đã thu âm với 3 thứ tiếng: Đức, Pháp và Ý.

July Andrews hát trên show TV đặc biệt của cô.

Try to Remember cũng đã được dùng trong soundtrack của phim The Man Who Fell to Earth và phin City of Glass của Hồng Kông.

Sau đây mời các bạn nghe:

1.  Jeery Orbach trên Broadway (1960)

2.  Harry Belefonte

3.  Julie Andrews

4.  Nana Mouskouri và Harry Balefonte

5.  The Brothers Four

6.  Gladys Knight “Try To Remember/The Way We Were” (1980)

The Fantasticks (Broadway) – Try To Remember (Jerry Orbach) 1960

.

Harry Belafonte – Try to Remember (There is so much to remember of Harry Belafonte’s life in the entertainment industry. Enjoy some special moments with Danny Kaye, Nat King Cole and Dinah Shore).

.

The Julie Andrews Show “Try to Remember” (Julie sings from her NBC television special).

.

Nana Mouskouri và Harry Belafonte – Try to Remember

.

The Brothers Four ~ Try to Remember (1965)

.

Gladys Knight “Try To Remember/The Way We Were” (1980)

Đường Xuân

Có con đường đi hoài chẳng tới
Thuở thơ ngây căng mắt huyễn hoặc mình

Có ngã rẽ lỡ vượt qua, quên lối
Quay lại nhìn
Ngã bật máu
Lặng thinh !

Bao nhiêu tháng năm dài cách biệt
Lẻ loi em hương tóc cũng phai tàn
Chỉ thoáng gặp
Tim bỗng rung tha thiết
Vòng ôm choàng kín cả nhân gian

Mặc cao thấp
Mặc sang hèn sáng tối
Mặc cạn sâu nông nổi phận bèo
Đông khô héo chạm vào xuân tươi mới

Men thật nồng
Ta chếch choáng say theo …

Hoàng Thiên Nga

Xuân Hứng – Võ Nguyên Hành

Võ Nguyên Hành

Trời tạnh ngày mưa liễu sẫm xanh
Hoa tàn oanh nhảy động lay cành
Hồn quê xào xạc năm canh mộng
Theo gió xuân sang tới Lạc thành

Nguyễn Hữu Vinh dịch

春興

武元衡

楊柳陰陰細雨晴
殘花落盡見流鶯
春風一夜吹鄉夢
又逐春風到洛城

Xuân Hứng

Dương liễu âm âm tế vũ tình
Tàn hoa lạc tận hiện lưu oanh
Xuân phong nhất dạ xuy hương mộng
Hựu trục xuân phong đáo Lạc thành

Võ Nguyên Hành

Dịch ý

Xuân Hứng

Dương liễu đã trở màu sẫm xanh, trời đã tạnh cơn mưa lất phất
Hoa tàn đã rụng rơi nên chim oanh mới ló dạng
Gió xuân thổi suốt đêm mộng mị
Theo gió mơ về quê xa tận Lạc thành

Chú Thích

Lạc thành: Kinh đô cũ của Trung Quốc

Ý

Thương nhớ quê xa, mộng mị suốt canh dài trong đêm trời xuân, hồn mơ theo gió về thăm quê cũ xa xôi

Nợ Nần

Ôi cha là mỏi cái lưng, tôi dừng cuốc nhìn ánh chiều đang nhạt, chắc cũng hơn năm giờ rồi, thôi nghỉ, còn đi cho gà cho cá ăn nữa là vừa. Vừa lau mồ hôi, tôi vừa rẽ cỏ đi về phía căn nhà gỗ nho nhỏ bên rìa vườn. Khu vườn của tôi không lớn là mấy, chỉ hơn sáu nghìn mét vuông với vài trăm cây ăn trái. Sự chăm sóc sẽ không là nặng nhọc nếu có thêm một người phụ nữa. Có điều, không đơn giản khi tính đến chuyện ấy. Một người giúp việc đàng hòang, thật thà và nhiệt tình thì quả là một sự đánh đố khắc nghiệt trong thời buổi nhập nhòa đen trắng này. Tôi thường không quá xét nét người, nhất là những người vì sự khó khăn mà phải đem thân chịu sự sai bảo, phải gánh những phần việc nặng nhọc, nguy hiểm, đôi khi còn phải bưng tai bịt mắt mà chịu đựng những lời khó nghe từ những người đang nắm giữ phần sống của mình. Tôi lại dễ động lòng trắc ẩn, dễ cả tin vào những lời than thở, nỉ non, dễ nhắm mắt cho qua những thiếu sót nhỏ nhặt, dễ chấp nhận những yêu cầu, chỉ cần là không quá đáng của cái vế thường được gọi là “kẻ dưới”. Nói một cách chân thật nhất, tôi là một kẻ biết thương người, một kẻ luôn lấy hai chữ nhân tâm làm đầu, một kẻ thường không cho phép đem những ưu thế của mình đòi hỏi sự phục dịch đầy nhẫn nhục của người khác, và thật tình tôi không muốn làm phiền hay làm khổ bất kỳ ai trong mọi tình thế.

