Thứ bảy, 10 tháng 4 năm 2010

Bài hôm nay

Chú Cuội – Phạm Duy, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, song ngữ, anh Nguyễn Minh Hiển.

Dân ca Tây Nguyên, Văn Hóa, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, chị Linh Nga Niê Kdăm, anh Trần Đình Hoành.

Công ty tư nhân , Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hoàng Chung.

Theo đuổi giấc mơ , Danh Ngôn, song ngữ, chị Zen.

Đời càng đẹp hơn , Danh Ngôn, song ngữ, chị Lê Phan Hiên Vy.

Chim Sơn Ca , Thơ, anh Bùi Minh Vũ.

Viên ngọc trên thềm đại dương, Thánh thi Sufi, song ngữ, Hafez, anh Trần Đình Hoành.

Cầu nguyện buổi tối , Trà Đàm, song ngữ, chị Hoàng Khánh Hòa.

Đêm hè, Văn, chị Đàm Lan.

Lư hương , Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện dưa hấu , Văn Hóa, Triết lý Việt, anh Nguyễn Hữu Vinh dịch, anh Trần Đình Hoành bình.
.

Scholarship, Grants & Jobs

“HỌC BỔNG TÌNH NGUYỆN NƯỚC NGOÀI – VPV 2010”

1. Giới thiệu:

“Học bổng tình nguyện nước ngoài VPV 2010” là một chương trình kết hợp: tìm kiếm, bồi dưỡng và tài trợ cho các cá nhân có thành tích hoạt động tình nguyện suất xắc, có phẩm chất và năng lực của thanh niên thời đại được tham gia các khóa đào tạo, các chương trình tình nguyện ở nước ngoài nhằm nâng cao kỹ năng bản thân và tiếp thu kinh nghiệm từ hoạt động tình nguyện của thế giới, thông qua đó thúc đẩy phong trào tình nguyện tại Việt Nam nói riêng và phát triển thanh niên Việt Nam nói chung.

2. Cuộc thi:

Vòng 1: Viết luận: 30/3-30/4/2010

Chủ đề:

“Hãy viết một bài văn dài tối đa 500 từ kể về một hoạt động tình nguyện có ý nghĩa của bản thân”

Vòng 2: Phỏng vấn: 30/4 – 10/5/2010

Hơn 100 thí sinh sẽ được chọn qua vòng 1 vào vòng phỏng vấn.

Vòng 3: Trại tình nguyện: 10/5 – 20/5/2010

Các thí sinh vượt qua vòng hai sẽ được tham gia miễn phí một trại tình nguyện diễn ra trong 5 ngày tại Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Đinh, nơi đang triển khai dự án hỗ trợ Du Lịch Sinh Thái Cộng Đồng của VPV

3. Giải thưởng:

Ba thí sinh vượt qua cả 3 vòng thi sẽ nhận được một trong các học bổng sau

Ba suất học bổng toàn phần tham gia hoạt động tình nguyện ở nước ngoài gồm:

Dài hạn: 3-9 tháng tình nguyện tại Châu Âu
Ngắn hạn: 2-4 tuần tình nguyện tại Nhật Bản/Hàn Quốc
Training: 5-10 ngày tại Châu Âu/Châu Á, tùy vào chương trình hiện có

Chi phí bao gồm: Phí đi lại (vé máy bay), ăn ở và làm tình nguyện tại quốc gia có chương trình.

Làm sao mình có thể đạt được giải thưởng hấp dẫn này???

Sang đó, mình sẽ làm gì???

VPV à…lần đầu nghe tên…có đảm bảo không nhỉ????

Câu chuyện của những người tham gia???

Những câu hỏi đó vẫn luôn phảng phất trong tâm trí bạn, đừng để những lo ngại đó khiến bạn mất đi cơ hội có một không hai này…Hãy tham dự buổi hội thảo để biết thêm thông tin, nghe tư vấn và đặt câu hỏi trực tiếp cho ban tổ chức:

Thời gian: 18h00-20h00- Thứ 6, 16/4/2010
Địa điểm: Tầng 3 , Tòa nhà VJCC, ĐH Ngoại Thương, 93 Chùa Láng

Hoặc

Thời gian: 18h00-20h00- Thứ 4, 14/4/2010
Địa điểm: Phòng 901, Trường ĐH Hà Nội

Chi tiết xem tại các tài liệu

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH “HBTN – VPV 2010”
THỂ LỆ CUỘC THI “HBTN – VPV 2010”
MẪU DỰ THI

Mời các bạn vào trang web http://vpv.vn/index.php?module=news&id=131 để biết thêm chi tiết.

Mọi thắc mắc về chương trình, xin gửi về hòm thư: hocbongtinhnguyen@vpv.vn

Volunteer For Peace Vietnam
Address: COMA6 Building, Road 70, Tay Mo, Tu Liem, Hanoi, Vietnam
Email: hocbongtinhnguyen@vpv.vn
Tel:(84).4.3.765.2719/3.765 1909
Fax: (84).4.37652.719
Website: www.vpv.vn

Oslo Peace Scholarship

The Graduate Studies in International Affairs (GSIA) program in the ANU College of Asia and the Pacific, in partnership with the International Peace Research Institute, Oslo (PRIO) and Bjørknes College, offers one scholarship each year for full-time study in the Master of International Affairs specialising in Peace and Conflict Studies degree program. Tuition fees will be covered by The Australian National University and Bjørknes College; and students will receive some funding towards living costs as a stipend.

Eligible Program(s): Master of International Affairs specialising in Peace and Conflict Studies

Eligibility Criteria: International students, Australian and Norwegian students

Readmore: http://cambodiajobs.blogspot.com/2008/07/oslo-peace-scholarship.html
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Chú Cuội, nhạc Phạm Duy

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu với các bạn một bản tình ca lãng mạn nhé, bài hát Chú Cuội của nhạc sĩ Phạm Duy.

