Thứ bảy, 17 tháng 4 năm 2010

Bài hôm nay

“If you can do it, you’re a hero” by Hoài Chung , Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Nguyễn Minh Hiển.

Niềm tin chiến thắng – Mỹ Tâm , Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

Kinh nghiệm , Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Tại sao không? , Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hồng Hải.

Phiên bản hạng nhất của chính mình , Danh Ngôn, song ngữ, chị Thanh Hằng.

Đi tìm lại bàn chân , Thơ, anh Bùi Minh Vũ.

Em đi qua đời tôi , Thơ, anh Lê Thi.

Lời nguyện của người đang đau khổ, Chuyện Phố, anh Trần Đình Hoành.

Đêm tháng năm , Văn, chị Đàm Lan.

Tin hay không thì tùy, Văn Hóa, Trà Đàm, chị Linh Nga Niê Kdăm.

Giờ chết, Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện chim trĩ trắng, Triết Lý Việt, Nước Việt Mến Yêu, anh Nguyễn Hữu Vinh dịch, anh Trần Đình Hoành bình.
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

Chia sẻ kinh nghiệm “How to win a Fulbright Interview?”
on 2pm, Sunday, 18 April 2010.

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

“If you can do it, you’re a hero” by Hoài Chung

Chào các bạn,

Hôm nay mình rất vui được giới thiệu với các bạn bài hát “If you can do it, you’re hero” do anh Hoài Chung sáng tác và thể  hiện và thể hiện bằng tiếng Anh rất sáng tạo. 🙂

Hoài Chung sinh ra ở Quy Nhơn, Bình Định. Bạn học trung học ở Singapore và tốt nghiệp trường Williams College ở Mỹ vào năm 2009. Năm nay, Hoài Chung theo đuổi nghiệp sáng tác như một nghề tay trái. Bạn sáng tác và hát chính những bài hát của bạn do bạn viết.

Bài hát bạn hát sau đây, “If you can do it, you are a hero” là bản thu âm đơn đầu tay của bạn. Đây là một hỗn hợp của một giai điệu Trung Đông, Soft Rock, Hip hop và Beijing Opera.

Nguồn cảm hứng sáng tác của Hoài Chung?

Vào mùa hè năm 2007, Hoài Chung khởi đầu một dự án làm việc với nạn nhân của Chất Độc Da Cam, trẻ mồ côi và trẻ tàn tật ở Hà Nội. Hoài Chung tâm sự, bạn học được rằng chỉ cần bạn làm được bất kỳ điều gì cho một người kém may mắn hơn, bất kể điều đó nhỏ đến đâu, họ sẽ luôn luôn vui vẻ đón nhận sự tử tế của bạn. Và bạn vô tình trở thành một người anh hùng trong trái tim họ. Và, chừng nào bạn còn tâm trí, bạn sẵn sàng làm gì bạn ao ước, hãy nhớ rằng, bạn luôn có sự ủng hộ của những người bạn bạn đã từng giúp đỡ.

Hoài Chung thích gì  ở bài hát này?

Hoài Chung thích sự phối âm từ chương trình Garageband (một chương trình của máy Mac). Hoài Chung đã phối những loại nhạc khác nhau để biểu thị sự hợp nhất mà âm nhạc có thể mang con người lại với nhau. Bài hát được hát bằng một giọng hát vui cười, cũng như tinh thần của bài hát thể hiện.

Mình rất vui được sự  đồng ý của Hoài Chung để giới thiệu bài hát này trên Đọt Chuối Non. Hoài Chung mến, today you are my hero 🙂

Sắp tới Hoài Chung sẽ  ra mắt album đầu tay và rất cần sự ủng hộ của các anh chị em. Mọi người hãy tham gia Fanpage của Hoài Chung ở Facebook để ủng hộ Hoài Chung nhé. ^^

Cảm ơn Hoài Chung.  Chúc Hoài Chung và các bạn một ngày vui.

Hiển.
.

.
IF YOU CAN DO IT, YOU’RE A HERO

Music & Lyrics: Hoai Chung

Verse 1:

If you give everyone what you think that you have
It doesn’t matter how small; it just means a lot!
They will learn to accept ’cause it’s from your heart
Then you know that it’s worth your sacrifice

If you can transform their attitude,
make them feel just exactly the same way too,
then you have changed the world into a better place,
where people care for each other

Chorus:

If you can do it, you’re a hero
If you can do it, you’re a hero
If you can do it, you’re a hero
If you can do it, you’re a hero

Verse 2:

If you kiss all your fears and anxiety away,
you are poised to achieve what you want today.
Everest, Antarctica, just don’t hesitate
to reach for them though they seem so far

But you realize that you can’t be alone
“No man is an island” is what you have known
You just wish that your friends would be by your side
They would push you to the front.