Nếu có thể cho đó là những ưu diểm thì không phải là không đáng. Có điều những ưu điểm đó lại biến thành những yếu điểm cho những người biết cách lợi dụng. Biết rõ nhược điểm của mình, nhưng tôi chẳng làm sao thay đổi được, đành vậy, trời sinh mỗi người mỗi tâm mỗi tính, hay nhờ dở chịu thôi. Cũng chính vì thế mà tuy công việc có phần vất vả, nhưng tôi chẳng dám mượn người giúp. E chuyện khó lòng về sau, tâm lý của người đi làm công thường chẳng mấy ai hết lòng với chủ. Họ cho rằng làm nhiều làm ít cũng bấy nhiêu lương, hết công hết sức làm chi cho uổng. Đã vậy họ luôn thừa cơ để tận dụng những cái lợi cho mình, chưa kể đến một lúc nào đó máu tham bốc mờ nhân trí, họ sẽ trực tiếp gây hại cho chủ. Thực tế đã quá nhiều những bài học thảm thương, nghĩ mà buồn cho thế thái, nhân cách, lương tri đôi khi chẳng đáng mấy đồng lẻ. Thôi thì đành chịu khó thêm chút nữa vậy, việc hôm nay làm không xong thì mai làm tiếp, sức mình đến đâu thì cày sâu đến đó vậy. Đa mang cho lắm chỉ tổ vác họa vào thân. Ấy thế mà rồi cũng xong khối việc, lâu lâu nhìn những gì đã qua đôi tay của mình, lại mỉm cười tự thưởng cho mình một câu “Được đấy”. Thì có mỗi một mình, không tự khen thì đợi ai khen nữa.
_ Chị ơi…
Tiếng gọi rụt rè khiến tôi ngỏanh ra cổng, một hình dáng lạ, ai thế nhỉ ? ai mà còn đến vào giờ này ?
_ Có việc gì đó em ?
Trong thời gian của câu hỏi, tôi đã lướt nhanh qua người đứng ngòai cổng. Một cô gái độ ngòai ba mươi, tay xách một túi hành lý như có vẻ ở xa tới, bộ quần áo cũ kỹ, hơi nhàu, gương mặt hốc hác, tái ngắt, lộ rõ vẻ mỏi mệt.
_ Chị…chị có cần người làm không ạ ?
_ Không em.
Nét thất vọng kèm theo chút gì như hỏang hốt.
_ Chị không cần thật ạ ?
Tôi gật đầu, cố như vớt vát, cô gái nói thêm :
_ Em hỏi mấy nhà gần đây, họ bảo chị ở một mình, lại vườn rộng , chắc sẽ cần người.
_ Thì cũng đúng thế đấy, nhưng chị tự lo liệu được, nên…
Tôi bỏ dở câu nói, nhìn nét mặt thẫn thờ của cô gái lạ, tôi chạnh lòng. Ánh mắt cô gái nhìn mông lung trong không gian tai tái giấc cuối ngày, ánh mắt bơ vơ, cô độc, ngơ ngác, lo âu và tuyệt vọng. Cô gái chợt khẽ nhăn mặt, đưa tay ôm bụng, tôi thóang thấy tấm áo gồ lên khỏang giữa, nhưng cô quay lại khẽ gật đầu chào tôi :
_ Cảm ơn chị, em đi.
Bước chân rã rời, không khó khăn gì mà không nhận thấy đó đang là một tình cảnh đáng lưu tâm. Tôi buộc miệng :
_ Em này…
Cô gái quay ngoắt lại, trong mắt như sáng lên :
_ Chị…
Tôi mở khóa cổng, bước hẳn ra ngòai, quét tia nhìn qua bụng cô gái, đúng là cô gái đang có mang, tôi nhẹ giọng :
_ Em ở xa đến đây à ?
_ Dạ , vâng.
_ Thế bây giờ em đi đâu ?
Cô gái cúi đầu, giọng hơi ướt :
_ Dạ…em không biết đi đầu nữa.
Tôi im lặng vài giây cân nhắc, rồi thở ra bảo :
_ Thôi, em vào đây đã.
Có vẻ bất ngờ, nhưng cô gái im lặng theo tôi.Vào đến nhà, tôi đưa một cái ghế tựa cho cô :
_ Em ngồi đây nghỉ tí cho dỡ mệt đi đã, chị làm xong mấy việc vặt rồi chị vào.
_ Chị có việc gì, em làm phụ với.
_ Thôi, em cứ nghỉ đi, chị làm xong ngay ấy mà.