Mình được nghe bài hát này do ca sĩ Ái Vân hát từ hồi học năm thứ nhất đại học ở Hà Nội. Hồi đó nhạc Phạm Duy rất hiếm, toàn phải truyền tay nhau nghe, hay không có mà nghe, chỉ do bạn bè có được bản nhạc ngồi hát với nhau.

Bài hát này được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác vào năm 1948 hát về tình yêu của Chú Cuội với cô Hằng, qua đó bày tỏ tình yêu của nhạc sĩ Phạm Duy với vợ của nhạc sĩ là ca sĩ Thái Hằng.

Ta yêu cô Hằng đêm xưa xuống trần – tình ơi – Một đàn con trai, rủ đàn con gái ra ngồi nhìn trăng – Ra xem chú cuội ngồi gốc cây đa…

Cô  Hằng từ cung trắng xuống trần khiến chú Cuội “Để trân ăn lúa” và “nhìn mây theo gió” sống ở trên mặt đất nhưng hồn ở cùng mây gió 🙂

Mình hiếm thấy bài hát nào có sự bay bổng âu yếm lãng mạn như thế. Rất vui được giới thiệu cùng các bạn. 🙂

Chúc các bạn một ngày vui,

Hiển.
PS: Mình không tìm được youtube video bài hát do Ái Vân hát, nếu bạn nào có thể giúp tạo file video và upload lên Youtube sẽ rất hay 🙂 Mình cảm ơn.
.

Hãy click vào đây để nghe bài hát

Chú Cuội
Nhạc sĩ Phạm Duy

Trăng soi sáng ngời
Treo trên biển trời
Tình ơi
Một đàn con trai
Rủ đàn con gái
Ra ngồi nhìn trăng
Ra nghe chú cuội
Ngồi gốc cây đa
Cuội ơi
Ðể trâu ăn lúa
Nhìn mây theo gió
Miệng ca bồi hồi

Ta yêu cô Hằng
Ðêm xưa xuống trần
Nàng ơi
Nàng về dương gian
Tìm người nuôi nấng
Cung đàn Hằng Nga
Xin đôi cánh vàng
Mượn chiếu mây non
Cuội ơi
Cuội theo ánh sáng
Cuội lên cung vắng
Cuội không về làng

Ánh trăng vàng bên người đẹp yêu chồng
Khúc nghê thường quên đường về dương gian
Ánh trăng vàng kìa là ánh trăng vàng
Ðời dương thế có người trong đêm tối
Chờ sao chiếu mối tình của Hằng Nga
Ðời đời mọc trăng tơ sáng loáng

Trăng soi tóc thề
Ðưa trai gái về
Tình ơi
Nửa đường thôn quê
Gặp đàn em bé
Hát vè một câu
Câu thơ chú cuội
Mà lấy tiên nga
Cuội ơi
Ðể Trâu ăn lúa
Ngồi trên lưng gió
Tình yêu mặn mà.

Dân ca Tây Nguyên

Trong kho tàng âm nhạc dân gian các tộc người Tây Nguyên, dân ca chiếm một vị trí đáng kể. Những năm đất nước còn tạm chia làm hai miền, thông qua những người con Tây Nguyên tập kết ra Bắc, luôn gìn giữ trong tâm hồn mình nỗi đau đáu về một miền quê đầy âm thanh của gió, của rừng đại ngàn, mà dân ca các dân tộc Tây Nguyên được truyền bá và phổ biến rộng rãi . Mỗi dân tộc một tính cách, một chất liệu âm nhạc dân gian khác nhau, độc đáo và phong phú. Chúng tôi không có tham vọng nói hết được về dân ca các dân tộc Tây nguyên,bởi trong kho tàng đồ sộ đó,mỗi dân tộc thiểu số anh em đều có thể tự hào về những nét đặc sắc,độc đáo riêng biệt trong dân ca của dân tộc mình.Dân ca ,như hơi thở của con người,như miếng cơm nướng thơm trong ống nứa trên bếp lửa hồng,bầu nước suối trong mát ngọt lành.Dân ca không chỉ quen thuộc ,mà còn gắn bó hàng ngày với cuộc sống của bà con các dân tộc thiểu số.Điều đặc biệt ở đây là nó nằm trong tâm thức,trong máu thịt của mỗi con người,nên các nghệ nhân không phải chỉ có giọng hát hay,mà còn ứng tác ngay qua những làn điệu có sẵn ấy,những nội dung mới rất có vần có điệu nữa. Các cán bộ thông tin muốn động viên thanh niên đi nghĩa vụ quân sự bằng lời hát ư? Có ngay ! Chị cộng tác viên dân số muốn vận động kế hoạch hóa gia đình ư ? Chờ một chút nhé,xong rồi đấy ! Đoàn kết dân tộc à ? Kêu gọi sản xuất hả ? Được thôi ! Còn đề tài tình yêu thì muôn thuở,lúc nào cũng có thể cất lên say đắm

Rằng : “Em ơi / Ướt váy ta phơi cành cây tang/ Ướt khố ta vắt lên cây Tung/ Ướt người ta cùng sưởi bên lửa hồng/ Xuống suối cùng anh bắt cá/ Lên rừng với em hái rau/ Ta sống bên nhau mãi mãi”. (dân ca Êđê)

Không cần phải yêu cầu,chỉ cần có người muốn nghe,thêm một chút men cho la đà lâng châng nữa,là có thể hát sáng đêm, nhất là hát giao duyên nam

nữ. Và khi đó “say nhau rồi chẳng cần nữa rượu ơi”

Dân ca Tây nguyên là vậy.Những lúc nghỉ ngơi tránh nắng trưa dưới bóng cây knia trên rẫy,những khi ngừng tay cắt lúa trên đồng, đêm trăng sáng gái trai gọi nhau nơi đầu sàn, các lễ cầu cúng Yang diễn ra thường xuyên theo nông lịch..vv..,chính là dịp để tụ họp nhau,và không thể thiếu những lời hát cất lên .

