Người cha trở về nhà trong lòng đang đầy những lo lắng về công việc dở dang của một người nhạc sĩ.
Cô con gái nhỏ vẫn vô tư đùa nghịch với chiếc váy và quay khắp nhà trong tiếng nhạc.
Cô đâu biết ông đang còn có biết bao việc phải làm tối nay.
Đôi mắt ngây thơ ngước lên nhìn cha.
“Ba ơi, nhảy cùng con nhé. Chỉ còn một tuần nữa là đến buổi tiệc rồi. Con sẽ gặp một hoàng tử ở đó và con muốn mình thật ấn tượng. Con muốn tập nhảy. Ba dạy con nhé?”
Tất nhiên rồi, có người cha nào lại có thể từ chối một lời yêu cầu dễ thương như thế, dù con gái có biết là cha đang còn bao nhiều việc phải làm tối nay không?
Nhưng cha cũng không thể bỏ lỡ cơ hội để nhảy cùng với Lọ Lem bé nhỏ đang nằm trọn trong vòng tay cha.
Vì cha biết rằng, khi đồng hồ điểm 12 tiếng lúc nửa đêm, Lọ Lem của cha sẽ biến mất.
So I will dance with Cinderella
While she is here in my arms
‘Cause I know something the prince never knew
Oh, I will dance with Cinderella
I don’t want to miss even one song
‘Cause all too soon the clock will strike midnight
And she’ll be gone
She will be gone
Đây là câu chuyện của nhạc sĩ người Mỹ Steven Curtis Chapman với cô con gái Maria Sue Chapman, con nuôi người gốc Trung Quốc của ông. Tiếc rằng Lọ Lem Maria đã biến mất thực sự khỏi cuộc đời nhạc sĩ sau một tai nạn gia đình năm 2008.
Bài hát này hiện đang là một trong những bản nhạc gospel được yêu thích nhất ở Mỹ trong tháng 3 năm 2010.
Các bạn cùng lắng nghe bài hát và câu chuyện đáng thương của Maria Sue.
Chúc các bạn một ngày tươi hồng.
Hoàng Khánh Hòa
.
Lời bài hát.
She spins and she sways
To whatever song plays
Without a care in the world
And I’m sitting here wearing
The weight of the world on my shoulders
It’s been a long day
And there’s still work to do
She’s pulling at me
Saying “Dad, I need you
There’s a ball at the castle
And I’ve been invited
And I need to practice my dancing
Oh, please, Daddy, please?”
So I will dance with Cinderella
While she is here in my arms
‘Cause I know something the prince never knew
Oh, I will dance with Cinderella
I don’t want to miss even one song
‘Cause all too soon the clock will strike midnight
And she’ll be gone…
She says he’s a nice guy and I’d be impressed
She wants to know if I approve of the dress
She says, “Dad, the prom is just one week away
And I need to practice my dancing
Oh, please, Daddy, please?”
So I will dance with Cinderella
While she is here in my arms
‘Cause I know something the prince never knew
Oh, I will dance with Cinderella
I don’t want to miss even one song
‘Cause all too soon the clock will strike midnight
And she’ll be gone
She will be gone
Well, she came home today with a ring on her hand
Just glowing and telling us all they had planned
She says, “Dad, the wedding’s still six months away
But I need to practice my dancing
Oh, please, Daddy, please?”
So I will dance with Cinderella
While she is here in my arms
‘Cause I know something the prince never knew
Oh, I will dance with Cinderella
I don’t want to miss even one song
‘Cause all too soon the clock will strike midnight
And she’ll be gone
Ta đánh rơi tuổi trẻ của mình
Trên cuốn sách bẹp dí
Ngày yêu thương chờ đợi
Những ngôi sao rơi không có trọng lực
Chẳng thích thú nữa em ơi năng lượng dư thừa
Ngôi sao bơi trên biển Đông
chiếc thuyền đánh cá trên bến cảng
Ta cất súng vào kho tuổi trẻ thừa
Trong nhà hàng ta uống nhừ
Chẳng biết nước dâng lên mặt biển
Sự thật như đôi mắt em mà ngỡ cái giếng làng.
