Thứ sáu, 18 tháng 12 năm 2009

Bài hôm nay

Nghệ sĩ mù vẽ tranh – John Bramblitt , Video, Trà Đàm, Văn Hóa, chị Hoàng Khánh Hòa.

Về tiền , Thảo luận bằng tiếng Anh, chị Huỳnh Huệ, Vĩnh Thanh và Bảo Nguyên.

Bạn hữu , Danh Ngôn, song ngữ, chị Bằng Lăng Tím.

Những điều nho nhỏ , Danh Ngôn, song ngữ, chị Trần Như Yến.

Cuộc đời trong mỗi tháng năm , Danh Ngôn, song ngữ, chị Trần Lê Túy-Phượng.

Độc ẩm , Thơ, chị Chi Lan.

Còn nốt nhạc tháng giêng, Thơ, chị Đinh Thị Như Thúy.

Trường thiên A1 Sử Ký – Hồi kết – Tạm Biệt A1, Teen Talk series, chị Nguyễn Thu Thảo.

Nhầm lẫn, Văn, chị Đàm Lan.

Thông báo, Trà Đàm, Thiền, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Phúc cho người nghèo khó trong tâm linh…, Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Tin sáng quốc tế, anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Hai thủ lĩnh Khmer Đỏ bị cáo buộc diệt chủng – Tòa án quốc tế xét xử tội phạm Khmer Đỏ do Liên Hiệp Quốc bảo trợ vừa chính thức cáo buộc hai cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea và Ieng Sary tội diệt chủng.

Tối nay diễn ra Giờ Trái đất đặc biệt – Lúc 7g tối nay (17-12) chương trình Giờ Trái đất đặc biệt sẽ diễn ra tại Copenhagen do Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) và WWF Đan Mạch phối hợp tổ chức.

Cậu bé Brazil có 50 chiếc kim trong người – Các bác sĩ Brazil vừa phát hiện có tới 50 chiếc kim khâu trong cơ thể một cậu bé 2 tuổi ở thành phố miền đông bắc Ibotirama.

COP 15 có ý nghĩa gì với Việt Nam? – 12 ngày hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 15 (COP 15) rồi cũng sẽ rơi vào quên lãng. Trong khi đó, COP 15 đáng được ghi nhớ hơn, do lẽ trước khi thế giới có được một hành tinh nào khác để lánh nạn, thì người dân Việt vào năm 2050 sẽ không còn một dải đất hình chữ S rộng 331.690km2 như hiện nay, nếu như không sớm “nhúc nhích” trong nhận thức và hành động.

Tin vắn 17-12 – (Campuchia) Hai cựu thành viên Khmer Đỏ là Nuon Chea (nhân vật số 2 của Pol Pot) và Ieng Sary (bộ trưởng ngoại giao) lần đầu tiên đã bị buộc tội diệt chủng chống lại nhân dân VN và cộng đồng thiểu số người Chăm tại phiên tòa xét xử Khmer Đỏ do LHQ bảo trợ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm Mỹ – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trong chuyến thăm Mỹ hôm 15-12 đã có cuộc gặp với một số thượng nghị sĩ cao cấp của nước này.

Trùm ma túy khét tiếng Mexico bị tiêu diệt – Mexico ngày 16/12 đã triển khai 200 lính thủy bao vây một khu căn hộ và triệt hạ trùm ma túy khét tiếng, kết thúc cuộc đấu súng kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Đây là một trong những thắng lợi lớn nhất trong cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Felipe Calderon.

Las Vegas khánh thành dự án tư nhân lớn nhất trong lịch sử Mỹ – Khu phức hợp đa năng bao gồm các khách sạn, sòng bạc, nhà ở, các khu giải trí và mua sắm nằm trên địa điểm rộng 31 héc-ta với kinh phí đầu tư lên tới 9 tỷ USD đã chính thức được khánh thành hôm qua tại thành phố Las Vegas, Mỹ.

Phát hiện hành tinh “siêu Trái đất” – Các nhà thiên văn học đã phát hiện được một hành tinh mới rất giống Trái đất của chúng ta nhưng lớn hơn rất nhiều và có thể được nước bao phủ hơn một nửa.

Obama “có họ” với tỷ phú giàu thứ 2 thế giới – Trang web chuyên về phả hệ và thống kê dân số của Mỹ Ancestry.com cho hay, Tổng thống Mỹ Barack Obama và tỷ phú ngành tài chính Warren Buffe đều là họ hàng xa của một nô lệ Pháp di cư tới Mỹ từ thế kỷ 17.

Phương Tây chỉ trích Iran thử tên lửa – Phương Tây đã phản ứng dữ dội sau khi Iran bắn thử một quả tên lửa hiện đại có khả năng vươn tới Israel và nhiều khu vực ở châu Âu vào ngày hôm qua 16-12.

Cựu thủ tướng Hàn Quốc “dính” xìcăngđan tham nhũng – Hôm qua 16-7, chánh án một tòa án Seoul đã ra trát bắt giữ cựu thủ tướng Hàn Quốc Han Myeong-Sook, người bị cáo buộc nhận hối lộ 50.000 USD từ một doanh nhân.

Hai khu vực kinh tế thỏa thuận đồng tiền chung – Ngày 15-12, bốn trong số sáu nước vùng Vịnh (Saudi Arabia, Bahrain, Qatar và Kuwait) đã đạt được thỏa thuận về một đồng tiền chung của khu vực vào năm 2010.

Thái Lan: quan chức địa phương tham nhũng nhiều – Quan chức hành chính địa phương đứng đầu trong danh sách biển thủ tài sản công của nước này, đặc biệt thông qua các dự án mua bán và phát triển.

.

Tin sáng quốc nội , anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Tết này không lo thiếu xe – Bến xe miền Đông (TP.HCM) vừa mở 99 quầy bán vé đi các tỉnh miền Đông, Tây nguyên, miền Trung và miền Bắc (trong đó có 69 quầy vé của các hãng xe đò thương hiệu), tăng 39 quầy vé so với năm trước. Năm nay khách mua vé không bị giới hạn số lượng vé. Vé xe tết đã được bán từ ngày 15-12.

Cứu sống một người bị đâm thủng tim – Trưa 16.12, khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận ông N.V.T (50 tuổi, ngụ Đức Hòa, Long An) trong tình trạng huyết áp kẹp (chỉ còn 70/50mmHg), trụy mạch, mất hơn 1 lít máu, do vết đâm ở dưới vú bên trái dài 10 cm xuyên thấu vào tim, làm thủng tâm thất trái.

Đình công vì bị hạn chế… đi vệ sinh – Sáng 16.12, khoảng 750 công nhân (CN) Công ty TNHH MJ Apprel (100% vốn Hàn Quốc, đóng tại P.Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã đình công (ảnh).

Người từ 80 tuổi trở lên được trợ cấp – Tại cuộc họp báo tổ chức ngày 16-12, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết lần đầu tiên Luật khám bệnh, chữa bệnh mới được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ 1-1-2011) đã có quy định cụ thể về khiếu nại, xử lý khiếu nại khi có sai sót và tai biến y khoa.

Xanh mãi Trường Sa – Đó là tên cuộc triển lãm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Duy Anh do Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM (Q.3) tổ chức, khai mạc chiều 16-12.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Slovakia – Chiều 16-12 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã rời Barcelona, kết thúc chuyến thăm Tây Ban Nha để đến thăm Slovakia trong các ngày 17 và 18-12.