Có thể chia dân ca các dân tộc Tây nguyên ra làm hai thể lọai chính : Loại hát nói (recitativ) và loại hát có nhịp điệu (tempo.

Thể loại hát nối phổ biến nhất chính là phương tiện thể hiện trường ca – sử thi . Người Mnông ở DakLak còn có thể loại hát – kể gia phả bằng văn vần rất độc đáo, mà hầu như dòng họ nào cũng có người thuộc nằm lòng, để tránh sự kết hôn nhầm lẫn giữa những người trong cùng một họ. Trong một lần đi sưu tầm tại xã Nâm Nung, huyện Krông Nô tỉnh Daklak, chúng tôi đã bật máy ghi âm đến 10 phút , chỉ để ghi một trong những gia phả của dòng họ như thế.

Hát nói thường không có nhạc cụ đệm, như một thứ tự sự, nghĩ gì nói đấy, với khách đến thăm, với cha mẹ già héo, với người thân đi về thế giới bên kia , dặn dò con cháu những điều hay lẽ phải, phán xử theo luật tục,bày tỏ niềm vui mừng, nỗi buồn bã với bất cứ sự việc gì diễn ra trong làng buôn, kon, plei, bon . . . hay trong gia đình.

Ngược lại, những bài dân ca có nhịp điệu thường được đệm bằng các loại ting ning, t’rưng, đinh năm . . . rộn ràng.

Nội dung của các bài dân ca rất đa dạng, bất cứ một điều gì trong cuộc sống cũng có mặt trong lời hát. Chỉ cần có một cuộc tụ tập, một chút rượu cho la đà, hoặc đơn giản là có mặt cả hai phiá nam và nữ, là có thể khởi hứng cho ca hát.

a) Dân ca trong lao động sản xuất:

Đại đa số các dân tộc ở Tây nguyên (trừ một số dân cư trú tại những vùng trũng dọc theo các triền sông ĐăkKrông, Sông Ba, sông Ayun Pa, Sông Krông ana . . có canh tác lúa nước một vụ) sản xuất theo phương thức luân canh nương rẫy, chọc lỗ tra hạt và theo tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, thì việc cúng kiến các Yàng để cầu cho mùa màng tươi tốt là điều không thể thiếu. Những bài cầu cúng trong các lễ nghi theo nông lịch, cũng có xuất xứ giai điệu từ dân ca, và là nguồn gốc của thể lọai hát- kể trường ca.

Để cúng thần đất khi lập buôn người chủ làng khấn :

“Tôi dẫn dắt gia đình/Tôi dẫn dắt làng buôn/Cầu thần chớ nói lời giận dữ/ Cầu thần chớ mắng mỏ thân tôi”( Bài cúng Mnông)

Trong lễ cúng hồn luá phải cầu xin :

“Búi rơm cho to tựa tranh lợp nhà /Hỡi hạt thóc to,/Hỡi hạt thóc bé /Nay mau về với ta”( Bài cúng K’Ho)

Đầu mùa sản xuất phải có lễ cầu mưa :

“Buôn đằng Đông mây lui nhanh xuống/Buôn đằng Tây mây cuốn nhanh lên/Ước sao cho được trận mưa to/Ước sao cho được cả mưa rào” (Bài cúng Ê đê )

Đến lúc gieo hạt lại phải cầu xin :

“Này rượu một ché, gà một con/gà Yàng ăn gan, rượu Yang ngậm cần/Yang thêm bông cho lúa, thêm hạt cho kê/Sâu ở gốc rễ hãy bắt sạch trơn/Mọc lên được búp/Đức nên được trái”. (Bài cúng Jrai)

Được muà lớn phải tạ ơn, hiến sinh bằng trâu :

“Tiết trâu đã xoa lên đầu/Cho dân làng sống lâu khỏe mạnh/Cho đầy chòi lúa bắp”.( Bài cúng Sê đăng)

Phổ biến nhất là khi nghỉ ngơi, người ta đều có thể ca hát, giống như các hình thức hát ví, hát lý, hát đố trong lao động sản xuất của người Việt.

b) Dân ca trong cuộc sống đời thường :

Nhiều dân tộc Tây nguyên có hệ thống luật tục bằng văn vần, do những người thông thái trong buôn, plêi nắm giữ. Khi có việc xảy ra ở trong cộng đồng cần có sự phân xử, họ là người đứng ra thay mặt chủ làng “cầm cân nảy mục”. Đây là sự tập hợp những câu răn dạy về phương thức đối nhân xử thế giữa cá nhân với cộng đồng, với thiên nhiên, như lời người già hay cha mẹ Ê đê dạy con cái :

“Con gái (phải) biết rõ thân họ/Con trai biết rõ thân ta/Bò trâu biết ai là chủ”

Đi xúc cá ngưòi Ktu hát :

“Vừa thả lứơi, vừa bơi/cá mắc vào lưới/Trắng như bã mía rơi:

“Ăn” ong trên rừng cũng thành lời ca :

“Ong như lúa vãi/Ong giống rũ nằm cho đông/leo lên tận ổ Ktưng/Lấy cho hết mật rừng, mật cây”.(dân ca Êđê)

Đến cơn ho cũng được hát thành lời :

“Cơn ho khôc khôc/Cơn ho trăng cho/Cơn ho đầy trời/Cơn ho đầu rừng

(Dân ca Mnông)

Nhiều nhất ,hay nhất là những bài hát đố, hát giao duyên, chỉ cần ngồi kề bên nhau, hát lên một câu là có người đối đáp lại ngay. Ngắm người yêu chàng trai Bâhnar ca ngợi.