Lên lầu mình, ngắm trăng không,
Trời in đáy nước, trăng lồng bóng khơi.
Hỡi người cùng ngắm trăng ơi,
Cảnh xưa còn đó, người nơi nao rồi?
Đinh Đức Dược dịch
Nguyên văn:
Giang lâu hữu cảm
Độc thượng giang lâu tứ tiểu nhiên
Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
Đồng lai ngoạn nguyệt nhân hà tại
Phong cảnh y hi tự tích niên
Triệu Hổ
Dịch nghĩa:
Cảm nghĩ khi ở lầu sông
Một mình lên lầu trên sông lòng buồn man mác
Trăng sáng như nước, nước trong như trời
Người cùng ngắm trăng với ta nay đâu rồi?
Phong cảnh nầy vẫn y như năm trước
Tuổi thơ luôn gắn với những mơ ước. Mơ ước của chung của nhiều cô cậu học trò là đừng học mà vân có kiến thức, điểm vẫn cao.
Nơi tôi ở và dạy học gần nhiều buôn của đông bào Ê Đê . Lên cấp hai nhiều em đến học ở trường tôi công tác, mỗi lớp có chừng bốn hoặc năm em ( bây giờ thì nhiều hơn). Các em hiền ngoan nhưng phần nhiều có kết quả học tập lẹt đẹt, cá biệt mới có em đạt tiên tiến . Nhiều lần trong giờ học- nhất là sau mỗi lần phát bài hiểm tra, tôi đọc thấy trên nét mặt nhiều em đang nhìn tôi nét gì đó rất thương vẻ như là ân hận, như là khát khao . Những lúc ấy tôi nghĩ giá có phép màu tôi sẽ giúp các em tiếp thu nhanh, dễ thuộc bài để các em không còn vẻ khác thường ấy nữa. Và tôi viết truyện ngắn này.
***
LÁ THUỘC BÀI
“Này . Của cậu đây. Cất nhanh kẻo mấy đứa khác thấy”
“Sao ít thế này? Tớ không chịu đâu”
“Thì cậu chả bảo là không thể nào học thuộc bốn môn là gì . Vậy phần cậu bốn lá là phải rồi”
“Ai bảo bốn . Sử, Địa, Sinh học, Công nghệ, Anh văn cả môn Văn nữa mà”
“ Rõ lắm chuyện. Thôi. Cầm lấy.”
“Tớ chả thèm nữa đâu. Cậu tham lắm. Cầu cho phép thần không đến với cậu.”
Nhỏ Hải vùng vằng với nhỏ Hằng rồi hất tay nó đang cầm nắm lá gói trong giấy bóng khiến nó rơi xuống chân H’Rơm .
“Hải, Hằng. Hai em mất trật tự. Lên bảng ngay”
Tiếng thầy Tuấn giận dữ khiến hai đứa xanh mặt, đùn đẩy nhau rồi líu ríu theo nhau đi.
Từ nãy giờ H’Rơm không nén nỗi tò mò khi nghe hai đứa thầm thì với nhau về sự thần kỳ của một loại lá. Hai đứa hí hửng ra mặt với nhau rằng từ nay sẽ chơi thoả thích, không cần học mà vẫn thoát khỏi nạn “ chào cờ ” như bấy nay khi bị thầy cô kiểm tra bài trên lớp. H’Rơm vừa phải cố ngồi nghiêm nghe thầy giảng,vừa căng tai hết cỡ mới lỏm bỏm biết công dụng và cách thức sử dụng loại lá thần đó và không cưỡng được ý muốn thấy tận mắt. Nhưng đời nào hai nhỏ đó chịu cho xem Thật may, cơ hội đã đến. Nhân lúc thầy đang hỏi tội hai nhỏ xí xọn, H’Rơm cúi nhặt lên và sững sờ. Thì ra lá thần là đây. Lá này đầy ở hiên nhà cô Mai hôm cô ốm cả lớp đến thăm, Rơm cũng đi cùng. Mình sẽ xin cô. Chỉ cần ba lá thôi.Ba lá cho ba môn Văn học, Địa lý và Anh văn. Chẳng cần đến năm như nhỏ Hải. H’Rơm mong sao giờ học qua thật mau. Kìa ! Thầy Tuấn đã cho hai đứa về chỗ sau khi cho mỗi đứa hai thước kẻ vào tay. Phải làm như không hay biết gì kẻo hai cái miệng đó xúm lại la lối thì khốn. Chút nữa tan học, đợi lớp về hết mình sẽ ghé nhà cô Mai. Nhà cô ở gần trường,trên đường về thôi mà.