Thực phẩm khô Trung Quốc gắn mác Việt Nam – Táo khô, me, xí muội, bánh kẹo… Trung Quốc nhưng lại gắn mác Công ty TNHH Kim Lan (ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM).

ĐBSCL: hàng chục ngàn tấn gạo tham gia bình ổn thị trường – Ngày 16-12, ông Lâm Định Quốc – giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng – cho biết hiện nay công ty vẫn còn dự trữ nhiều gạo nên không có chuyện khan hiếm gạo.

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh lên 2,74 triệu đồng/chỉ – Sáng nay 17/12, giá vàng trong nước bất ngờ tăng gần 30.000 đồng/chỉ so với chiều qua, lên mức 2,74 triệu đồng/chỉ. Nhu cầu mua vàng của nhà đầu tư trong mấy ngày qua đã có chiều hướng chậm lại.

Khởi công xây dựng nhà máy chế biến đậu nành trị giá 100 triệu USD – Ngày 16.12, Bunge Việt Nam đã khởi công xây dựng nhà máy liên hợp chế biến đậu nành trị giá 100 triệu USD bên trong khu phức hợp cảng Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Thêm biện pháp tăng nguồn cung ngoại tệ – Theo quyết định do Ngân hàng Nhà nước ban hành trong ngày 16-12, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được vay vốn bằng ngoại tệ từ ngân hàng để thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Tôn vinh doanh nhân cựu chiến binh – Hôm qua 16-12, tại TP.HCM đã diễn ra buổi tôn vinh những người lính thành công trên mặt trận kinh tế do Hội Cựu chiến binh TP.HCM tổ chức. Đến dự ngoài các vị lãnh đạo thành phố và ban ngành còn có ông John Morrice, chủ tịch Liên đoàn Cựu chiến binh các nước Đông Nam Á.

Gặp mặt thầy trò trường miền Nam trên đất Bắc – Lễ kỷ niệm 55 năm Trường Học sinh miền Nam được tổ chức trọng thể tại Hà Nội ngày 16-12.

Dự thảo quy chế quản lý lưu học sinh: Sẽ tiếp thu để chỉnh sửa – Sẽ tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến, mở diễn đàn trao đổi thông tin trực tiếp với lưu học sinh (LHS), sẵn sàng tiếp thu các ý kiến phản hồi, đóng góp và rà soát lại toàn bộ nội dung dự thảo để chỉnh sửa phù hợp với thực tiễn…

ĐH Đà Nẵng: sinh viên tốt nghiệp giao tiếp tốt hai ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng vừa công khai chuẩn đầu ra của sinh viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo kể từ khóa 2010.

15/1 hạn cuối công bố thực hiện “3 công khai” – Tính đến cuối giờ chiều ngày 16/12, Bộ GD-ĐT đã nhận được 230 hồ sơ các trường thực hiện “3 công khai” trên tổng số 376 trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Bí quyết học “siêu giỏi” của cậu bạn khiếm thị – “Hắn” (cách nói vui về Đặng Triệu Phương – lớp 12A8 trường Nguyễn An Ninh, Q.10, TPHCM), một trong những học sinh giỏi nhất trường. Mới đây, tớ vừa phát hiện “bí mật” của hắn. Đó là khi học, hắn phải photo bài trên giấy A4, co chữ 36 trở lên mà phải dùng kính lúp để đọc!

Cắt giảm thời lượng dạy các môn cơ bản đối với đại học – Tám trường ĐH trong cả nước đã áp dụng thí điểm chương trình đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE) Hà Lan. Theo đó, tất cả đều cắt giảm thời lượng các môn khoa học cơ bản so với chương trình cũ từ 12% -60%.

Hà Nội: thay thế trên 4.000 phòng học – Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, đến năm 2010 Hà Nội còn trên 4.000 phòng học cấp 4, phòng học tạm cần thay thế. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm, mới đạt 58% khối lượng và 62% giá trị giải ngân so với kế hoạch đề ra trong năm học này.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số – Ngày 16.12, UBND tỉnh Vĩnh Long đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long lần thứ nhất.

Ban nhạc vui vẻ – Một tay trống, hai tay cây ghita, hai chiếc organ và vài chục ca sĩ, ban nhạc của các bạn trẻ P.10, Q.5 (TP.HCM) không chỉ phục vụ lễ hội của phường mà còn vươn ra biểu diễn ở các tụ điểm khác.

“Nét đẹp SV với cộng đồng” lần 3-2009: bất ngờ nối tiếp bất ngờ – 20 nam và 23 nữ sinh viên đến từ 11 trường ĐH, CĐ tại TP.HCM khiến khán giả reo hò không dứt trong 2 đêm bán kết “Nét đẹp sinh viên với cộng đồng” lần 3-2009 tổ chức tại Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM vào tối 15 và 16-12.

Tình không biên giới – Vừa qua, đoàn giáo sư và sinh viên Trường đại học Ohio (Hoa Kỳ) đã có chuyến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với Trường đại học Nha Trang.

Văn nghệ truyền thông về khu phố – “Xem kịch thôi đã thấy thông cảm rồi!” – đó là lời bà con ở khu phố 1 và 2 của phường 4, quận 4 (TP.HCM) sau khi xem nhóm truyền thông xã hội thuộc Ủy ban Phòng chống AIDS diễn kịch. Những câu chuyện về chống phân biệt, kỳ thị với người có HIV/ AIDS.

Nói chuyện pháp luật về môi trường bằng… diễn kịch – Quận đoàn 8 vừa phối hợp với phòng tài nguyên môi trường quận tổ chức ba đêm tuyên truyền pháp luật về môi trường bằng hình thức sân khấu hóa.

Đêm multimedia rock & design – Tối 15-12, tại hội trường ĐH Văn hóa Hà Nội, hơn 1.000 học sinh, sinh viên thủ đô đã có những khoảnh khắc sôi động và thú vị với chương trình ca nhạc giao lưu mang tên “Đêm multimedia rock & design”.

Tiếng Việt trong một gia đình ba thế hệ – Trong những buổi nói chuyện của GS.TS Trần Văn Khê, ngoài kiến thức về âm nhạc dân tộc, khán giả còn học được từ GS rất nhiều về cách diễn giải, nghệ thuật dùng từ và nói trước công chúng. Chính xác và thu hút, tiếng Việt của một “bô lão” tuổi trên 90 và nửa đời sống tại Pháp không khỏi khiến người nghe ngưỡng mộ.

Rộn ràng đêm Ban Mê – Tối 16-12, tuần lễ văn hóa du lịch đã được khai mạc tại TP Buôn Ma Thuột với chủ đề “Huyền thoại voi Tây nguyên”. Chín chú voi được trang trí cờ và hoa đã bắt đầu chương trình lễ hội rộn ràng trong tiếng tù và, tiếng ching tiếng chiêng và giọng hát hào sảng của những người con đại ngàn.

Biếm họa đòi quyền – Trong số 262 cuộc triển lãm lớn nhỏ được Hội Mỹ thuật tổ chức trong năm năm qua, tranh biếm họa chưa từng góp mặt. Tìm đỏ mắt cũng không thấy tên một họa sĩ biếm trong danh sách tham dự các trại sáng tác hằng năm. Đó là những thiệt thòi của các họa sĩ biếm Việt Nam hiện nay.

