Thứ sáu, 23 tháng 4 năm 2010

Bài hôm nay

Đều như nhịp trống, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

Giỗ tổ Hùng Vương 2010, Văn Hóa, Nước Việt Mến Yêu, Nhạc Xanh, Video, anh Trần Đình Hoành.

Chào mừng Ngày Trái Đất 22.4, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

Chào mừng Ngày Hành Chính 21.4, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

Hiểu đời , Danh Ngôn, song ngữ, chị Phạm Thanh Hằng.

Khôn ngoan, Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Tình yêu giúp ta nhận ra chính mình, Trà Đàm,
anh Trần Bá Thiện.

Người khuyết tật cho ta hạnh phúc , Chuyện Phố, chị Phạm Vũ.

Làm sao để viết một bài thơ Tàu , Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.
.

Scholarship, Grants & Jobs

Asia Society and PBS’s AMERICAN EXPERIENCE cordially invite you to the screening of My Lai

What drove a company of American soldiers — ordinary young men deployed on what they understood to be a combat mission — to murder more than 300 unarmed Vietnamese civilians? Were they “just following orders,” as some later declared? Or, as others argued, did they break under the pressure of a misguided military strategy that measured victory by body count? Today, as the United States once again finds itself questioning the morality of actions taken in the name of war, Academy Award-nominated filmmaker Barak Goodman (“The Lobotomist,” “Scottsboro: An American Tragedy”) focuses his lens on the 1968 My Lai massacre, its subsequent cover-up and the heroic efforts of the soldiers who broke ranks to try to halt the atrocities. “My Lai” draws upon eyewitness accounts of Vietnamese survivors and men of the Charlie Company 11th Infantry Brigade and recently discovered audio recordings from the Peers Inquiry to recount one of the darkest chapters of the Vietnam War.

Thursday, April 22, 2010

6:45 pm Screening followed by Q&A with Barak Goodman, director and Jonathan Schell, The Nation, and Kevin Buckley, former bureau chief (in Vietnam) for Newsweek

Asia Society

725 Park Avenue at 70th Street

New York, NY 10021

Free Admission. Advance Registration required. Recording devices are not permitted.

For tickets, call the Asia Society box office at (212) 517-ASIA or visit https://tickets.asiasociety.org

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>

TWOWS Postgraduate Fellowships

An Asia Arts Event entitled Music of Vietnam: Traditional Solo Music for Strings

performed by two of Vietnam’s most esteemed musicians, Ms. Nguyễn Thanh Thủy and Ms. Ngô Trà My.

Nguyễn Thanh Thuỷ, a master of the traditional Vietnamese đàn tranh (16-string zither), graduated from the Hanoi Conservatory of Music in 1998 in đàn tranh, and got her master at the Institute of Vietnamese Folklore in 2002. She won an Odon Vallet scholarship in 2002, and Arts Network Asia scholarship in 2003. She won a series of first prizes in the national traditional Vietnamese music competitions. She is currently teaching đàn Tranh at the Vietnam National Academy of Music while active in traditional and experimental music. She performing widely in Europe and Asia. She also participates in international researching program ‘Rethinking Improvisation’. She has recorded in many CDs.

Ngô Trà My, is a master of the famous traditional Vietnamese đàn bầu (a one-string instrument). She currently lectures on đàn bầu at the Hanoi National Conservatory of Music and the Malmö Academy of Music in Sweden. She got her diploma on đàn bầu in 1994 and a master in Musical Pedagogy in 2007. She performs widely in Europe, U.S., Australia and Asia. She is a member of the Six Tones group, and the ASIAN-Korea Traditional Orchestra and its Representatives Committee. She has recorded solo and in instrumental chamber music in many CDs and DVDs, and most noticeable, Lời ru quê hương “Lullabies for my home land.”

Ðàn Tranh (16-string zither) and đàn Bầu (monochord) are popular traditional instruments in Vietnam music thousands of years old.

Place: Asia Society, 725 Park Avenue at 70th Street, NYC.
Time: 8-9pm. April 21, 2010.
Admission: $16 Asia Society members, $18 students and seniors, $20 non-members.
Info: (212)517-ASIA.
The music program is sponsored by Asia Society and IVCE.
This program is in conjunction with Asia Society’s current exhibition Ancient Arts of Vietnam.

Place: Greenberg Theater, American University. 4200 Wisconsin Ave, Washington D.C 20016.
Time: 7.30-9pm. April 26, 2010.
Admission: Free. Please email to rsvp@vietnamembassy.us by April 21 to register the guest list.
Info: (202)368-4698.
The music program is sponsored by the Embassy of Vietnam in U.S and in association with IVCE.

