Thứ bảy, 20 tháng 2 năm 2010

Bài hôm nay

All I Ask of You – Bóng Ma Trong Nhà Hát, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Tự tha thứ , Danh Ngôn, song ngữ, chị Huỳnh Huệ.

Xin em đừng để ngày mai, Thơ, anh Trần Vân Hạc.

Xuân Ca , Thơ, chị Vivian Hoàng Nhất Phương.

Văn và Hoa , Văn, Văn Hóa, anh Trần Huiền Ân.

Cuộc chiến T-Shirt, Video, Kỹ Năng Kinh Doanh, anh Trần Đình Hoành.

Tại sao đi du học?, Trà Đàm, chị Hoàng Khánh Hòa.

Ngủ ngày , Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Mở rộng tư duy, Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

All I Ask of You – Bóng Ma Trong Nhà Hát

Chào các bạn,

Phantom of the Opera (Bóng Ma Trong Nhà Hát) là nhạc kịch trình diễn lâu năm nhất trên sân khấu nhạc kịch Mỹ Broadway, và là nguồn doanh thu lớn nhất trong các tác phẩm nghệ thuật giải trí của mọi thời đại.

Đây là một tiểu thuyết do văn sĩ Pháp Gaston Leroux viết năm 1909. Tiểu thuyết này không được nổi tiếng lắm vào thời đó. Trong hầu hết thế kỷ 20, dù thỉnh thoảng được tái bản, nó cũng chỉ nằm trong bóng tối, dù là năm 1925 được đóng thành phim.

Nhưng đến năm 1986, Andrew Lloyd Webber viết thành nhạc kịch, và Bóng Ma Trong Nhà Hát bỗng nhiên trở thành nổi tiếng khắp thế giới, cho đến ngày nay vẫn còn được diễn thường xuyên trên sân khấu Broadway.

Năm 2004, Joel Schumacher đạo diễn nhạc kịch thành phim.

All I Ask of You là một mẩu đối thoại giữa Christine, nữ nghệ sĩ chính của sân khấu Opera, và bạn trai Raoul, về bóng ma trong nhà hát. Bóng ma này chỉ lẩn khuất trong bóng tối của nhà hát, và bóng ma và Christine chỉ gặp nhau và yêu nhau trong bóng tối, một mối tình nằm hẳn ngoài lề cuộc đời, vì vậy nó mang nhiều oan trái, nhức nhối, và ước ao. Mẩu đối thoại này vì vậy nhắc nhiều đến bóng tối, thèm khát ánh sáng và tự do, và sự sợ hãi bất trắc mạnh đến nỗi cứ phải đòi nghe tiếng yêu đương nói lên thành lời.

Tất Cả Mọi Điều Ta Muốn

RAOUL:
Đừng nói nữa
đến bóng tối,
Quên đi những
sợ hãi trợn trừng này.
Có anh đây,
không gì hại em được –
Lời anh nói sẽ
giữ ấm và trấn an em.

Hãy để anh
là tự do của em,
hãy để ánh sáng ngày
lau khô dòng nước mắt.
Có anh đây
với em, bên cạnh em,
để canh giữ em
và dẫn dắt em…

CHRISTINE:
Hãy nói anh yêu em
từng
phút giây tỉnh thức,
hãy quay đầu em lại
với các câu chuyện mùa hè…

Hãy nói anh cần em
bây giờ và mãi mãi…
hãy hứa với em rằng mọi điều
anh nói là sự thật –
đó là tất cả mọi điều
em muốn từ anh…

RAOUL
Hãy để anh là
nơi ẩn trú của em,
hãy để anh
là ánh sáng của em.
Em sẽ bình an:
Không ai tìm ra em được
mọi sợ hãi của em
đều xa khuất lắm rồi…

CHRISTINE
Tất cả em muốn
chỉ là tự do,
một thế giới
không còn đêm tối…
và anh
luôn bên cạnh em
để ôm em
và che giấu em…

RAOUL
Vậy hãy chia sẻ
với anh một
tình yêu, một cuộc đời…
hãy để anh đưa em
ra khỏi cô đơn…

Hãy nói em cần anh
với em
ở đây, bên em…
bất kỳ em đi đâu,
hãy để anh đi cùng –
Christine,
đó là tất cả mọi điều anh muốn
từ em…

CHRISTINE
Hãy nói anh sẽ chia sẻ
với em một
tình yêu, một cuộc đời…
hãy nói nên lời
và em sẽ theo anh…

CẢ HAI
Chia sẻ mỗi ngày với
anh/em, mỗi
đêm, mỗi sáng…

CHRISTINE
Hãy nói anh yêu em…

RAOUL
Anh biết anh yêu em…

CẢ HAI
Yêu anh/em –
Đó là tất cả mọi điều anh/em muốn
từ em/anh…

(Hai người hôn nhau)

Bất kỳ nơi nào anh/em đi
Hãy để em/anh đi cùng…
Yêu anh/em –
đó là tất cả mọi điều anh/em muốn
từ em/anh…

(TĐH dịch)
.

Phantom of the Opera – All I Ask of You

RAOUL
No more talk
of darkness,
Forget these
wide-eyed fears.
I’m here,
nothing can harm you –
my words will
warm and calm you.

Let me be
your freedom,
let daylight
dry -your tears.
I’m here,
with you, beside you,
to guard you
and to guide you . . .

CHRISTINE
Say you love me
every
waking moment,
turn my head
with talk of summertime . . .

Say you need me
with you,
now and always . . .
promise me that all
you say is true –
that’s all I ask
of you . . .


RAOUL
Let me be
your shelter,
let me
be your light.
You’re safe:
No-one will find you
your fears are
far behind you . . .

CHRISTINE
All I want
is freedom,
a world with
no more night . . .
and you
always beside me
to hold me
and to hide me . . .

RAOUL
Then say you’ll share with
me one
love, one lifetime . . .
Iet me lead you
from your solitude . . .

Say you need me
with you
here, beside you . . .
anywhere you go,
let me go too –
Christine,
that’s all I ask
of you . . .

CHRISTINE
Say you’ll share with
me one
love, one lifetime . . .
say the word
and I will follow you . . .

BOTH
Share each day with
me, each
night, each morning . . .

CHRISTINE
Say you love me . . .

RAOUL
You know I do . . .

BOTH
Love me –
that’s all I ask
of you . . .