Niềm tin chiến thắng – Mỹ Tâm

Nguyên Tác : When The Boy Was Born
Nhạc : Boney M
Lời Việt : Mỹ Tâm, Lê Quang

Tôi sẽ hát cho những niềm vui những nỗi buồn
Tôi sẽ hát cho giọt nước mắt lang trên môi ai
Đừng khóc nhe em đừng buồn nhé anh
Vì cuộc đời đâu mãi chỉ có niềm vui

Tôi sẽ hát cho những niềm tin hiện lên rạng ngời
Tôi sẽ hát cho ngọn lửa mãi vẫn cháy trong tim
Hạnh phúc sẽ đến với tôi và sẽ đến cho mọi người
Hát về một ngày mai tươi sáng rạng ngời

Dẫu có khó khăn thì bạn ơi vẫn luôn tin rằng
Dẫu có đớn đau thì bạn ơi hãy giữ một niềm tin

Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến bến bờ vui
Niềm tim chiến thắng nối con tim yêu thương mọi người
Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đi giữa cuộc đời
Niềm tin chiến thắng luôn mãi trong tim mỗi chúng ta

Tôi sẽ hát cho những niềm tin hiện lên rạng ngời
Tôi sẽ hát cho ngọn lửa mãi vẫn chạy trong tim
Hạnh phúc sẽ đến với tôi và sẽ đến cho mọi người
Hát về một ngày mai tươi sáng rạng ngời

God bless everything that you have to do hard
That not ok that u have to come through

We are the chariot we make a better world
We are the chariot we come to understand
We are the chariot we all in hand in hand
We are the chariot keep on fighting to the end.

Niem tin chien thang – My Tam [Asia Indoor Game – 30/10/2009]

Đi tìm lại bàn chân

Những con đường nhựa của thành phố này
Không biết có bao người đi qua
Có ai nhìn thấy vết bàn chân
Đôi bàn chân son
Dịu dàng chim sẻ
In trong giấc mơ nỗi nhớ
Vẫn con đường này
Nhận ân sũng từ nụ hôn của nắng
Vì ích kỷ tình yêu
Đảo điên trong thẳm sâu cô độc
Đi tìm lại bàn chân em
Đi tìm bóng thời gian đã mất
Trên những con đường nhựa của thành phố này
Hơn những giá trị đích thực mà tôi đang giữ.

Bùi minh vũ. 1-2010

Em đi qua đời tôi

Em đi qua đời tôi
một giấc mộng vàng,
cuốn theo em
một nhành lan tôi thầm đuổi bắt.
Đuổi bắt bóng hình,
đuổi bắt mái tóc dài xâu chuỗi ngọc
áo thắt lưng ong.

Em đi qua đời tôi
gió đứng ngẫn ngơ giữa chiều không nắng
hàng cây thầm lặng
tôi ngồi đợi bóng trăng.

Em đi qua đời tôi dạo khúc hát mong manh
bằng trái tim thiếu nữ
tôi bỏ lại quanh mình
những nô nức, ồn ào …của ngày xanh.

Lê Thi
159 Trần Hưng Đạo, Thị xã Buôn hồ, Đăklăk

Lời nguyện của người đang đau khổ

Chào các bạn,

Chúng ta thường xuyên gặp đau khổ, và không có gì giúp chúng ta mạnh nhất khi đau khổ bằng cầu nguyện.

Đây là lời cầu nguyện giúp các bạn chưa biết cầu nguyện dùng khi cảm thấy muốn cầu nguyện gì đó. Cầu nguyện thực sự là đối thoại, là nói chuyện, cho nên cầu nguyện không hẳn là kinh ai đó viết sẵn. Mẫu cầu nguyện sau đây gồm vài ý căn bản và giản dị mình hay dùng để cầu nguyện hàng ngày. Chia sẻ với các bạn.

Vì cầu nguyện là đối thoại, nên các bạn cứ tự nhiên “nói chuyện” theo kiểu của riêng mình. Lời cầu nguyện này chi là để giúp các bạn khởi sự làm quen với cầu nguyện.

Chữ “Amen” chỉ có nghĩa là “mong được như vậy”, một từ ngắn gọn để kết thúc.

Cầu nguyện là đối thoại thầm lặng. Khi cầu nguyện ta lắng nghe tiếng nói trong tim, qua các cảm xúc của mình.

Mong rằng nỗi đau của bạn sẽ giảm bớt với nguyện cầu. Và dú bạn là ai thì bạn cũng biết rằng mình đang cầu nguyện cho bạn trong câu này: “Xin Chúa giảm bới nỗi đau của tất cả chúng con, nhất là những bạn bè con đang gánh những nỗi đau hơn mức bình thường”

Mến,

Hoành

Chúa ơi,

Con đang có nhiều đau khổ, và con muốn nói chuyện với Chúa.

Con biết Chúa thương yêu con. Xin Chúa hãy đứng bên con. Hãy đỡ con lên. Hãy cho con tựa vào Chúa. Hãy là nơi trú ẩn của con. Hãy là dòng suối của con. Hãy là mặt trời của con. Hãy là cánh đồng cho con ngơi nghỉ.

Xin Chúa hãy là bạn của con. Đưa con vào vòng tay Người. Đưa con vào quả tim Người.

Xin Chúa hãy vào trong tim con, để con có được bình an của Người, ánh sáng của Người, niềm vui của Người.

Xin chúa cho con cảm nhận được Chúa trong con.

Amen

Đêm tháng năm

Đêm tháng năm.

Tiếng ếch òam ọap, ồm ộp, lõm bõm từ những vũng bùn lầy, ao hồ quyện lẫn tiếng dế gáy rúc lên từng hồi. Tất cả những thanh âm côn trùng cứ như một bản hợp tấu, cũng có lúc trầm lúc bổng, lúc ngân nga, bất chợt có lúc lặng đi rồi lại rộ lên. Đêm – Thế giới của những lòai côn trùng. Chóc chốc lại có tiếng vỗ cánh lập bập của lòai dơi, lập lòe ánh sáng của những con đom đóm, cái thứ ánh sáng chớp nháy ấy như tô thêm sự huyền bí cho màn đêm. Thi thỏang lại có tiếng quật đuôi của một con rắn đớp mồi. Đêm gói gém biết bao điều bí ẩn : Con mồi và kẻ săn mồi. Những cuộc giao chiến lặng thầm mà quyết liệt, để cuối cùng chỉ còn lại bên thắng cuộc.