Place: Berkner Hall, BNL.
Time: 12.00-1.00pm. April 28, 2010.
Admission: Free. The event is not open to the public.
Info: (631)344-4792
The music program is sponsored by Lab’s Asian Pacific American Association and Diversity Office, Brookhaven National Laboratory and in association with IVCE.

IVCE greatly appreciates the collaboration of Southeast Asia Studies Centers, Vietnamese Student Associations, and organizations throughout the United States. IVCE has been coordinating valuable Vietnamese cultural programming, including traditional & contemporary music, poetry & literature, film, folk & contemporary painting exhibitions, as well as history seminars for the past several years.

Postgraduate Training Fellowships for Women Scientists from Sub-Saharan Africa and Least Developed Countries (LDC) at Centres of Excellence in the South. The Fellowship is offered to women scientists to pursue postgraduate research in a field of the natural sciences. Deadline for applications: 31 July of each year. The Third World Organization for Women in Science (TWOWS) with funds generously provided by the Swedish International Development Cooperation Agency (Sida), has instituted a fellowship programme for female students from Sub-Saharan Africa and Least Developed Countries (LDCs), who wish to pursue postgraduate training leading to a Ph.D., at centres of excellence in the South (developing countries), outside their own country. The general purpose of the scheme is to contribute to the emergence of a new generation of women leaders in science and technology, and to promote their effective participation in the scientific and technological development of their countries.

Readmore: http://cambodiajobs.blogspot.com/2010/04/twows-postgraduate-fellowships.html

Music of Vietnam: Traditional Solo Music for Strings, performed by two of Vietnam’s most esteemed musicians, Ms. Nguyễn Thanh Thủy and Ms. Ngô Trà My.

Ðàn Tranh (16-string zither) and đàn Bầu (monochord) are popular traditional instruments in Vietnam music thousands of years old.

Place: Asia Society, 725 Park Avenue at 70th Street, NYC.
Time: 8-9pm. April 21, 2010.
Admission: $16 Asia Society members, $18 students and seniors, $20 non-members.
Info: (212)517-ASIA.
The music program is sponsored by Asia Society and IVCE.
This program is in conjunction with Asia Society’s current exhibition Ancient Arts of Vietnam.

Place: Greenberg Theater, American University. 4200 Wisconsin Ave, Washington D.C 20016.
Time: 7.30-9pm. April 26, 2010.
Admission: Free. Please email to rsvp@vietnamembassy.us by April 21 to register the guest list.
Info: (202)368-4698.

The music program is sponsored by the Embassy of Vietnam in U.S and in association with IVCE.

Place: Berkner Hall, BNL.
Time: 12.00-1.00pm. April 28, 2010.
Admission: Free. The event is not open to the public.
Info: (631)344-4792

The music program is sponsored by Lab’s Asian Pacific American Association and Diversity Office, Brookhaven National Laboratory and in association with IVCE.
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Đều như nhịp trống

(Lời thổ dân da đỏ)
Hega hega yam-pi-ye-hega
Yam-pi-ye-he-he hega

Hega hega yam-pi-ye-hega
Yam-pi-ye-he-he hega

Đều như nhịp trống
Hát cho sáo tuyết tùng
Mọi mùa đi và mọi mùa đến
Mang ngô và sinh trái

Gần nguồn nước ngọt và sạch
Nơi cá sturgeon vĩ đại sống
Trồng bầu và hái đậu
Cả trái đất mà mẹ ta đã cho

O Thánh Linh Vĩ Đại, nghe bài ca của chúng con
Giúp chúng con giữ đường lối cổ truyền
Giữ ngọn lửa thiêng cháy mạnh
Bước đi quân bình suốt cả đời

Mọi mùa đi và mọi mùa đến
Đều như nhịp trống
Từ mận đến hạt đến nụ đến mận
(Hega hega yam-pi-ye hega)
Đều như nhịp trống

Hega hega yam-pi-ye-hega
Yam-pi-ye-he-he hega

Pocahontas – Steady As The Beating Drum

Click vào đây để nghe trên Youtube

Steady As The Beating Drum

[Native Americans]
Hega hega yam-pi-ye-hega
Yam-pi-ye-he-he hega

Hega hega yam-pi-ye-hega
Yam-pi-ye-he-he hega

Steady as the beating drum
Singing to the cedar flute
Seasons Go and seasons Come
Bring the corn and bear the fruit

By the waters sweet and clean
Where the mighty sturgeon lives
Plant the squash and reap the bean
All the earth our mother gives