“Em thắm đẹp như hoa cheng rét/Tóc như suối nguồn êm trôi/Cuối rừng anh nhìn em ngẩn ngơ “

Không lấy được nhau thì họ dám thề thốt :

“Hai ta chết sẽ nằm chung một hòm/Em hoá thành thần chớp sáng/Anh hoá thành thần sét thét vang”.(Dân ca Ê đê)

Trong lễ cưới cũng có sự hát đối đáp giữa nhà trai với nhà gái :

Nhà gái thách thức :

“Hai sừng trâu cong vút đều nhau/Con trâu mộng béo tròn/Nhiều tấm vải sặc sỡ”

Nhà trai đáp :

“Chúng tôi có nhiều cồng chiêng /Có nồi to, nồi nhỏ/Gả con cho chúng tôi/Sẽ trọn đời chung sống”.(dân ca Ca tu)

Nội dung của các bài dân ca của dân tộc Tây nguyên có thể đế cập tới mọi vấn đề liên quan đến đời sống của con người, với rất nhiều làn điệu khác nhau, đặc biệt là thể lọai hát nói. Hát nói cũng chính là một trong những đặc trưng riêng của các dân tộc miền núi Việt Nam, hầu như dân tộc nào cũng có. (Điều này đã chứng minh qua những cuộc “ Liên hoan hát dân ca các dân tộc Việt Nam” do Đài TNVN và Đài THVN tổ chức từ 1998 trải qua đã nhiều năm ), có rất nhiều nội dung và làn điệu. Mà đỉnh cao của hát nói, hát kể chính là thể lọai trường ca.

Trước khi đất nước hoàn toàn giải phóng , đi đến thống nhất, chúng ta vẫn thường biết đến dân ca, dân nhạc Tây nguyên qua thang âm ngũ cung: “Son si #đo mi #pha son“ có những quãng nửa cung rất ấn tượng.

Rất nhiều nhạc phẩm của các tác giả không công tác ở Tây nguyên, nhưng yêu thích âm nhạc Tây nguyên, thường dựa trên thang âm ngũ cung này. Nhưng thực ra, thang âm trên chỉ là đặc trưng âm nhạc của hai dân tộc có khu vực cư trú tương đối đan xen và gần kế với nhau là Jrai và Bana mà thôi. Riêng các tộc người Êđê, Mnông, K’Ho, Mạ …có những thang âm riêng, không có nhiều những quãng nửa cung liền bậc như Jrai và Bânar.

Mỗi một dân tộc thiểu số Tây nguyên , đều có thang âm riêng tiêu biểu cho dân nhạc của mình. Thanh âm #Đô mi #pha sol si chỉ là thang âm thường được dùng nhất trong âm nhạc dân gian Bana và Jrai, chứ không phải là đặc trưng của tất cả dân ca Tây Nguyên .

Linh Nga Niê Kdăm

TĐH: Sau đây mời các bạn thưởng thức một số dân ca Tây Nguyên trên Youtube

Người Ta Cười – Dân ca X’tiêng – Kim Anh

.

Lời Tỏ Tình – Dân ca Jlai – Ksor H’Hoanh & Ksor Thức

.

Em Đẹp Như Hoa Pơ Lang – Dân ca Bơhnar

.

Ma Dieng (Hát Mừng Lứa Đôi) – Dân ca Roglay – Cao Dy

.

Đôi Ta Chung Một Con Đường – Dân ca Xơđang – A Vân

.

Dùng Làng – dân ca Kơ-ho

.

Hat Ayray (Gọi Anh Về) – Dân ca Êđê – Mi Na

.

Tiếng Chim Rô Túk Báo Mùa – Dân ca Chu Ru – Rô Đa Nai Trần

.

Yang Bay Minority Dance

.

Hát Ru – Dân ca Êđê – Hji Na Bya

.

Lời Dặn Dò – Dân ca Êđê – Ami Dhu’k

.

Giai Điệu Bu Roong – Dân ca Tây Nguyên – H’ Plơ

.

Nàng Tiên – Dân ca K’ho – CII K’Mhô

.

Giữ Rẫy Đuổi Chim – Dân ca Bahnar – A Long

Công ty tư nhân

Vài người nhìn công ty tư nhân như một con thú dữ cần bị bắn hạ, người khác thì coi như bò sữa để vắt, nhưng ít người xem nó như một con ngựa kéo xe vất vả.

Nguyễn Hoàng Chung dịch

Some see private enterprise as a predatory target to be shot, others as a cow to be milked, but few are those who see it as a sturdy horse pulling the wagon.

Chim sơn ca

Đôi khi anh
rơi bịch xuống đất
gầy dựng nụ cười trên môi héo của em
những cọng cỏ khô và đất làm căn nhà xinh xắn
Em có dám quay mặt với nền văn minh sôcôla
Quên những lời sấm truyền
Và trút bỏ thân xác để bay bổng như chim sơn ca
Có nhiều lý do phải làm như thế
Trước hết ta muốn thành người
đam mê và thăng hoa trong cuộc sống trần tục
trước khi bay loãng trong không khí vô tận
Nâng niu một bàn chân của chim sơn ca
Bàn chân của người họa sĩ vừa vẽ xong.

Bùi minh vũ. 1-2010

Viên ngọc trên thềm đại dương

Chúng ta đã quay các học hỏi thuở rạng đông của chúng ta về phía con đường của người say.
Chúng ta đã quay vụ mùa cầu nguyện của chúng ta về phía nhà kho cúa linh hồn ngây ngất.

