Thứ ba, 20 tháng 4 năm 2010

Bài hôm nay

Các màu của gió, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

Chuyện cũ về thời trang mới , Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hoàng Long.

Cơ hội thứ hai , Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Chất lượng khi không ai nhìn , Danh Ngôn, song ngữ, anh Trần Thế Dũng.

Tạp thi – Vô danh thị, Đường Thi, anh Nguyễn Hữu Vinh.

Ngày ấy quê hương , Thơ, anh Hồng Phúc.

Túi than, Trà Đàm, Teen Talk, Trăng Mờ (anh Trần Bá Thiện).

Lời nguyện cho đất nước, Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.

Ba loại đệ tử, Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Văn hóa an bình , Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Scholarship, Grants & Jobs

Grand Challenges in Global Health initiative

Unorthodox thinking is essential to overcoming the most persistent challenges in global health. Vaccines were first developed over 200 years ago because revolutionary thinkers took an entirely new approach to preventing disease. Grand Challenges Explorations fosters innovation in global health research. The Bill & Melinda Gates Foundation has committed $100 million to encourage scientists worldwide to expand the pipeline of ideas to fight our greatest health challenges. Launched in 2008, Grand Challenge Explorations grants have already been awarded to 262 researchers from 30 countries.

The grant program is open to anyone from any discipline, from student to tenured professor, and from any organization – colleges and universities, government laboratories, research institutions, non-profit organizations and for-profit companies.

The initiative uses an agile, accelerated grant-making process with short two-page applications and no preliminary data required. Applications are submitted online, and winning grants are chosen approximately 4 months from the submission deadline. Initial grants of $100,000 are awarded two times a year. Successful projects have the opportunity to receive a follow-on grant of up to $1 million.

Readmore: http://cambodiajobs.blogspot.com/2010/04/grand-challenges-in-global-health.htm
.

Tin quốc tế và quốc nội tại VNExpress >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Các Màu Của Gió – nhạc phim Pocahontas của Disney

Anh nghĩ tôi là người dã man dốt nát
Và anh đã đi nhiều nơi
Tôi đoán là phải vậy
Nhưng tôi không thể thấy
Nếu tôi là người man dã
Tai sao có nhiều điều anh lại không biết?
Anh không biết…

Anh nghĩ là anh làm chủ bất kì miếng đất nào anh đạp chân lên
Quả Đất chỉ là một vật chết, anh có thể nói
Nhưng tôi biết mỗi tảng đá, mỗi gốc cây, mỗi sinh vật
Có một đời sống, một linh hồn, một tên tuổi

Anh nghĩ là chỉ có một loại người duy nhất là người
Là người nhìn giống anh và suy nghĩ giống anh
Nhưng nếu anh theo vết chân của người xa lạ
Anh sẽ chẳng học được rằng anh không biết cái anh không biết

Anh đã bao giờ nghe tiếng tru của sói đến ánh trăng ngô xanh (*)
Hay hỏi mèo rừng gầm gừ tại sao lại gầm gừ?
Anh có thể hát với tất cả mọi giọng của núi rừng?
Anh có thể vẽ với tất cả mọi màu của gió?
Anh có thể vẽ với tất cả mọi màu của gió?

Đến đây chạy trên những lối nhỏ lẫn khuất trong rừng
Đến đây nếm những trái dâu ngọt nắng của Đất
Đến đây lăn lộn giữa những phong phú quanh anh
Và chỉ một lần thôi, hãy tự hỏi tất cả đáng giá bao nhiêu

Mưa bão và dòng sông là các anh của tôi
Bồ nông và rái cá là bạn của tôi
Và tất cả chúng ta liên kết với nhau
Trong một vòng tròn, một vòng lăn không bao giờ hết

Cây hòe có thể cao bao nhiêu?
Nếu anh chặt nó đi, anh sẽ chẳng bao giờ biết
Và anh sẽ không bao giờ nghe triếng sói tru đến ánh trăng ngô xanh

Vì dù chúng ta da trắng hay da đồng
Ta cần hát với tất cả mọi giọng của núi rừng
Ta cần vẽ với tất cả mọi màu của gió

Anh có thể làm chủ Đất và vẫn
Làm chủ chỉ Đất cho đến khi
Anh có thể vẽ với tất cả mọi màu của gió


Chú thích: (*) “Blue corn moon”, trăng ngô xanh, theo chính tác giả Stephen Schwartz, chẳng có nghĩa gì cả. Người da đỏ gọi “tháng” là “moon”. Ngày rằm trăng tròn là corn moon, nếu đó là mùa bắp/ngô. “Green corn moon” là ngày rằm tháng 8 (dương lịch) Shwartz thấy chữ “green” không hợp trong câu, nên đổi thành “blue corn moon”. Chẳng có nghĩa gì cả. Ở đây ta dịch là “trăng ngô xanh” cho đẹp, nhưng cũng chẳng có nghĩa gì cả. 🙂 Nhưng nghệ thuật thường chẳng cần nghĩa lý.