H’Rơm không ham chơi như hai nhỏ Hải và Hạnh. Nhưng thuộc hết các môn học thì quá khó đối với em. Sau buổi tới trường em còn phải chăm hai con bò nữa. Hai con này là con, cháu của con bò cái mà Ama H’Un – già làng khá giả và tốt bụng cho Amí, Ama em mượn nuôi xoá nghèo. Con bò hồi đó được trả lại sau khi đẻ cho nhà em một con bê cái và bây giờ con bê đó đã là mẹ. Chúng là tài sản lớn của gia đình. Em biết thế và ra sức chăm chút. Nhưng còn việc học nữa.Nhiều môn học quá. Mỗi cô giáo có giọng nói khác nhau, em tập trung hết sức mới hiểu phần nào những gì các cô giảng. Nhất là môn Toán do thầy Tuấn dạy .May có cô H’Phương cùng là người trong buôn nên em nghe hiểu dễ dàng. Tiếc là cô chỉ dạy thể dục, môn học không cần phải thuộc từng lời. Buổi chiều đưa bò đi ăn cỏ, H’Rơm luôn mang theo vở để học Nhưng hai mẹ con nhà bò maĩ chơi lắm. Nhiều khi vừa nhẩm đọc bài được vài giòng thì chúng đã biến đâu mất, báo hại em phải tìm hụt hơi. Sợ nhất là chúng vọt ra đi lơ ngơ trên đường nhựa, xe cán thì nguy. Có lần chính mẵt em thấy con bê nhà Y Zen bị xe máy của một người chẹt chết làm Y Zen khóc sưng cả mắt bên con bê bẹp dúm.Thật tội nghiệp.
*
Thập thò một lúc H’Rơm mới dám đẩy cổng nhà cô Mai. Em giật mình khi thấy mở cửa đi ra không phải là cô mà là một anh dáng người cao. Chắc là em trai cô.
“Có việc gì vậy em? Muốn gặp cô giáo hả? Cô đi thăm bà ngoại rồi” Vừa định thụt lùi thì anh ấy lên tiếng không có vẻ gì là đáng sợ ngược lại nghe cũng ấm áp như giọng cô Mai. Thêm can đảm, em bày tỏ ý định khi đến đây.
“ Tưởng gì khó mới phải chờ có cô. Việc ấy dễ ẹt”
Vừa vui vẻ trả lời, anh vừa với tay chọn bẻ cho H’Rơm mấy nhánh thật xanh.
“Chắc là sưu tầm lá phải không ?”
“ Dạ”
H’Rơm nhận lá, mừng thầm là cô sẽ không hay biết việc này. Ít nữa khi có giờ Văn, nếu mình được kiểm tra bài mà thuộc chắc cô sẽ khen mình chăm, có tiến bộ chứ hoàn toàn không hay biết gì về “ bí quyết ” em vừa học lóm ở hai nhỏ Hải và Hạnh. Như vậy đỡ xấu hổ. Cô không cho là mình lười nhác.
“Em cảm ơn anh. Em chào anh để về”
“Ừ. Về thôi kẻo trưa lắm rồi. Mí mong lắm đó” Bỏ cẩn thận nắm lá vào cặp, H’ Rơm nhón chân chạy. Em biết mình sẽ có mặt ở nhà muộn hơn thường lệ. Biết nói thế nào với Ama,Amí đây . Nhất là Amí vốn rất nghiêm khắc.
* *
Một tuần trôi qua nhẹ nhàng.
Thứ ba tuần sau. Giờ tiếng Anh.
“Hải. Em hãy đọc và viết từ số một đến hai mươi” Cô Vân cao giọng gọi khiến nhỏ Hải giật thốt. Nhưng khác mọi khi hôm nay nó lên bảng một cách tự tin, thậm chí còn kịp ngoái lui nguýt trả câu “ Nghiêm. Chào cờ. Chào” của thằng Kiên.