Ngọn lửa mà chúng ta quay mặt vào mạnh đến nỗi
Có thể đốt cháy vụ mùa rơm của cả trăm người hợp lý.

Quốc vương của Trước-Vĩnh-Cữu cho chúng ta chiếc quan tài chứa đau đớn của tình yêu làm quà tặng;
Vì vậy chúng ta đã quay buồn khổ của chúng ta về phía căn chòi rách nát của khách du hành mà chúng ta gọi là “thế giới”.

Từ nay trở đi tôi sẽ không dành cánh cửa nào trong tim tôi mở cho tình yêu về các sinh linh đẹp đẽ;
Tôi đã quay lưng và đóng dấu triện của đôi môi thánh trên cánh cửa nhà này.

Bây giờ là lúc quay lưng lại với ảo tưởng dưới lớp áo đã vá bao lần của chúng ta.
Nền tảng của sự nghiệp chúng ta là sự thông minh có thể nhìn xuyên thấu tất cả những trò chơi này.

Chúng ta đã quay mặt về phía viên ngọc trai nằm trên thềm đại dương.
Vậy thì tại sao chúng ta lại lo lắng chiếc thuyền cũ kỹ chòng chành này có đi tiếp hay không?

Chúng ta quay về phía người trí thức và gọi họ là k‎ý sinh trùng của lý lẽ;
Cám ơn Chúa, họ như là những người tình thật không lòng tin không con tim.

Những người Hồi giáo Sufi đã chấp nhận một huyễn ảo, và Hafez cũng chẳng khác.
Đích điểm của chúng ta cách xa tầm với biết bao, và ‎ ý chí của chúng ta yếu ớt biết bao!

(TĐH dịch)

The Pearl on the Ocean Floor

by Hafiz (1320 – 1389)

(English version by Rober Bly
Original Language: Persian/Farsi)

We have turned the face of our dawn studies toward the drunkard’s road.
The harvest of our prayers we’ve turned toward the granary of the ecstatic soul.

The fire toward which we have turned our face is so intense
It would set fire to the straw harvest of a hundred reasonable men.

The Sultan of Pre-Eternity gave us the casket of love’s grief as a gift;
Therefore we have turned our sorrow toward this dilapidated traveller’s cabin that we call “the world.”

From now on I will leave no doors in my heart open for love of beautiful creatures;
I have turned and set the seal of divine lips on the door of this house.

It’s time to turn away from make-believe under our robes patched so many times.
The foundation for our work is an intelligence that sees through all these games.

We have turned our face to the pearl lying on the ocean floor.
So why then should we worry if this wobbly old boat keeps going or not?

We turn to the intellectuals and call them parasites of reason;
Thank God they are like true lovers faithless and without heart.

The Sufis have settled for a fantasy, and Hafez is no different.
How far out of reach our goals, and how weak our wills are!

Cầu nguyện buổi tối

Chúa ơi,
Cảm ơn Người vì ngày hôm nay.
Cảm ơn Người đã đem đến sự an toàn cho con và những người con yêu.
Khi con ngủ, mong cho những giờ này đem đến cho con an bình.
Mong chúng chữa lành trí óc và cơ thể con.
Khi con ngủ, thưa Chúa, hãy ban phước thế giới.
Khi có nỗi đau, khi có những người không có chỗ để ngủ, người chịu đựng và người chết, cầu cho những thiên thần của Người đến với họ và dẫn lối trái tim họ.

Thưa Chúa,
Hãy để ánh sáng rọi vào.
Hãy sử dụng những giờ ngủ của con.
Hãy chuẩn bị cho con, trong những giờ nghỉ ngơi này, cho sự phục vụ Chúa lớn hơn.
Mong cho ánh sáng xung quanh con, ngày mai tỏa sáng quanh con.
Làm mềm trái tim con.
Cảm ơn Chúa.
Amen.

Hoàng Khánh Hòa dịch
.

Evening Prayers

Dear God,
Thank You for this day.
Thank You for my safety and the safety of my loved ones.
As I enter sleep, may these hours give me peace.
May they bring healing to my mind and body.
While I sleep, dear Lord, please bless the world.
Where there is pain, where there are people who have no place to sleep, who suffer and who die, may Your angels come unto them and minister to their hearts.

Dear Lord,
Please let the light stream in.
Please use my hours of sleep.
Please prepare me, during these hours of rest, for greater service to You.
May the light that surrounds me, tomorrow shine through me.
Soften my heart.
Thank You, Lord.
Amen

Marrianne Williamson

Đêm hè

Nóng quá, trời lặng ngắt không một chút gió thỏang. Hai đứa trẻ sinh đôi cứ thay nhau khóc quấy. Hà hết dỗ đứa này lại gắt đứa kia. Có tiếng càu nhàu của bà Hóm :

_ Làm sao cho nó nín đi chứ, khóc như cha chết thế thì ai mà ngủ được ?

Túng – cha của hai đứa bé -sừng sộ :

_ Này, bà đừng độc mồm thế nhá, bà rủa ai đấy hả ?

Hà vội can chồng :

_ Bà ấy ngay miệng nói thế thôi chứ có rủa sả gì đâu. Con nó khóc quấy quá, người ta bực là phải rồi.

Sẵn đang cáu, Túng vặc luôn vợ :

_ Còn mày nữa, có mỗi việc dỗ con mà cũng không xong. Vứt mẹ nó hết đi.
Hà bật khóc :
_ Anh là cha nó mà anh ăn nói thế à ? Nó ốm, nó sốt nó mới quấy thế chứ. Đã không lo cho nó được miếng thuốc lại còn hắt hủi. Thôi để mẹ con tôi chết cho anh sướng cái thân …hu hu…
_ Chết đi, vợ con cái mẹ gì, nợ chín kiếp mười đòi báo hại tao giờ mới ra thân thế này đây ..