Phim truyền hình mới: Giấc mơ cổ tích – Giấc mơ cổ tích (dài 40 tập) là câu chuyện về hai anh em ruột Khang và Trọng bị ly tán từ thuở nhỏ vì sự khốn khó của gia đình, từ đó mở ra nhiều số phận, cuộc đời khác nhau.

Đón Giáng sinh cùng Tề Thiên Đại Thánh – Nhân dịp Noel và năm mới, sân khấu kịch Idecaf sẽ biểu diễn chương trình Chuyện thần tiên 3 với vở diễn Tề Thiên Đại Thánh đại chiến Hồng Hài Nhi (tác giả Quang Thảo, đạo diễn Đình Toàn) tại nhà hát Bến Thành từ 17-12-2009 đến 3-1-2010.

Hai triển lãm ảnh về Tây nguyên – Trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa du lịch Buôn Ma Thuột vừa khai mạc vào tối 16-12, từ 16 đến 20-12 có hai triển lãm ảnh diễn ra tại hai địa điểm là Bảo tàng Đắc Lắc và khách sạn Đam San, TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.

.

Lịch sự kiện văn hóa

Women-Joyful – 18 Dec – Art dances at Maison Des Arts —–

Rijksakademie Residency Program – 21 Dec – Talk by the President of Rijksakademie —– 21/12 – Buổi nói chuyện về chương trình làm việc cư trú Rijksakademie

Unintentional – 18 Dec – Group exhibition at Viet Art Center —– 18/12 – Khai mạc triển lãm nhóm tại Trung tâm Nghệ thuật Việt

Contact Improvisation workshop – 23 Dec – Fly, roll, slide, climb, move, discover, improvise —– 23/12 – Workshop thú vị về chuyển động, khám phá & hợp tác

Yinyang Market – 17 & 18/02/2010 – Yinyang market in Bac Ninh city —– 17 & 18/02/2010 (mồng 4 & 5 Tết) – Chợ Âm dương làng Ó, Bắc Ninh

.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

Học bổng smbc global foundation năm học 2009/10 – Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) Việt Nam xin thông báo về việc tuyển chọn h ọc bổng SMBC Global Foundation năm học 2009/10.

Fujitsu Scholarship – The Fujitsu Asia Pacific Scholarship (Fujitsu Scholarship) Program, sponsored by Fujitsu Limited, provides financial assistance for postgraduate education and cross-cultural management training to participants from the Asia-Pacific region

.

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Nghệ sĩ mù vẽ tranh – John Bramblitt

Khoảng 17 học sinh lớp 3 của trường tiểu học Lee ngồi bịt mắt xung quanh bàn trong lớp học vẽ ngày thứ 5. Trước mặt các là những tờ giấy trắng với 4 cốc sơn – đỏ, vàng, xanh da trời, và trắng. Mỗi mầu có tính chất riêng nên học sinh có thể cảm nhận được sự khác biệt khi chúng vẽ.

Trước khi bị bịt mắt, các học sinh chọn một tờ giấy trắng hoặc một bức tranh đã có vài đường phác họa. Chúng bắt đầu cười rúc rích khi bắt tay vào vẽ:

Tớ thấy cái này kì cục quá”

“Cái này như cát ý”

“Tớ đang dùng màu gì thế này?”

“Cái này cứng quá”

“Dừng lại”, cô giáo của lớp, Ann Mehr nói. Nhưng cô không mắng. Cô chỉ muốn chúng sử dụng các giác quan của mình. “Các em có nghe thấy tiếng vòi nước chảy không?”, cô hỏi, “Các màu khác nhau thì cảm nhận thế nào?”.

Các học sinh của cô Mehr đang học cách cảm nhận màu sắc mà không cần nhìn, giống như nghệ sĩ John Bramblitt làm mỗi ngày. Sau khi bị mù vì chứng epilepsy, Bramblitt, 37 tuổi, đã chính thức mù vĩnh viễn từ năm 2001. Kể từ đó, nghệ sĩ từ Denton, Texas này đã phát triển một thị lực khác. Các bức tranh của anh đã giúp anh có được sự chú ý trên cả nước, và anh đến thăm Columbia tuần này để phát biểu trong hội thảo và nói chuyện với các nghệ sĩ khuyết tật.

“Vẽ tranh đang giúp tôi nhìn”, Bramblitt nói sau khi làm việc với các học sinh của cô Mehr. “Thế giới này có nhiều màu sắc [hơn thế], và khi thời gian trôi đi, chúng càng sáng lên dần dần”.

Trong buổi hội thảo với các lớp của cô Mehr, Bramblit giải thích cho các sinh viên vì sao anh bị mù và điều đó đã thay đổi cuộc đời anh và nghệ thuật như thế nào.

“Tất cả các bạn dùng mắt để nhìn”, anh nói với lũ trẻ, “Tôi cũng làm như vậy, nhưng tôi làm với đôi bàn tay”.
Để vẽ được một tranh, Bramblitt bắt đầu phác thảo bằng việc dùng loại sơn cứng dành cho vải vẽ. Khi sơn này khô đi, anh có thể cảm nhận được các đường hoạc của bức tranh với các ngón tay. Anh nói rằng vì các loại sơn dầu mầu khác nhau sẽ có các kết cấu khác nhau và tính dính khác nhau. Anh có thể xác định được các màu sơn chỉ bằng cách sờ lên chúng. Trong buổi họp báo ngày thứ 4 với các giáo viên, Bramblitt nói màu anh thích dùng nhất khi vẽ là màu xanh da trời sáng, là hỗn hợp của màu trắng và xanh đậm.

“Nó như kem vậy”, anh nói, “cảm giác mềm như da người, mượt và thật thú vị”

Vào ngày thứ 5, sau khi nghe về các phương pháp, học sinh bị bịt mắt lại và yêu cầu dùng các giác quan của mình để vẽ tranh. Mỗi màu tranh có một chất phụ gia, như là cát hay là bột, vì để học sinh có thể phân biệt được.

Praise Tyler, một học sinh lớp 3 thiết kế một hệ thống khác để phân chia các màu của mình thành 4 điểm của chiếc la bàn.

“Màu đỏ là ở phía bắc, nên em biết nó ở đâu”, Praise nói, “và màu xanh bên cạnh nó”

Sau khi Praise đã vẽ xong tranh của mình, em nói “Em rất vui vì anh ấy đã dạy chúng em cái này. Em muốn vẽ một bức nữa”.

Bramblitt là một trong số những người đã làm thay đổi lịch sử nước Mỹ và các học sinh đã được biết đến những người làm thay đổi lịch sử là người khuyết tật.

“Điều đó cho thấy rằng tất cả chúng ta đều có thể tạo nên sự khác biệt, dù là khuyết tật như thế nào”, cô Mehr nói sau lớp học ngày thứ 5. “Chắc chắn là có anh John ở đây là một kinh nghiệm thực tế cho các em học sinh thây rằng mỗi người đều có thể tạo nên một sự khác biệt”.

Sau đây mời các bạn xem một clip ngắn về anh John Bramblitt xem anh đã dùng tay để cảm nhận và vẽ như thế nào nhé.

Chúc các bạn một ngày thật sáng,

Hoàng Khánh Hòa, dịch từ Bramblitt.net

Về Tiền

Xin giới thiệu với các bạn và các em bài thứ hai trong loạt bài sử dụng các thành ngữ kết hợp với luyện nghe. Bài hôm nay có chủ đề về Tiền ( phần 1) có tựa đề Cần Gì Để Giàu ? (What Does It Take To Have A Rich Life?)