Cô gái nghe lời, ngồi xuống ghế, tôi nhanh tay với những công việc cần thiết. Trong đầu ngồn ngộn những câu hỏi “Làm sao mà phải đi tìm việc làm trong lúc bụng dạ như thế ? Có uẩn khúc gì chăng ? Có chồng hay không có ? Chắc là không, chứ nếu có thì sao lại ra nông nỗi thế ? Mình cho người ta vào nhà như vậy có mạo hiểm quá không ? Mình có biết gì về người ta đâu ? Lỡ bị gài bẫy thì làm thế nào ? Nhưng chắc không phải thế đâu, nhìn mặt thấy có vẻ hiền lành lắm mà. Nếu không cho người như vậy vào nhà, chí ít là cũng nghỉ tạm qua một đêm thì mình lại không đang tâm. Chắc không sao đâu, hẳn là người ta gặp chuyện gì quá đáng nên mới như vậy. Thôi thì cứ giúp người ta qua lúc này đã, cũng chẳng dễ gì mà hại được mình. Đừng tự nhát mình thế chứ. “Nghĩ thế, tôi thấy yên tâm hơn. Xong hết việc, tôi bảo cô gái đi tắm rửa rồi ăn cơm. Sau bữa cơm, trông cô gái có vẻ khá hơn. Cô mở túi xách, lấy ra cái chứng minh thư đưa cho tôi :
_ Chị cầm đi ạ, chứng minh của em đấy.
Tôi cầm coi qua rồi trả lại, nói :
_ Thế này Sương ạ. Thực tình thì chị không có khả năng nhờ người giúp việc đâu. Lúc nãy thấy tròi sắp tối rồi, em lại bụng dạ thế này, nên chị bảo em vào nghỉ tạm qua đêm nay đã rồi mai tính.
_ Em cảm ơn chị. Bây giờ em mới dám nói, nếu chị không cho em vào thì chắc em cũng không biết mình có đi nổi mấy bước nữa không.
_ Thế nhà em ở đâu ?
Sương cúi mặt một lúc, rồi đưa tay lên chùi mắt, tôi im lặng, đóan biết cô sẽ nói gì đó cho tôi nghe. Đúng vậy, giây lát cô ngẩng lên nhìn tôi, mắt đỏ hoe :
_ Em xin lỗi chị, chuyện của em buồn lắm, nếu…
Hiểu cô nghĩ gì, tôi nói ngay :
_ Tuy không rõ cụ thể là em gặp chuyện gì, nhưng nhìn qua chị cũng đóan hiểu phần nào. Chị em mình gặp nhau hôm nay, cũng là có một chút duyên, nếu em có gì không vui, nói chị nghe xem chị có giúp được gì cho em không ?
_ Chị tốt quá, đúng là trời còn thương em, cho em được gặp chị thế này.
Ngưng một chút, Sương bắt đầu kể :
_ Nhà bố mẹ em ở ngòai Bắc cơ chị ạ. Em lấy chồng rồi theo chồng vào đây, cũng được hơn sáu năm rồi. Em có thai đứa này là đứa thứ hai, đứa đầu là con trai, đã gần bốn tuổi, nhưng phải gửi ông bà nội cũng ở ngòai Bắc, vì vợ chồng em vào đây còn khổ lắm, lo không nổi cho cháu. Em cũng đâu có định sinh nữa, nhưng bị lỡ nên phải đành để. Có điều, khổ vì làm ăn vất vả mấy em cũng cố chịu đựng được, nhưng cái khổ của em …(Sương ngừng lại và nấc lên, tôi khẽ thở dài, trông cô đau khổ quá)..Em khổ vì chồng em là nhiều nhất. Hầu như không ngày nào là anh ta không đánh em chị ạ …
_ Đánh ?
Sương khe khẽ gật đầu, lại đưa tay chùi mắt.
_ Em bầm mặt tím mày như cơm bữa, lúc đầu còn khóc lóc van xin, nhưng chẳng ăn thua gì, anh ta đánh chán tay thì thôi, không ai can được. Chính quyền thôn xã, bà con láng giềng can thiệp, anh ta bảo vọ tao thì tao dạy, đứa nào chõ mõm vào tao đánh luôn đứa đó. Anh ta còn đặt điều, vu cho em bao nhiêu là thói xấu để có cớ đánh đập, mà khổ nỗi, em thì đầu tát mặt tối suốt từ sáng sớm đến nửa khuya, có thò đi đâu được mà bảo là chơi bời, lê lết. Việc nhà lớn nhỏ chớ hề anh ta đụng tay, đi làm công cho người ta được đồng nào giữ riêng đi uống rượu hết, say rồi về nhè em đánh, tức bực ai ngòai đường cũng về nhè em đánh, không có tiền ăn nhậu về hành em.Vốn liếng được mấy sào đất trồng tỉa vặt vãnh chỉ gọi là đủ đắp đổi, em phải đi làm thuê cho người ta mới gọi là có tí tiền dành lo cho con.