Hà tru tréo :

_ Giời ơi là giời ! Khốn nạn cho cái thân tôi, ba mẹ con vác mặt chầy chầy từ sáng đến tối, xin từng đồng hào về nuôi nó, nó lại còn chửi bằng đầu bằng cổ thế này đây…
_ Chúng mày có im hết đi không ? Hết con lại đến bố mẹ, có để cho ai ngủ không hả ?

Tiếng ông Ba cụt quát to ở một góc hiên làm Hà khóc to hơn :

_ Ai mà không muốn ngủ chứ ? Tôi cũng mệt chết rũ ra đây, sung sướng gì đâu. Nếu không phải vì thằng chồng khốn nạn thì mẹ con tôi đâu phải giăng nắng giăng mưa, ngủ bờ ngủ bụi thế này. Nhà cửa cha mẹ cho đầy đủ, nó ném cả vào đỏ đen, giờ ăn bám hai đứa mới đẻ, không biết nhục lại còn…

Một cái tát nảy lửa cắt ngang câu khóc kể của Hà, Túng rít lên :

_ Mày còn nói nữa, tao giết.

Bà Hóm ngồi dậy chỉ tay vào Túng mắng :

_ Cái thứ đàn ông như mày đem mà bỏ trôi sông, sức dài vai rộng, không làm gì để nuôi nổi vợ con lại còn vũ phu nữa hả ?

Ông Ba cụt cũng trỗi dậy, lục cục cái nạng ra chỗ vợ chồng Túng gằn giọng :

_ Phải cho mày một trận nên thân mới ra thằng đàn ông được.

Nhìn cái chân cụt của ông Ba, Túng trề môi :

_ Coi lại cái thân ông đi đã, què cụt thế kia mà còn ra giọng …
_ Mày…bố láo hả ?

Ông Ba định quơ cái nạng về phía Túng thi có tiếng ho khu khụ và giọng nói của ông Năm gàn :

_ Thôi đi. Đã không ra hồn người rồi, thằng nào cũng có cái mạng không, rúc vào cái xó hiên này còn gầm ghè nhau nỗi gì. Ngủ hết đi, mai còn kiếm cái mà bỏ vào mồm. Con vợ thằng Túng cũng nhịn đi, sang lấy cái áo của lão mà đắp thêm cho chúng nó. Sương khuya xuống rồi, khéo mai nó ốm nặng thì khổ. Ứ hừ …đã nghèo lại gặp cái eo, sinh một lúc hai đứa có bốc đất mà ăn cũng không đủ. Xem ai hiếm con thì cho họ đi, may ra chúng còn đỡ khổ. Dà… ông nội nó cũng khéo đặt tên con…

Lạ lùng thay, mọi ngày vẫn gọi là lão Năm gàn, vì ông ta ăn nói văng mạng, gàn bát xách. Lão bảo lão vứt đi cả cuộc đời rồi, còn mỗi cái mạng hom hem chờ ngày vứt nốt nữa là xong. Thế mà hôm nay những câu nói của lão chẳng gàn tí nào, lại còn có tác dụng nữa là khác. Ông Ba cụt cũng xẹp như quả bóng hơi, lê cái nạng lọc cọc đi về chỗ của mình, miệng còn lẩm bẩm “Cái thứ đàn ông vất đi” Bà Hóm thở ra đánh sượt :

_ Giá chết quách được cho nhẹ tội nhỉ ?

Chợt đưa tay đánh cái chát vào chân mình, bà lại tiếp :

_ Mẹ cha mấy con muỗi, có máu chó đâu mà hút.

Rồi nằm xuống kéo tấm bao phủ lên đầu nói vọng ra :

_ Chúng hết khóc rồi đấy, con Hà cũng ngủ đi một chút, trời sắp sáng rồi.

Hà lau nước mắt, cầm cái áo vá víu của lão Năm gàn vừa ném sang, đắp nhẹ lên mình hai đứa trẻ. Hai đứa thiếp đi trong cơn mệt vì khóc. Một làn gió hiếm hoi thỏang qua, khiến Hà trút một hơi thở nhẹ. Lấy gói quần áo kê đầu, Hà nằm xuống cạnh con. Nhìn hai đứa thiêm thiếp, Hà nghĩ đến câu ông Năm nói, cô thở dài, nước mắt lại ứa ra. Liếc qua Túng, thấy anh ta đang lật ngược túi áo tìm mẩu thuốc, Hà chép miệng:

_ Cũng một kiếp người…

Đàm Lan

Lư hương

Một phụ nữ ở Nagasaki tên Kame là một trong số rất ít nghệ nhân làm lư hương ở Nhật. Mỗi lư hương là một tác phẩm nghệ thuật, chỉ đặt trong phòng trà, trước bàn thờ gia đình.

Trước Kame, bố của chị đã là một nghệ nhân như vậy, và Kame rất mê uống rượu. Chị cũng hút thuốc và giao tiếp với đàn ông thường xuyên. Khi nào có được ít tiền, chị làm tiệc mời nghệ sĩ, thi sĩ, thợ mộc, lao động, đàn ông đủ mọi ngành nghề chính cũng như nghề tay trái. Nhờ giao thiệp với đàn ông, Kame triển khai các thiết kế nghệ thuật của chị.

Kame làm việc rất chậm, nhưng khi một tác phẩm đã xong nó luôn luôn là một đại tác phẩm. Các lư hương của chị được qúy trọng trong các gia đình mà phụ nữ không bao giờ uống rượu, hút thuốc, hay giap tiếp tự do với đàn ông.