“One, two, three, four …..” Cả lớp sửng sốt khi nhỏ Hải đếm rành rọt, và càng kinh ngạc hơn khi thấy nó viết không sai một nét.
“ Khá lắm. Bạn Hải hôm nay rất tiến bộ. Cô ghi điểm mười. Cả lớp cố gắng như bạn Hải nhé!”
Hải đỏ mặt sung sướng nghe cô Vân khen, trên đường về chỗ nó nheo nheo mắt với bọn thằng Kiên ra điều tự đắc. H’Rơm thoáng thấy đầu lá thuộc bài nhú ra từ cuốn sách nó cầm theo. Nó không làm sao biết H’Rơm đang mừng thầm với phép màu chỉ nó và nhỏ Hằng nắm giữ.
*
Thứ bảy.
“Cả lớp lấy giấy làm bài 15 phút”
Cô Nga chưa kịp ngồi vào bàn đã ra lệnh. Lớp loạt xoạt tiếng xé vở. H’Rơm hồi hộp lắm. Chiều hôm qua khi đi chăn bò em cũng đã mang theo sách Địa lý học như thói quen dù trước đó đã thận trọng ép lá vào sách, lầm rầm câu thần chú được nghe lóm và để tăng phần linh ứng em còn con bắt chước Amí khấn cả Giàng với thần Cây nữa. Địa lý là môn em rất sợ. Cô Nga có giọng rin rít nói lại nhanh khiến em không sao kịp nghe hiểu, mà vì không kịp hiểu hết nên học rất khó thuộc.
“Hãy cho biết tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau khắp nơi trên trái đất”
Vừa đi lại cô vừa đọc câu hỏi chứ không ghi lên bảng như nhiều thầy cô khác. Lớp yên ắng lạ lùng Tiếng ngòi bút rào rào trên mặt giấy. Khe khẽ có tiếng hỏi nhau. H’Rơm kịp kết thúc câu trả lời khi cô hạ lệnh thu bài .
“ Hạnh hãy trình bày lại câu trả lời của em” cô Nga cất tập bài vào túi xách,dỏng dạc.
Nhỏ Hạnh luống cuống rồi cũng hoàn thành. Cô Nga chăm chú nghe và thủng thẳng tuyên bố ai trả lời như nhỏ Hạnh là đúng và sẽ được điểm cao. Cả lớp được thể hò reo khiến cô Nga phải gõ thước xuống bàn vãn hồi trật tự. H’ Rơm mừng ghê.Bài làm của em y sì ý nhỏ Hạnh vừa nói. Như vậy lá thuộc bài rất linh nghiệm. Nhỏ Hải rồi nhỏ Hạnh và cả em nữa đều có kết quả học khác hẳn mấy tuần trước.
*
Lại một tuần nữa trôi qua.
Sáng nay có giờ Tiếng Việt. Cô Mai đến lớp với chiếc áo dài đỏ thắm nhưng không làm sao bớt “ lạnh” cho bốn mươi học trò của cô. Tiếng Việt là môn “ kinh hoàng” với những định nghĩa rối rắm, với các bài tập hóc búa. Không riêng gì H’Rơm mà cả đứa giỏi như Lan ,Tuyết, Đăng cũng mong giờ học qua mau hoặc không bị kiểm tra bài dù ai nấy đều quí mến cô Mai vì cô rất tận tâm mà lại hiền. Tay mở sổ điểm, mắt nhìn xuống lớp cô thông báo sẽ kiểm tra ba bạn với ba nội dung đã học tuần trước. H’Rơm không ngờ kẻ thứ ba lại là mình.
“Em hãy cho biết cụm danh từ là gì? Cho ví dụ”
“Thưa cô, cụm danh từ là ..là …”
“Em cứ bình tĩnh trả lời” Cô Mai nhìn em trấn an .
“Thưa cô . Cụm danh từ là …..”