O Great Spirit, hear our song
Help us keep the ancient ways
Keep the sacred fire strong
Walk in balance all our days

Seasons go and seasons come
Steady as the beating drum
Plum to seed to bud to plum
(Hega hega yam-pi-ye hega)
Steady as the beating drum

Hega hega yam-pi-ye-hega
Yam-pi-ye-he-he hega

Giỗ tổ Hùng Vương 2010

denhung-cong
Hôm nay, mùng 10 tháng 3 âm lịch là Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, mặc dù nghiều nơi đã mừng Giỗ tổ vài ngày trước đây. Nhiều nơi trong nước và trên thế giới (tại những thành phố đông người Việt) tổ chức Giỗ tổ, tuy nhiên nơi chính vẫn là Đền Hùng ở Phú Thọ, vì vậy ngày này còn gọi là Lễ hội Đền Hùng.

den-hung-thuong
Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích – xã Hy Cương – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng – thuộc đất Phong Châu – vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Chúng ta có thể đọc thêm chi tiết về Đền Hùng tại đây.

den-hung-trung
Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, và có một đặc thù riêng là: Phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Ẩm hà tư nguyên – Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới” . “Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)… Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch ) hàng năm”.

lehoidenhung
Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ… và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo – hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.

Tại các liên kết này chúng ta có thể đọc thêm về lịch sử Lễ hội Đền Hùng và một số hình ảnh các tiết mục lễ hội dân gian.


Theo baophutho.org.vn:

Năm 2010, ngày giỗ Tổ và Lễ hội Đền Hùng được tổ chức với một qui mô lớn nhất từ trước đến nay. Thứ trưởng Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – ông Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu của lễ hội lần này phải thể hiện được sự tôn vinh văn hoá dân tộc, khẳng định được vị trí và ý nghĩa to lớn của ngày giỗ Tổ Hùng Vương, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, đoàn kết các dân tộc. Chính phủ chủ trương 63 tỉnh, thành trong cả nước tổ chức lễ dâng hương, có tổ chức các hoạt động văn hoá tuỳ theo từng tỉnh, nhưng không quá 2 ngày.

Tại Phú Thọ, ngày 14/4 (tức mùng 1/3 Âm lịch), Lễ khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm 2010 được tiến hành đồng thời với khai mạc Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VII với chủ đề Linh thiêng đất Tổ Hùng Vương. Trọng tâm của Lễ hội Đền Hùng là Lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra lúc 7h ngày 23/4 (10/3 âm lịch) tại Điện Kính Thiên với sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, các hoạt động văn nghệ, triển lãm, thể thao, du lịch và các trò chơi dân gian tiêu biểu… sẽ diễn ra liên tục suốt 10 ngày của Lễ hội (từ ngày 14/4 – 23/4) tại thành phố Việt Trì và Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Theo ông Huỳnh Vĩnh Ái, lễ hội năm nay có nhiều điểm mới. Đây là một trong những lễ hội lớn mở màn cho các hoạt động quan trọng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Vì thế, một trong những điểm nhấn của Lễ hội năm nay là Chương trình nghệ thuật hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội với chủ đề: Kinh đô Văn Lang – Thăng Long – Hà Nội ngàn năm tỏa sáng. Chương trình sẽ được tổ chức tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào ngày 21/4 (8/3 âm lịch).

Sau đây mời các bạn xem vài video:

1. Lễ Hội Hùng Vương.
2. Tháng 3 Đi Hội Đền Hùng – Nhac: Trần Tiến, Thơ: Nguyễn Chí Vượng; Trình bày: Nhật Huyền, Anh Phương.
3. Đền Giếng (trong khu di tích Đền Hùng)

Trần Đình Hoành
.

Lễ Hội Đền Hùng


.

Tháng 3 đi hội đền Hùng – Nhac: Trần Tiến, Thơ: Nguyễn Chí Vượng; Trình bày: Nhật Huyền, Anh Phương


.

Đền Giếng (trong khu Đền Hùng)

Chào mừng Ngày Trái Đất 22/4

earthbluemarblewestterra

Chào các bạn,

Hàng năm, khắp nơi trên thế giới chào đón hai ngày Trái Đất: ngày Trái Đất và là ngày Xuân Phân, khoảng 20 hay21 tháng 3, năm nay là 20.3.2010 và ngày Trái Đất 22 tháng 4. Ngày Trái Đất xuân phân là ngày Liên Hiêp Quốc công nhận, nhắm vào tình yêu và đoàn kết giữa mọi người. Ngày Trái Đất 22 tháng 4 được tổ chức nhằm nâng cao ý thức của mọi người về môi trường cũng như có những hành động thiết thực cho mô trường thế giới mà ta đang sống.