Muỗi. Một lực lượng hùng hậu nhất của đêm, chúng biết kết hợp sức mạnh từ hàng ngàn đôi cánh mỏng manh, với thứ vũ khí thật bé nhỏ mà bén ngót, một thứ vũ khí cực kỳ hỉểm ác và thuận lợi cho phép chúng tha hồ thao túng.Thứ thức ăn của chúng là một lọai thức ăn đặc biệt cao cấp. Để có được một giọt máu, cơ thể phải chiết xuất từ những phần trăm dinh dưỡng của biết bao lọai thực phẩm. Thế mà chỉ trong vòng một giây, cái bụng to kềnh của chú muỗi đã ẵm gọn. Sự sinh sản nhanh chóng khiến chúng luôn là một đối thủ đáng ngại của nhiều lòai. Những nơi bụi rậm lùm lùm dưới những tán lá, ẩm thấp và tối tăm, có thể tạo thành một lô cốt an tòan cho kẻ đi săn, thì cũng là nơi trú ngụ tuyệt vời của cộng đồng muỗi.

Hắn tê dại cả thân người trong một tư thế đã bị đóng cứng suốt mấy giờ đồng hồ. Cái tư thế ấy lúc đầu quả là thuận tiện cho sự quan sát và sẵn sàng cho những bước nhảy vụt về phía trước. Nhưng hắn lại không biết trước cái tư thế ấy lại bị động trong một khỏang thời gian dài đến thế. Sao ánh đèn nơi cửa sổ kia lại không chịu tắt đi cho rồi kia chứ ? Đó là thứ ánh sáng khó chịu nhất cho hắn trong lúc này. Vùng ánh sáng yếu ớt. chỉ đủ bao trùm mấy mươi phân vuông trên một cái bàn, nhưng lại đủ uy lực để khống chế sự manh động, mưu toan và ám muội, đủ sức trói hắn đến liệt cả nửa thân mình. Không thể chịu đựng nổi nữa, hắn cố thật nhẹ đến mức không thể nhẹ hơn, để chuyển động cái khối cơ thể thóat khỏi sự tê cứng. Một tiếng rắc cụp của chính những khớp xương hắn cũng đủ làm hắn giật nảy mình, đủ để đánh động một con chó con con đang tập tọng hực lên một tiếng. Ánh sáng nơi khung cửa sổ hơi di động, bóng một cái đầu ló ra ngòai nhìn quanh quất, rồi một tiếng nạt khẽ “Bim, thôi nào, có ai đâu” Hắn vội ụp mặt xuống đống lá mục, một thứ mùi thum thủm xộc vào mũi hắn, hắn vội bịt chặt mũ để kìm cái hắt hơi. Sự kìm nén làm làn hơi không có lối thóat phải trở ngược xuống cuống họng biến thành tiếng kêu ục ục, cuống phổi thốn lên tạo thành một cơn đau tức trong lồng ngực. Hắn thả tay trên mũi xuống, thở hổn hển, một tay chặn ngực, một tay đưa lên măt quẹt khóe nước ri rỉ. Hắn bực bội thốt thầm “Bố khỉ ! Đồ chết tiệt” Hắn ném một tia nhìn giận dữ về phía cái cửa sổ, cái thứ ánh sáng vàng vọt đó vẫn như trêu ngươi, như thách thức.

Đêm tháng năm.