Sau đây là câu trả lời nguyên thủy của tác giả:

    http://answers.yahoo.com/question/index?qid=20080407061034AAgjAfK

    Dear Sir: I have been trying to find what a Blue Corn Moon represents in Indian Lore. Can you please Help me with this information? Thank you, Lloyd Sparks

    Dear Mr. Sparks: Thanks for your interest. I feel somewhat guilty to have to tell you that the phrase “blue corn moon” has no actual meaning in Indian lore. I made it up because I liked the sound of it. Its basis is this: In preparation for doing the lyrics to POCAHONTAS, I read a lot of Native American poetry. One of the phrases I came across, in a love poem, was : “I will come to you in the moon of green corn.” (The Native Americans called their months “moons” and named them according to something that happened seasonally, such as the arrival of green corn.) The phrase stuck in my head, but I didn’t think the lyric : “Have you ever heard the wolf cry to the green corn moon” really worked, because of the association of the moon and green cheese, plus the “ee” sound in it, etc. So I changed it to blue corn moon, which I thought had a nice resonance to it because of the phrase “blue moon” and the fact that there are things like blue corn tortillas, etc. Even though it’s not authentic, and actually implies Southwestern tribes rather than the Northeastern Algonkians of Pocahontas, I used it in the lyric and it obviously served me very well. This is probably far more than you wanted to know, but that’s the derivation of the phrase, for whatever it’s worth to you.

    Sincerely,
    Stephen Schwartz

Colors of the Wind, do Alan Menken viết nhạc, Stephen Schwartz viết lời, và Juhy Kuhn hát, được cả giải Oscar lẫn giải Golden Globe 1995 về Bản Nhạc Nguyên Thủy Hay Nhất (Best Original Song) từ phim hoạt họa Potahontas của Disney. Bản nhạc cũng thắng giải Grammy về Bản Nhạc Hay Nhất Viết Cho Phim.

Colors of the Wind trình bày cái nhìn của thổ dân da đỏ rằng trái đất là một vật sống nơi loài người liên kết với tất cả mọi loài trong thiên nhiên.

Phim Pocahontas dựa trên truyện có thật về công chúa Pocahontas, con của tù trưởng bộ lạc Powhatan, yêu một đại úy da trắng trên John Smith, và cả hai sau nhiều khó khăn đã chận được cuộc chiến giữa các người di dân da trắng từ Anh quốc và bộ lạc Powhatan ở vùng ngày nay là tiểu bang Virginia.

Potahontas – Colors of the Wind – Judy Kuhn

Colors of the Wind

Music: Alan Menken
Lyrics: Stephen Schwartz
Singing: Judy Kuhn

You think I’m an ignorant savage
And you’ve been so many places
I guess it must be so
But still I cannot see
If the savage one is me
How can there be so much that you don’t know?
You don’t know …

You think you own whatever land you land on
The Earth is just a dead thing you can claim
But I know every rock and tree and creature
Has a life, has a spirit, has a name

You think the only people who are people
Are the people who look and think like you
But if you walk the footsteps of a stranger
You’ll learn things you never knew you never knew

Have you ever heard the wolf cry to the blue corn moon
Or asked the grinning bobcat why he grinned?
Can you sing with all the voices of the mountains?
Can you paint with all the colors of the wind?
Can you paint with all the colors of the wind?

Come run the hidden pine trails of the forest
Come taste the sunsweet berries of the Earth
Come roll in all the riches all around you
And for once, never wonder what they’re worth

The rainstorm and the river are my brothers
The heron and the otter are my friends
And we are all connected to each other
In a circle, in a hoop that never ends

How high will the sycamore grow?
If you cut it down, then you’ll never know
And you’ll never hear the wolf cry to the blue corn moon

For whether we are white or copper skinned
We need to sing with all the voices of the mountains
We need to paint with all the colors of the wind

You can own the Earth and still
All you’ll own is Earth until
You can paint with all the colors of the wind

Tạp thi

Sang đông cỏ tốt xanh rờn
Ðê buông liễu rủ gió vờn mạ non
Vì đâu quê cũ mỏi mòn
Cuốc ơi, xin chớ oán hờn bên tai

Nguyễn Hữu Vinh dịch

雜詩

無名氏

近寒食雨草萋萋
著麥苗風柳映堤
等是有家歸未得
杜鵑休向耳邊啼

Tạp thi

Cận Hàn thực vũ thảo thê thê
Trước mạch miêu phong liễu ánh đê
Ðẳng thị hữu gia quy vị đắc
Ðỗ quyên hưu hướng nhĩ biên đề

Vô danh thị

Dịch nghĩa:

Tạp thi

Gặp tiết Hàn thực (sau tiết Ðông Chí) mưa nhiều cây cỏ tốt tươi
Mạ non đong đưa trước gió, liễu rủ trên đê
(Nhưng mà) có nhà mà không về được
Chim Cuốc cuốc ơi, đừng nỉ non bên tai nữa

Chú Thích

Hàn thực: Tiết trời mùa đông sau tiết Ðông chí

Ý

Tiếng cuốc mòn mỏi trước cảnh hoang vắng rậm rạp cỏ cây, cõi lòng ủ ê, dằn vặt, nhung nhớ quê xưa.

Ngày Ấy Quê Hương


.

Tôi về tìm lại ấu thơ
Một thời vụng dại, ngu ngơ đâu rồi.
Quê hương yêu dấu trong tôi
Bao niềm thương nhớ bồi hồi tim rung.

Ngày vui hội ngộ tương phùng
Trào dâng kỷ niệm,cùng chung tiếng đồng .
Mắt nhìn no thỏa hoài mong
Đâu rồi ngày ấy ấm nồng yêu thương.