Ngày Trái Đất 22 tháng 4 được sáng lập bởi Thượng Nghị Sĩ người Mỹ Senator Gaylord Nelson và lần đầu tiên được tổ chức vào mùa xuân 1970, đánh dấu sự khởi đầu về phong trào môi trường trên thế giới, và khuyến khích mọi người đưa ra các ý tưởng về sinh thái, bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về ô nhiễm đất đai, không khí và nước.

Từ đó đến nay, ngày 22 tháng 4 được xem là ngày quốc tế về Trái Đất, và được hưởng ứng cũng như được tổ chức rộng rãi ở 140 quốc gia trên khắp thế giới.

Trần Đình Hoành

Chào mừng Ngày Hành Chính 21.4.2010

secretaryday

Hôm nay, ngày Thứ Tư, 21 tháng 4 năm 2010 là Ngày Hành Chính.

Ngày Hành Chính (tên gọi trước đây là ngày Thư ký) là ngày các sếp thường chuẩn bị cho người trợ lý đắc lực của mình một món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như hoa, quà tặng, một ngày nghỉ có trả lương hoặc một bức thiệp chức mừng. Ngày lễ hội này được tổ chức hàng năm vào ngày thứ tư của tuần cuối cùng trong tháng tư.

Ngày Thư ký được ra đời từ năm 1952 tại Mỹ, nhờ vào nỗ lực của ông Harry F.Klemfuss nhằm khuyến khích và nâng cao giá trị nghề thư ký, vốn được coi là một công việc bận rộn nhưng buồn chán và không nhiều danh vọng. “Tuần Lễ Thư ký quốc gia” đầu tiên được tố chức vào tuần từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 7 tháng 6 năm 1952, trong đó, ngày 4 tháng 6 là “Ngày Thư ký quốc gia”. Tuy nhiên, năm 1955, thời điểm tổ chức “Tuần lễ Thư ký quốc gia” thay đổi và dời vào tuần cuối cùng của tháng 4.

Năm 1981, tên gọi của nó được đổi thành “Tuần Lễ Thư ký”, và đến năm 2000, một lần nữa lại được đổi tên thành “Tuần Lễ Hành Chính”, với đối tượng không chỉ là Thư ký, mà bao gồm cả nhân viên làm công việc hành chính, những người quanh năm bận rộn với một núi việc không tên, luôn biết lắng nghe, luôn luôn chia sẻ, cẩn thận và nhẫn nại.

Tuần cuối tháng tư là “Tuần Lễ Hành Chính” và ngày thứ tư của tuần đó là Ngày Hành Chính. Năm nay ngày thứ tư của tuần cuối tháng tư là 21.4.2010–Ngày Hành Chính.

Chúc các bạn hành chính một tuần tươi đẹp và một ngày thứ tư tươi đẹp. 🙂

Mến,

Hoành

Tình yêu giúp ta nhận ra chính mình

Tôi thích đọc các công án thiền từ cái thời chưa đầy 20. Máu háo thắng làm tôi nghĩ nếu các vị thiền sư đời xưa có thể tìm ra các đề tài làm công án thiền cho đồ đệ thì mình cũng tự tìm ra 1 đề tài cho chính mình. Bởi các vị ấy ra đề một cách dễ như lấy đồ trong túi vậy. Cậu độ đệ trẻ chạy vào xin công án, thế là thầy phán ngay: hãy nói về tiếng kêu của 1 bàn tay. Anh hòa thượng trẻ đi lang thang ngang hàng thịt, nghe lõm được câu quảng cáo của chủ hàng ba hoa: ở đây món nào cũng ngon cả. Chỉ có vậy mà cũng là 1 công án. Chỉ có vậy mà cũng giúp một tâm hồn giác ngộ. Thế thì tôi cứ thử tìm cho tôi một công án xem sao?

Nghĩ là làm, Bởi xét cho cùng tôi có tìm ra cho chính mình một công án hoặc không tìm ra thì tôi cũng chẳng mất xu ten, hay đồng bạc lẻ nào hết. Vậy là sau vài ngày nghiền ngẫm sự đời, tôi đã sáng tác cho mình một công án. Công án của tôi vỏn vẹn chỉ có 3 từ: tôi là ai?

Mỗi người chúng ta đều phải trả lời những câu như: tôi là Nguyễn Văn X, hoặc tôi là chủ chiếc xe này, hoặc tôi là nhân viên/giám đốc công ty này, tôi là chồng của cô ấy, tôi là chuyên viên này hoặc kỹ sư nọ…. Chúng ta chỉ nói các câu ấy để trả lời với thiên hạ. Hãy thử trả lời cho chính mình: tôi là ai?