Nhìn xuống bụng mình, Sương thở hắt :
_ Độ ba tháng nữa là em sinh, trong tay không có một đồng tiền nào, có cái nhà ọp ẹp anh ta cũng đốt mất rồi ..
_ Cái gì ? Đốt cả nhà á ?
_ Vâng. Hôm rồi say sỉn nổi khùng lên vác dao rượt em chạy khắp xóm, may mà cái thai không làm sao, đòi giết em không được thế là về đốt nhà. Chị bảo em còn khổ đến thế nào nữa. Còn được mấy cái quần áo phơi ngòai dây, khuya em lẻn về lấy rồi trốn đi đây. Nói thật với chị, hai ngày qua em chỉ có mỗi gói mì vào bụng. Không gặp được chị thì không biết…
_ Trời ơi trời !
Nếu nói là bịa thì người phụ nữ này không đủ tài để bịa được một câu chuyện như thế, mà thật thì…trời ơi, kinh khủng quá. Hốt nhiên tôi nghĩ về mình, may quá, tôi không bị gặp phải lọai đàn ông ấy. Cứ bảo đẹp xấu gì cũng lấy cho có tấm chồng mà nương tựa, nhưng chồng kiểu này thì chắp cả guốc lên mà vái.
_ Vậy anh em gia đình hai bên có biết không ?
_ Dạ biết cả đấy, nhưng cả hai gia đình đều ở xa, có vào cũng chỉ được dăm ngày là về, đâu lại đóng đó.
_ Chẳng lẽ em không làm cách nào để thóat khỏi cảnh ấy sao ?
_ Em biết làm cách nào bây giờ hả chị ? Con thì sắp hai đứa rồi, dù thế nào cũng phải có cha, mà em có đi đâu cũng chẳng thóat khỏi anh ta được, bỏ thì không cho bỏ, nhiều lúc em cũng mong anh ta bỏ em đi cho em đỡ khổ, một mình em làm nuôi con còn tốt gấp mấy lần. Nhưng mà rồi …
_ Vậy lúc trước thương nhau mà lấy hay bị ép gả ?
_ Dạ, do thương mà lấy, chứ mà bị ép nữa chắc em tự tử lâu rồi. Mà ngày chưa lấy nhau anh ta hiền lành tử tế lắm cơ, em nào ngờ.
Tôi thừ người, cái khổ của người đàn bà biết nói sao cho hết nhỉ ? Không chồng không con thì bảo là cô quả cô độc, lấy chồng rồi thì phải sống chết cả đời vì chồng vì con, gặp được người chồng tốt thì còn coi như có phước, gặp cái thứ trời đánh thánh đâm như vầy cũng phải cắn răng mà chịu. Cho dù cũng đã có không ít những người phụ nữ tìm cách bức thóat, có thóat được cũng đã mang đầy thương tích, cũng chẳng dễ dàng gì tìm lại được một hạnh phúc êm dềm.
Sương đã ngủ say, có lẽ cô đã quá mệt rồi, tôi còn trăn trở mãi không ngủ được. Câu chuyện của một người xa lạ giờ ở ngay bên tôi làm tôi bứt rứt. Tôi phải làm thế nào trong tình cảnh này đây ? Vốn tâm tính tôi ưa lo chuyện bao đồng, lại gặp một vấn đề nan giải này bảo sao tôi coi như không nghe được. Chuyện giữa đường cứ như đặt để vào tay, có lẽ giữa tôi và cô gái này có một chút duyên phận, bởi sự dẫn dắt ngẫu nhiên nhưng lại rõ ràng là có cơ sở. Nếu như cô ây gặp tôi vào một thời khắc khác, không phải là khi sâm sẩm tối, không phải trong bộ dạng quá thiểu não đến tội nghiệp như thế, và nếu tôi là một người lạnh lùng, vô cảm, thì chưa chắc đã có lúc này. Một mảnh đời vất vưởng đang trông vào chút lòng nhân đức của tôi, dù muốn dù không tôi cũng không thể nào đẩy con người khốn khổ này ra đường. Thôi thì…
Tờ mờ sáng Sương đã nhỏm dậy, tôi cũng đã thức giấc trước một lúc, thấy cô rón rén bước xuống giường, tôi lên tiếng :
_ Em dậy sớm thế ?
_ Dạ , em quen dậy vào giờ này, chị cũng dậy sớm thế ạ ?
_ Ừ , chị cũng quen rồi, việc nhà nông mà, có ai trễ muộn được đâu.