Có một lần thị trưởng thành phố Nagasaki nhờ chị làm một lư hương cho ông. Chị trì hoãn cả nửa năm. Rồi thị trưởng được thăng chức vào một chức vụ tại một thành phố khác, đến thăm chị. Ông hối chị khởi sự làm lư hương cho ông.

Cuối cùng cũng tìm ra hứng khởi, Kame làm lư hương. Sau khi hoàn tất, chị đặt nó trên bàn. Ngắm nghía thật lâu và cẩn thận. Chị hút thuốc và uống rượu trước nó như là trước mặt bạn bè. Chị quan sát nó cả ngày.

Cuối cùng, cầm cái búa, chị đập nó thành từng mảnh vụn. Chị thấy nó không được hoàn toàn như tâm chị đòi hỏi.
.

Bình:

• Kame sống theo cách mà người đời cho là bậy bạ, là xấu, nhất là vào thời xưa.

Kame tạo ra cái mà người đời tôn trọng nhất trong nhà—đặt trước bàn thờ tổ tiên để đốt hương.

Vì sao?

Vì cách sống của Kame cho Kame ‎ý tưởng sáng tạo (từ các người bạn nam), và vì Kame đặt hết tim óc vào việc sáng tạo. Chị tuân theo kỹ luật sáng tạo—có hứng khởi mới làm, không hứng không làm.

Dù là thị trưởng đặt hàng thì hứng không có là không có, và không có hứng thì không làm, kể cả làm cho thị trưởng.

Làm xong, không ưng ‎ý là đập bỏ, dù thị trưởng đã đợi hơn 6 tháng rồi.

• Sản phẩm của tim óc đến từ khả năng của tim óc lấy chất liệu từ chính cuộc sống của mình—dù đó là cuộc sống người khác cho là xấu–và biến chất liệu đó thành sản phẩm với kỹ luật cao nhất của sáng tạo.

• Các thiền sư Ikkyu hay Tosui, sống kiểu “phóng túng”–lang thang ngoài đường hơn là tu trong chùa–hay Tanzan uống rượu, lấy chật liệu từ cuộc sống đó, dùng kỹ luật của tim óc để tạo ra những tư tưởng Phật pháp–như các bài thiền thi nổi tiếng của Ikkyu hay câu chuyện bế người đẹp qua vũng bùn của Tanzan. Những giáo pháp đó cũng được người đời qúy trọng.

• Không thể dùng cách sống bên ngoài để định giá tâm hay sản phẩm của tâm được.

• Khi tâm đã vững như các thiền sư đã giác ngộ, thì bên ngoài thế nào cũng chẳng nghĩa lý gì đến tâm.

Nhưng, nếu tâm chưa ngộ, chưa vững, mà phóng túng bên ngoài thì đó chẳng phải là nuôi khỉ hoang mà chẳng có chuồng sao?

Cho nên bên ngoài thường quan trọng cho người chưa ngộ, và không quan trọng cho người đã ngộ.

Người chưa ngộ phải nắm bên ngoài mà tu tập, nhưng nếu không biết khi nào phải bỏ bên ngoài, tức là cứ “chấp” vào bên ngoài, thì cũng chẳng bao giờ giải phóng tâm bên trong được.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

Incense Burner

A woman of Nagasaki named Kame was one of the few makers of incense burners in Japan. Such a burner is a work of art to be used only in a tearoom, before a family shrine.

Kame, whose father before her had been such an artist, was fond of drinking. She also smoked and associated with men most of the time. Whenever she made a little money she gave a feast inviting artists, poets, carpenters, workers, men of many vocations and avocations. In their association she evolved her designs.

Kame was exceedingly slow in creating, but when her work was finished it was always a masterpiece. Her burners were treasured in homes whose womanfolk never drank, smoked, or associated freely with men.

The mayor of Nagasaki once requested Kame to design an incense burner for him. She delayed doing so until almost half a year had passed. At that time the mayor, who had been promoted to office in a distant city, visited her. He urged Kame to begin work on his burner.

At last receiving the inspiration, Kame made the incense burner. After it was completed she placed it upon a table. She looked at it long and carefully. She smoked and drank before it as if it were her own company. All day she observed it.

At last, picking up a hammer, Kame smashed it to bits. She saw it was not the perfect creation her mind demanded.

# 79

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện dưa hấu

Xưa, đời Hùng Vương có viên quan tên là Mai An Tiêm, vốn là người ngoại quốc. Vua mua từ thương thuyền về làm nô bộc từ khi lên 7, 8 tuổi. Khi lớn lên, diện mạo đoan chính, nhớ thuộc sự vật, vua ban cho tên là Mai Yển, hiệu An Tiêm, lại ban cho một người thiếp. Tiêm sinh hạ được một trai một gái. Vua rất tin yêu, giao cho công việc, dần dần trở nên giàu có, ai nấy đều khiếp sợ, kẻ quyền cao chức trọng đều muốn đến làm thân, của cải rất nhiều.

Đền thờ Mai An Tiêm dưới chân núi Mai An Tiêm ở xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Sau Tiêm đâm ra kiêu căng ngạo mạn, thường nói rằng: “Đó đều do kiếp trước ta tu mà có, không có phải do ơn chủ đâu”. Vua nghe nói cả giận, phán: “Làm bề tôi mà kiêu căng ngạo mạn, không biết ơn chủ! (1). Nay ta đưa nhà ngươi ra một nơi không có người ở giữa bể, xem nhà ngươi có còn của cải kiếp trước nữa hay không?”. Bèn đày Mai Yển ra ngoài cửa bể huyện Thán Sơn (2), bốn bề toàn cát và nước không có vết chân người qua lại, ban cho một số lương thực đủ ăn bốn năm tháng để cho ăn hết thì chết. Vợ Tiêm than khóc “Tôi chết ở đây rồi, không thể sống được”. Tiêm cười mà bảo: “Trời sinh ta tất sẽ nuôi ta, sống chết bởi trời, ta đâu lo lắng”.