Mời các bạn nghiên cứu 26 thành ngữ về tiền. Để tiện cho mọi người đối chiếu, mình đã thêm phần chú thích nghĩa Tiếng Anh và Tiếng Việt sau bản Anh ngữ.

Bản Tiếng Anh : Jill Moss

Bản dịch Tiếng Việt: Vĩnh Thanh & Bảo Nguyên, Học sinh lớp 10

Và xin nhắc các bạn chớ quên download file audio của Voa Special English Program để luyện nghe qua link sau đây:

http://www.voanews.com/specialenglish/archive/2009-10/2009-10-01-voa2.cfm

TIỀN phần 1

Cần Gì Để Sống Giàu Tiền

Tôi nghĩ ở đâu mọi người cũng mơ ước mình có thật nhiều tiền. Tôi biết mình cũng thế. Tôi sẽ làm mọi chuyện để thu lợi kếch sù. Tôi muốn kiếm được thật nhiều tiền. Bạn có thể kiếm một khoản tiền lớn ở Mĩ bằng cách chơi xổ số. Người ta bỏ tiền mua vé số. Nếu số của bạn trúng, bạn sẽ nhận một số tiền rất lớn- thường là tiền triệu. Thắng xổ số là một vận may

Vài năm trước, Al bạn tôi thắng xổ số. Điều đó làm thay đổi cuộc sống anh ấy. Anh ta không có một gia đình giàu có. Anh ấy cũng không đẻ bọc điều bởi cha mẹ giàu có. Thay vì vậy, anh ta luôn thiếu tiền. Anh ấy không có nhiều tiền. Và anh ta chỉ kiếm tiền chút đỉnh– rất ít.

Đôi khi Al phải nhận trợ cấp, quà biếu từ gia đình và bạn bè anh ấy. Nhưng đừng hiểu lầm. Bạn tôi không phải là kẻ quịt nợ. Anh ta không phải loại người vay nợ không trả. Đơn giản là anh ấy chỉ hơi keo kiệt. Anh ta luôn cẩn thẩn với việc tiêu tiền. Thật ra, anh ta thường bủn xỉn. Anh ấy không thích tiêu xài. Tệ nhất là lúc anh ta khánh kiệt và không có đồng nào trong túi.

Một ngày nọ, Al gom góp lại vài đô để mua một tờ vé số. Anh ta nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ trúng lớn Nhưng số seri của anh ấy khớp và anh ta thắng. Anh ta đã trúng lớn. Anh ấy trúng rất nhiều tiền.

Al rất phấn khởi. Điều đầu tiên anh ấy làm là mua một chiếc xe mới đắt tiền. Anh ấy phung phí vào một thứ mà bình thường không thể mua.Và anh ta bắt đầu tiêu tiền vào những thứ không cần thiết. Anh ta bắt đầu phung phí. Cứ như thể là anh ta thừa tiền lắm của. Anh ta có nhiều tiền hơn là anh ta cần và tiền chẳng bao giờ giữ được lâu trong túi nên anh ấy đã tiêu rất nhanh.
Khi chúng tôi tập trung ăn uống ở nhà hàng, Al đều trả tiền. Anh ấy luôn thanh toán và trả hoá đơn. Anh ta bảo tôi tiền làm anh ta hưng phấn. Anh ta rất hạnh phúc.

Nhưng, Al đã tiêu quá nhiều tiền. Chẳng bao lâu bạn tôi lại cháy túi. Anh ta không còn tiền. Anh ta trở lại cảnh nghèo kiết xác. Anh ta đã tiêu đến đồng cuối cùng của mình. Anh ta thậm chí không để dành tiền dự trữ.Anh ta chẳng tiết kiệm tí tiền nào.

Tôi thừa nhận tôi thương hại bạn mình.Anh ta có đủ tiền để sống như một vị vua.Thay vì vậy, anh ta trở lại cuộc sống nghèo nàn –có rất ít tiền.Vài người sẽ nói anh ta tiêu ít thì chi ly, tiêu nhiều vung tay quá trán. Anh ta rất chi li trong chi tiêu những chuyện nhỏ mà vung tay cho các chuyện lớn quan trọng.

I think people everywhere dream about having lots of money. I know I do. I would give anything to make money hand over fist. I would like to earn large amounts of money. You could win a large amount of money in the United States through lotteries. People pay money for tickets with numbers. If your combination of numbers is chosen, you win a huge amount of money – often in the millions. Winning the lottery is a windfall.

A few years ago, my friend Al won the lottery. It changed his life. He did not have a rich family. He was not born with a silver spoon in his mouth. Instead, my friend was always hard up for cash. He did not have much money. And the money he did earn was chicken feed – very little.

Sometimes Al even had to accept hand-outs, gifts from his family and friends. But do not get me wrong. My friend was not a deadbeat. He was not the kind of person who never paid the money he owed. He simply pinched pennies. He was always very careful with the money he spent. In fact, he was often a cheapskate. He did not like to spend money. The worst times were when he was flat broke and had no money at all.

One day, Al scraped together a few dollars for a lottery ticket. He thought he would never strike it rich or gain lots of money unexpectedly. But his combination of numbers was chosen and he won the lottery. He hit the jackpot. He won a great deal of money.

Al was so excited. The first thing he did was buy a costly new car. He splurged on the one thing that he normally would not buy. Then he started spending money on unnecessary things. He started to waste it. It was like he had money to burn. He had more money than he needed and it was burning a hole in his pocket so he spent it quickly.
When we got together for a meal at a restaurant, Al paid every time. He would always foot the bill, and pick up the tab. He told me the money made him feel like a million dollars. He was very happy.

But, Al spent too much money. Soon my friend was down and out again. He had no money left. He was back to being strapped for cash. He had spent his bottom dollar, his very last amount. He did not even build up a nest egg. He had not saved any of the money.
I admit I do feel sorry for my friend. He had enough money to live like a king. Instead, he is back to living on a shoestring — a very low budget. Some might say he is penny wise and pound foolish. He was wise about small things, but not about important things.

WORDS AND THEIR STORIES, in VOA Special English, by Jill Moss

NOTES

1. make money hand over fist: make big profits vớ bở, thu lợi kếch sù, kiếm thực nhiều tiền
2. lotteries: xổ số
3. a windfall: a large amount of money you get when you are not expecting it: của trời cho, của trên trời rơi xuống; vận may bất ngờ
4. born with a silver spoon in his mouth: to have advantages because you come from a rich family: giàu từ trong trứng giàu ra, sinh ra có của ăn của để
5. hard up: not having enough of something: thiếu hụt, cạn túi, hết tiền
6. chicken – feed: an amount of money that is too small to be satisfactory: món tiền nhỏ.
7. hand-outs: food, money or clothes given free to a needy person: của biếu, của bố thí.
8. deadbeat: someone who tries to avoid paying money that they owe: kẻ quịt nợ
9. pinched pennies: unwilling to spend money, mean, misery : keo kiệt,
10. cheapskate : someone who does not like to spend money: người bủn xỉn
11. flat broke: having no money at all: khánh kiệt
12. scraped together: succeed in getting enough of something, especially money, by making a lot of effort: gom góp, góp nhặt từng đồng
13. strike it rich: suddenly become rich: trúng mánh,
14. hit the jackpot: win the most important prize in a competition: trúng độc đắc
15. splurged: spent money freely: tiêu xài thoải mái
16. have money to burn: have sp much money that one can spend it freely: lắm tiền của.
17. burning a hole in his pocket: spending money quickly and extravagantly: tiêu rất nhanh.
18. foot the bill: be responsible for paying the cost of something: thanh toán hóa đơn, chi trả tiền.
19. pick up the tab: pay for something: thanh toán, trả tiền
20. feel like a million dollars: feel very good: cảm thấy hạnh phúc
21. down and out again very poor: lại túng tiền
22. strapped for cash: thiếu một ít tiền mặt
23. bottom dollar; the very last dollar: đồng bạc cuối cùng
24. nest egg: an amount of money saved over a long period to use in the future: tiền dành dụm
25. on a shoestring: using or having a very small amount of money: có rất ít tiền, nghèo kiết xác.
26. penny wise and pound foolish: not willing to spend small amounts of money, but likely to spend large amounts in a stupid way: chuyện nhỏ thì chi ly, chuyện lớn vung tay quá trán

Bạn Hữu

Một người bạn là người vẫn tin bạn khi bạn chẳng còn tự tin nữa.