Ngày mai từ tạ quê hương
Tình người viễn xứ vấn vương miên trường .
Gửi người nửa trái tim thương
Riêng ta một nửa nẻo đường ..Tha hương .
.

Hồng Phúc

Túi than

Năm Đạt 20 tuổi, Đạt học đàn với tôi. Lúc đầu việc học có tiến bộ rõ vì Đạt cần cù, chăm chỉ. Vài tháng sau, tôi nhận ra Đạt thiếu năng khiếu. Đạt lại kém trí nhớ. Người mù mà kém trí nhớ thì khó học cao được. Các bạn cùng lớp Đạt đã học được những kỷ thuật phức tạp hơn Đạt nhiều. Đạt chuyển hợp âm còn vụng về lắm. Dù mọi lý do, tôi vẫn không nói thật cho Đạt biết điều ấy. Khi vào làm việc tại trường mù này, tôi đã thỏa thuận với ban giám hiệu rằng tôi không bao giờ từ chối một học sinh mù vì lẽ người ấy thiếu năng khiếu. Người mù còn mấy thứ giải trí ngoài âm nhạc đâu. Cho dù việc học nhạc không biến họ thành nhạc sĩ, việc đó cũng đủ an ủi họ.

Hai năm sau, Đạt cũng chỉ đủ sức đệm cho mình những bài hát đơn giản. Một hôm Đạt gặp tôi và nói:

-Thầy ơi, chắc con xin nghỉ.

Mặc dù lắm khi tôi cũng uể oải với một học sinh kém năng khiếu như Đạt, nhưng khi nghe Đạt xin nghỉ, lòng tôi bỗng xót xa. các môn học khác Đạt cũng chẳng lấy gì làm xuất sắc. Sau bao năm đèn sách muộn màng, 19 tuổi mới bắt đầu đi học, nhà trường chỉ giúp Đạt biết đọc, biết viết và vài bài toán cộng, trừ, nhân, chia. Đạt nói với tôi Đạt muốn nghỉ học luôn và về nhà. Tôi bảo Đạt suy nghĩ kỷ hơn. Nhưng đó chỉ là một lời động viên vô nghĩa. Đạt đang đứng trước sự thật của chính mình. Cuối cùng Đạt đã rời trường. Tôi tự hỏi, Đạt sẽ về đâu và làm gì trong những ngày tới. Gia cảnh Đạt cũng chẳng sung sướng mấy. Một căn nhà nhỏ chứa đầy người trong một xóm nghèo.

o0o

Một tuần sau khi nghỉ học, Đạt đến nhà riêng của tôi. Tôi rất mừng khi Đạt đến song lại chẳng biết sẽ nói chuyện gì với Đạt. Trong nhiều năm dạy học tại các trường mù, hiện tượng người mù xin nghỉ vì những lý do tương tự cũng chẳng lạ. Một số học sinh cũ đến gặp tôi và chỉ để giết thời giờ. Riêng tôi, tôi còn bao nhiêu việc phải sắp xếp để lên lớp. Không có cái duyên giúp họ kiến thức tôi cũng ráng dành chút thời gian chia xẻ nỗi buồn của họ. Nỗi buồn mà ngày nào chính tôi khi mới vào thế giới tối tăm này đã từng mang.

Sau một lúc dông dài đủ thứ chuyện, Đạt bắt đầu thực sự bày tỏ.

-Thầy ơi, con muốn làm cái gì đó để kiếm sống. Con biết rằng mình học không được nên phải chọn cách kiếm sống nào đơn giản hơn thôi.

Đạt chọn việc buôn bán dạo. Đạt rụt rè lắm. Tính Đạt bao giờ cũng vậy, chậm mà chắc. Đạt có nhược điểm là thiếu tự tin. Đạt muốn đi bán vé số lại sợ đủ thứ cái: sợ bán ế, sợ bị bọn cắp vặt, xì ke giật vé số, sợ cái này và sợ cái kia … trong đó tôi biết Đạt sợ mặc cảm. Con người ai cũng thế. Nếu họ giàu, ta nói họ giàu họ cũng sợ và tìm cách tránh né. Nếu họ nghèo, ta nói họ nghèo họ cũng sợ bị nghèo. Tôi nói với Đạt đừng lo, tôi cũng từng đi bán vé số rồi. Tôi hãnh diện vì mình dám đương đầu với thử thách để sống bằng đồng tiền của mình. Lý lẽ này làm Đạt vững tin. để trấn an Đạt, tôi hứa sẽ đi bán vé số chung với Đạt một thời gian ngắn giúp Đạt làm quen với công việc.

Nghe vậy Đạt rất ái ngại. Đạt nói:

-Thầy mà cũng làm được việc đó nữa sao? Lỡ đi ngoài đường gặp bạn bè thầy thì sao?

Tôi nói tôi không ngại điều đó. Họ muốn nghĩ sao về tôi cũng được. Tôi không muốn Đạt trở thành vô dụng và sống lệ thuộc vào người khác. Cho dù đó là gia đình. Tôi đòi Đạt phải trả công cho việc đi bán phụ của tôi. Tôi không lấy tiền nhưng lấy một lời hứa. Tôi chưa nói ngay với Đạt tôi muốn Đạt hứa điều gì. Sau vài hôm đi bán tôi sẽ nói.