Mảnh trăng cuối tháng như con dao mổ nằm chênh vênh, bờn bợt giữa nhấp nháy các vì sao. Gió nhè nhẹ, thoang thỏang, tạo cảm giác đê mê dễ chịu, không đủ để gọi là se da, nhưng cũng tạm gọi là cái cớ dể cô gái nép vào bên ngực chàng trai, và cánh tay của chàng trai cũng đử lý do để vòng qua tấm lưng thon chắc của cô gái, ôm sát vào mình, tỏ ra yêu thương, che chở. Tiếng thở dồn dập của hai đôi môi nóng hổi buộc vào nhau. Đôi trai gái mới lớn thả mình vào cảm xúc hân hoan của sự khám phá mới mẻ. Nhưng cô gái vẫn còn đủ tỉnh táo khẽ đẩy chàng trai ra, thẹn thùng : “Anh …mình cưới nhau đã” Chàng trai còn nuối tiếc ôm ghì lấy cô gái một lần nữa rồi mới chịu buông ra, nằm sọai trên tàu lá chuối nhìn bầu trời lấm tấm những vì sao, mơ màng : “Bao giờ thì chúng mình cưới nhau nhỉ ?” Cô gái gối đầu lên cánh tay của chàng trai, lắng nghe nhịp thở của cả hai quả tim. Chàng trai vẫn tiếp tục mơ màng : “Bao giờ nhà anh mua nổi một con bò, rồi nó đẻ ra một con bò nữa thì mới cưới vợ cho anh được” Cô gái thỏ thẻ : “Chắc không lâu nữa đâu anh nhỉ ? Với lại vội gì, em còn phả học làm người lớn đã chứ .” “Thế em chưa là người lớn à ?” “Mẹ em bảo hết là trẻ con nhưng chưa là người lớn” “Để anh dạy cho…thế này này..” “Á, cái anh này…” Cả hai lại xoắn vào nhau, một lúc sau cô gái vùng dậy : “Thôi, em phải về đây, khuya lắm rồi anh ạ .” “Khuya gì ? Còn sớm chán. Có bố em ở nhà đâu mà sợ . Ờ mà bố em làm gì mà hay vắng nhà khuya thế ?” “Em chẳng biết nữa .” Câu hỏi của người yêu làm cô gái bỗng đăm chiêu. Đã từ lâu, cô ngờ ngợ bố mẹ cô có chuyện gì là lạ. Cô cứ muốn hỏi mẹ, nhưng cứ nhìn bộ mặt rắn đanh, giọng nói the thé, rin rít, cô lại thấy sợ. Hàng ngày, khi cô đi làm, đi chợ, thường có cảm giác những ánh mắt thiếu thân thiện, nhũng câu nói đổng cảng như nhằm vào mình : “Ối giời, cứ ăn mặn cho lắm vào rồi khát nước đến đời con đời cháu thôi” “Con gái sắp đến tuổi lấy chồng rồi mà chả nghĩ gì đến tương lai hạnh phúc cho nó cả. Xem thằng nào vô phúc thì bảo hộ nó một tiếng, kẻo phí công cha mẹ nó nuôi dạy cả bao nhiêu năm .” “Rau nào thì sâu nấy, cả vợ lẫn chồng rồi thì cũng đến cả con thôi. Bố mẹ thế thì làm sao dạy con tốt được” Đại lọai là những câu nói như thế kèm theo cái nhìn khinh miệt làm cô cứ gai gai người, mặc dù không biết chắc có phải người ta nói đến người nhà mình không ? Nhưng trực giác cô mách bảo như có gì liên quan. Một điều nữa mà cô cảm nhận được là sự xa lánh của bà con lối xóm. Không thấy ai đến nhà chơi với mẹ cô, câu kia chuyện nọ như những người phụ nữ khác. Cũng không thấy mấy bác hàng xóm sang chơi với bố cô, bàn cờ ly rượu như nhũng người đàn ông khác. Đôi lúc họ có vô tình gặp bố hoặc mẹ cô ngang đường thì cũng chi quấy quá dăm câu chiếu lệ rồi cáo bận đi ngay. Chỉ có vài chú trông dáng vẻ la lét, luộm thuộm hay tụ tập lúc chiều sẫm. Bố cô trông như người mắc bệnh, da dẻ vàng xỉn, mặt mày xanh xám, choắt choeo, đôi mắt hi hí sùm sụp lúc nào cũng nhìn chập xuống, nếu bất giác trừng lên thì lại tóat ra một tia nhìn lạnh lẽo, ác hiểm. Cô rât sợ chạm phải tia nhìn ấy lắm. Cách bài trí một số đồ đạc trong nhà cũng có vẻ không được hợp lý lắm. Chiếc giường ngủ của bố mẹ cô lại được kê đặt một góc của gian nhà ngòai, còn giường ngủ của mấy chị em cô thì lại kê ở gian trong, nếu đổi lại thì đúng chỗ hơn. Cô cũng chẳng hiểu tại sao lại như thế. Thỉnh thoảng có đêm trở mình thức giấc, cô lóang thóang nghe có tiềng lào thào, tiếng lịch kịch, và cả tiếng òng ộc đổ rượu từ hũ ra ly. Có lần cô định nhổm ra xem, nhưng chợt nhớ lời đe nẹt của mẹ “ Đêm hôm lo mà ngủ đi nhá, đứa nào ra vào lộn xộn, tao cho ăn đòn nhừ xương đấy” cô lại thôi . Chàng trai thấy cô gái ngồi thừ ra nghĩ ngợi thì vòng tay ôm cô vào lòng thủ thỉ “Em nghĩ gì thể ? Sợ anh không có tiền cươi em à ?”. Dựa vào người chàng trai đầy tin cậy, cô khẽ nói : “Em không lo, mình ráng làm rồi để dành thì cũng đến lúc sẽ có thôi mà.” Trong đôi tay nồng nhiệt của tình yêu, cô gái lại mau chóng quên đi những gì vừa nghĩ ngợi.

Đêm tháng năm.

Trời bỗng đổ cơn mưa. Cơn mưa không hề báo trước, những hạt mưa năng dần, xối xả. Trong những tiếng sấm xét đì đùng, những ánh chớp lấp lóa, có hai người cố áp mình vào một thân cây, bên trên là những tán lá rủ um tùm. Một giọng nói với âm lượng thật nhỏ : “Ông trời tai ngược thế ! Lúc chiều trông đẹp đẽ tạnh ráo, nên chẳng đem theo áo mưa.” Một giọng khác cũng nhỏ như thế : “Phải chịu thôi chứ làm sao bây giờ, chỉ cầu cho ông thiên lôi đừng nhè cái cây này mà vung lưỡi mác là được rồi.” “Mưa có khi lại hay đấy. Đèn tắt rồi, thôi, chú ý đi.”