Bằng Lăng Tím dịch

A friend is one who believes in you when you have ceased to believe in yourself.

~ Unknown


.

Một người bạn trung nghĩa bằng cả vạn người họ hàng.

.

Bằng Lăng Tím dịch

.

One loyal friend is worth ten thousand relatives.

~Euripides, Ancient Greek great tragedian

.

Độc Ẩm

Tôi nhìn trong đáy cốc
Ẩn hiện con đường xưa
Gót chân son ríu rít
Bên bước ai ngẫn ngơ

Lặng nhìn trong đáy cốc
Giật mình ánh mắt xưa
Thoảng như là trách móc
Thoáng như là thẩn thờ

Tôi nhìn sâu lần nữa
Vào đáy cốc lung linh
Tôi cố tìm lần nữa
Mong gặp lại chính mình

Bất ngờ ly rơi vỡ
Tràn một dòng mông mênh

Chi Lan

Còn Nốt Nhạc Tháng Giêng


Dòng nhựa trắng thẳm sâu đất
Giọt sương trắng mông lung trời
Gốc rễ hàm ơn nôn nao lộc mới
Non tơ lá biếc
Non tơ niềm yêu

Không tìm sự bình yên
Mùa xuân tìm náo động
Tìm ký ức ngờ nghệch tuổi dại
Vang vang

Tháng mười hai long lanh bụi cát
Tháng mười hai cuồng nộ gió hoang
Thoắt lặng ngừng

Ngõ phố
Thức dậy rưng rưng không gian mưa bụi
Xòe tay đón nhận
Ẩm buồn nốt nhạc tháng giêng

Đinh Thị Như-Thúy

Trường thiên A1 Sử Ký – Hồi cuối – Tạm biệt A1

THu Thảo

Có một buổi tối rất muộn, không hiểu sao tự dưng muốn vào lại trường mình. Vào đến trường rồi – gần như là quán tính… Thảo đi thẳng về phía lớp mình, cho đến khi giật mình dừng lại rồi mới kịp nhận ra chung quanh tối om. Thảo đã đứng rất lâu ở cửa lớp, dán mắt nhìn qua ô cửa kính… Tự dưng lại thấy như trước mặt mình cả lớp đang ngồi vào chỗ, bàn trên bàn dưới… thấy lại những khuôn mặt cũ đang tươi cười hớn hở… thấy thật gần đây đó quanh đây, những điều tưởng chừng đã qua lại đột ngột tràn về… Và Thảo biết rằng mình phải làm một cái gì đó cho những tháng ngày vui vẻ ấy, để nó có thể nói hộ Thảo rằng “Thảo thấy nhớ qua đi thôi!”…

Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi Thảo bắt đầu viết A1 Sử Ký. Ban đầu, Thảo không định sẽ công bố nó, chỉ là muốn viết cho chính mình và cho những người bạn thân của mình sắp phải đi học xa thay cho một lời tạm biệt mà thôi. Thế mà cuối cùng, giờ đây A1 Sử Ký đã là của chung, được tất cả các bạn chờ đợi và đón nhận. Điều đó quả là một hạnh phúc lớn lao mà không bao giờ Thảo dám mơ tới.

Nếu có thể, Thảo thực sự mong muốn rằng A1 Sử Ký sẽ không bao giờ phải khép lại. Để mỗi ngày, mỗi tháng qua đi, Thảo vẫn có thể ghi lại những đổi thay của bạn bè mình. Bởi – đối với Thảo – được dõi theo con đường các bạn đi, được nghe các bạn chia sẻ những niềm vui, những thành công hay thất bại – bản thân nó đã là một niềm hạnh phúc… nhưng các bạn cũng như Thảo đều biết rằng điều đó là không thể.

Những tháng ngày hạnh phúc đã qua đi, để mỗi lần giở ra đọc lại, ta được gặp lại chính mình và bạn bè mình. Hay năm, mười hay hai mươi năm nữa, khi nhìn lại quãng đường đã đi qua, tự đáy lòng mình sẽ có thể nói với nhau rằng Cảm ơn cuộc đời đã cho chúng ta được gặp gỡ và chia sẻ cùng nhau quãng thời gian tươi đẹp đó. Bởi vì tất cả đều đã quá xa, mọi thứ dù có đẹp đến đâu thì cũng đã chỉ còn là kỉ niệm, mà…

Kỉ niệm chẳng là gì
Khi lòng người vội xóa
Nhưng sẽ là tất cả
Khi lòng người còn ghi

Nguyến Thu Thảo

.

Nhầm Lẫn

“Không có người con gái xấu. Chỉ có người con gái không biết làm đẹp”

Thực tế không hòan tòan đúng với câu nói trên, hay chỉ có thể xem nó như một lời động viên, an ủi với những ai không có được một dung nhan tàm tạm vào hàng coi được. Có những người con gái không may, ngay khi lọt lòng mẹ đã phải chịu một sự bất công của tạo hóa. Xấu, xấu thê xấu thảm, xấu như một chiều tàn ảm đạm, xấu đến ma không buồn ngó, cú vọ chẳng buồn nhìn, với những nét xấu tận cùng, mà không có cách gì làm cho khá lên tí chút dược. Xấu đến tội nghiệp, xấu đến khó tin. Tôi là một người như thế.
Không biết xưa Chung vô Diệm xấu đến thế nào, mà đến nỗi mặc nhiên đi vào giai thọai như thế. Nếu ngày đó bà là người xấu nhất thế gian, thì đích thị ngày nay tôi là con cháu duy nhất của bà. Điều khó hiểu là nhà có bốn chị em gái, thi ba người kia lại rất đẹp, da trắng, mắt xinh, môi tròn, mũi thẳng. Nói chung là họ có một ngọai hình tương đối, đủ để giao thoa với cuộc đời. Riêng tôi, cứ như một chuyến đi buôn hết vốn, đành gom góp chút rơi rớt khi chợ tàn cho đỡ xót lòng túi rỗng, cứ như là một biểu vật mà ông trời trớ trêu nghịch ngợm ném xuống cõi trần trong một lần ác ý. Cái biểu vật ấy gần như hội đủ những gì có thể cho là xấu nhất thế gian với hình thể một con người.