(They kiss)

Anywhere you go
let me go too . . .
Love me –
that’s all I ask
of you . .

Josh Groban và Sara Brightman là hai ca sĩ nhạc cổ điển của Mỹ nổi tiếng trên thế giới.

Mời các bạn nghe Josh Groban và Sara Brightman trong bản All I Ask of You.

Hoành
.

Josh Groban and Sarah Brightman – All I Ask of You – Phantom of the Opera

Tự Tha Thứ

Tôi không biết liệu, cho đến bây giờ, tôi vẫn luôn tiếp tục yêu mình không. Nhưng những gì tôi học để làm nhiều năm qua là tha thứ chính mình.Đối với mỗi người điều quan trọng là biết tha thứ chính mình bởi vì nếu bạn sống, bạn sẽ phạm sai lầm- điều này là tất yếu. Nhưng một khi bạn làm và thấy sai lầm, bạn tự tha thứ và nói: “ À, nếu mình hiểu biết tốt hơn, mình đã làm tốt hơn”, chỉ thế thôi. Vì thế bạn nói với người mà bạn nghĩ có lẽ đã bị mình làm tổn thương: “Tôi xin lỗi,” và nói với chính mình, “Ta xin lỗi”. Nếu chúng ta tiếp tục ôm giữ sai lầm, ta không thể nhìn thấy vinh quang của mình trong gương vì có sai lầm của ta giữa khuôn mặt và tấm gương soi, ta không thể nhìn thấy những gì ta có thể. Bạn có thể xin người khác thứ tha, nhưng cuối cùng sự tha thứ thực sự là chính mình. Tôi nghĩ rằng những người trẻ bị vướng mắc bởi cách họ nhìn nhận bản thân. Xin nhớ cho. Khi một cộng đồng lớn hơn thấy họ là không hấp dẫn, là những mối đe doạ, là quá đen hay quá trắng hay quá nghèo, quá béo hoặc quá gầy, quá khiệu gợi hay vô tính, như thế là võ đoán. Nhưng bạn có thể vượt qua điều đó. Khó khăn thực sự là vượt qua cách suy nghĩ về bản thân. Nếu chúng ta không có sự vượt qua đó chúng ta không bao giờ lớn, không bao giờ học được, và chắc mười mươi rằng chúng ta không bao giờ dạy bảo được.
.

Huỳnh Huệ dịch
.

I don’t know if I continue, even today, always liking myself. But what I learned to do many years ago was to forgive myself. It is very important for every human being to forgive herself or himself because if you live, you will make mistakes- it is inevitable. But once you do and you see the mistake, then you forgive yourself and say, ‘well, if I’d known better I’d have done better,’ that’s all. So you say to people who you think you may have injured, ‘I’m sorry,’ and then you say to yourself, ‘I’m sorry.’ If we all hold on to the mistake, we can’t see our own glory in the mirror because we have the mistake between our faces and the mirror; we can’t see what we’re capable of being. You can ask forgiveness of others, but in the end the real forgiveness is in one’s own self. I think that young men and women are so caught by the way they see themselves. Now mind you. When a larger society sees them as unattractive, as threats, as too black or too white or too poor or too fat or too thin or too sexual or too asexual, that’s rough. But you can overcome that. The real difficulty is to overcome how you think about yourself. If we don’t have that we never grow, we never learn, and sure as hell we should never teach.
.

~ Maya Angelou

Xin em đừng để ngày mai

Chúng mình là bạn nghe anh !
Sao em nỡ nói đoạn đành thế ư ?
Đời ngang trái. Tình thiên thu
Khi ngay gang tấc, khi mù xa khơi
Bỏ qua một ánh mắt cười
Để bay theo gió một lời tri âm
Lỡ quên trên dậu tầm xuân
Vần thơ xanh phút tần ngần gửi trao
Cần chi một trận mưa rào
Cần chi giông tố thét gào đã tan
Tim rạn vỡ – ta gắn hàn
Tuy đâu lành vẫn cung đàn ngân rung
Rồi em đôi má lại hồng
Lệ rơi biếc lá, trái nồng hương say…

Đợi chi mai, hãy hôm nay
Nâng niu đón mối tình này trung trinh

Trần Vân Hạc

Xuân Ca

Em là chim én nhỏ
Bốn mùa không âu lo
Hồn nhiên nghe anh ngỏ
Lời thiên thu hẹn hò

Diệu huyền như ánh trăng
Phiêu du như mây trắng
Én về mai qúy đăng
Anh hát câu vĩnh hằng

Én bay trong chiều gió
Én dừng trên lá đò
Én về bên ngọn cỏ
Anh kết tình yêu cho

Sóng xuôi giòng sông xanh
Trùng dương khói xây thành
Đêm ngàn sao lấp lánh
Giữa trời em và anh

Xuân! Xuân! Xuân ơi!
Tình ca vang đất trời
Em từ nghìn xưa đợi
Anh yêu em muôn đời

Vivian
Tháng Hai, 2010

Văn và Hoa

Trong một buổi hội thảo về văn xuôi, nhà văn Cao Duy Thảo có phát biểu rằng văn chương không thể có phế phẩm, vì phế phẩm văn chương không thể dùng làm bất cứ thứ gì, việc gì. Một mớ gạch vỡ, ngói bể… còn đem làm nền, lót đường được. Miếng gỗ cưa hỏng, đục hỏng… còn đun bếp được. Nhả bánh “hư bột hư đường” hạ giá thành thức ăn gia súc. Văn chương mà hỏng chỉ vứt đi, vứt đi.

Vâng. Làm văn chương hỏng, bị vứt đi, thật tội nghiệp cho tác giả. Mất biết bao nhiêu tâm trí và công sức. Có thể tác giả đầy nhiệt tình nhưng thiếu khả năng, hoặc do một điều kiện khách quan tác động. Hóa ra cơ sự…

Cái đáng sợ trong văn chương đối với quần chúng là loại văn chương giả. Sự kiện éo le, hấp dẫn, từ ngữ bóng bẩy, cú pháp điêu luyện… tác giả tài tình như một phù thủy điều khiển âm binh, sai khiến những điều không thật này múa may, khoa trương làm lóa mắt người đọc và không ít người đọc bị mắc lừa, xúc động thật sự, có khi đi đến mê muội tin theo các điều giả ấy.