Mưa sầm sập, cả thân hình ướt sũng nhưng hắn cười khóai trá. Ông trời giúp ta rồi. Hắn bỗng rùng mình vì lạnh, chợt thấy thèm ly rượu thuốc uống đến đâu nóng đến đó mà vợ hắn đang để sẵn ở nhà. Hắn hà hơi vào hai tay xoa mạnh và rên lên : “Giờ mới chịu tắt đèn. Mẹ mà, giỏi thức nữa đi.” Bây giờ thì không cần phải vội, vì đã có mưa làm đồng phạm. Cũng chẳng cần phải lo lắng giữ gìn gì nữa, co duỗi chân tay cho đỡ mỏi đã. Sư nó, tê cứng hết cả rồi. Nhằm nhò gì, có những đêm đông lạnh buốt như đồng, cái tê buốt cứ như những thanh sắt nhọn thuốn vào tận xương tủy, hắn vẫn trân mình để trót lọt những phi vụ đáng kể. Bất giác hắn tự hỏi : “ Mình trở thành kẻ ăn đêm từ bao giờ ấy nhỉ ? Ngày xưa cái lão thầy bói láo tóet ấy bảo mình có phúc dức ba đời để lại, chả phải lo lắng gì, cứ việc ngồi duỗi mà giàu sụ lên thôi.” Ừ mà lẽ ra thì phải thế chứ. Một đêm bằng ba năm cơ mà. Nó đí đâu hết thế nhỉ ? Mấy cái tàu há mồm ở nhà, lại thêm bao khỏan chung chia. Mẹ nó, lúc làm thì đ…thấy thằng nào nhúng tay, mà có nhúng thì cũng trật trìa chia chác, mà lúc ăn thì sao lắm thế. Họng to, thây mập. Bố nó, cái trò đời…

Hắn bỗng nhớ ngày xưa cha hắn hay chửi : “Nhà tao vô phúc sinh ra quả đắng, củ sùng. Mày cứ giỏi đi ăn của người đi, rồi khối kẻ nó ăn lại của mày, ăn cho mày trơ mắt ếch ra cho mà xem.” Hắn ngẫm thấy cha hắn nói không sai. Chẳng hiểu ma lôi hay quỷ khiến, hễ cứ thấy nhà ai có cái gì lọt vào mắt là hắn tìm mọi cách lấy cho bằng được. Lúc bé thì đồ chơi, vật dụng của trẻ con hàng xóm, lớn thêm chút nữa thì những thứ vặt vãnh bán được thành tiền. Hắn không leo nổi qua cấp hai cùng vì cái thói tính ấy. Thất học, lại không thích bất cứ một nghề nghiệp gì, chỉ thích ăn chơi vung vãi, cộng với bản năng trộm cắp, hắn đã làm cho cha mẹ không biết bao phen điêu đứng, và rồi một ngày, cha mẹ hắn không chịu nổi nỗi nhục với bà con xóm làng, sau bao phen cải hóa vô hiệu, nên đuổi hắn ra khỏi nhà. Đi thì đi. Đi đến đâu thì cầu âu đến đấy. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Hắn tầm đúng một con vợ cũng ngang ngửa với chồng, lại tầm thêm vài tên giỏi tát. Thế là tha hồ tát của thiên hạ. Bọn hắn biết những nơi làm ăn ngon nhất là những vùng nửa thôn nửa thị. Do yêu cầu của công việc, có nhiều thứ vật dụng không thể gọn nhẹ trong nhà, cây cối thì um tùm, thuận lợi cho việc ẩn nấp, rình rập. Nhà cửa thì đa phần là tôn ván tạm bợ, rất dễ cho sự xâm nhập. Khi biết mất thì cùng lắm là ơi hời than khóc, cùng lắm đơn thư nghuệch ngọac đi từ thôn đế xã. Mà chuyện ấy thì bọn ắn thừa phép vô hiệu hóa. Hà hà. Tụi mày muốn sao ? Một uống rượu. Hai dọn mâm. Có thằng ngu nào lại đi chối rượu để dọn mâm. Ừ thì kín đáo một tí cho lâu dài. Có điều hắn cũng đủ thông minh để biết giới hạn trong một phạm vi trị giá. Đánh những quả lớn quá thì sẽ động đến trên cao, nhỡ đòn trên giáng xuống thì toi tất tật cả lũ. Dân tình biết nhiều, biết lắm, có khi biết rất tường tận nữa, nhưng chẳng biết kêu ai, lỡ kêu không đúng nơi đúng chỗ còn bị thù hằn, tức quá thì chỉ biết cạnh khóe dăm câu sau lưng bọn hắn. Thế nên bọn hắn cứ ung dung, phởn phơ đêm làm ngày nhậu. Gần đây mồi cung đã vãn, người ta cũng đã phải nhiều biện pháp đề phòng hơn. Nhưng dẫu sao thì..