Cằm vẹo, trán dô, miệng hô, mắt hí, da nhọ nồi, mặt đồi mồi khô ba nắng, thân hình gầy ngẵng, khẳng khiu, ốm nhõng. Như vẫn chưa đủ, một trận đậu mùa góp thêm vào khuôn mặt những nốt rỗ chằng rỗ chịt. Tóm lại, tôi là một thứ hình thù mà ai lỡ chạm mắt phải e đêm về ngủ phải giật mình đôi ba bận, là một mạ lỵ, hổ thẹn cho cả gia đình.

Lúc còn bé, chỉ được mặc quần áo thừa của chị, lủi thủi làm bạn với đất đá, họa hoằn lắm nhặt được dăm mẩu đồ chơi vứt đi đã là vui sướng. Thường xuyên dè dặt, tôi nép vào một góc xó nào đó mỗi khi mẹ đi chợ về, trong khi các chị em thì tíu tít bánh quà. Đôi mắt tôi thèm khát, nhưng đôi chân sợ sệt chẳng dám đến gần, e những lời quát nạt, mắng mỏ, sau cùng còn được chút sứt thẹo ném cho thì mừng rỡ, tôi vội vàng nhặt lấy, cũng chẳng hiếm khi bị bỏ quên.

Lớn dần lên, hiểu dần thêm, ý thức được sự khác biệt của thân phận, tôi càng rút mình vào lặng lẽ, chí ít thì cũng để tránh sự khó chịu cho người khác. Mỗi lúc có khách đến chơi nhà, nỗi lo lắng nhất của mẹ tôi là tôi vô tình hay cố ý xuất hiện trước mặt khách. Nếu lỡ ló mặt ra thì ngay lập tức nhận một cái lườm cháy da, đến tái người phải nhanh chóng vụt biến mất trong nỗi phập phồng một trận đòn lơ lửng. Những trận đòn đôi khi không có lý do, và không phải lúc nào cũng do lỗi của tôi.

– “ Kiếp trước tao đã làm gì nên tội, mà bây giờ bị trừng phạt bằng một con quỷ trong nhà thế này hả ? Ông trời ơi ! Ông nhầm lẫn thế nào mà lại bắt tôi sinh ra quỷ thế hở ông ? Nhục ơi là nhục, khốn nạn cho cái thân tôi”

– “ Thôi em, có thế nào nó cũng là con của mình, ông trời bắt tội nó thế nó đã khổ lắm rồi, em còn chì chiết nó mãi thế làm sao nó sống nổi”
– “ Không sống nổi thì chết đi, chết đi cho tôi nhờ. Cũng tại ông, ông làm chuyện thất đức với ai mà đem tội nợ về bắt tôi phải gánh đây hở ? Biết trước thế này tôi bóp mũi nó ngay lúc mới đẻ ra cho xong”
– “ Ăn nói kiểu gì vậy hả? Có im ngay đi không?”

Kết thúc cuộc cãi vã của bố mẹ là những giọt nước mắt lặng thầm của con bé trong một góc khuất. Rồi mặc nhiên tôi trở thành người giúp việc tận tụy trong gia đình. Mặc nhiên những công việc dơ bẩn, nặng nhọc, khó khổ trong nhà thuộc về tôi. Mặc nhiên tôi trở thành một cái bóng ma lầm lũi, không hay nói, chẳng thích cười, để có lần tôi nghe em gái mình nói vói bạn nó “Tao mà sốnng như chị ấy tao sống không được đâu, cứ giả câm giả điếc suốt ngày vậy đó”. Giả câm giả điếc để cầu hai chữ yên thân. Lần hồi cái sự cùng dòng máu cũng rơi vào quên lãng, lần hồi những người quen biết với gia đình cũng quen một cách nhìn “Ô sin còn khá hơn”. Chỉ có bố tôi là còn nhớ, và cái sự nhớ ấy cũng chỉ có thể biểu hiện một cách âm thầm, vụng trộm. Một cái áo mới, một cái kẹp tóc cũng gây sự bất bình cho ai đó.

Nếu như có thể có một lý do nào khả dĩ biện minh được thì có lẽ tôi cũng chẳng có đến cả niềm vui sách vở. Không chỉ là niềm vui, mà còn là một cứu cánh nữa, tôi âm thầm bấu víu vào nó, trong âm thầm khích lệ của bố tôi. Trong lớp cũng chẳng có ai muốn chơi với tôi, thậm chí ngồi cùng bàn cũng không thể, vì thế mà cái bàn cuối lớp, nghiễm nhiên dành cho mỗi một người. Thế giới sách vở là mối bận tâm duy nhất của tôi, tôi dành hết cả những thời gian, tâm sức mà mình có thể cho nó. Điểm số của tôi đã leo dần lên vị trí cao nhất lớp, nhưng điều này chỉ đem đến cho tôi những đố kỵ, ghen ghét. Không sao, tôi đã quá quen, và đã hiểu được những gì là cần thiết cho mình . Những tấm bằng khen, những gói phần thưởng là niềm vui của cả bố tôi, một chầu kem, một chén chè, một món ăn ngon ở một cửa hàng nào đó là tình yêu của bố dành cho tôi. Chỉ thế cũng là quá dủ cho nguồn động viên tinh thần, để khi đặt chân về tới nhà thì những niềm vui ấy lại được cất kín vào ngăn cặp, lại lầm lụi với bao công việc đang chờ.

Con người ta sinh ra là đã có sẵn một lập trình, một quy luật bất biến của thời gian, buồn vui, hay dở, đẹp xấu gì cũng phải tuân thủ theo sự chuyển động của chiếc kim đồng hồ. Tôi cũng như bao nhiêu người con gái khác, đến tuổi, đến thì cũng phát triển tâm sinh lý tự nhiên. Cũng ươm mầm bao ước vọng, cũng mỏi mong chuyện sớm chiều, cũng dạt dào cảm xúc. Tình cảm luôn là một nguồn lực dồi dào cho cuộc sống, nhất là tình cảm lứa đôi. Nó chi phối và tác động rất cụ thể đến mọi ngóc ngách của tư tưởng và hành động của con người. Người ta sẽ thấy yêu đời hơn, phấn chấn hơn, sống tốt hơn khi được sự đắp bồi trọn vẹn của nó. Ngược lại, sẽ dẫn con người ta đến sự đau buồn, tủi hổ, chán nản, bế tắc, tuyệt vọng. Tôi bị sinh ra trong một hình thể bất đắc, nhưng tâm hồn, tình cảm, mỹ cảm của tôi lại không phụ thuộc vào nó.

Con người không hề sai, và cũng không hề vô lý khi biết yêu và tôn vinh cái đẹp. Nếu không thế thì cuộc đời này sẽ hoang tàn, trơ trụi đến đâu. Vì thế, tôi đã quên mất mình khi hướng về một hình ảnh đẹp, một hình ảnh rất cụ thể, rất sinh động, rất hiện hữu bên tôi hàng ngày, vì hình ảnh ấy có chung với tôi một mái trường, chỉ cách mấy bức tường, thế nhưng lại quá xa xôi, xa đến hàng vạn dặm, xa đến ngút ngàn mưa nắng, thậm chí còn tỏ vẻ khó chịu, như bị xúc phạm và xấu hổ khi biết ánh mắt đầy yêu thương của tôi gửi đến. Tâm trạng không tốt, đương nhiên sinh thái độ không vui. Từ né tránh đến hằn học, từ lạnh nhạt đến ghê tởm, nhìn thấy tôi cứ như nhìn thấy một lọai khuẩn trùng truyền nhiễm tệ hại nào đấy. Những tiếng cười chế giễu, mỉa mai, châm chọc nổi lên quanh tôi. Tuy tôi đã quen với những đối xử khác biệt, nhưng trong trường hợp này thì sự tổn thương lên đến đỉnh điểm. Hơn lúc nào hết tôi thực sự đau đớn với nỗi bất hạnh của bản thân mình.