Tìm ra được cái công án này tôi sướng mê người vì cảm thấy mình sao mà trí tuệ đến vậy. Thế nhưng cái việc tự đánh giá chính mình là một trò ăn gian. Bạn sẽ vừa đá bóng, vừa thổi còi. Mất chừng vài tuần, tôi đã có thể trả lời được câu hỏi kỳ khôi: tôi là ai này. Nhưng chỉ qua vài hôm, tôi lại cảm thấy thất vọng với đáp án đã tìm. Câu hỏi ngu ngốc, ngớ ngẩn ấy đi theo tôi suốt đời.

Sau này, khi học phương pháp nghiên cứu của xã hội học, tôi nhận ra để khỏi ngu như kiến thì ta phải nghiên cứu. Và làm đề tài nghiên cứu thì tất nhiên phải có giả thuyết nghiên cứu. Chính cái câu hỏi ngớ ngẩn là kẻ dẫn đường cho các nhà nghiên cứu khám phá ra bí ẩn của vũ trụ và của kiếp nhân sinh.

Thêm một ví dụ khác để minh họa, giả sử bạn chưa bao giờ ra Huế. Lần này bạn cần ra Huế để họp, để thăm bà con hay một lý do nào khác. Trước khi đi, ai đó nói bún bò Huế ăn tại chợ Đông Ba rất ngon. Người khác cho rằng bún bò Huế bán ở chợ Đông Ba chỉ đáng đem đổ nước mã . Muốn thưởng thức thì nên ăn cơm hến mới là đặc sản Huế. Thế là ta có thể đưa ra giả thuyết: bún bò Huế bán tại Huế có ngon không? Hoặc cũng có thể giả thuyết ấy là so sánh bún bò Huế tại Huế và tại cái quán ta thường ăn gần nhà. Khi có câu hỏi ấy, bạn đến Huế và sẽ quyết tâm tìm câu trả lời. Chính nhờ sự tìm tòi ấy bạn khám phá ra nhiều điều hơn là thưởng thức bún bò. Có khi bạn sẽ quen được một cô bạn duyên dáng nào đó có cùng thú vui ẩm thực. Hoặc nhận ra mưa Huế buồn ơi là buồn. Hoặc một kết luận chẳng ăn nhằm gì đến bún bò cả. Tuy nhiên nhờ cái câu hỏi đi ăn bún bò mà bạn khám phá Huế từ nhiều gốc nhìn. Nếu không bạn sẻ chỉ đến đó đi họp rồi quay về. Chẳng để lại gì ở Huế hoặc Huế chẳng ghi dấu gì trong lòng bạn.

Tôi đã dùng 1 giả thuyết hay công án để khám phá cuộc đời chính mình và các sự kiện liên quan đến nó. Kết quả thu lượm thì rất nhiều nhưng Tôi chỉ xin bật mí với các bạn một gốc nhỏ trong các gốc hẹp của mình qua bài viết này.

Tất cả chúng ta đều chung sống với một nhóm người nào đó. Trong nhóm ấy có các thế hệ như 5X, 6X, 7X… Nói gì thì nói, chơi gì thì chơi chứ đừng có dại dột đem cái 5X của ta ra mà chê cái 8X là các chú trẻ người non dạ nên chưa hiểu điều này đâu. Hoặc gán ghép cho người khác những trách nhiệm mà họ chưa thực sự chuẩn bị: “Các chú 8X mà không làm được việc này thì xấu hổ quá…” rủi những điều không mong đợi ấy xảy ra là ta sẽ giận nhau. Khi giận nhau, ta dễ nghĩ rằng:

-Giá mà tôi đừng thuê nhà trong cái xóm lộn xộn này. Giá mà tôi đừng làm việc cho cơ quan này. Giá mà tôi đừng cưới cô ấy. Giá mà tôi đừng sinh ra đứa con như nó….

Giận thì ta sẽ làm cho ra lẽ, cho chúng biết tay. Nghĩa là cơn giận sẽ mời gọi ta thể hiện bản lĩnh của mình với đối thủ và với tha nhân. Cơn giận giúp ta nhận ra chính mình là ai.

Bạn sẽ nói hình ảnh chính mình được vẻ ra trong cơn giận hay lúc bị chơi quê sẽ méo mó không hoàn hảo…. Ui nói thì dễ lắm vậy bạn có chắc rằng kết luận ấy là đúng không? Ta chưa rõ ta là ai nên cứ từ từ xem các hình ảnh cơn giận, cơn tự ái đã vẻ về ta thế nào.