Ngược lại không phải không có trường hợp chính phẩm văn chương bị chê là khô khan, đơn giản, không khơi gợi được tình cảm nơi người đọc. Ở đây có thể ví như món ăn bổ mà không ngon, không khoái khẩu người thưởng thức nên không được ưa chuộng. Cũng có thể nói rằng như thế chưa phải là văn chương, bởi vì hai tiếng văn chương đã có ẩn ý là phải hay, mà đã là hay thì nội dung và hình thức song toàn.

Kinh nghiệm cuộc đời cho thấy cái gì là giả không thể tồn tại lâu dài, cũng như cái gì là thật không thể chìm khuất mãi. Một lúc nào đó, người đọc nhận ra ngay những éo le, hấp dẫn, bóng bẩy kia chỉ là lớp sơn hào nhoáng bên ngoài và người đọc hối hận: Tại sao lúc ấy ta lại tin như vậy, lại xúc động đến thế? Một khi đã “ngộ” những người đọc này càng khinh bỉ loại văn chương giả. Kẻ bi quan không còn chút niềm tin gì đối với văn chương, kẻ lạc quan gia công đi tìm điều thật.

Nói chuyện văn chương lại liên tưởng đến hoa.

Từ lâu có nhiều loại hoa giả. Lúc đầu còn thô thiển, càng ngày với kỹ thuật tinh vi nhiều loại hoa giả còn đẹp hơn hoa thật. Cùng với hoa thật, hoa giả đóng một vai trò quan trọng trong việc trang trí, khánh tiết. Có người chê hoa giả, cho là đồ giả thì không đáng quý, chẳng cần khen chê.

Cha tôi có bài thơ vịnh hoa giả:

Mượn tên đẹp đẽ cũng như ai
Cũng trúc, cũng lan, cũng thược, mai
Tết tới đua chen cùng chúng bạn
Xuân về hớn hở khắp trong ngoài
Nữ công chị hỡi trau tria với
Thưởng khách chàng ơi chớ phụ tài
Đành phận không hương nhưng có sắc
Đã từng lên án lại lên đài

Thật tình tôi không hiểu rõ ngụ ý của bài thơ là khen hay chê hoa giả, giả sử chê thì chê một cách khéo léo. Chỉ thấy rõ là khen tài người làm ra hoa, với quan niệm xưa đây là việc thủ công của nữ giới.

Nghĩ lại thì hoa giả đâu phải là hoa giả mà là sự phối hợp giữa mỹ thuật và kỹ xảo, người ta dùng một số nguyên liệu nào đó tạo ra một vật giả làm hoa, giống như hoa. Tác giả những hoa này nói thật nó là hoa giả, không đánh lừa người mua, vậy nó là “hoa giả thật”, nó không phải là hàng mị, hàng giả, hàng thứ phẩm, phế phẩm, hàng hỏng. Thích hay không thích là tùy ý từng người.

Hoa giả, nói cụ thể là hoa vải, hoa giấy, hoa ni-lông gì đó… là kết quả của sự bắt chước, mô phỏng, con người bắt chước trời đất, mô phỏng thiên nhiên mà tạo ra. Nó có cái nhược là không phải hoa thật hái từ cành cây, nó có cái ưu là là dùng được lâu, giữ cái đẹp được bền, không tàn, nên đỡ phải thay đổi, chứ theo giá cả bây giờ chưa chắc đã đỡ tốn.

Nhưng sở thích con người thường nhanh chóng thay đổi. Người sành điệu chơi hoa thật phải thay hoa luôn thì chơi hoa giả cũng phải thay luôn, nếu không sẽ bị “quê”, bị lạc hậu.

Hạng nghèo như tôi, không có tiền mua hoa thật và hoa giả, hai loại đều đắt cả. Thôi thì hái hoa dại trời cho, mọc ở bờ suối, vệ đường, sáng cắm, chiều bỏ… Cũng có màu sắc như ai và tự nghĩ rằng mình đây cũng biết yêu hoa, thưởng hoa như thiên hạ.

Trần Huiền Ân

Tại sao đi du học?

Trong một vạn câu hỏi tại sao của cuộc đời, mình nghĩ câu hỏi “Tại sao đi du học” là một trong những câu hỏi quan trọng. Nếu bạn trả lời được nó, đó có thể là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời bạn. Tại sao?

Người Việt Nam mình có câu:

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Khi một bạn trẻ mới bước chân vào đại học và lưỡng lự về con đường sự nghiệp của mình: Có nên đi du học không hay ở nhà? Một số người lấy câu ca dao trên làm câu trả lời và mình thấy có hai cách hiểu:

1. Đi du học là không cần thiết, vì nói chung ở Việt Nam cách làm việc khác, văn hóa khác.

Bạn A tốt nghiệp đại học kinh tế và có kinh nghiệm đi làm ở Việt Nam, sau 3-4 năm đã có nhiều mối quen biết và có thể được cất nhắc làm trưởng phòng của một chi nhánh ngân hàng hay công ty chứng khoán. Trong khi bạn B đi làm 2 năm rồi đi học thạc sĩ tài chính ở nước ngoài 2 năm, khi quay trở về chưa chắc đã có được vị trí như vậy vì bị gián đoạn kinh nghiệm làm việc, kiến thức học ở nước ngoài đôi khi về Việt Nam cũng không áp dụng được nhiều. Ngoài ra đi du học lại hay có xu hướng nhìn thấy nhiều tiêu cực ở Việt Nam, lúc trở về dễ shock văn hóa ngược, và khó hòa nhập hơn.

2. Đi du học là tốt, nhưng không nên ở lại nước ngoài mà tốt nhất là quay về Việt Nam để phát triển sự nghiệp hoặc sống lâu dài.

Mình đã gặp một số bạn hiện đang du học ở Mỹ và trong số này có hai chiều hướng: một là học nhanh nhanh để về, vì nhớ nhà quá, thấy không đâu bằng nhà mình cả, và tất nhiên khi về với tấm bằng nước ngoài trong tay họ cũng sẽ có được sự tôn trọng nhất định trong mắt đồng nghiệp. Vị thế xã hội cũng được nâng cao. Lương bổng chắc chắn sẽ được tăng so với trước, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Vậy có gì mà phải đắn đo không trở về. Còn chiều hướng thứ hai (không áp dụng trong câu ca dao này), là những người đang mong muốn tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở xứ người. Một số sẽ cố gắng ở lại xin việc và định cư.