Mưa đã nhẹ hạt, hắn căng mắt nhìn về phía chái nhà, tay sờ qua túi quần, cái kìm cộng lực, kẻ thủ hạ thân tín nhất luôn theo hắn trong từng phi vụ, vẫn cồm cộm như báo hiệu đã sẵn sàng. Đảo mắt nhìn quanh vài vòng cho yên tâm, rồi hắn thận trọng rời chỗ nấp men theo rìa rào, và hơ hớt nép mình vào một thân cây, một chút không nghe động tĩnh gì ngòai tiếng mưa vẫn rỉ rả, hắn nhẹ tiến sát đến bên cánh cửa bếp. Nhìn vào trong qua khe cửa, yên ả quá, có nghĩa những người trong nhà đã yên giấc say. Còn phải nói, mưa này vùi trong chăn ấm, có mà phê thẳng đến sáng. Hắn nhếch môi, nghĩ dến những gì chút nữa theo hắn về nhà. Móc cái kìm ra, chỉ bằng mấy động tác nhanh gọn, cánh cửa đã bật chốt, hắn lách nhẹ vào trong, thuận tay khép lại, nhưng cánh tay hắn như vấp phải một lực cản, hắn chưa kịp hiểu là điều gì đang xảy ra, thì mắt hắn vụt chói lòa bởi một luồng sáng, đồng thời một tiếng quát vừa phải nhưng đanh gọn : “Đứng im, mày đã bị bắt quả tang rồi nhá”. Và thóat một cái, hai cánh tay hắn bị khóa chéo ra sau. Hắn chỉ kịp ớ lên một tiếng rồi chết lặng. Bên cạnh hắn bây giờ là hai người, một người đang móc cái còng số 8 tra vào hai cổ tay hắn. Còn người kia gõ tay vào cửa kêu to : “Chủ nhà ơi ! Dậy đi, bắt được trộm đây này” . Tiếng gọi không khác gì sấm nổ, dựng ngược những người đang trong giấc sâu chồm dậy với tâm trạng hỏang hốt. Cô giáo Thủy vừa ôm ngực vừa lắp bắp : “ Các…các anh là…là a..i ?”

Móc cái thẻ đỏ trong túi, soi qua ánh đèn bin cho chủ nhà thấy, anh công an nói : “Chị bình tĩnh, không sao nữa rồi. Bây giờ nhờ chị cho chúng tôi vào làm biên bản.” Hiểu ra vấn đề, cô giáo Thủy vừa thở vừa kêu lên : “Ôi trời ơi ! May quá, chút nữa thì mẹ con em chết. Sao mà các anh có mặt kịp lúc thế ? ”. Vừa nói cô vừa mau chóng dẫn mấy ngườ khác bất đắc dĩ vào nhà. Một cậu bé trai đã bê ngọn đèn dầu dể giữa bàn. Thấy hai anh công an ướt khắp từ đầu đến chân, môi tím tái vì lạnh, cô giáo Thủy vội đi lấy cái khăn và lọ dầu. Hắn bị đẩy vào giữa vùng sáng, điều hắn tối kỵ, nhưng không phải là lúc hắn có thể chọn lựa. Từ lúc nghe những giọng nói, hắn đã ngờ ngợ, giờ lén liếc qua hai gương mặt, hắn kêu thầm : “Quái, hai thằng này ở đâu trông lạ quá, tụi ở đây mình biết mặt cả mà, hay tụi nó mới đổi về?” Thấy một người nhắc người kia “Báo xe xuống chưa ?” “Rồi”

Hắn chợt hiểu : “Chết mẹ, trên tỉnh rồi”, hắn bỗng rủn hết cả người. Cô giáo Thủy cũng nhận ra, ngạc nhiên : “Ồ, ra mấy anh từ trên tỉnh xuống ạ ?” “Vâng, chúng tôi thuộc công an tỉnh” “Sao các anh biết mà lặn lội xuống đây thế ạ ?” “Chúng tôi nhận được một số đơn thư của bà con, xem tình hình không chỉ là sự mất an ninh của một địa bàn, nên chúng tôi phải trực tiếp vào việc thôi.” “Các anh làm thế thì may cho bà con ở đây quá, đúng là khá nhiều chuyện đấy anh ạ.” Thủ tục cho một cái biên bản đã xong, những người liên quan ký vào. Trước khi giải tên tội phạm về trại tạm giam, những anh công an ghé qua khám xét nhà hắn và thu được một số tang vật chưa kịp tẩu tán. Vợ hắn run lẩy bẩy khi thấy hắn trở về không phải một mình như mọi lần. Lần này thì cô con gái được chúng kiến rõ mọi chuyện. Sau lúc đi chơi với người yêu về, cô còn thao thức chưa ngủ được thì…Cô chợt hiểu những gì bấy nay mọi người ám chỉ, cô đau đớn trước một sự thật phũ phàng, trố mắt nhìn hai người sinh ra mình, cô hét lên : “Bố…Mẹ..” , rồi đột nhiên chạy vụt ra sau nhà, từ đó vọng lại một tiếng “bủm” . Cả hai vợ chồng kêu rú lên : “Con ơi” và đổ sụm xuống….

Đàm Lan

Giờ chết

Thiền sư Ikkyu rất thông minh lúc còn nhỏ. Thầy của Ikkyu có một tách trà quý, đồ cổ hiếm có. Ikkyu lỡ làm vỡ tách này và rất bối rối. Nghe tiếng chân thầy, Ikkyu dấu chiếc tách sau lưng. Khi thầy đến, Ikkyu hỏi: “Tại sao người ta phải chết?”

“Đó là tự nhiên,” vị thầy già giải thích. “Tất cả mọi thứ đều chết và chỉ có một thời gian để sống.”

Ikkyu, đưa cái tách vỡ ra, và thêm: “Giờ chết của cái tách của thầy đã đến.”
.

Bình

• Các quy luật tự nhiên thì ai cũng biết. Nhưng khi đụng chuyện thì ta quên mất. Ví dụ: Người đang stress thì hay nói bất bình thường. Tuy nhiên, khi nghe ta vẫn giận dỗi, mà quên mất là người đó đang stress. Rốt cuộc, stress chiến thắng được cả hai người—người nói và người nghe.

Vì vậy, khi đụng chuyện, ta cũng nên nghe lời nhắc nhở của người khác về các quy luật tự nhiên đang hoạt động trong cuộc sống của ta.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

Time to Die

Ikkyu, the Zen master, was very clever even as a boy. His teacher had a precious teacup, a rare antique. Ikkyu happened to break this cup and was greatly perplexed. Hearing the footsteps of his teacher, he held the pieces of the cup behind him. When the master appeared, Ikkyu asked: “Why do people have to die?”