Ta sẽ là kẻ muốn chơi trội với mọi người để được mọi người trọng nể, ngán mặt. Nếu có kẻ chưa ngán và có đủ tài để chơi qua mặt ta, thì ta lại phải ép mình vượt qua hắn. Càng bị bỏ xa ta sẽ càng cố sức, và thà chết chứ không chịu thua hắn được.

Hình ảnh của ta trong cơn giận, cơn tự ái sẽ chia làm nhiều cấp độ. Quê sương sương thì ta là kẻ ngại tiếp xúc với một số người nào đó. Quê cấp 2 ta nói vài câu xúc phạm người cho hả giận. Quê nặng nữa thì ta sẵn lòng liều mạng với kẻ thù. Ta là thế sao?

Trong cơn giận ta từ chối chính mình là thành viên của các nhóm người ta quen biết. Thậm chí, ta từ bỏ cả gia đình, quê hương và chủng tộc của mình. Nhưng rồi cơn giận có lúc cũng qua đi, sự bình an quay trở lại. Ta lại thương cái xóm nhỏ của mình, thương công việc và cơ quan từng cộng tác, thương yêu lại vợ con… Khi ấy, ta nhận ra chính mình với một hình ảnh khác.

Ta cũng chia ra các cấp độ tương ứng như lúc giận. Thương sơ sơ thì thấy mình từng có những điều ấy trong đời. Thương dạt dào hơn sẽ thấy mình cần đóng góp để phát triển đời sống, phát triển sự nghiệp cùng với những người thân ấy. Thương tha thiết ta cũng có thể cống hiến cả mạng sống mình.

Điểm khác biệt giữa hình ảnh trong cơn giận và hình ảnh trong lúc yêu chính là các cánh cửa tâm hồn. Khi yêu ta muốn mở rộng cửa để đón nhận, để tha thứ, để chở che và để cảm thông. Khi giận ta đóng cửa lại chỉ chừa vài lối ra vào. Những lối ấy đe dọa mọi người, buộc mọi người phải theo ý muốn của ta. Nói một cách khác, cơn giận biến ta trở nên hẹp hòi, ích kỷ. tình yêu lại giúp ta rộng mở và bao dung.

Ta là ai? Sự lựa chọn là của mỗi con người vào mỗi tình huống cụ thể. Có lúc ta đã từng chọn sự giận dữ. Tâm hồn ta luôn chìm ngập trong khắc khoải, dày vò và buồn bực. Mãi đến khi tình yêu trở lại. Tâm hồn ta thanh thản nhẹ nhàn và giải thoát.

Tôi không dám khuyên bạn nên chọn điều gì. Vì chẳng có gì đảm bảo rằng chọn tình yêu sẽ làm cho bạn giàu có, nổi tiếng, khôn ngoan, thành đạt. Nhưng chúng ta đều thấy rằng khi chọn tình yêu, hình ảnh của ta trong lòng ta sẽ đem lại cho ta những ngày vui vẻ, bình an. Nếu bạn muốn chính mình là một người bình an xin hãy để tình yêu giúp bạn nhận ra chính mình.

20/Apr/10 10:11:55 AM
Trần Bá Thiện

Người khuyết tật cho chúng ta hạnh phúc

TT – Những người khuyết tật tự bước đến và đưa tay ra nắm lấy tay những người may mắn hơn mình, trao cho họ niềm hạnh phúc được nhìn, được nghe, được nói, được đi… Ðó là câu chuyện của Ngày bảo vệ và chăm sóc người khuyết tật VN 18-4 với nhiều hoạt động trong những ngày qua.

Không nhìn thấy gì, các em vẫn cống hiến những giai điệu và những bước nhảy ngộ nghĩnh cho những người may mắn hơn mình (chương trình “Ánh sáng và niềm tin” sáng 18-4)  – Ảnh: Gia Tiến

Những cặp mắt tròn xoe mở to khi lần đầu rờ ngón tay trên những dấu chấm nổi vừa được người bạn khiếm thị viết thành câu. Những tiếng “ồ” thích thú và tràng pháo tay thán phục khi tiếng sáo, tiếng đàn réo rắt vang vọng giữa sân trường kể câu chuyện về những sắc màu mà người thổi không thể nhìn thấy. Những giọt nước mắt lăn dài khi chứng kiến chị nhà văn trẻ phải vặn người khó nhọc để phát ra một âm thanh không tròn tiếng. Những ngạc nhiên khi nhìn một cô giáo mặc váy thật đẹp đứng ở một góc sân khấu múa bằng tay để dịch lời bài ca đang ngân dìu dặt. Những giật mình khi biết ánh đèn màu rực rỡ và những bộ váy áo đẹp trên sân khấu không dành cho chính người biểu diễn…