Trong bài viết này mình chỉ đặt trọng tâm phân tích cách hiểu thứ nhất vì đây thực sự là một bước ngoặt về tư duy để giúp chúng ta thoát ra khỏi tình trạng “ếch ngồi đáy giếng”. Một khi đã thoát ra khỏi cái giếng rồi, thì chí ít là ếch nhà ta đã nhìn thấy bầu trời rộng hơn và biết là mình có nên quay trở lại với cái giếng hay nhảy đi tìm một vùng trời khác. Trong cả hai trường hợp thì cũng đều tốt hơn cho ếch cả :).

Mình đã từng là chú ếch trong cái giếng con đó và băn khoăn rất nhiều. Nhưng khi đặt ra câu hỏi: điều gì là ý nghĩa trong cuộc đời mình? Mình muốn làm gì trong 20 năm tới? Câu trả lời của mình là: mình muốn biết nhiều hơn về thế giới, trong 20 năm tới nếu có cơ hội mình sẽ làm kinh doanh. Nếu muốn mở một doanh nghiệp ở tầm quốc tế thì chắc chắn là mình nên có hiểu biết về văn hóa các nước.

Và đi du học không đơn giản chỉ là kiếm một tấm bằng, với mình đó còn là một tấm vé du lịch miễn phí để được biết đến những vùng đất khác nhau, để mở rộng thế giới quan, học hỏi cách sống và làm việc tiên tiến. Khi trở về Việt Nam dù có bị shock văn hóa ngược đi nữa, thì những hiểu biết đó sẽ đều có ích cho mình về lâu về dài. Nếu xét về cái lợi và cái hại thì rõ ràng là lợi ích lớn hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu mình chấp nhận ở Việt Nam và tập trung để phát triển sự nghiệp, không phải xa gia đình và người thân, điều đó cũng tốt nhưng còn cơ hội để mở mang thì chắc sẽ ngày càng hạn chế theo tuổi tác và trách nhiệm với công việc. Sức ì sẽ càng ngày càng lớn hơn.

Vì thế mà mình đạt mục tiêu lớn nhất sau khi tốt nghiệp đại học là xin học bổng đi du học. Một số bạn thì bắt đầu nhận ra mong muốn đi du học khi đã bắt đầu đi làm được một thời gian. Họ đã phải cố gắng rất lớn để bứt ra khỏi vòng xoáy của công việc để lo trau dồi tiếng Anh và tập trung làm hồ sơ. Quan điểm “ao ta” của các bậc phụ huynh và bạn bè đồng trang lứa cũng là một sức ép lớn, nhất là đối với các bạn nữ. Một số còn cho rằng du học mà xin học bổng được là điều không thể. Điều đó đôi khi khiến bạn cảm thấy mất hẳn “nhuệ khí” và chỉ muốn bỏ cuộc.

Mình muốn nhấn mạnh rằng việc đi du học được hay không không phải là vấn đề chính. Có rất nhiều cơ hội mở ra cho bạn nếu bạn thực sự muốn. Vấn đề của chúng ta – nhất là những người trẻ tuổi, là có thực sự muốn được mở mang đầu óc, học hỏi những điều hay của thế giới hay không?

Một khi đã thoát ra khỏi cái đáy giếng rồi, bạn sẽ ngạc nhiên là bầu trời quá rộng lớn và bể học là vô cùng. Nếu cứ mãi ngồi dưới đáy giếng thì ta sẽ mãi chỉ là chú ếch con mà thôi.

Chúc các bạn một ngày tươi hồng,

Hoàng Khánh Hòa

Ngủ ngày

Thiền sư Soyen Shaku qua đời năm sáu mươi mốt tuổi. Làm tròn sự nghiệp đời mình, thiền sư để lại một giáo huấn phong phú hơn hẳn giáo huấn của nhiều thiền sư khác. Học trò của thiền sư thường ngủ ngày giữa mùa hè, và dù là thiền sư bỏ qua việc này, thiền sư vẫn không bao giờ phí phạm một giây phút.

Ngủ trưa ở Nhật

Khi thiền sư chỉ mới 12 tuổi, người đã học triết lý thiền Thiên Thai. Vào một ngày hè, trời nóng bức đến nỗi cậu bé Soyen duỗi thẳng chân và ngủ trong khi thầy mình ra ngoài.

Ba tiếng đồng hồ trôi qua, cậu bé Soyen bỗng nhiên tỉnh giấc, nghe thầy đang bước vào, nhưng trễ quá rồi. Cậu đang nằm dài ra đó, chắn ngang cửa.

“Thầy xin lỗi, thầy xin lỗi,” thầy của Soyen thì thầm, bước rón rén qua người Soyen, như thể Soyen là một người khách quý. Kể từ đó, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa.
.

Bình:

• Ngủ trưa là thói quen tại các xứ nóng. Buổi trưa, nhất là trưa hè, trời oi bức đến nỗi mọi người mọi vật đều thấy mệt mỏi và cần nghỉ. Ở Tây Ban Nha (Spain) và các nước có ảnh hưởng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ, giấc ngủ trưa gọi là “siesta.”

Theo bài này, ngủ trưa được các thiền sư xem như là phí phạm thời gian. Điều này có lẽ hợp lý với các thiền sư, nhưng đối với nông dân phải làm việc ngoài trời, thì ngủ trưa có lẽ là giúp nông dân làm việc tốt hơn. (Xin đọc thêm về 7 Nguyên Tắc Cho Giấc Ngủ Trưa).

(Thực ra tựa đề bài này nên là “Ngủ trưa” thì đúng hơn là “Ngủ ngày”. Trong văn hóa Việt, ngủ trưa thì được, ngủ ngày thì không. Tuy nhiên, vì bản chính tiếng Anh viết là Daytime, chúng ta dịch là “Ngủ ngày” để tôn trọng bản chính. Nếu là ngủ trưc thì tiếng Anh nên là “noon nap” hay “afternoon nap”.)

• Điểm chính của bài này là Soyen không phí phạm thời gian, hay ảnh hưởng của thầy của cậu bé Soyen trên cách sống của cậu trong suốt cuộc đời?

Cả thầy của Soyen và Soyen đều tôn trọng giấc ngủ trưa của người khác, vì cả hai biết rằng đó cũng là chuyện tự nhiên và thông thường. Cho nên, ngủ trưa không được xem là chuyện xấu, hay lười biếng, dù là các thiền sư có thể nghĩ rằng không ngủ trưa thì vẫn hơn.