Cả hai loay hoay một lúc thì xong phần việc buổi sớm. Tôi đun nước nấu hai gói mì và ấm trà. ăn xong, tôi bảo Sương :
_ Sương này, chị nói thế này nhá.
Sương như nín thở nhìn tôi.
_ Nghe qua chuyện của em, chị thấy rất bức xúc, nhưng chưa biết rồi có giúp gì được cho em không. Trước mắt, em cứ ở lại đây, chị em rau mắm cũng xong thôi, rồi từ từ xem tình hình ra sao mới tính được.
Cô gái xúc động ứa nước mắt :
_ Em mang ơn chị quá, em không biết nói sao bây giờ nữa.
_ Không cần phải nói gì đâu, ai thì cũng làm như chị thôi. Còn công xá thì…
_ Không, không, chị dừng nói đến công xá, em được chị giúp cho thế này là quý lắm rồi, em không dám đòi hỏi gì hơn đâu, chị đừng nghĩ ngợi gì cả.
Tôi im lặng ngẫm nghĩ một chút rồi gật đầu :
_ Ừ thôi, để cho em thỏai mái tự nhiên, chị không nói chuyện ấy nữa, nhưng lúc nào mệt mỏi, em cứ việc nghỉ ngơi, không phải cố đâu nhé. Công việc chị thì cũng không nhiều, chị vẫn quen làm một mình cả đấy, nên em đừng có nghĩ ngợi lung tung mà cố quá, lỡ ảnh hưởng cháu thì chị không đền được đâu.
_ Dạ, chị cứ yên tâm, em tự biết sức mình mà.
Nói vậy thì nói chứ tâm trạng của người chịu ơn nó nặng lắm, tôi rất hiểu điều đó, nên mỗi lúc thấy Sương vã mồ hôi vì cố sức trong công việc thì tôi thấy mình rất khó chịu, tuy vẫn luôn nhắc chừng cô, nhưng đôi khi cũng vờ làm ngơ cho cô có được cảm giác đền đáp để có thể thỏai mái hơn trong sinh họat. Thấm thóat Sương đã ở cùng tôi hai tháng, nhìn bụng Sương mỗi ngày một to ra mà tôi thầm lo. Không biết sắp tới sẽ tính sao đây ? Chẳng lẽ để cô sinh nở ở nhà tôi luôn sao ? Thứ nhất là sự nguy hiểm khi sinh, vì khá xa cơ sở y tế, nhỡ đêm hôm chuyển bụng thì biết làm thế nào. Lại tôi cũng chẳng dư dả gì mà cưu mang cô mãi được, dù lòng có tốt đến đâu thì cũng phải có điều kiện hỗ trợ mới có thể tốt được. Tôi chưa từng vào cuộc, nhưng cũng thừa hiểu những gì cần phải có cho người phụ nữ vào lúc ấy. Biết làm sao đây ? Đi vay mượn để lo chuyện bao đồng chăng ? Chắc thiên hạ sẽ cười cho dữ lắm, nhưng nếu cùng quá cũng phải vậy thôi, ai cười thì cười, không lẽ kéo người ta lên nửa chừng rồi thả cho người ta rớt cái ịch xuống. Hóa ra không chỉ mình tôi nghĩ ngợi, mà nhân vật chính còn nghĩ ngợi hơn tôi nhiều.
_ Chị ơi, chị có đi phố chị gửi giùm em bức thư này nhé.
_ Gửi cho mẹ em à ?
_ Dạ vâng. Bữa giờ em không dám liên lạc, sợ chồng em biết chỗ đến tìm, gây phiền hà cho chị. Nhưng giờ thì phải vậy thôi, còn gần tháng nữa em sinh rồi, làm sao ở đây mà vạ chị mãi được. Em liên hệ với mẹ em, đê mẹ em vào đón em.
_ Thế thì chồng em cũng sẽ biết.
Sương thở dài :
_ Đành vậy thôi, em chỉ cố tránh để con em bình yên ra đời lúc này thôi, chứ làm sao tránh được anh ta cả đời này hở chị ?
Tôi im lặng, biết nói gì bây giờ. Một lúc Sương lại tiếp :
_ Cái số kiếp em nó thế thì phải chịu thế, chẳng làm sao khác được.
Số với kiếp. Cũng chẳng có cách lý giải nào khác hơn, không phải là số thì sao lại gặp người như thế. Người đàn bà lấy chồng là buộc mảnh đời mình vào một sợi chỉ, mặc giông gió đẩy đưa theo từng cơn nóng lạnh. Vui buồn, sướng khổ tùy thuộc vào tâm thái của người đàn ông. Có ra sao thì cha mẹ, anh em cũng không có quyền tham dự.Bảo rằng tạo hóa thì phải thế, trời sinh rà đàn ông đàn bà là để kết hợp lại với nhau, nhưng sao lại có những cuộc kết hợp đọa đày đến thế.