Thế là 2 thầy trò đi bán chung với nhau. Tôi dành cho Đạt 3 ngày cuối tuần: thứ sáu, thứ bẩy, chủ nhật. Những ngày còn lại tôi phải tới trường. Mỗi ngày chúng tôi rảo đi hàng chục cây số. Nào chợ, nào phố, nào hàng quán, hang cùng ngõ hẽm… Chẳng nơi nào có thể bán an toàn mà chúng tôi không tìm đến. Thói thường người ta có thể cùng gặp 1 việc, cùng đi một đường nhưng chẳng ai nghĩ giống ai. Tôi rất khoái trá với việc lâu lâu được đi bộ thể thao lại không tốn tiền như hôm nay. Hễ khát thì vào hàng kiếm ly trà đá, đói thì vào quán kêu dĩa cơm. Miễn xấp vé số trên tay vơi dần là tốt rồi. Đạt lại hết sức rụt rè.

Ngày đầu tiên Đạt than mỏi chân, rồi khát nước, rồi mệt vì say nắng… Hôm đầu tôi đưa Đạt xuống một khu chợ rất xa nhà Đạt. Hôm thứ nhì bán gần nhà hơn, Đạt có vẻ lúng túng khi vào các nơi đông người. Đạt luôn miệng hỏi không biết có gặp người quen nào không. Khi đi xa hơn vùng Đạt sống thì Đạt bớt hỏi. gần trưa, tôi gặp một cô bạn. Chúng tôi nói chuyện vui vẻ với nhau. Tôi giải thích với cô ta:

-Nghèo quá phải đi làm thêm. Đi một mình sợ bị giật nên rủ đứa học trò đi chung.

Cô bạn tôi cười và chẳng tin lời:

-Anh mà nghèo chắc em cạp đất sống thôi. chắc anh muốn đi thể dục cho khoẻ người nên bày thêm cái nghề này chớ gì.

Trước khi chia tay với cô bạn, tôi không quên ép cô mua vé số. Đây hẳn là một dịp may cho tôi. Sau khi cô bạn tôi đi, Đạt tỏ ra rất tự tin. Hôm ấy cái rụt rè mỗi khi chìa xấp vé số ra mời khách mua không còn trong lòng Đạt nữa. Đạt đòi tự tay Đạt mời khách, không cho tôi mời như mấy hôm nay. Trưa đến, 2 thầy trò vào quán ăn cơm dĩa. Khi cơm dọn ra, tôi bảo Đạt:

Cơm ngon lắm đó, ăn thử coi.

Đạt nếm thử vài muỗng và hỏi:

-Con đâu thấy lạ gì đâu. Cũng như mọi quán khác mà.

-Không phải quán này ngon hơn, tôi nói. Nhưng dĩa cơm đầu tiên em kiếm được bằng mồ hôi của mình.

Hơn một ngày rưỡi trôi qua, tôi mới nghe tiếng cười của Đạt. Hôm đó chúng tôi về sớm hơn vào lúc khoảng 1 giờ trưa. Vì hôm đó bán chạy hơn. Chiều đến hai thầy trò lại tiếp tục “hành quân”. Đi bán đêm cũng là cái thú. Trời mát và mình chỉ đi vào các quán ăn, quán cà phê. Vì giờ đó tôi sợ vào hẽm tối, lỡ bị giật vé số thì trắng tay. Số vé bán được lại tiếp tục tăng. Đạt tích cực mời khách hơn. Nhiều người mua vì lòng tốt hơn là vì mê trò đỏ đen. Sáng chủ nhật, tôi phải đi lấy thêm vé số. Số vé lấy chiều qua bán đã gần hết. Tôi đưa Đạt vào những khu vực mà tôi biết các bạn tôi thường đến. Vài người bạn gặp tôi và họ mua nhiều hơn các khách bình thường. Trong buổi sáng tôi phải lấy thêm vé số một lần nữa. Số vé chúng tôi bán được nhiều gấp ba lần hôm trước. Đến khi ăn cơm trưa Đạt bảo tôi:

-Ngày mai con đi bán một mình được rồi.

-Ờ, mai thầy phải đi dạy, tôi nói. Nhưng tuần tới thầy sẽ đi chung với em tiếp.

-Không thầy đừng đi nữa, Đạt nói. Thấy thầy gặp bạn bè sang trọng con xót lắm. Con đi bán một mình được mà.

-Em thấy làm ăn dễ có tiền tính gạt tôi ra phải không, tôi nói đùa.

Khi về tới nhà, Đạt nói tối nay Đạt sẽ đi một mình. Và Đạt cám ơn tôi đã giúp Đạt mấy hôm nay. tôi thở phào, coi như kết thúc hợp đồng và tới lúc tôi đòi tiền công của mình. Như đã định trước, tôi đưa Đạt một cái túi vải chừng gang tay. Tôi bắt Đạt hứa đi đâu cũng phải mang theo đến khi nào tôi đòi lại mới thôi. tôi dặn Đạt:

-Mỗi khi em mở miệng than bất kỳ điều gì thì phải lượm một viên gạch nhỏ bên lề đường bỏ vào túi này. Tối đến trước khi ngủ mở ra coi bao nhiêu viên gạch, viên đá và cố nhớ từng viên mình đã lượm khi than điều gì. Ngày hôm sau, em phải tự bớt những lời than van đó. Khi gặp hoàn cảnh tương tự em phải thay đổi suy nghĩ. Một là cố gắng giải quyết cái khó khăn. Như than nắng thì tìm chỗ mát mà đi; than mỏi thì nghỉ; than ế thì ráng bán tích cực hơn… Hai là nếu không giải quyết được phải ráng chịu và thử nghĩ xem ngoài mình ra có ai cũng gặp khó khăn tương tự này mà khổ hơn em không. Em sẽ thấy cái khó khăn đang gặp chưa dồn mình vào đường cùng đâu. Nếu khó khăn không giết chết em thì ấy là thần dược để em thêm vững mạnh.

o0o

Thỉnh thoảng hai thầy trò vẫn gặp nhau. Có khi tại trường, có khi tại nhà tôi hay nhà Đạt. Đạt khoe lúc này bán đỡ lắm. Đạt đủ sống rồi. Có hôm Đạt nhờ tôi đi mua dùm Đạt cái máy cassette bằng số tiền dành dụm của Đạt. Đạt kể cái túi than lúc này vơi nhiều lắm rồi. Cái tính khí rụt rè và khuôn mặt u ám không còn nữa. Đạt nói đi bán vé số là đi bán sự may mắn. Nếu mình buồn thì làm sao mang lộc đến người khác được. Chính nụ cười tươi làm Đạt bán chạy.

Nhưng rồi một lần Đạt than với tôi:

-riết rồi con thấy mình như một con gà. Sáng sáng bươi đất kiếm ăn, tối chui vào chuồng. Con thấy cô đơn lắm không như hồi còn ở trường. Trong trường có bạn bè, có người để nói chuyện.

Tôi biểu Đạt đưa túi than và bỏ vào trong đó một viên gạch nhỏ. Tôi dặn Đạt từ nay mỗi khi thấy cô đơn hãy nhặt một viên gạch bỏ vào túi. Chiều đến đếm được bao nhiêu viên, hôm sau Đạt phaỉ ráng làm ra bấy nhiêu nụ cười hay niềm vui cho người khác. Nếu họ vui thì Đạt bỏ bớt một viên gạch khỏi túi than. Hãy đến với mọi người vì họ không phải vì mình. Nếu Đạt làm điều gì đó cho ai mà nghĩ rằng để mong cầu được đáp lại thì coi như chưa phải là vì họ. Và như thế chưa được ném viên gạch ra. Đạt có thể cứ tiếp tục lấy lòng các khách hàng để thuận lợi trong việc buôn bán sinh sống của Đạt. Những việc này tuy không làm vơi số gạch trong túi than nhưng đó là việc cần làm. Điều cần thiết nhất là Đạt không được nhờ người khác giúp những việc mà tự mình có thể làm được.

Chúng tôi lại tiếp tục gặp nhau. Lần này ngoài chuyện buôn bán, Đạt còn kể chuyện thường về sớm để phụ má Đạt dọn dẹp nhà cửa. Khi rảnh rổi ngồi chơi nơi nào đó, Đạt vẫn thường làm một điều gì đó cho mọi người. Đạt chú ý người khác nhiều hơn để biết họ muốn gì và tránh không rủi ro làm phật ý họ. Đạt nói bao nhiêu bài học đạo đức trong trường giờ Đạt mới có dịp áp dụng.

o0o

Năm 24 tuổi, Một tối Đạt ghé nhà tôi với 1 cô bạn gái. Cô gái chở Đạt đi bằng xe đạp. Họ có vẻ rất khắn khít nhau. Cô gái là người miền Trung. Sáng cô làm thợ may. Tối đến cô phụ bán trong một quán ăn. Một bữa trời mưa to, Đạt vào đụt mưa trong quán này. Thường Đạt vẫn vào đây bán, nhưng hôm nay vì mưa nên phải dừng lại lâu hơn. Người chủ quán lấy ghế mời Đạt ngồi. Đạt thấy ngại nên kêu ly trà đá, thứ thức uống rẻ nhất trong quán. Khi cô gái bưng nước ra, Đạt trả tiền. chủ quán không nhận vì nghĩ tới thân phận tật nguyền của Đạt. Đạt nhất định buộc chủ quán phải nhận, Đạt mới uống. Trước vẻ khẳng khái của Đạt, chủ quán nhận tính tiền ly trà đá và đồng thời mua lại 1 tấm vé số.

Trời mưa, quán vắng, cô gái tò mò hỏi thăm cuộc sống của Đạt. Đạt kể chuyện buôn bán, chuyện đời cơ cực của mình một cách quá yên bình. Những điều đó khiến câu chuyện của Đạt trở nên hấp dẫn. Chủ quán và vài người phụ hàng cũng tham gia. Từ đó Đạt trở thành người bạn của quán này. Một lần nọ, Đạt ghé nhà trọ nơi cô gái ở và nhờ may áo. chuyện tiền bạc sòng phẳng làm cô gái giận. Đạt đành nhận ở cô một món quà, ấy là tiền công may. Mọi việc cứ thế tiếp diễn. Đạt chẳng bao giờ có cơ hội đáp lại món quà này. Cô gái vẫn mến Đạt vì bản tính vui vẻ nhiệt tình và vì Đạt biết tự lo cho chính đời mình. Cái nổ lực của Đạt, cái lạc quan trong nụ cười của Đạt làm cô gái mến phục Đạt. Cô gái bổng chợt thấy chính Đạt mới là chàng công tử giàu sang mà cô hằng mong đợi. Chàng không giàu vì có nhiều thứ trên đời, nhưng giàu vì chàng cần quá ít thứ cho riêng mình. giá trị của chàng không bởi những món chàng có mà bởi sự trân trọng nơi những người chàng quen. thế là họ đã đến với nhau.