Một chiều, cả nhà đi vắng, một mình tôi trước một tấm gương lớn, tấm gương phản chiếu trung thực đến nỗi đưa tôi đến một quyết định. Thực ra, ý định đã từng manh nha trong tôi, nhưng nó vẫn chưa đủ cơ sở để dẫn đến hành động. Cú sốc tình cảm đầu đời đã trở thành một cú đẩy mạnh tay. Thế nhưng vận mạng tôi vẫn chưa cho phép tôi rời bỏ nó. Tỉnh dậy trong bệnh viện với gương mặt đầy lo âu và thương cảm của bố tôi, tôi hối hận vô vàn, khóc nức nở trong lòng bố. Bố ôm chặt tôi, vỗ về tôi, giọng nói êm đềm, nhẹ nhàng, thân thương:

– Con gái của bố. Bố biết con buồn và khổ tâm thế nào khi phải chịu sự bất công của tạo hóa và xã hội. Nhưng chạy trốn khỏi cuộc đời như thế này thì thật là hèn nhát. Ông trời luôn có một lý do để thảy xuống cõi nhân gian này một sinh linh, và con người không có quyền chối bỏ lý do đó. Con yêu, có thể trước mắt con đang là một đám mây mù tăm tối, nhưng con hãy cố xông vào nó mà tìm ra một điểm sáng hãy dũng cảm chặt cây phát cỏ để tìm lấy lối cho mình. Không phải ai sinh ra cũng có thể được hưởng sự ưu đãi, con dù xấu xí ngọai hình, nhưng con có một tâm hồn đẹp đẽ, con hãy tin rằng trong cõi đời hỗn tạp này, sẽ có một cái gì đó dành cho con thực sự giá trị, thực sự xứng đáng. Vấn đề là không phải con ngồi chờ nó đến, mà con phải đi tìm, phải đi cho trọn một chữ “ NGƯỜI “ con ạ. Con hiểu không?

Con hiểu. Con đã rất hiểu rồi bố ạ. Con càng hiểu hơn khi bước vào sự chín chắn của tuổi trưởng thành. Mẹ con có thể không thương yêu con. Chị em con có thể không thích con. Bạn bè con có thể xa lánh con, người con yêu có thể không chấp nhận con, vì con có thể là sự tổn thương cho niềm kiêu hãnh nào đó, là một vết đau cho sự ám ảnh mơ hồ nào đó, không ai có lỗi khi khước từ cái xấu. Cuộc đời luôn hướng đến sự hoàn mỹ, con người hòan tòan tự do trong tình cảm của mình, thứ tình cảm thật tự nhiên giữa bao lung linh, lấp lánh của cuộc đời. Mọi xử sự có thể là quá đáng, nhưng thật sự cần thiết, cho con và cho cả mọi người. Bởi không thế, con sẽ chìm đắm trong mê muội, trong ảo tưởng, trong một thế giới không phải là của mình Như thế thì sẽ tệ hại biết bao, vì không những con khổ sở cái thân con, mà còn gây bao phiền tóai cho nhiều người nữa. Bố nói đúng, tất cả có thể khước từ con, nhưng con thì không thể khước từ chính mình. Cho dù, cách lý giải bằng hai chữ “Ông trời”chỉ mang tính trừu tượng, nhưng đã sinh ra trong một phận người, thì hãy đi cho hết con đường của nó, dù con đường ấy có gập ghềnh, khúc khỷu đến thế nào.

Không thay đổi được mọi người thì phải tự thay đổi mình. Nều không tìm cho mình một con đường khác, một cách thức khác, thì sẽ không có gì bảo đảm rằng tôi sẽ không làm điều cùng quẫn lần thứ hai. Âm thầm vạch ra cho mình một kế họach, âm thầm một sự chuẩn bị, để rồi một đêm, sau khi để lại cho bố mẹ một lời tạ tội, tôi lặng lẽ rời khỏi nhà khi mọi người đang say giấc. Tôi ngoan ngõan theo bước chân định mệnh khi bước đại lên một chuyến xe khách ngọai tỉnh.

Chuyến xe đã đem tôi đến một nơi cách xa hơn ngàn cây số. Một khỏang cách đủ để an tòan thóat khỏi cuộc truy tìm, nếu có. Thật lạ, đứng ở một nơi hòan tòan xa lạ, chung quanh không có lấy một bóng người quen, người thân, tôi lại có cảm giác thật nhẹ nhõm, cảm giác như được thóat khỏi một sợi dây thừng đã siết chặt tôi trong suốt bao nhiêu năm, thóat khỏi sự khống chế, lệ thuộc, đồng thời mang đến cho tôi chút gì mới mẻ, cả một chút hy vọng, đương nhiên rồ .

Vấn đề đầu tiên phải nghĩ đến và bắt tay ngay vào là tìm một việc làm, cũng là kế sinh nhai cho những tháng ngày sắp tới, khi chút lưng vốn ít ỏi của tôi chỉ có thể kiệm tặn trong một thời gian ngắn. Đây là một sự khó khăn và cũng đầy gian truân đầu tiên mà tôi phải đối mặt. Liên tục những cái lắc đầu, cho dù là với những lọai hình công việc thấp kém nhất là làm người giúp việc gia đình, hoặc thu rửa chén dĩa trong một quán ăn. Nguyên nhân thì đã rõ, cùng với những bước chân rã rời sau mỗi ngày và ổ bánh mì không bên ly nước lọc, là cảm giác tận cùng thấm thía nỗi bất hạnh của mình, nhưng tôi vẫn cố, vẫn tiếp tục hy vọng.