Thân cá nước đục, thân cò ăn đêm. Nhìn ánh mắt thất thần và gương mặt mét xanh của Sương khi nhìn thấy người đàn ông đi cùng mẹ cô cũng đủ hiểu đấy là ai. Anh ta ném một cái nhìn sáng quắc về phía vợ trước khi mở lời với tôi. Cái nhìn mà tôi là người ngòai cũng lạnh cả sống lưng. Một nỗi căm giận bùng lên trong tôi, nhưng tôi phải cố nén, nếu không, hẳn cô gái tội nghiệp kia sẽ phải gánh một hậu quả khủng khiếp .
_ Thì ra vợ tôi lâu nay ở nhà chị, thế chị và cô ấy quen biết thế nào?
Rõ là một câu nói gây hấn.
_ Chẳng thế nào cả, tôi cần người giúp việc, cô ta đến xin việc thì tôi cho vào làm, thế thôi.
Không cố tình chăng nữa, thì tôi cũng không đủ bình tĩnh để làm một chủ nhà lịch sự. Gã đàn ông nhìn tôi soi mói, sỗ sàng :
_ Sao lại đi thuê một người bầu bì nặng nhọc thế kia vào làm việc?
Tôi quắc mắc nhìn thẳng vào anh ta :
_ Thế thì tại sao vợ anh trong lúc bụng mang dạ chửa thế kia mà phải đi xin việc làm để kiếm miếng sống ?
Nếu tôi không phải là chủ nhà mà anh ta đang đứng, có lẽ tôi không tránh khỏi một động tác nào đấy từ gương mặt đỏ bự hầm hầm kia. Mẹ Sương len vào giữa tôi và anh con rể, ôn tồn :
_ Thôi chị thông cảm, vì vợ chồng chúng nó có chút chuyện không vui nên nó mới nóng thế. Chị cho tôi xin lỗi, cảm ơn chị đã giúp đỡ em nó lâu nay. Xin phép chị hôm nay cho chúng tôi đón em nó về.
_ Bác ạ, cháu không biết gì về chuyện riêng của hai người, nhưng quả thực là cháu rất lo cho Sương, tuy không quan hệ thân thiết gì, chị em cũng mới biết nhau đây thôi, nhưng cháu thấy gia đình nên quan tâm đến em nó nhiều hơn. Cháu là người ngòai mà còn không nỡ…
Người mẹ thở dài, trong đôi mắt bà một nỗi buồn dâng kín.
_ Vâng, cảm ơn chị. Chúng tôi ở xa quá nên đôi khi cũng không giúp em nó được nhiều. Thuyền theo lái, biết làm sao được.
Câu nói buông xuôi, phó mặc. Tôi nhìn về phía Sương, em hướng về tôi tia mắt khẩn cầu và khẽ lắc đầu. Tôi thở dài. Chỉ là một người dưng, tôi có quyền gì để thay đổi được số phận em. Đi đến trước mặt Sương, tôi kìm lắm để không ôm lấy em bởi hành động ấy lại không tốt cho em một chút nào, tôi móc túi lấy món tiền đã chuẩn bị sẵn, nhét vào tay Sương :
_ Em hãy cầm một chút này về lo cho cháu nhé.
_ Thôi , thôi chị …
_ Cầm đi cho chị vui, coi như chị cho cháu vậy. Mong sao em mẹ tròn con vuông. Nếu có nhớ đến chị hãy đặt tên con là Yên Yên nhé. Chị rất muốn mẹ con em sẽ được bình yên.
_ Chị…
Nước mắt Sương chảy tràn trên má, tôi nắm chặt tay em. Người mẹ đã đến bên cạnh, bà nhìn tôi, đôi mắt cũng rưng rưng.
_ Cảm ơn chị, cảm ơn chị nhiều lắm.
_ Thôi. mọi người đi đi không trễ xe.
Gã đàn ông khốn kiếp kia đã ra cổng từ lúc nào. Hai mẹ con Sương dìu nhau đi ra. Tôi tiễn đến cổng thì dừng lại. Họ còn phải đi bộ một quãng nữa mới đến trạm xe búyt. Gã kia cắm mặt đi trước, không cả một lời chào xã giao, hẳn gã còn căm tôi lắm vì câu hỏi móc ban nãy. Tôi nhìn theo dáng đi ì ạch của Sương mà thương quá. Chỉ cái tên cũng đã nói lên sự mỏng manh của một kiếp phận rồi. Có chút duyên nào đâu, chẳng qua chỉ là một thứ nợ nần mà thôi.