Tiếng xì xào bắt đầu.Thằng Kiên thè lưỡi trêu. Nhỏ Hoà che miệng nhắc.Tất cả khiến H’Rơm rối tinh lên. Vừa lúc em kịp hiểu ra từ mở đầu của câu định nghĩa nhỏ Hoà vừa khẽ đọc thì cũng là lúc hình ảnh Ama Y Rôkin đáng ghét hiện ra. Tối qua sau khi ăn cơm cả nhà bắt tay vào việc. Amí, Ama tẻ bắp; anh Y Ngun và H’Rơm ngồi học bài thì Ama Y Rôkin, một người nát rượu xuất hiện. Sau khi rít nhiều hơi thuốc dài Ama Y Rôkin chép miệng đòi uống rượu. Nhà không sẵn. Ama Y Rokin nhìn sang H’Rơm ngụ ý bảo em đi mua. Đang đánh vật với bài Tiếng Việt khó nhớ lại bị giục đi mua rượu H’Rơm vờ không nghe, xếp vở đi ngủ bụng bảo dạ là đã có thần lá hộ mệnh cho bài học. Bây giờ, hình ảnh của Ama Y Rôkin tối qua mồn một trong đầu em nhưng bài Tiếng Việt thì mù mịt. H’Rơm nhìn cô Mai. Chả lẽ nói với cô điều này. Cô có tin không. Lá thuộc bàiMà cô tin thì mình cũng có lỗi. Anh mắt em khiến cô Mai mềm lòng. Cô nén tiếng thở dài thất vọng lật từng trang vở của em vừa để kiểm tra vừa tìm chỗ ký. Bỗng cô cầm lên nhánh lá mảnh như tơ vừa hiện ra giữa hai trang kín chữ. Cô nhìn H’Rơm. Cô săm soi nhành lá. Một chớp loé bừng trong mắt cô. H’Rơm run lên chờ đợi .
“Thôi được. Hôm nay cô cho H’Rơm nợ. Cô sẽ kiểm tra lần khác”
Giữ lại nhành lá , cô trả vở và đứng dậy tỏ ý kết thúc phần kiểm tra bài. H’Rơm nhẹ nhõm nhưng nỗi xấu hổ khiến em không dám ngẩng nhìn ai nhất là đám mấy đứa con trai hay đùa ác.
“Lá này có tên là thuộc bài. Đẹp quá phải không các em ?” Khác hẳn mấy giây trước đó, cô Mai sôi nỗi hẳn, giọng nói vốn đã trong càng thánh thót hơn .
“Ai biết lá có từ đâu ?” Cô bước khỏi bục, hỏi.
Cả lớp nhìn nhau ngơ ngác. Chả lẽ cô không biết lá có từ cây! Mà cây thì mọc trên đất. Hay cô định đố gì đây. Chỉ vào nhỏ Hương cô hỏi lại câu hỏi kỳ cục một lần nữa.
“Thưa cô, từ cây ạ!”
“Cây có từ đâu?” Chỉ vào thằng Tý đang lén che miệng cười, cô lại hỏi.
“Thưa cô … Từ ….đất ạ” Tý đứng dậy mặt đỏ vì nín cười, lúng búng trả lời. Chợt nhớ ra nó tiếp luôn một hơi như sợ quên.
“Thưa cô. Cây mọc từ đất. Cây sinh ra cành, nhánh. Từ cành nhánh sinh ra lá, hoa. Hoa sinh ra trái. Trái có hạt. Đem hạt gieo xuống đất ta lại có cây ạ! Ngoài ra cây cũng có thể sinh từ một ….”
Tý lúng túng, nó không biết phải gọi là gì khi nhớ ra cây khoai mì mọc từ một khúc cây mì khác, hoặc cây lá bỏng mọc từ một lá bỏng khác và càng hết sức lúng túng khi cả lớp cười rần rần trước kiến thức về môn sinh học mà thường ngày nó rất tệ được trình bày một cách ngon ơ .
“Bạn Tý nói rất đúng”
Cô Mai lên tiếng chặn bốn chục cái miệng đang lợi dụng cơ hội để ngoác hết cỡ mà cười rung lớp học không chừng sẽ bị ban giám hiệu phê bình .
“Vậy muốn cây có nhiều quả thì ta phải làm gì?”