Khi Đạt về rồi, tôi ngẩn người ra với bao nhiêu kỷ niệm của đời tôi. Muốn biết được bài học này để nói lại với Đạt, tôi đã phải tốn bao nhiêu là nước mắt cho những cuộc tình tan vỡ. Đạt đã tìm được một người yêu Đạt vì chính Đạt không phải vì cái Đạt có. Nghe đâu khi gia đình cô gái biết chuyện, họ không đồng ý chấp nhận một chàng rể mù. Cô gái bị đặt vào tình trạng rất ư là khó xử. Cô phải chọn ai đây, cha mẹ hay tình yêu. gia đình cô khăng khăng sẽ không nhìn nhận cô nếu cô sống với Đạt. thế rồi cô quyết định. Cô không định lấy chồng để bỏ cha mẹ. Ngày nào đó cha mẹ cô cũng sẽ thông cảm và chấp nhận sự lựa chọn của riêng cô. Khi cha mẹ thông cảm Đạt thì cô và Đạt sẽ trở về thăm quê, thăm dòng họ.

Cô đã gạt nước mắt đến với Đạt. cái đám cưới nghèo được tổ chức. Trong tiệc vui, lúc cô dâu, chú rể tới bàn tôi chào vợ chồng tôi, tôi hỏi Đạt:

-Thế nào đây chú rể, trả túi than lại cho thầy được chưa?

chú rể cầm tay tôi dúi vào túi áo cưới của chú. cái túi than đang nằm đó. Tôi tính lấy ra, nhưng chú rể nài nỉ:

-thầy ơi, con phải giữ nó. Con không giữ nó để đựng những viên gạch của con, mà những viên gạch của cô dâu đó thầy. Đêm nào đếm được bao nhiêu viên thì hôm sau con sẽ cố làm cho cô dâu hài lòng bấy nhiêu lần.

Viết xong vào 2000, TRĂNG MỜ

(TĐH: “Trăng Mờ” là một bút hiệu của anh Trần Bá Thiện. Bài này viết một tí trước ngày cưới của anh Thiện 20.5.2000 và bà xã của Thiện tên Nguyệt, nên Thiện lấy tên “Trăng Mờ” làm kỷ niệm).

Lời nguyện cho đất nước

Chào các bạn,

Lời nguyện sau đây đại loại là là các ý nguyện mình hay dùng để cầu nguyện cho đât nước thường xuyên, dù là viết ra thì mạch lạc hơn là cầu nguyện trong đầu. Đăng đây để chia sẻ với các bạn quan tâm chính của mình về đất nước, và để chía sẻ lời cầu nguyện với các bạn thường cầu nguyện.

Mình có các bạn thời còn đi học đứng tay phải, có các bạn thân quen những năm sau này đứng tay trái. Tay phải và tay trái không chơi được với nhau, cho nên nhiều khi mình cảm thấy thực là nhức nhối. Và tháng tư, mình hay nghĩ đến.

Chia sẻ một mảnh tình với các bạn.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Chúa ơi,

Chiến tranh tưởng đã hết lâu rồi, nhưng chúng con vẫn còn chia cách.
Hẳn Chúa đau buồn vì cách sống của chúng con.
Xin Chúa hãy vào ngự trị trong tâm hồn mỗi người chúng con.
Thánh hóa chúng con, làm cho trái tim chúng con trở thành rộng mở và hiền dịu.
Chúng con không thể ảnh hưởng con tim của nhau, nhưng tất cả mọi con tim của chúng con đều nằm trong tay Chúa.
Hãy giúp chúng con biết yêu nhau—anh em một nhà.
Giữ chúng con là một trong Chúa.

Chúa ơi,

Đất nước con đã qua nhiều chiến tranh, anh em chúng con đã có nhiều thù hận.
Xin Chúa là dòng nước mát rửa sạch tất cả tội lỗi, muộn phiền, đớn đau dĩ vãng.
Đưa chúng con đến bến bờ thanh tịnh của hiện tại.
Hướng chúng con về ánh sáng tương lai.
Xin Chúa giúp chúng con xả bỏ lỗi lầm của nhau,
nhìn thấy hình ảnh của Chúa trong nhau,
nhận nhau như nhận một mảnh nhỏ của Chúa,
gán ghép vào nhau để thành thân thể Chúa.
Để chúng con có được an bình và tình yêu thật sự.
Để chúng con có thể làm việc cùng nhau hầu đưa đất nước đi lên.
Để chúng con có thể rao giảng tình yêu và hòa bình của Chúa cho thế giới.

Chúa ơi,

Hãy giúp chúng con nhận biết Chúa đang ở trong mỗi người chúng con,
và mỗi chúng con là khí cụ bình an của Chúa.

Amen

Ba loại đệ tử

Một thiền sư tên Gettan sống vào cuối đời sứ quân Tokugawa. Thiền sư thường nói: “Có ba loại đệ tử: Loại truyền Thiền cho người khác, loại giữ gìn chùa chiền và bàn thờ, và rồi có phường giá áo túi cơm.”