Đàm Lan

Xao nọong ơi em đẹp như cầu vồng

Ai đã từng lên Tây Bắc đều không khỏi trầm trồ thán phục, rung động trước vẻ đẹp trẻ trung, thanh tân, duyên dáng của các cô gái Thái. Chiếc váy đen lấp lánh vòng xà tích bạc, thắt lưng xanh, áo cỏm dịu dàng đôi hàng cúc bạc như cánh bướm và khăn piêu vời vợi trên đầu. Sự đồng nhất hài hòa kỳ diệu ấy tạo cho người ta một cảm giác thanh thản trước bộn bề dòng chảy của cuộc sống.

Khăn piêu

Trang phục của con gái Thái vừa đơn giản, vừa cầu kỳ; vừa kín đáo, vừa phô trương đường nét; vừa rực rỡ trang nhã và không kém phần trang trọng.

Váy Thái bao giờ cũng là mầu đen, thường bằng vải mộc tự dệt nhuộm chàm, lanh hoặc nhung the, mặt trong gấu váy bao giờ cũng táp bằng vải đỏ hoặc vải hoa sặc sỡ, mỗi bước đi chân váy uốn lượn thấp thoáng sắc mầu, kiểu làm dáng này kín đáo mà duyên. Điểm xuyết bên hông là bộ xà tích bằng bạc buông lơi tạo một điểm nhấn rất bắt mắt. Tiếp nối giữa váy và áo là chiếc thắt lưng xanh. Từ khi còn nhỏ, các bé gái đã được các bà, các mẹ dậy cách thắt “Xài yêu” – thắt lưng bằng vải, để lớn lên có thân hình theo tiêu chí: “Eo kíu manh po” – thắt đáy lưng như con tò vò. Tiêu chí về vẻ đẹp của người con gái Thái cũng giống như các thiếu nữ Kinh là phải “thắt đáy lưng ong” thì mới có thể được như mong ước tự bao đời: “Khuôn ẹt tẹt dú lai non lai/ Khuôn liệng ngúa bấu tai, liệng quái bấu sẩu/ Khuôn cót nảu phua mình non song…” – có nghĩa là: Vía đi vía không chờ/ Vía nuôi bò không chết, nuôi trâu không gầy còm/ Vía ôm chồng nằm kề/ Lứa đôi dây tình bện chặt…”, giống như câu ca của miền xuôi: “Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con”.

Áo của con gái Thái gọi là “xửa cỏm”, một kiểu áo dài tay may bó sát người, vừa tạo dáng, vừ vun đầy bộ ngực thanh xuân, thường có hai kiểu cổ: Cổ chữ V của người Thái trắng và cổ đứng của người Thái đen. Trước ngực là hai hàng cúc bạc hình ve sầu, nhưng thường là hình bướm, một bên là hàng bướm đực với đầu hình tam giác cùng đôi râu vểnh lên kiêu hãnh; một bên là hàng bướm cái đầu tròn, có lỗ hình thoi. Khi gài cúc (luồn đầu bướm đực vào lỗ trên đầu bướm cái) hai vạt áo khép lại kín đáo, hai hàng bướm chụm đầu vào nhau như trong vũ điệu giao duyên. Con gái chưa chồng, cổ áo cao kín đáo, hàng cúc mang số lẻ như còn chờ đợi cặp đôi. Con gái có chồng cổ áo thấp hơn, hàng cúc áo mang số chẵn như ước mong hạnh phúc vẹn tròn.

Nổi bật trong bộ trang phục của người con gái Thái là chiếc khăn piêu, piêu là một trong những thước đo sự khéo tay của cô gái. Người con gái khi dệt vải, thêu piêu đã gửi cả tâm tình vào đường kim mũi chỉ:

Em làm chiếc khăn piêu
Trao anh cả tấm tình
(Tình ca Thái)


Khăn piêu dài độ một sải rưỡi bằng vải bông nhuộm chàm, hai đầu khăn được thêu cầu kỳ những hoa văn, họa tiết hình mặt trời, hoa lá, dây leo, búp cây guột… với các mầu chủ đạo là đỏ, hồng, vàng, xanh. Các góc và rìa khăn viền vải đỏ và trang trí những “cút piêu” – nút thắt bằng vải, hoặc hạt cườm bọc vải và “xài peng” – tua vải mầu. Truyện cổ dân tộc Thái kể rằng: “Xưa có một mường toàn đàn bà con gái, những người khác giới không được vào, nếu cố tình vào sẽ bị sát hại. Một hôm có chàng trai đi săn “vô tình” “lạc” vào mường mẹ, được một cô gái xinh đẹp che chở và đem lòng yêu. Hai người quyết chí cùng chung bếp lửa.

Chàng trai trốn về thưa chuyện với mường bố. Mường bố cho đó là duyên trời định và đem người sang “thưa chuyện” với mường mẹ. Mường mẹ yếu thế lại đuối lý phải gả cô gái cho chàng trai và bỏ lệ cũ, trai gái từ đó được tự do yêu nhau. Mường bố yêu cầu mường mẹ làm chiếc khăn rồi điểm chỉ vào đó “cút piêu” và làm những tua vải hẹn ước “sài peng”.

Câu chuyện về tình yêu bất tử vượt lên những định kiến và hủ tục lạc hậu ấy sống mãi trong lòng các thế hệ người Thái Tây Bắc, để rồi hôm nay, mỗi khi chàng trai đón nhận chiếc khăn piêu hẹn ước là lồng ngực trẻ trung lại rộn ràng khúc nhạc về tình yêu, trân trọng nâng niu ước mơ cao đẹp về một cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Váy áo tôn khăn piêu, khăn piêu tôn váy áo. Khăn piêu không chỉ để đội đầu, mà còn gắn liền với nhiều sinh hoạt cộng đồng: Trong hội xòe piêu là đạo cụ không thể thiếu, piêu lóng lánh như núi rừng Tây Bắc đang độ xuân thì; piêu bay lên như áng cầu vồng trong điệu xòe tung khăn tuyệt đẹp; hội tung còn, piêu là phần thưởng quí giá cho bên trai khi thắng cuộc; trong tình yêu piêu là tín vật; khi đông về giá lạnh piêu giữ ấm cổ, ngực ai…