“ Ô hay. Cô Mai của chúng em ơi!” Cả bốn chục cái đầu thầm nghĩ và chúng đồng thanh nói thầm bằng ánh mắt đắc chí. “ Phải chăm bón, tưới nước cho cây chứ còn sao nữa. Quanh đây nhà nào chẳng trồng cà phê. Cô không thấy sao “
“Cô biết các em định nói gì rồi. Vậy cô hỏi cả lớp, điểm học tập là cây hay quả?”
Cô Mai gây bất ngờ thêm . Ừ nhỉ. Bốn chuc bộ óc lại bị khuấy động. Cây hay quả? Quả hay cây? À. Phải rồi. Điểm được ghi vào mục kết quả học tập. Vậy điểm học tập là quả rồi chứ còn gì nữa. Vậy học trò cũng là cây luôn.
Bốn chục cái miệng, không – ba chín thôi vì H’Rơm bận há ra thích thú, đồng thanh reo:
“Quả. Quả.Quả.”
“Thế là các em đã hiểu. Điểm học tập của ai là thứ quả do ngươi đó quyết định. Ai thông minh chăm chỉ thì quả tròn đẹp. Ai chậm trí mà không cần cù hoặc mải chơi thì quả nhỏ, lép. Phải vậy không các em?”
Giơ cao cánh lá mỏng manh cô Mai tủm tỉm:
“Chiếc lá thuộc bài tự kể chuyện mình. Đó là đề bài làm thêm cho tiết tập làm văn tuần đến mà cả lớp cần chuẩn bị. Nghe chưa?”
Hướng về phía H’Rơm cô cười ý nhị. Em ngượng quá, cúi mặt chẳng dám nhìn cô nhưng bụng nói với cô rằng “Còn em. Em sẽ kể chuyện cô giáo dạy văn của em. Thưa cô”
Cô Mai không hề hay biết rằng nhỏ Hải và nhỏ Hạnh đang len lén thả ra khỏi mấy cuốn vở những nhành lá mỏng manh như lá cô đang cầm trên tay với vẻ nâng niu dường kia. Những lá thuộc bài chao nhẹ xuống gầm bàn đậu lại chân H’Rơm.
Em cúi nhặt, tự nhủ “ Mình sẽ giữ mãi, nhưng không phải để dễ thuộc bài”.
The American Dream – Giấc mơ Mỹ là khái niệm lần đầu tiên được sử dụng bởi James Truslow Adams trong cuốn sách The Epic of America của ông viết năm 1931.
Giấc mơ Mỹ là “giấc mơ về một mảnh đất trong đó cuộc sống nên tốt hơn và giàu có hơn và đầy đủ hơn với tất cả mọi người, với cơ hội cho mỗi người tùy theo khả năng hoặc thành tích. Nó là một giấc mơ khó khăn đối với tầng lớp thượng lưu châu Âu để hiểu được một cách tương đối, và cũng nhiều người trong chúng ta tự cảm thấy mệt mỏi và nghi ngờ nó. Nó là không chỉ là một giấc mơ về chiếc ô tô và mức lương cao, mà là một giấc mơ về trật tự xã hội trong đó mỗi người đàn ông và phụ nữ có thể giành được vị trí cao nhất tùy theo khả năng bẩm sinh của họ, và được công nhận bởi những người khác vì chính con người họ, mặc cho hoàn cảnh ngẫu nhiên về mặt sinh trưởng hay vị trí.
Cội rễ của tư tưởng này không đâu khác là từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, trong đó có câu:
…tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng họ được Tạo hóa ban cho những quyền bất di bất dịch, trong số đó là Sinh sống, Tự do và mưu cầu Hạnh phúc.
Tuy vậy theo thời gian khái niệm Giấc mơ Mỹ cũng đã có nhiều biến đổi cùng với lịch sử của nước Mỹ. Trong giai đoạn công nghiệp hóa thế kỉ 19 và 20, từ những ý nghĩa lớn lao ban đầu, Giấc mơ Mỹ đã dần dần biến đổi thành một thứ triết lý “get rich quick”, làm giàu nhanh . Với đa số người dân Mỹ, Giấc mơ Mỹ một sự theo đuổi giàu có về vật chất: có nhà, có xe và có việc. Người Mỹ ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy: làm việc nhiều giờ hơn để có những chiếc ô-tô lớn hơn, những ngôi nhà đẹp hơn, mua sắm nhiều hơn. Có điều là họ ngày có ít thời gian hơn để hưởng thụ chính sự thịnh vượng mà mình tạo ra.