Ðó là cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ của những em học sinh vốn chưa bao giờ biết mình may mắn là được sinh ra và lớn lên khỏe mạnh, lành lặn mà chúng tôi ghi lại được khi Thư viện sách nói dành cho người khiếm thị lần đầu tiên tự giới thiệu trên sân Trường THCS Lê Quý Ðôn, quận 3, TP.HCM vào sáng 19-4; là chương trình “Ánh sáng và niềm tin” lần 6 sáng 18-4 tưng bừng, nhộn nhịp hơn hẳn mọi năm; và bộ ảnh Họ đã sống như thế triển lãm một vòng qua vài chục trường học…

Lần đầu tiên các học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (TP.HCM) biết thế nào là chữ Braille (ảnh chụp sáng 19-4)   – Ảnh: Gia Tiến

Ngày bảo vệ và chăm sóc người khuyết tật VN 18-4 ra đời và được quy định trong pháp lệnh về người khuyết tật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 11-1998.

Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở VN tháng 12-2009, tính từ mức độ khó khăn khi thực hiện việc nghe, nhìn, vận động và ghi nhớ thì cả nước có 12,1 triệu lượt người bị khuyết tật (một số bị hai khuyết tật trở lên), chiếm 15,5% dân số tính từ 5 tuổi. Khuyết tật về nhìn có 3,9 triệu lượt người (33%), về nghe có 2,5 triệu lượt người (20%), về vận động có 2,9 triệu lượt người (24%), về ghi nhớ có 2,8 triệu lượt người (23%).

Trường THCS Lê Quý Ðôn sáng 19-4. Ngần ngại mãi nhưng cuối cùng Hướng Dương, giám đốc dự án Thư viện sách nói dành cho người mù, cũng đồng ý đến đây, ngôi trường năm xưa chị một thời là một liên đội trưởng năng động.

Lần đầu tiên, sau 11 năm âm thầm đọc sách trong phòng thu, Hướng Dương chia sẻ câu chuyện của mình trước hàng ngàn học sinh. Câu chuyện ấy được minh chứng bằng bước chân giả hơi thập thõm của chị, bằng ánh sáng trên gương mặt những em học sinh Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Ðình Chiểu đang đêm ngày học tập và tìm hiểu thế giới thông qua sách nói của chị.

“Ai giúp chị thu âm sách nói? Chị làm ra bao nhiêu băng đĩa mỗi ngày, gửi đến cho người mù cách nào? Các bạn viết chữ Braille ra sao? Có phải khi mất một giác quan, những giác quan khác sẽ tinh nhạy hơn không?…”. Hàng loạt câu hỏi đã được các em học sinh đưa ra và đều được trả lời cặn kẽ, minh chứng sinh động.

Lần đầu tiên các em đã biết có những người bạn đồng trang lứa không được viết chữ, không được đọc sách, không được xem phim, không được nhìn ngắm cỏ cây, đường phố, gương mặt những người thân yêu như mình. Các em lại được biết các bạn ấy vẫn sống và sống vui vẻ, vẫn học và học giỏi, hơn nữa các bạn còn đàn, còn hát, còn thổi sáo và sẵn lòng chia sẻ sở trường của mình.

Lần đầu tiên các em biết đến sách nói, biết những băng đĩa với mình vốn chỉ là phương tiện giải trí thì với người khác lại là ánh sáng, là cả thế giới.

Lần đầu tiên các em biết có một người không còn đi được nhưng không khóc mà lại đi tìm nhân lên hạnh phúc bằng cách chia sẻ đôi mắt của mình với những người không được thấy ánh sáng.

“Em rất xúc động, chưa có bài học giáo dục công dân nào hay bằng. Em đang bận thi nhưng hè này em sẽ tìm đến Trường Nguyễn Ðình Chiểu. Cho em nắm tay chị để xin một chút may mắn” – Khánh Duy, lớp 9/8, chạy theo Hướng Dương.

Ngay trong buổi giao lưu, các em học sinh đã tự nguyện đóng góp gần 20 triệu đồng, tương đương 2.400 băng sách nói thành phẩm để gửi đến thư viện. Nhưng với Hướng Dương, câu nói và cái nắm tay của cậu bé mới là món quà lớn nhất.