Khi piêu phối hợp với chiếc áo cỏm trắng tinh, với chiếc thắt lưng xanh như lá rừng, với chiếc váy đen như màn đêm huyền hoặc đã tạo nên một vẻ đẹp thật khó mà đặt tên, cứ dư ba thổn thức trong lòng người mỗi khi nhớ về Tây Bắc. Đặc biệt ở đây còn có sự phối hợp tinh tế giữa văn hóa vải vóc: Bông, lanh, nhung, lụa mềm ấm như làn nước suối xuân với văn hóa kim loại quí: Bạc trắng tinh khôi ẩn chứa đầy bất ngờ như núi rừng mùa đông. Trang phục ấy đâu chỉ che thân, trang phục ấy còn là cốt cách, là văn hóa của người Thái Tây Bắc nói chung và của các cô gái Thái nói riêng.

Trong ký ức của tôi bỗng hiện lên một đêm xòe nồng say ở Mường Thanh mừng ngày chiến thắng Điện Biên, hay vòng đại xòe náo nức trong tuần văn hóa du lịch ở Yên Bái. Các “xao nọong” – em gái trong trang phục truyền thống lướt đi trong điệu dân vũ. Tiếng trống, tiếng khèn, pí pặp, pí thiu… rộn ràng tha thiết, rừng núi âm vang rộn rã. Tôi như được đắm mình trong tiếng vọng của ngàn xưa huyền thoại về đôi vợ chồng “Ải Lạc Cậc” – Bố khổng lồ, thần thoại dân tộc Thái đã khai thiên lập địa nên xứ Tây Bắc thuở nào.

Bộ trang phục này sinh ra cho các “xao nọong” thêm xinh đẹp và chính các em đã làm cho trang phục tuyệt vời kia sống động cái hơi cái hồn của dân tộc mình giữa Tây Bắc ngàn năm vẫn trẻ!


Trần Vân Hạc

Ấn hành kinh sách

Tetsugen, một người sùng mộ Thiền ở Nhật, quyết định sẽ ấn hành kinh sách, vào thời kinh sách chỉ có bằng tiếng Hán. Sách phải in với những khối khắc gỗ, bảy ngàn bản in một lần, tốn rất nhiều công sức.

Tetsugen bắt đầu đi khắp nơi và quyên góp tiền bạc. Vài người ủng hộ cho vài trăm đồng vàng, nhưng thường thì Tetsugen chỉ nhận được vài xu lẻ. Ông cám ơn mỗi người bố thí với lòng tri ân như nhau. Sau mười năm Tetsugen đã có đủ tiền để bắt đầu in.

Nhưng vào lúc đó Sông Uji gây lụt lội. Nạn đói theo sau. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp cho sách để giúp mọi người khỏi chết đói. Rồi ông lại bắt đầu quyên góp tiền.

Bảy năm sau một trận dịch lan khắp nước. Tetsugen lại dùng tiền quyên góp, để giúp mọi người.

Ông lại quyên góp tiền lần thứ ba, và sau 20 năm ước mơ của ông thành hiện thực. Những khối gỗ khắc in những bản kinh đầu tiên ngày nay còn trưng bày trong tu viện Obaku ở Kyoto.

Người Nhật dạy con cái họ là Tetsugen in ba bộ kinh, và hai bộ đầu vô hình vượt trội hơn cả bộ cuối cùng.
.

Bình

• Tetsugen cám ơn người cho trăm đồng vàng và người cho vài xu lẻ “vói lòng tri ân như nhau.”

• In kinh sách không quan trọng bằng cứu người.

• Sách in sớm hay muộn cũng không chết chóc ai, người đói người bệnh mà không cứu ngay thì chết. Thời tính ấn định ưu tiên lúc này.

• Việc gì cần phải làm thì làm, đừng nhắm mắt mù quáng theo đúng “kế hoạch”. “Kế hoạch được sinh ra để được điều chỉnh.” (Plan is made to be changed).

• 37 năm để hoàn thành tâm nguyện in một bộ kinh. Nhẫn.

Trần Đình Hoành dịch và bình

.

Publishing the Sutras

Tetsugen, a devotee of Zen in Japan, decided to publish the sutras, which at that time were available only in Chinese. The books were to be printed with wood blocks in an edition of seven thousand copies, a tremendous undertaking.

Tetsugen began by traveling and collecting donations for this purpose. A few sympathizers would give him a hundred pieces of gold, but most of the time he received only small coins. He thanked each donor with equal gratitude. After ten years Tetsugen had enough money to begin his task.

It happened that at that time the Uji River overflowed. Famine followed. Tetsugen took the funds he had collected for the books and spent them to save others from starvation. Then he began again his work of collecting.

Several years afterwards an epidemic spread over the country. Tetsugen again gave away what he had collected, to help his people.

For a third time he started his work, and after twenty years his wish was fulfilled. The printing blocks which produced the first edition of sutras can be seen today in the Obaku monastery in Kyoto.

The Japanese tell their children that Tetsugen made three sets of sutras, and that the first two invisible sets surpass even the last.

# 37