Một Giấc mơ Mỹ ngày càng xa vời
Nếu hiểu Giấc mơ Mỹ theo nghĩa hẹp là sự theo đuổi vật chất như trên thì các con số thống kê gần đây cho thấy Giấc mơ Mỹ đang ngày càng kém lung linh và xa vời hơn trong mắt người dân Mỹ.
Một nghiên cứu cho thấy mức độ bất bình đẳng giữa mức lương của CEO và công nhân Mỹ đang ngày càng tăng theo cấp số nhân.
Mức lương của một CEO ở Mỹ trong năm 1980 gấp 40 lần mức lương trung bình của một nhân viên cùng công ty, trong khi ngày nay con số đó là 500 lần.
Trong suốt 20 năm từ năm 1979 đến năm 2000, mức lương trung bình của một công nhân Mỹ chỉ tăng có 11.5 cents một giờ mỗi năm (tính theo giá $ năm 2001). Số nhân công không có bằng cấp lên tới 100 triệu, chiếm 72.1% lực lượng lao động và mức lương trung bình của những công nhân này vào cuối năm 2000 còn thấp hơn cả so với năm 1979.
Trái lại, mức lương và thưởng của các CEO Mỹ đang không ngừng tăng nhanh chóng. Từ năm 1989 đến năm 2000, lương tăng 79%. Trong khi nếu tính cả thưởng bao gồm các khoản như thưởng quản lý, bán cổ phiếu, thưởng cổ phiếu mới, thưởng đặc biệt vv..thì con số này là 342%. Tính theo giá trị thực thì mức lương thưởng trả cho một CEO Mỹ trung bình là 2.4 triệu $ năm 1989 và 10.7 triệu $ năm 2000.
Một vấn đề nữa là lương cơ bản giảm, tức là khoảng 10 triệu người dân Mỹ đang phải chịu mức lương này và phần lớn trong số đó là những bà mẹ nuôi con một mình hoặc đàn ông là trụ cột gia đình. Năm 1979 mức lương cơ bản là 6.55$, và năm 2003 chỉ còn 4.94$ một giờ, giảm 21.4%.
Lương cơ bản giảm là nguyên nhân khiến cho nhiều người phải làm hai việc hay làm nhiều giờ hơn để đảm bảo nuôi sống gia đình. Trong khi số giờ làm việc ở các nước châu Âu như Đức giảm từ 1764 giờ xuống 1562 giờ từ năm 1979 đến năm 1998, thì ở Mỹ con số này tăng từ 1905 lên 1966. Nhiều gia đình người chồng phải đi làm hai việc còn vợ cũng phải đi làm thêm bán thời gian, thậm chí hai việc khác nhau, để có đủ tiền trang trải chi phí.
Một cuộc trưng cầu dân ý của đại học Xavier đã cho thấy rằng giấc mơ Mỹ dường như đang ngày càng vượt quá tầm tay của đại đa số dân chúng Mỹ, và họ ngày càng mất niềm tin đạt được nó.
– 68% cho rằng thế hệ con cái họ sẽ khó khăn hơn để đạt được giấc mơ Mỹ. Trừ những người dân Mỹ da đen thì lại cho rằng thế hệ họ và con cháu họ thấy dễ dàng hơn.
– 58% nghĩ rằng giấc mơ Mỹ đang trên đà đi xuống
– Những người hiểu giấc mơ Mỹ theo nghĩa là sự đảm bảo về tài chính có xu hướng tiêu cực hơn là những người nhìn nhận giấc mơ Mỹ là cơ hội, tự do và gia đình.