Điểm chính là, thầy Soyen xin lỗi cậu học trò 12 tuổi là đã phá giấc ngủ của cậu. Thầy xin lỗi học trò là chuyện hầu như chẳng bao giờ xảy ra ở phương đông, nơi mà thầy tát tai trò là chuyện thường ngày. Ở đây, thầy xin lỗi học trò, mà lại là học trò nhỏ xíu, đang ngủ trưa trong giờ học, tức là làm chuyện chẳng nên làm (dù đó chỉ là bản năng tự nhiên).

Thái độ cực kỳ khiêm tốn của thầy, và cực kỳ tôn trọng học trò của thầy, gây ấn tượng quá lớn trên Soyen, đến nỗi cậu không bao giờ ngủ trưa nữa (để thầy không bao giờ phải xin lỗi cậu lần nữa).

Và Soyen cũng rất tôn trọng [giấc ngủ của] học trò sau nầy như thầy đã tôn trọng mình.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

Sleeping in the Daytime

The master Soyen Shaku passed from this world when he was sixty-one years of age. Fulfilling his life’s work, he left a great teaching, far richer than that of most Zen masters. His pupils used to sleep in the daytime during midsummer, and while he overlooked this he himself never wasted a minute.

When he was but twelve years old he was already studying Tendai philosophical speculation. One summer day the air had been so sultry that little Soyen stretched his legs and went to sleep while his teacher was away.

Three hours passed when, suddenly waking, he heard his master enter, but it was too late. There he lay, sprawled across the doorway.

“I beg your pardon, I beg your pardon,” his teacher whispered, stepping carefully over Soyen’s body as if it were that of some distinguished guest. After this, Soyen never slept again in the afternoon.

#39

Mở rộng tư duy

Chào các bạn,

Trong bài Đặt Nền Móng Cho Cường Thịnh, chúng ta có nói là muốn đặt nền tảng cường thịnh cho đất nước, chúng ta cần hai điều: Một là trái tim nhân ái, xem mọi người là anh em từ một mẹ trăm con. Hai là mở rộng tư duy để mở rộng trí tuệ.

Điều thứ nhất, xem mọi người như anh em thì chẳng có gì là khó hiểu và khó làm cả. Trong anh em không có thù hằn và từ “kẻ thù” không có trong tự điển anh em. Điều này ta đã học lúc 5, 6 tuổi với bài học sử k‎ý đầu tiên về mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân. Các quí vị không muốn thực hành điều này, vì “Nhưng mà…” hay “Tại vì…” thì đành chịu. Thiếu gì người trên thế giới biết chuyện phải làm mà vẫn làm ngược lại, như là hút thuốc, nghiện rượu, chửi thề… Đời mà!

Điều thứ hai, mở rộng tư duy, thì lại cực kỳ khó khăn, nhiều người muốn làm cũng không được, và ta có nói hoài, mỗi ngày một bài trà đàm, thì cũng chẳng dư.

Điều khó khăn căn bản rất dễ hiểu: Mỗi người chúng ta là một bộ máy computer, cứ như vậy mà cảm xúc, mà lý luận, mà suy nghĩ, với mọi thứ thành kiến, giới hạn, và thiên vị đã lập trình sẵn trong máy. Không khác hơn được.

Và trong đại đa số các trường hợp chúng ta cũng chẳng biết là chúng ta hoàn toàn là nô lệ cho cái máy của chính mình. Bằng chứng là, nếu ta hỏi mọi người tự định điểm là mình thoáng, rộng rãi, tự do trong tư duy, hay bị nghẹt thở bởi thành kiến, thì chẳng ai nghĩ là mình đang ở tù trong thành kiến cả. Ai cũng tự cho mình là thoáng, và nếu có thành kiến thì chỉ tí tí thôi!

Và chúng ta cũng đã thấy và đang thấy bao nhiều thù hận đổ máu đều được làm với danh xưng tình yêu–yêu Allah, yêu thượng đế, yêu tổ quốc, yêu dân tộc–mà người giết chóc, thù hận, cũng không hề biết là mặt mình và tay mình đầy máu, và miệng mình chỉ phun ra hận thù, và họ vẫn tiếp tục tin rất thành thật là họ thực sự yêu thượng đế, yêu dân tộc, yêu con người… Phật gia thật là trí tuệ đỉnh cao khi đặt trung tâm điểm của giáo pháp vào si mê/đại ngộ của con người!

Hai vị thầy lớn nhất về tâm, tức là về cái đầu và quả tim, của con người là Chúa Giêsu và Phật Thích Ca, đều có giải pháp như nhau. Chúa Giê Su nói “phải như trẻ em” và Phật Thích Ca nói phải “cởi bỏ mọi chấp trước”—tức là “vô chấp”.

Phải như trẻ em và vô chấp, tuy ngôn ngữ khác nhau, nhưng thực hành là một. Trẻ em thì chẳng chấp vào điều gì cả: Ai cũng yêu được; điều gì cũng mới, cũng thích thú; mọi tư tưởng trên đời đều như nhau, chẳng ôm cái gì bỏ cái gì; mọi vật trên đời như nhau, chẳng ham cái nào chê cái nào; trong lòng tinh khiết thành thật…

“Trưởng thành” là học các thứ trẻ em không biết: Học khen chê, theo cái này chống cái kia, theo người này bỏ người nọ, theo cái này chê cái nọ, thích đạo này chê đạo kia… Nói chung, trưởng thành là học phân cách, phân chia. Bởi vì vậy chỉ người lớn mới chia phe đánh nhau và giết nhau, trẻ em không làm thế.

“Như trẻ em” không phải là một môn học mới, mà là bỏ tất cả các thứ ta đã học thời “trưởng thành”, để về ngược lại bản tính trẻ em. Nói theo tiếng Anh thì ta không learn (học) để thành trẻ em, mà phải unlearn (xóa học) các thứ đã học để thành trẻ em trở lại.

Đó cũng chính là vô chấp của nhà Phật—xả bỏ, xóa bỏ tất cả các thành kiến định kiến trong đầu mà ta đã học trong nhiều năm “trưởng thành”. Học “vô chấp” không phải là học cái gì mới, mà là học xóa bỏ mọi thứ lăng nhăng ta đã học trong đời, để trở về quả tim tinh khiết của trẻ em.