Gasan diễn tả cùng một y’ tưởng. Khi Gasan đang học với Tekisui, vị thầy này rất khắc nghiệt. Đôi khi thiền sư đánh Gasan. Các đệ tử khác không chịu lối dạy thế này và nghỉ học. Gasan ở lại với thầy, nói rằng: “Đệ tử dở dựa oai thầy. Đệ tử trung bình ái mộ sự hiền dịu của thầy. Đệ tử giỏi lớn mạnh trong kỹ luật của thầy.”
.

Bình:

• Dù ngôn từ khác nhau, Gettan và Gasan diễn tả cùng một ‎ ý tưởng: Đệ tử giá áo túi cơm dựa oai thầy. Đệ tử trung bình giữ chùa chiền bàn thờ, ái mộ sự hiền dịu của thầy. Đệ tử giỏi truyền Thiền cho người khác, lớn mạnh trong kỹ luật của thầy.

• Tùy theo vị thầy đào tạo loại đệ tử nào, vị thầy có cung cách dạy cho loại đệ tử đó. Dạy phường giá áo túi cơm thì “sao cũng được”. Dạy đám trung bình thì nhẹ nhàng. Đào tạo các bận thượng thừa thì cực kỳ khắt khe. Chẳng có huấn luyện viên của các đội thể thao và vận động viên vô địch quốc tế nào mà xìu xìu ển ển, vuốt ve cả.

Cho nên nếu ta muốn thành vô địch mà tìm thầy của hạng trung bình cho nhẹ nhàng, thì không thể thành vô địch được. Biết là mình muốn gì, rồi tìm thầy cho đúng mục đích đó. Rồi chịu đựng kỹ luật của thầy.

• Cho nên việc học là tùy đệ tử hơn là tùy thầy. Thầy dạy cách của thầy, nếu đệ tử không thích thì tìm thầy khác. Thầy có mục đích đào tạo và dùng phương pháp hợp cho mục đích đó, Đệ tử không cùng mục đích thì tìm thầy khác. Cùng mục đích thì ở lại và chịu đựng giáo huấn.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Three Kinds of Disciples

A Zen master named Gettan lived in the latter part of the Tokugawa era. He used to say: “There are three kinds of disciples: those who impart Zen to others, those who maintain the temples and shrines, and then there are the rice bags and the clothes-hangers.”

Gasan expressed the same idea. When he was studying under Tekisui, his teacher was very severe. Sometimes he even beat him. Other pupils would not stand this kind of teaching and quit. Gasan remained, saying: “A poor disciple utilizes a teacher’s influence. A fair disciple admires a teacher’s kindness. A good disciple grows strong under a teacher’s discipline.”

# 87

Văn hóa an bình

Chào các bạn,

Khi nói về tư duy tích cực ta luôn luôn nghe cụm từ “bình an trong tâm hồn”, tức là bình an trong tâm mình. Bình an trong tâm hồn để đi qua cuộc đời một cách sống động là đích điểm tối hậu của tư duy tích cực.

Và tư duy tích cực luôn luôn khởi đầu với tâm ta. Tâm của chính ta là nơi toàn năng lượng của tư duy tích cực tập trung vào.

Nhưng ta sống trong xã hội với nhiều người khác. Tư duy tích cực của ta sẽ thể hiện hàng ngày qua cách sống của ta với người chung quanh. Và cách sống của ta với người chung quanh thường là bằng chứng rõ ràng nhất về trình độ tư duy tích cực của ta. Đây là một điểm quan trọng trong tiến trình huấn luyện tư duy tích cực, vì thông thường nếu ta chỉ ở một mình không gặp ai, thì có thể rất khó cho ta biết mình tư duy tích cực đã đến đâu. Ta có thể tưởng là ta đã đạt được mức thượng thừa (vì lúc nào cũng thấy bình an tĩnh lặng), cho đến khi ra ngoài, đụng chuyện với người khác, thì ta hành động rất ấu trĩ. Lúc đó ta mới thấy rất rõ là mình vẫn còn ớ mức nhập môn, và công phu của mình chưa đến đâu cả.

Mình có quen vài người thầy như thế. Một vị thầy dạy Yoga vẫn xem chính anh là người đã tĩnh lặng, vì anh dạy học trò môn này. Tuy nhiên, rất nhiều khi ra ngoài, gặp người phê phán, thái độ anh bất mãn cay cú thấy rõ. Và có một lần nói chuyện, chính anh ta cũng xác nhận với mình là anh cay cú khi bị phê phán (tức là cũng rất tốt; ít ra là anh ấy thấy vấn đề). Một vị sư mình biết và rất khâm phục về kiến thức kinh kệ của thầy, nhưng nếu ngồi nói chuyện một tí là thầy sẽ đi vào các khẩu hiệu và lời nói chống cộng cực đoan, dù là đang nói đến Bát Nhã Tâm Kinh, chẳng tí nào liên hệ đến chính trị, và thầy chẳng biết thầy luôn luôn tự lái đi trật đường rầy như thế.

Điểm quan trọng chúng ta muốn nói ở đây là ngồi một mình thì khó biết là ta thực sự tĩnh lặng hay xao động, cho đến khi ta ra ngoài và đụng chuyện với người khác.