Nhiều người Mỹ đã nhận ra mặt trái của sự theo đuổi một Giấc mơ Mỹ về vật chất. Họ mệt mỏi vì làm việc quá nhiều, rồi mua sắm quá nhiều, rồi lại tiếp tục phải đi làm nhiều hơn để trả các hóa đơn đang ngày càng chồng chất. Rõ ràng là xét về mặt bảo đảm về vật chất, nhiều người dân Mỹ đã không có được giấc mơ của mình mà thậm chí còn là nạn nhân của chính sự theo đuổi Giấc mơ đó. Khi đặt những mục tiêu vật chất làm trọng, họ cũng đã không có được hạnh phúc hay tự do như những ý nghĩa cao đẹp nhất mà Adams đã khởi xướng.
Đồng cảm với ông, Marianne Williamson đã nhấn mạnh lại điều cốt lõi nhất của Giấc mơ Mỹ:
Giấc mơ Mỹ, khi được hiểu đúng nhất, không phải là một thứ vật chất. Hơn thế, đó là một thực tế rằng chúng ta có quyền để mơ mọi thứ. Đó là quyền để kì vọng rằng những tài năng và khả năng và sự tận tụy của chúng ta – chứ không phải là thành kiến của người khác – sẽ quyết định bản chất cuộc sống mà chúng ta sống.
Nhìn lại Giấc mơ Mỹ để thấy rằng những giá trị nhân bản sẽ luôn trường tồn với thời gian. Ngược lại sự theo đuổi vật chất không phải là con đường đi tới hạnh phúc như nhiều người trong chúng ta vẫn tưởng. Một đất nước mạnh và giàu có như nước Mỹ không có nghĩa là người dân nước đó hạnh phúc và xã hội đó phát triển bền vững.
Một giấc mơ quốc gia – Giấc mơ Việt Nam
Không chỉ có Mỹ mới có một Giấc mơ quốc gia, một giấc mơ của đại đa số dân chúng, mà còn có Giấc mơ Châu Âu, Giấc mơ Úc, Giấc mơ Canada… Mỗi một dân tộc, dựa trên hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của mình, đều có thể có một giấc mơ chung.
Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về một Giấc mơ Việt Nam?
Liệu rằng khi chúng ta cùng chia sẻ những suy nghĩ về giấc mơ của cá nhân mình, chúng ta có thể có được một giấc mơ chung cho toàn dân tộc?
Gasan đang ngồi bên giường thầy của mình, Tekisui, ba ngày trước khi thầy qua đời. Tekisui đã chọn Gasan làm truyền nhân.
Một ngôi chùa đã bị cháy gần đây và Gasan đang bận rộn xây chùa lại. Tekisui hỏi Gasan: “Khi xây xong chùa rồi con sẽ làm gì?”
“Khi thầy khỏe lại, tụi con muốn thầy giảng ở đó,” Gasan nói.
“Nếu như thầy không sống đến lúc đó thì sao?”
“Thì con sẽ tìm một người khác,” Gasan trả lời.
“Nếu con không tìm được người khác thì sao?” Tekisui tiếp tục.
• Các câu hỏi này rất ngớ ngẩn. Có lẽ là Tekisui đang trong trạng trái nửa mê nửa tỉnh, sắp chết.
Gasan chỉ muốn Tekisui tích cực (nghĩ đến lúc mình hết bệnh) hay là nằm nghỉ.
• Bên ngoài các lý lẽ thường tình này, Thiền là sống ở đây lúc này. Thiền sư chẳng quan tâm đến các chuyện chưa tới “nếu này… nếu nọ…” Các câu bắt đầu bằng chữ “nếu” luôn luôn làm cho người ta sống với những cái “nếu” chưa đến, và không bao giờ sống thực.
Người mà cứ lo “nếu” hoài thì mê sảng như người bệnh sắp chết.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.
Just Go to Sleep
Gasan was sitting at the bedside of Tekisui three days before his teacher’s passing. Tekisui had already chosen him as his successor.
A temple recently had burned and Gasan was busy rebuilding the structure. Tekisui asked him: “What are you going to do when you get the temple rebuilt?”
“When your sickness is over we want you to speak there,” said Gasan.
“Suppose I do not live until then?”
“Then we will get someone else,” replied Gasan.
“Suppose you cannot find anyone?” continued Tekisui.
Gasan answered loudly: “Don’t ask such foolish questions. Just go to sleep.”