Chương trình văn nghệ giao lưu “Ánh sáng và niềm tin” của nhóm tình nguyện Những ước mơ xanh lần 6 tổ chức tại Nhà hát kịch TP.HCM sáng 18-4. Sân khấu rực rỡ ánh đèn màu, từng nhóm biểu diễn mặc những bộ quần áo đẹp nhất, đi những đôi giày mới nhất. Dưới khán đài, các bạn tình nguyện viên chộn rộn dẫn người này vào, đưa người kia ra.

Từ hôm nay, Trường THCS Lê Quý Đôn sẽ phát sách nói trong chương trình phát thanh giữa giờ.

Trường cao đẳng nghề Việt Mỹ cũng đang phát động phong trào nuôi heo đất để chung tay với Thư viện sách nói dành cho người mù.

Biết mình hạnh phúc để tận hưởng và chia sẻ là cái lớn nhất mà các em sẽ nhận được qua những câu chuyện của Hướng Dương.

Chợt giật mình khi nhận ra ở đây không có những tiếng than phiền khi ai đó nhấp nhổm trên ghế, ai đó đứng lên che khuất ánh nhìn. Phần lớn khán giả đều xuất phát từ các mái ấm khiếm thị, khiếm thính. Thế ra buổi diễn văn nghệ hoành tráng nhất mà nhóm Những ước mơ xanh nỗ lực thực hiện lại chính là dành cho chúng tôi, những người may mắn được nghe, được thấy.

Thế nhưng các cô cậu bé ngồi bên cạnh tôi vẫn rạng rỡ nét mặt, hồ hởi vỗ tay từng tràng theo từng âm thanh trên sân khấu, từng động tác của cô giáo phiên dịch thủ ngữ. “Em vui lắm, hiếm khi em được đến nhà hát như thế này” – Duyên, cô bé đến từ mái ấm khiếm thị Thiên Ân, thì thầm, y như em đã nhận ra thoáng đắng lòng qua cái nắm tay của tôi.

Ðến với người khuyết tật khi nào cũng nhận được nhiều hơn cái mình cho là như vậy. Ðó cũng là một trong những động lực giúp nhóm tình nguyện Những ước mơ xanh duy trì được hoạt động đều đặn và ngày càng lớn mạnh suốt tám năm qua, dù đến hôm nay nhóm vẫn như ngày đầu: không địa điểm sinh hoạt, không ngân quỹ tích lũy. Chỉ có những nụ cười và hạnh phúc được chia sẻ là cứ nhân lên, nhân lên.

Vừa ra mắt lần đầu, bộ ảnh Họ đã sống như thế của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã vang tiếng. Những tấm gương nghị lực của người khuyết tật không có gì xa lạ, phần lớn các nhân vật trong bộ ảnh đều đã xuất hiện trên báo chí, nhưng 90 câu chuyện bằng ảnh của gần 100 nhân vật cùng tập hợp lại trong một phòng triển lãm tạo nên sức mạnh cộng hưởng khó ngờ.

Trong sổ lưu niệm, không đếm hết những xuýt xoa, thán phục dành cho tác giả ảnh và nhân vật. Không đếm hết những người đã giật mình tự soi rọi lại bản thân khi xem ảnh như nhìn vào những tấm gương, như đọc những bài học. Và còn có rất nhiều ý tưởng được đề xuất: triển lãm trong trường học, mời nhân vật giao lưu, in sách…

Ba tháng nay, bộ ảnh đã triển lãm qua gần 30 trường học trong TP.HCM. Nhiều em học sinh đã rơi nước mắt ngay khi xem ảnh, càng rơi nước mắt nhiều hơn nữa khi được gặp các nhân vật: cô nhà văn Trần Trà My khó nhọc lê từng bước với công cụ phụ trợ, càng khó nhọc hơn để nói một tiếng không tròn vành; cô giáo Hạnh không nghe được nhưng lại có thể đối thoại bình thường bằng tiếng Anh rất chuẩn; thầy Phú khiếm thị nhưng rất vui vẻ và hát rất hay…

Ðã có một cái gì đó thức tỉnh khi các em được nhà trường yêu cầu viết bài thu hoạch. Nhiều em đã xin số điện thoại, địa chỉ để kết bạn với nhân vật. Nhiều em bắt đầu tham gia công tác xã hội. Nhiều em đã biết rũ bỏ những nỗi buồn đôi khi vụn vặt, vô cớ của mình.

“Ðến với người khuyết tật, bạn chưa kịp cho thì đã nhận được rất nhiều rồi”, Nguyễn Á chia sẻ niềm vui sau mấy năm đi tìm hết người khuyết tật này đến người khuyết tật khác. Niềm vui ấy cũng đang đến với những em học sinh sau khi xem bộ ảnh của anh.

PHẠM VŨ (Báo Tuổi Trẻ)