Tâm tĩnh lặng, khi ở trong tâm là tâm, khi đi ra ngoài xã hội là “văn hóa an bình”. “Tâm tĩnh lặng” sẽ ứng xử với mọi người với “văn hóa an bình.”

Mỗi người chúng ta thử nhìn quanh ta một vòng, rồi nhìn xa hơn tí nữa, nhìn quanh thế giới một vòng. Không phải là chung quanh ta đánh nhau, áp bức nhau, chia rẽ nhau, thù hận nhau, ghen ghét nhau, chiến tranh với nhau đầy tràn hay sao? Những thứ này từ đâu tới, không phải chúng đến từ tâm con người hay sao?

Thế thì làm thế nào để thành phố của ta, làng xã của ta, đất nước của ta, nhân loại của ta bớt ghen ghét, thù hận và chiến tranh? Không phải câu trả lời là phải làm cho trái tim của ta hiền dịu và an bình sao? Không phải là mang an bình từ trong tâm ta ra thành văn hóa an bình trong xã hội hay sao?

Văn hóa an bình là văn hóa không có ghen ghét, thù hận, và chia rẽ trong đó.

Văn hóa an bình không có nghĩa là lúc nào cũng giả vờ ngọt như đường phèn vì “khẩu Phật tâm xà” hay vì mình hoàn toàn không có xương sống. Đọc các truyện Thiền về các Thiền sư, ta thấy các vị thường la lối chưởi mắng học trò, đôi khi còn cho vài cái tát hay vài gậy… xem ra rất bạo động… nhưng vẫn là văn hóa an bình, vì trong tất cả các hành động ồn ào đó không có ghen ghét, thù hận, và chia rẽ, ngược lại chúng là tình yêu, là giáo huấn, là tĩnh lặng.

Tâm làm chủ.

Một người , vì lý do nào đó, nói điều gì đó không tốt cho ta. Ta có sân hận lên không? Sân là một trong ba độc, là văn hóa bạo động.

Một người nào đó buôn bán cạnh tranh làm ta mất khách, ta có nổi sân lên không? Nếu có, là văn hóa bạo động. Đó là tham và sân, hai trong ba độc.

Trong một nhóm—trường học, gia đình, khu phố, chính phủ, hay diễn đàn—ta có vì bất kì lý do nào đó mà kết bè kết đảng và chẻ nhóm đó ra thành hai ba mảnh không. Đó là văn hóa bạo động, và là nguyên do số một gây ra chiến tranh trên thế giới, cũng là nguyên do số một làm cho Việt Nam chậm tiến. Đây là si trong ba độc.

Dù người nói xấu về ta đúng hay sai, cố tình hay vô ý, ta không cay cú và sân hận. Đó là không sân. Và đó là văn hóa an bình. Làm gì thì tính sau. Đôi khi phải làm gì đó để mai mốt họ không làm thế với mọi người, để cho làng xóm có bình an hơn, nhưng có làm gì thì cũng làm với tâm tĩnh lặng, không sân hận.

Người cạnh tranh làm ta mất khách, nhưng ta không sân hận thù oán. Đó là không tham. Và đó là văn hóa an bình. Làm gì thì tính sau. Thường thì phải nghĩ ra chiêu thức mới, chiếm thị trường trở lại, để còn lo công ăn việc làm cho nhân viên. Nhưng làm với tâm tĩnh lặng an bình.

Mọi người thích kết bè kết đảng, và ai nấy đều có lý do “đúng” của riêng họ để làm thế. Ta có thể vượt lên trên các cái “đúng” bè đảng đó, vượt lên trên thói quen cố hữu của người Việt là kết bè kết đảng để đì nhau, tìm mọi cách để mọi người có thể làm việc chung hay không? Đó là không si. Và đó là văn hóa an bình.

Các bạn,

Các bậc thánh nhân—Phật Thích Ca, Chúa Giêsu, Tiên Tri Mohammad—tốn thời giờ giáo huấn mọi người là để mang an bình lại cho toàn thế giới, chẳng phải cho riêng ai. Nhưng các ngài luôn chỉ chú tâm vào quả tim của một người mà thôi—quả tim của chính bạn. Các ngài thường chẳng nói gì về thế giới và các vấn đề xã hội cả. Tất cả quan tâm đều tập trung vào một trái tim của bạn. Vì các thánh nhân đều biết một điều rất căn bản: Chiến tranh thế giới, hay hòa bình thế giới, chẳng đến từ đâu khác hơn là quả tim của mỗi người.

Các bạn đừng nên tiếp tục nghĩ rằng các cuộc chiến trên đường phố của thành phố của bạn chẳng liên hệ gì đến con tim bạn cả, và con tim bạn chẳng liên hệ gì đến việc mang lại an bình cho thành phố hay đất nước của bạn cả. Nếu bạn đã từng nghĩ là bạn chẳng liên hệ gì, thì hãy ngưng cách suy nghĩ lầm lạc đó.

Văn hóa của một thành phố, của một quốc gia, không thể tự nó mà có. Nếu mang tất cả người dân của một thành phố ra khỏi thành phố đó, thì thành phố đó không còn văn hóa gì hết. Văn hóa đến từ tư duy, thái độ và tác phong của mỗi người. Mỗi chúng ta có trách nhiệm liên đới về thành phố của ta, đất nước của ta, thế giới của ta.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com