Bỗng thấy một con chim màu trắng từ hướng Tây bay lại, đậu ở đầu núi, kêu lên 3, 4 tiếng, nhả xuống 6,7 hạt dưa rơi xuống cát, hạt nở thành dây, mọc lên um tùm rồi kết thành trái rất nhiều. An Tiêm mừng rỡ nói rằng: “Đây không phải là vật dị thường mà là trời cho để nuôi ta đó”. Bèn bổ ra mà ăn, thấy mùi vị thơm ngon, tinh thần sảng khoái, mới đem ra trồng, ăn không hết, đem đổi lấy gạo nuôi vợ con. Tiêm không biết gọi là trái cây gì, nhưng vì chim ngậm hạt từ hướng Tây bay tới nên gọi là trái dưa hấu (Tây Qua) (3). Bọn phường chài, phường buôn ăn đều cho là ngon, đều đến mua bán đổi chác. Những người ở thôn xóm xa gần đều mua hạt về làm giống, theo mùa trồng trọt khắp nơi.

Sau vua nghĩ tới Tiêm, cho người đến xem còn sống hay đã chết. Người đó về tâu lại với vua, vua thở dài mà than rằng: “Hắn nói là do ở kiếp trước, điều đó quả thực không ngoa”. Bèn xuống chiếu gọi về (4), cho giữ chức cũ, lại cấp cho nô tỳ. Bãi cát Tiêm ở gọi là bãi An Tiêm, chỗ An Tiêm ở gọi là làng Mai, nay thuộc huyện Nga Sơn. Xưa, người ta tôn An Tiêm là cha mẹ của dưa hấu, nay còn tôn làm ông tổ về dưa hấu.

Đó chuyện về dưa hấu, có từ đời An Tiêm vậy.

Chú thích:
1) Bản A 2914 còn có thêm câu: “Lại còn nói là của cải kiếp trước của mình”.
2) Có bản viết là “Giáp Sơn 莢山”, “Nham Sơn 岩山”
3) Tây Qua: chữ Hán 西瓜có nghĩa là trái cây do hướng tây đưa tới, là trái Dưa hấu.
4) Bản A 2914 viết như sau: “Bèn cho sứ đến gọi An Tiêm trở về kinh. An Tiêm đem theo dưa hấu dâng lên cho vua. Vua cho giữ chức cũ, cấp cho nô bộc, tì thiếp, ruộng vườn. Đặt tên bãi cát Tiêm ở gọi là bãi An Tiêm, thôn Tiêm ở gọi là thôn Mai (Mai thôn), tương truyền nay thuộc làng An Tiêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

(Nguyễn Hữu Vinh dịch)
.

Bình:

Lễ hội Mai An Tiêm, Nga Sơn, Thanh Hóa
• Truyện này nói về việc Phật giáo du nhập vào nước ta từ vùng Ấn Độ, phía tây Việt Nam, với thuyết nhân quả. Khởi đầu rất rõ ràng và giản dị với Mai An Tiêm là người ngoại quốc, và hai luồng tư tưởng khác nhau—người ngoại quốc An Tiêm tin vào nghiệp duyên các kiếp trước đưa lại ân phước kiếp này ; Hùng Vương tin rằng ân phước của An Tiêm là do chính vua ban.

Thuyết nhân quả khẳng định được chỗ đứng của nó với thành công tự đến với An Tiêm và sự chấp nhận sau cùng của Hùng Vương, biểu tượng cho thế đứng quan trọng của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam hơn hai ngàn năm nay.

• Trái dưa hấu–xanh vỏ đỏ lòng–là biểu tượng cho lòng khiêm tốn. Dưa hấu—non, già, chín–khi nào cũng như nhau, chỉ một màu xanh bên ngoài, chẳng mùi chẳng vị, chẳng một tí phô trương. Tất cả ngon ngọt đỏ hồng dấu kín bên trong.

Lòng khiêm tốn chính là thái độ “vô ngã” của nhà Phật. Vô ngã là một trong ba dấu ấn (Tam Pháp Ấn) của Phật pháp—vô thường, vô ngã, niết bàn.

Nếu một giáo pháp thiếu một trong ba dấu ấn này thì đó không phải là Phật pháp.

    Chư Hành Vô Thường: Mọi thứ trên đời đều chuyển dịch, thay đổi, không cố định, không thường hằng

    Chư Pháp Vô Ngã: Mọi thứ trên đời đều không có một hiện hữu thật, tất cả chỉ là tạm thời và ảo tưởng (gần như người trên màn ảnh TV).

    Niết Bàn Tịch Tĩnh: Hoàn toàn tĩnh lặng thì ta sẽ thoát khỏi đau khổ do mê muội về bản chất vô thường và vô ngã của cuộc đời.

• Trái dưa hấu còn là biểu tượng của Tâm trong Phật Pháp. Như lòng dưa hấu, tâm ta là gốc, là chủ. “Tâm dẫn đầu các pháp; tâm làm chủ, tâm tạo” (Kinh Pháp Cú). Đau khổ cũng do tâm ta mà ra, an lạc cũng do tâm ta mà ra. Tâm là hỏa ngục, tâm là niết bàn. Tâm là quỷ, tâm là Phật.

• Vai trò quan trọng của dưa hấu trong ngày Tết nói lên vai trò quan trọng của tâm, khiêm tốn, và vô ngã trong văn hóa Việt.

(Trần Đình Hoành bình)