“This is natural,” explained the older man. “Everything has to die and has just so long to live.”

Ikkyu, producing the shattered cup, added: “It was time for your cup to die.”

# 85

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện chim trĩ trắng

Vào đời Chu Thành Vương (1), Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là người Việt Thường đem dâng nhà Chu chim trĩ trắng (2). Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải qua nhiều lần dịch mới hiểu được. Chu Công hỏi: “Tại sao dân Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần, xăm mình, đi chân đất như vậy là cớ sao?”. Sứ thần đáp rằng đáp: “Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng. Xăm mình để giống hình Long Quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Đi chân đất để tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Ău trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen”. Chu Công hỏi: “Tại sao tới đây?, người Việt Thường đáp: “Đời nay không có mưa dầm gió dữ, ngoài bể không nổi sóng lớn đã ba năm nay, ý chừng là Trung Quốc có thánh nhân xuất thế, nên tới đây vậy”. Chu Công than rằng: “Chính lệnh không thi hành thì quân tử không bắt kẻ khác thuần phục mình, đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người. Còn nhớ Hoàng Đế có nói rằng: “Giao Chỉ xa xôi ở cõi ngoài, không được xâm phạm đến”. Bèn ban thưởng cho phẩm vật, răn dạy rồi cho về. Người Việt Thường quên đường về, Chu Công bèn ban cho 5 cỗ xe, đều chế tạo cho hướng về phương Nam. Người Việt Thường nhận lấy mà đi theo hướng biển nước Phù Nam, Lâm Ấp (3), đi một năm thì về tới nước. Cho nên, xe chỉ nam thường dùng để đi trước đưa đường. Về sau, Khổng Tử viết sách Xuân Thu, cho nước Văn Lang là một nơi hoang vu, chưa có văn hiến, nên bỏ trống không chép (4).

Chú thích:
1) Chu Thành Vương, vua nhà Tây Chu, Trung Quốc, lên ngôi từ năm 1055 đến năm 1021 trước Công Nguyên.
2) Sách Việt Sử Lược chép rằng: “Đến đời Thành Vương nhà Chu, bộ lạc Việt Thường Thị (người Việt Thường) mới đem dâng chim trĩ trắng. Sách Xuân Thu gọi đất này là Khuyết Địa, sách Đái Ký gọi là Điêu Đề…”.
3) Phù Nam: Phù Nam là tên phiên âm Hán-Việt của một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Malaixia. Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17 – thế kỷ 18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay. Cư dân của Phù Nam chủ yếu là người Mã Lai – Đa Đảo [Wikipedia].
4) Bản A 2914 chép rằng: “Về sau, Khổng Tử viết sách Xuân Thu, cho nước Văn Lang là một nơi chưa khai hóa, không có việc triều chính, không có chính cương, nên không chép vậy.

(Nguyễn Hữu Vinh dịch)
.

Bình:

• Đây là sự gặp gỡ của hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau–Chu Thành Vương và sứ giả Việt Thường của Văn Lang ngôn ngữ bất đồng đến mức phải qua nhiều lần dịch mới hiểu được.

Và Chu thành Vương phải hỏi sứ giả Việt Thường về phong tục hàng ngày của người Việt (cắt tóc ngắn, để đầu trần, xâm mình, đi chân đất), tức là vua Chu chẳng biết tí gì về Việt.

Lại hỏi sứ giả “Tại sao tới đây?”, tức là giữa hai nước từ xưa đến nay chẳng có liên hệ giao hảo gì cả.

Chu Thành Vương còn nói: “Đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người”, tức là từ xưa nay nhà Chu chẳng có một tí ân đức nào với Văn Lang cả, nhấn mạnh thêm sự cách biệt giữa hai nước.

• Chim trĩ trắng là biểu tượng của nền văn hóa Việt Thường (Văn Lang). Xem trống đồng Ngọc Lữ thì nhận ra ngay chim là vật tổ của dân Việt cổ. Từ ngàn dặm xa mang chim đi tặng, tức là mang văn hóa của mình để giới thiệu với người phương Bắc. Đây cũng là một điểm chính để nói đến sự khác biệt của hai nền văn hóa.

• Và mang chim đi tặng là vì muốn đi tìm thánh nhân ở Trung Quốc, đó là đi tìm đạo để học, chứ không phải là thần dân đi triều cống.

Đây là trao đổi văn hóa–mang văn hóa của mình đi tặng, để tìm học văn hóa của người.

• Vì hai nước cách biệt nên Chu Công nói: “Chính lệnh không thi hành thì quân tử không bắt kẻ khác thuần phục mình… Còn nhớ Hoàng Đế nói rằng: ‘Giao Chỉ xa xôi ở cõi NGOÀI, không được xâm phạm đến.’”

• Tất cả những điều trên đây đều nhấn mạnh một điểm: Người Việt không thuộc Trung quốc. Người Việt là một quốc gia độc lập, ngoài Trung quốc, có văn hóa riêng ngang hàng với Trung quốc để có thể trao đổi văn hóa, Trung quốc không được xâm phạm nước của người Việt.