Làm được thế thì ta sống hài hòa với mọi người và thế giới như thiền sư, hay như … trẻ em. Thiền sư và trẻ em là một. Cả hai chỉ thích nói “Vậy à.

Và nếu ta có tâm vô chấp, thì làm lãnh đạo (chính trị, xã hội, kinh tế…) cũng giỏi, vì ta đọc một thấy mười. Người bình thường thì đọc một thấy được một, đôi khi chỉ thấy được phần tư hay một phần mười, vì cái đầu của họ bị cả hàng trăm thứ cửa che đậy, làm sao mà thấy được gì nhiều. Đầu của người càng vô chấp càng thông thái, vì họ đọc một thấy cả mấy mươi từ phía mấy mươi cánh cửa mở toang ánh sáng tràn đầy.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã gặp một mớ người bằng cấp cùng mình, tiến sĩ, thạc sĩ, viện sĩ, đủ thứ sĩ… lớ nga lớ ngớ u u mê mê. Không phải vì các vị có IQ thấp. Đã xong vài cái sĩ thì IQ cũng rất khá. Chỉ có điều là IQ chẳng giúp được gì mấy khi cái đầu của họ bị cả hàng trăm cánh cửa thành kiến bưng bít: tôn giáo, đảng phái, gốc gác gia đình, quê quán, tuổi tác, trường sở, ham tiền, ham tiếng, ham địa vị, kiêu căng, thiếu tự tin, kỳ thị giới tính, kỳ thị tuổi tác, kỳ thị chủng tộc, sợ bị chê, sợ bị mất việc, sợ bị mất bạn, sợ người ta nói mình ngu… Các bạn có thời giờ để viết thì cũng có thể tính lên đến hơn 100 danh mục giới hạn. Thế thì không u mê sao được?

Trí tuệ thực sự không thể đến được nếu cái đầu của ta bị che tối bởi thành kiến. Đó là qui luật. Trí tuệ là ánh sáng. Ánh sáng không thể vào đầu nếu đầu có quá nhiều cửa đóng.

Nhưng không phải muốn có xóa bỏ thành kiến là xóa bỏ được. Muốn xóa bỏ thành kiến chúng ta cần kỹ luật thường xuyên:

• Tập ngồi tĩnh lặng để “nhìn chính mình”, để thấy mình đang làm gì, suy nghĩ gì. Nếu mình có thể tách mình làm hai như thế, một người quan sát một người, thì khi thuần thục mình có thể thấy mình đang làm gì trong khi mình đang làm việc đó, để tùy nghi điều chỉnh. Điều này nói thì dễ làm thì khó–nếu các bạn chịu khó nghe giảng thường xuyên, sẽ có cơ may gặp được một số các vị mục sư, linh mục và nhà sư, trong lúc giảng đạo chỉ giảng thù hận từ đầu đến cuối giờ, bài giảng nào cũng vậy, và các vị không nhận ra là đó là phản lại lời dạy của Chúa và Phật.

Cho nên để nhìn được chính mình, chúng ta phải cực kỳ kỹ luật tinh thần và cực kỳ thành thật với chính mình.

• Tập “thấy mọi sự như nó là” (seeing thing as it is): Thấy anh Nhân ngồi ăn tối với cô Nguyệt thì thấy anh Nhân ngồi ăn tối với cô Nguyệt, chứ đừng “thấy” kiểu suy diễn thêm là “hai người này là bồ bịch.”

Thói quen suy diễn lăng nhăng là thành kiến số 1 của mọi người trên thế giới.

• Khi đối thoại, thì nghe cẩn thận, với con tim rộng mở. Đa số mọi người nghe (hay đọc trên Internet) rất dở, nếu không nói/viết kiểu bom nổ thì họ không hiểu được. Người nghe/đọc giỏi luôn luôn cực kỳ nhậy cảm, biết chuyện gì đang xảy ra và sắp xảy ra, trước khi mọi người khác có thể biết.

• Không phán đoán, trừ khi công việc đòi hỏi bạn phải phán đoán.

• Nếu có một ai đó trên thế giới (con nít, người lớn, giàu có, đói rách, da đen, da đỏ, da vàng, có học thức, thiếu học thức…) mà bạn nghĩ là bạn chẳng học được điều gì từ người đó, thì bạn đơn giản là chưa biết học và một mớ cửa của trí tuệ của bạn đang bị đóng.

• Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể chia thế giới thành hai nhóm người—tốt và xấu—thì bạn chưa hiểu gì về quả tim con người.

• Không biết sợ. Và khi sợ thì không để sợ hãi cản mình làm việc mà mình thấy cần làm.

• Và nếu là chúng ta có làm gì lớn lao cho thế giới, cho Chúa, cho Phật thì cũng nên nhớ rằng trong vũ trụ này chúng ta chưa lớn bằng hạt cát trên bờ đại dương.

Chúng ta là con thượng đế, nhưng cũng chỉ là một hạt cát trong vũ trụ. Một hạt cát, nhưng vẫn là con thượng đế.

Nếu nắm được quân bằng này, chúng ta vẫn tích cực, vẫn thấy mình lợi ích cho đời cho người, nhưng vẫn thấy được mình chỉ là một chớp mắt trong cõi vô cùng.

Chẳng có gì lớn lao!

Mở rộng trí tuệ không phải là đọc sách cho nhiều, mà là luyện tâm để tâm ta luôn luôn khiêm cung, rộng mở và vững mạnh. Như căn nhà nhỏ ở thôn quê, cửa ngỏ luôn mở rộng để chào đón khách, và chẳng sợ có gì trong đó để mất.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Bài liên hệ: Tự do đầu tiên và cuối cùng, Tâm trí tự do, phản ứng lập trình hay hành động tự do?

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Thứ sáu, 19 tháng 2 năm 2010

Bài hôm nay

Amazing Grace – Ân Điển Diệu Kỳ, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

Tạo dựng cuộc sống, Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Thành công của tình yêu , Danh Ngôn, song ngữ, chị Trần Thị Thu Hiền.

Tuyết nắng, Thiền Thi, anh Trần Đình Hoành.

Người phụ nữ phi thường , Thơ, song ngữ, chị Huỳnh Huệ và anh Lê Vĩnh Tài.

Đường hoa đẹp quá , Chuyện Phố, Trà Đàm, anh Trần Bá Thiện.

Sự nghiệp của Gisho , Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Vượt qua nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông, Trà Đàm, Kỹ Năng Lãnh Đạo, chị Hoàng Khánh Hòa.
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Amazing Grace – Ân Điển Diệu Kỳ

Chào các bạn,

Đầu năm chúng ta thường cám ơn Trời Đất: Lễ Đàn Nam Giao ở cổ thành Huế, lễ cúng đầu năm tại mỗi gia đình. Tại phương tây, bản nhạc tạ ơn số một trong thế giới Tây phương là Amazing Grace.

Trong vòng hai trăm năm qua, Amazing Grace là một trong những bản nhạc phổ thông nhất trong thế giới nói tiếng Anh, một trong những thánh ca phổ thông nhất của Thiên Chúa Giáo (Christianithy), và là thánh ca hát thường xuyên nhất trong các nhà thờ tin lành (Protestant). Tuy vậy, đã có nhiều khi bản nhạc này chiếm hạng cao trong các danh mục nhạc phổ thông (ngoài nhà thờ) được yêu thích.

Nếu các bạn học văn hóa Anh ngữ mà chưa biết đến Amazing Grace thì vẫn là một thiếu sót lớn.

Amazing Grace là lời thơ do John Newton (1725-1807), một mục sư và thi sĩ, viết năm 1779, với thông điệp về những yếu đuối, lầm lỗi, và đau khổ của con người , và tình yêu của Thượng đế làm lành con người và giải phóng con người khỏi tối tăm tuyệt vọng.

Đây là lời thơ về kinh nghiệm thật của cuộc đời John Newton. Newton lớn lên chẳng có một lòng tin tôn giáo nào. Anh bị buộc gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh và buôn bán nô lệ. Vào một đêm nọ một cơn bão khủng khiếp nhồi dập chiếc thuyền làm Newton sợ đến nỗi phải kêu cầu đến Chúa, đó là giây phút đánh dấu sự thức tỉnh tâm linh của Newton. Anh tiếp tục nghề buôn bán nô lệ vài năm nữa, rồi cuối cùng bỏ đi biển hẳn, và học thần học.

Năm 1764, anh được thụ phong linh mục Anh giáo và bắt đầu viết thánh ca cùng thi sĩ William Cowper. Amazing Grace lúc đầu không có nhạc, và người ta nghĩ là có thể bài kinh được đọc trong nhà thờ, và ít người biết đến nó. Nhưng đến đầu thế kỷ 19 thì bài kinh trở thành rất phổ thông trên đất Mỹ và có khoảng 20 bài nhạc khác nhau đi theo lời kinh. Tuy nhiên, đến năm 1835, lời kinh được ghép vào một đoạn nhạc có tên là “New Britain” và trở thành bản nhạc Amazing Grace ngày nay.

Jonathan Aitken, người viết tiểu sử John Newton, ước tính là mỗi năm bài Amazing Grace được hát khoảng 10 triệu lần.

Wikipedia tiếng Việt viết:

“‘Ân điển Diệu kỳ’ (Amazing Grace) cũng được phổ biến rộng rãi trong vòng những người ủng hộ công cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền, dù là tín hữu Cơ Đốc hay không. Nhiều người tin rằng đây là bài hát chống nạn sở hữu nô lệ vì Newton từng là người buôn nô lệ, mặc dù có những tra vấn về điều này.

Bài thánh ca được nhiều người hát từ hai bên chiến tuyến trong cuộc Nội chiến Mỹ.

Khi bị chính phủ Mỹ cưỡng bức tập trung vào những khu định cư dành riêng cho người da đỏ, nhiều người thuộc bộ tộc Cherokee gục chết trên “con đường nước mắt” mà không được chôn cất tử tế, “Ân điển Diệu kỳ” là bài hát mang đến niềm an ủi cho những người sống sót. Từ đó, bài thánh ca thường được xem là Quốc ca của người Cherokee. Đó là lý do khiến nhiều nghệ sĩ da đỏ đương đại ghi âm ca khúc này.

Trong những năm gần đây, bài hát được phổ biến rộng rãi trong vòng các nhóm cai nghiện rượu và ma túy, đặc biệt là những nhóm được tổ chức bởi các tín hữu Cơ Đốc.

‘Ân điển Diệu kỳ’ được trình bày bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có thần tượng nhạc dân ca và nhà hoạt động nhân quyền Joan Baez. Bên cạnh việc ghi âm bài hát, Joan Baez đã mở màn phần trình diễn tại Hoa Kỳ của chương trình Live Aid – một chuỗi các buổi biểu diễn cứu trợ nạn đói châu Phi năm 1985 – với ca khúc “Ân điển Diệu kỳ”. Trong số các tên tuổi trong lãnh vực âm nhạc đã trình bày ca khúc này có: Arlo Guthrie, Bill and Gloria Gaither, Charlotte Church, Chris Tomlin, Destiny’s Child, Diana Ross, Elvis Presley, Johnny Cash, Kylie Minogue, LeAnn Rimmes, Mahalia Jackson, Rod Stewart….”

Bản nhạc này không chỉ là môt bài hát, mà là một lời cầu nguyện giản dị nhưng sâu thẳm cho người Thiên Chúa Giáo. Cho nên, như các bạn sẽ thấy trong vài video sau đây, không lạ gì khi ta thấy cả người khác lẫn người nghe rơi nước mắt khi hát bản nhạc này. Và người ta cũng thường hát bản nhạc này mà không dùng nhạc đệm.

Lời nguyên thủy:

Amazing grace

Amazing grace, how sweet the sound,
That saved a wretch like me!
I once was lost, but now am found,
Was blind, but now I see.

‘Twas grace that taught my heart to fear,
And grace my fears relieved;
How precious did that grace appear,
The hour I first believed!

Through many dangers, toils and snares,
We have already come;
‘Tis grace has brought me safe thus far,
And grace will lead me home.(Lead me home!)

The Lord has promised good to me,
His word my hope secures;
He will my shield and portion be,
As long as life endures.

Yes, when this flesh and heart shall fail,
And mortal life shall cease;
I shall possess, within the veil,
A life of joy and peace.

The earth shall soon dissolve like snow,
The sun forbear to shine;
But God, who call’d me here below,
Will be forever mine.