• Người Việt Thường quên đường về: Quên đây không có nghĩa là không biết đường về, vì đã đến được là về được. Quên đây có lẽ là biểu tượng của sự bám rễ của nền văn mình bạch trĩ của Việt Thường trên đất Bắc, và vua phương Bắc không thích thế, cho nên mới tìm cách mời về cho nhanh, bằng cách cho 5 chiếc xe với kim chỉ nam chạy thẳng về Nam.

(Thời Chu Thành Vương người Trung quốc chưa khám phá ra kim chỉ nam, có lẽ là cũng phải 600 năm đến 1000 năm sau đó kim chỉ nam mới được biết đến ở Trung quốc. Nhưng các sai lầm như thế này là chuyện rất thường xuyên trong các truyện cổ).

(Trần Đình Hoành bình)

Tin hay không thì tùy

Cả Tây Nguyên của tôi suốt tháng ba cờ hoa rợp trời. Nhiều sự kiện nên chắc chắn cũng nhiều vui buồn.Đã định bỏ qua không “nhàn đàm” gì những việc này, nhưng tình cờ gặp người bạn than thở: “Mấy người bạn em ở xa đi du lịch nhân tham dự lễ kỷ niệm của thành phố Buôn Ma Thuột, chê chương trình nghệ thuật chào mừng hôm 10/3 quá trời. Họ nói mấy ngày lễ ấy của riêng đất này giá trị cao quý lắm. Nào là 105 năm thành lập, nào 35 năm mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, nào là lên thành phố lớn của khu vực Tây Nguyên…vậy mà đêm biểu diễn cứ như xem văn nghệ ở quận 1 hay quận 5 thành phố HCM ấy. Mời chi nhiều ngôi sao thành phố lên hát với múa, chả vô nội dung nào. Chắc cao tiền lắm. Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng vài chục triệu là chắc. Chương trình dở thế làm sao thu hút được khách du lịch?…”…đành lại phải nói vài câu

Vào những dịp kỷ niệm lớn như thế, để chào mừng, ở địa phương nào người ta cũng thường tổ chức nhiều những hoạt động văn hoá thể thao, đặc biệt là một đêm biểu diễn nghệ thuật hoành tráng. Có điều lạ là nếu quay ngược về nhiều năm trước đây, đội ngũ cán bộ văn hoá nghệ thuật tại chỗ ( tạm gọi là ở các tỉnh lẻ đi), thường chưa đạt tới trình độ và năng lực đủ để đứng ra thực hiện một chương trình nghệ thuật có “tầm cỡ” lớn, nên chính quyền và ngành chủ quản địa phương thường phải thuê những tác giả, đạo diễn có tên tuổi ở Trung ương hoặc các thành phố lớn viết kịch bản hoặc làm Tổng đạo diễn, âu cũng là lẽ thường tình. Thế nhưng đất nước thống nhất đã 35 năm, đủ thời gian để đội ngũ cán bộ các ngành, các địa phương đã trở nên có kinh nghiệm hoạt động và am hiểu chuyên sâu về văn hoá truyền thống bản địa. Thậm chí đạt tới học vị cao trong ngành, một việc mà ngay cả năm 1975 ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng còn là của quý hiếm. Vậy mà những người có trách nhiệm tổ chức ở các địa phương vẫn thích việc mời những đơn vị và nghệ sỹ ngoài tỉnh, để thực hiện viết kịch bản & tổ chức các chương trình như đã nói ở trên. Ngoài việc họ nghĩ các vị ấy giỏi hơn “ gà nhà” , còn có gì nữa không, ai biết được ?

Vậy nên mới có chuyện dân tình ngán ngẩm vì Festival Quốc tế văn hoá cồng chiêng ( đạo diễn Hà Nội ), toàn là trang phục váy đầm dạ hội tràn xuống chính diện quảng trường trong nhịp điệu rokc, disco còn nghệ nhân 24 dân tộc lẫn các đoàn cồng chiêng quốc tế thì biểu diễn gần hết thời gian ở hai bên hông khán đài. …Hay Liên hoan văn hoá cồng chiêng mà hiện diện tới 2/3 thời lượng truyền hình trực tiếp là phần biểu diễn của các nhóm nghệ thuật nước ngoài và rock của thành phố HCM Còn các chủ nhân của “ Di sản văn hoá phi vật thể truyền khẩu của nhân loại” thì kéo nhau chạy như bị rượt đuổi qua sân khấu ( đạo diễn thành phố HCM). Hoặc như khách của bạn tôi chê bai chương trình 10/3 nói trên.

Vậy nên sẽ xáy ra những trường hợp :

– Một là : khi duyệt kịch bản, thấy không thể nào chấp nhận được, vì sự thiếu hiểu biết dẫn đến méo mó cả hình ảnh văn hoá truyền thống địa phương; lãnh đạo đành lại phải quay về “ tắm ao ta”, phát huy nội lực sẵn có ( được thế đã là may cho cả người xem lẫn văn nghệ sỹ địa phương lắm) .

– Hai là chuyện ở phố núi của tôi 10/3 vừa rồi, Công ty tổ chức sự kiện ở thành phố HCM nhận được hợp đồng vài tỷ, đã quay lại thuê chính Trung tâm văn hoá tỉnh Đăk lăk thực hiện. Họ chỉ ghép thêm một số ngôi sao ca nhạc và các vũ đoàn thành phố vào phần sau . Chắc với ý định cho dân tỉnh lẻ được thưởng thức “ phần mới lạ” chăng ?.

Thế, có cần bình luận gì nữa không? Tin hay không thì tuỳ bạn

Linh Nga Niê Kdăm