Lời dịch (TĐH)

Ân phúc diệu kỳ

Ân phúc diệu kỳ, nghe ngọt làm sao,
Đã cứu kẻ rách nát như tôi!
Tôi đã lạc, nhưng nay đã được tìm thấy.
Tôi đã mù, nhưng nay tôi thấy.

Chính ân phúc đã dạy tim tôi biết sợ,
Và ân phúc xóa tan mọi sợ hãi.
Quý hóa thay, ân phúc đã đến
Lúc tôi tin lần đầu!

Qua bao hiểm nguy, khó nhọc và cạm bẫy,
Chúng ta đã đến;
Và ân phúc đã giữ tôi bình an đến thế này,
Và ân phúc sẽ đưa tôi về nhà (Đưa tôi về nhà)

Chúa đã hứa điều tốt cho tôi,
Lời Chúa làm chắc hi vọng tôi;
Chúa nắm khiên tôi và phận tôi,
Ngày nào cuộc đời vẫn còn.

Vâng, khi xác thịt và con tim này ngã gục,
Và đời sống này ngưng;
Tôi sẽ có, bên trong màn che,
Một đời vui sướng và bình an.

Quả đất rồi sẽ tan như tuyết,
Mặt trời sẽ ngưng sáng;
Nhưng Thượng đế, người đã gọi tôi,
Sẽ ở cùng tôi đời đời.

(TĐH Chú thích: Tình yêu của Thượng đế cho con người, gọi là God’s grace—ân phúc của thượng đế–là trung tâm của Tân Ước. “For God so love the world that he sent his one and only Son, that whoever believes in Him shall not perish but shall have eternal life.” John 3:16. Vì Chúa đã yêu loài người đến nỗi sai con một và duy nhất của ngài [xuống thế], nên ai tin vào con của Ngài sẽ không bị hư nát nhưng sẽ được sự sống đời đời ).

Lời ca tiếng Việt: (Hát theo nhạc, chứ không là lời dịch của lời nguyên thủy)

Ân điển diệu kỳ

Làm sao nói được hết ơn sâu lạ lùng
Tình yêu Chúa rộng hơn biển lớn
Xao xác chân bước kiếm tìm
Rừng sâu in dấu chân người
Tìm chiên mắt lệ xót xa tìm

Lòng vương vấn tội lỗi như chiên lạc bầy
Ngày qua tháng lại đến tràn lấp
Chua xót cay đắng thân tàn
Lầm than bơ vơ phận này
Tìm tôi Chúa tìm thấy, thứ tha

Lòng Cha ái từ quá, yêu thương trọn đầy
Niềm tin hi vọng cháy bùng sáng
Che chở nâng giữ ân cần
Bàn tay ấp yêu dịu dàng
Bàn tay ấy hằn dấu đóng đinh

Rồi đây đất trời sẽ hư hao hoang tàn
Lòng tin mắt nhìn thấy sự sống
Nơi chốn xa ấy thiên đàng
Về đây quê hương trên trời
Về đây, phước hạnh mãi mênh mang

Sau đây mời các bạn nghe bản Amazing Grace qua các videos:

1. Leann Rimes hát không nhạc.
2. Hayley Westenra hát không nhạc
3. Đàn Bagpipes của Sctoland, trong phim Braveheart
4. André Rieu (violon & bagpipes) (khán giả khóc khi nghe)
5. Elvis Presley.
6. Thổ dân Da Đỏ Cherokee (hát tiếng Cherokee).
7. Judy Collins và ban hợp xướng (1970)
8. Mahalia Jackson – Nữ hoàng Thánh Ca (Gospel music) (Khóc trong khi hát)
9. Declan Galbraith, 11 tuổi, hát cho Nữ Hoàng Anh tại lễ Kim Khánh của Nữ Hoàng.
10. The Kelly Family – TV show 1989, ban nhạc khóc khi trình diễn.
11. Nana Mouskouri
12. Joan Baez (không có nhạc)
13. Whitney Houston (với saxophone)
.

1. Leann Rimes – Amazing Grace (Hát không nhạc)


.

2. Hayley Westenra – Amazing Grace (Live) (Hát không nhạc)


.

3. Amazing Grace – Bagpipes (Đàn Bagpipes của Sctoland, trong phim Braveheart)


.

4. Amazing grace – André Rieu (violon & bagpipes) (xem khán giả khóc khi nghe)


.

5. Elvis Presley – Amazing Grace

.

6. Thổ dân Da Đỏ Cherokee – Native American – Amazing Grace (in cherokee)

.

7. Amazing Grace – Judy Collins and the choir (1970 RARE!!)


.

8. Mahalia Jackson – Amazing Grace (Nữ hoàng Thánh Ca-Gospel Music-khóc khi hát)


.

9. Declan Galbraith – Amazing Grace (Declan sinh ngày 19.12.1991, hát bản này năm 11 tuổi, tại nhạc hội mừng lẽ Kim Khánh của Nữ Hoàng Anh (Queen’s Jubilee) tại Vương cung Thánh đường St Paul’s Cathedral ở Luân Đôn.

Bản nhạc này có lời thay đổi so với lời nhạc truyền thống:

Amazing Grace, how sweet the sound
that saved a boy like me
I once was lost but now I’m found
Was blind but now I see

‘Twas Grace that taught my heart to sing
And grace my soul relieved
How precious did that Grace appear
The hour I first believed

If I should live ten thousand years
Bright shining as the sun
I would need more days to sing God’s praise
Than when I first begun

Amazing grace, how sweet the sound
that saved a boy like me
I once was lost but now I’m found
Was blind but now I see…..I see


.

10. The Kelly Family – Amazing Grace (Ban nhạc khóc khi trình diễn)


.

11. Nana mouskouri – amazing grace


.

12. Joan Baez – Amazing Grace – Live (1982. Không có nhạc đệm)

.

13. Whitney Houston – Amazing Grace (với kèn saxophone)

Thành công của tình yêu

Thành công của tình yêu là trong sự yêu thương – không phải trong kết quả của yêu thương. Lẽ thường trong tình yêu ta muốn điều tốt nhất cho người kia, nhưng dù nó có như vậy hay chăng thì cũng không quyết định giá trị của những gì ta đã làm.

.

Trần Thị Thu Hiền dịch

The success of love is in the loving – it is not in the result of loving. Of course it is natural in love to want the best for the other person, but whether it turns out that way or not does not determine the value of what we have done.

Mother Teresa