Cho đến một ngày, lưng túi hết nhẵn, và chủ trọ cũng không còn đủ kiên nhẫn thì tôi ra đường với một bộ quần áo trên người. Màn đêm buông xuống , tôi vẫn thẫn thờ trên hè phố nườm nượp người xe qua lại dưới những ánh đèn. Tôi thầm kêu lên “Bố ơi ! Liệu con có còn đủ sức để tìm cho minh được một cái gì không ? Khi cuộc đời này cứ mãi khước từ con. Con sẽ phải làm sao đây ? Sẽ tồn tại thế nào đây ? Khi trước mắt con vẫn chỉ là một tấm màn đen u ám, con đã cố để không tuyệt vọng, đã cố để không phụ tình thương và lời răn dạy của bố, nhưng trong lúc này, con không còn chút gì để bám víu. Đêm nay con là một kẻ vất vưởng bị đời bỏ quên, không có nơi đến, không có chốn về, liệu con có còn ngày gặp bố nữa không hở bố ơi ? “ Tâm trạng đầy tuyệt vọng, tủi thân và đau đớn, tôi bỗng muốn lao mình ra giữa đường trước một cái xe nào đó, thế là xong, những người xa lạ này chẳng biết tôi là ai, lòng nhân đạo của họ đủ cho tôi một nấm đất hoang lạnh đâu đó. Tôi sẽ tan vào cát bụi, sẽ hư vô không còn biết đau thương là gì. Có lẽ đó là cách tốt nhất. Nước mắt tôi cứ trào ra không ngớt. Ông trời ơi ! Sao ông lại muốn có mặt tôi trên cõi đời này chứ, một nơi không hề muốn tiếp nhận tôi, ông muốn thử nghiệm điều gì đây ? Hay kiếp trước tôi đã phạm phải quá nhiều tội lỗi, để kiếp này phải chịu sự trừng phạt ? Tôi vốn không tin vào chuyện có kiếp trước kiếp sau của người đời, chẳng qua đó chỉ là một cách lý giải cho một sự việc nào đó mà người ta không thể tìm ra những lý lẽ thuyết phục nhất đó thôi. Tôi đã cố thực hiện câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hoặc “gương mặt đẹp chỉ là một thời đọan, tâm hồn đẹp mới là mãi mãi” vv…Đại lọai là những thể nghiệm của sự mất này thì lại được kia. Nhưng khốn nỗi, người đời đâu có cho tôi cơ hội, họ chỉ nhìn thấy ngay cái xấu trước mắt, đã xua đuổi tôi đi rồi, làm sao họ đủ thời gian để tôi chứng minh rằng, tôi tuy xấu xí con người, nhưng tôi có một nhân cách hòan chỉnh. Tôi luôn sống vì người khác, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện hại ai, cũng không bao giờ mưu lợi bất chính của bất kỳ ai, không điêu ngoa, không giả trá, không lọc lừa, không đen bạc. Nhưng không một ai nhìn thấy những điều đó cả, trong khi họ phải mất rất nhiều thứ đáng tiếc cho một gương mặt đẹp nào đó. Còn tôi, chẳng may trong một bộ dạng khó coi , thì coi như vứt đi tất cả. Tôi không có quyền óan trách cuộc đời, cũng chẳng óan trách số mệnh, tôi mặc nhận tất cả những gì thuộc về tôi, nhưng xin hãy cho tôi một con đường sống chứ. Cho dù ai rồi cũng đến lúc phải chết, nhưng ít ra không phải là cái chết tự chọn, vì nếu thế thì bố tôi sẽ đau lòng lắm lắm.

Bất chợt một tiếng thét dứt tôi ra khỏi tâm trạng, một chị công nhân vệ sinh đường phố ngã lăn ra đường khi một chiếc xe máy thản nhiên rú ga vọt vào đám đông mất hút. Tôi chạy vội ra đỡ chị dậy. Cũng may là chị không bị thương tích gì nặng ngòai một mảng da trầy trụa và tay áo rách bươm. Tôi lấy chai nước chị đeo bên thành xe, đổ ra rửa sơ vết thương cho chị. Những lời thăm hỏi, và sự trợ giúp của tôi khiến chị tỏ ra rất thân tình, cởi mở. Một phần có lẽ trong ánh sáng nhập nhọang, chị không nhìn rõ mặt tôi, nhưng dẫu sao lòng tôi đã lại dậy lên một niềm vui. Thấy chị nhăn mặt vì đau khi cầm cái chổi để tiếp tục công việc của mình, tôi đề nghị được làm hộ chị. Chị nhìn tôi rất ngạc nhiên, nhưng cái gật đầu của tôi đã khiến chị vừa cảm ơn vừa tháo cái khẩu trang đưa cho tôi đeo. Miệng đeo khẩu trang, tay cầm cái chổi, tôi một thóang sững người “Nó đây rồi”. Việc đời vốn thế , khi ta cố công cố sức đi tìm thì chẳng thấy, rồi bỗng nhiên nó xuất hiện và cứ như ấn vào tay ta vậy. Kể ra cũng hơi một chút cay đắng, nhưng tôi nhận ngay ra ý nghĩ sai lầm của mình. “Không có công việc xấu, chỉ có hành vi tồi”.

Đi vào công việc này ít lâu, tôi ngộ ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong lọai hình công việc mà phần lớn người đời chê khinh này. Mỗi khi nhìn đường phố sạch bong, sáng sủa dưới những nhát chổi của mình, tôi nghe lâng lâng một niềm cảm xúc, ngầm tự hào là mình cũng đã góp vào cuộc sống chung này một chút gì đẹp đẽ. Mặc dù hàng ngày, hàng vạn hàng vạn người đi qua, chẳng ai bận tâm chú ý đến, có chăng là họ chỉ tỏ ra khó chịu trước một đống rác bẩn chưa kịp dọn đi, gây trở ngại cho giao thông và nhăn mũi vì thứ mùi khó chịu.

Công việc đem lại cho tôi một đời sống tương đối ổn, mức lương tương đối cùng tiền phụ cấp và bồi dưỡng độc hại cũng tạm gọi là dư dả với tôi. Sau mấy năm dành dụm, tôi mua được một nếp nhà, chưa đầy 10m vuông và lụp xụp tôn ván thôi, nhưng tôi sung sướng lắm, vì nó là của mình, do chính tay mình làm ra, là một khỏang tự do riêng biệt, không phải e dè, ngần ngại, không phải o ép, bức bối như khi đi ở nhà thuê nữa. Những gì thuộc về mình, thì có nhỏ bé, xấu xí đến thế nào thì cũng thực sự là giá trị đối với mình. Tôi nghiệm ra thế, lòng tin lại được tăng thêm nhờ sự kiện này, một cái gì đó manh nha, mơ hồ thôi, tôi không cảm nhận rõ rệt được, nhưng hình như có cái gì đó đang mở ra với tôi.

Lúc rảnh rỗi, tôi thường đọc sách xem báo, một thú vui không thay đổi từ ngày còn đi học. Đôi khi buồn buồn, tôi nguệch ngọac vài nét vẽ, những nét vẽ vô tình đầy ngẫu hứng. Bỗng một ngày, tôi chợt nhận ra, hình như mình có khả năng vẽ. Phát hiện này khiến tôi rất vui. Bắt đầu là tranh minh họa gửi cho các báo, những phản hồi tích cực dã tăng thêm niềm phấn khích và sự say mê trong tôi. Dần dần là những bức tranh . “Tác phẩm là sự gửi gắm khát vọng của người nghệ sĩ” đúng vậy, nỗi khát khao lớn nhất của tôi là được trở thành một cô gái đẹp, điều mà không bao giờ có thể thành hiện thực. Nên tôi vẽ nỗi khao khát của mình, những cô gái trong tranh của tôi rất đẹp, chí ít là với cảm nhận của tôi. Họ xuất hiện trong mọi thứ trang phục, sắc tộc, kiểu dáng. Đánh bạo thử dư luận xã hội, tôi mang một ít gửi bán ở một cửa hàng mỹ nghệ, trong tư cách là người giúp việc cho tác giả. Những bức tranh đã mang đến cơ hội cho tôi.

Chủ cửa hàng chuyển thái độ thờ ơ miễn cưỡng sang hối thúc đón đợi rất nhanh. Có những lúc tôi thẫn thờ, mất cả cảm giác vì không tin sự thật đang đến với mình. Chưa thể gọi là thành công, nhưng đã có thể cho là một chút kết quả. Phải chăng cái lý do của ông trời là đây ? Tôi không muốn biện giải theo cách ấy, đó chỉ là một cái phao cần thiết trong lúc con người chênh chao mà thôi. Chỉ biết, tôi cũng đôi chút hài lòng với những gì mình đã đạt được.

Thế rồi xuất hiện những bài báo xôn xao tên tuổi của một họa sĩ. Căn cứ vào bút hiệu và tính đặc trưng của những bức tranh là những cô gái, người ta cho rằng họa sĩ phải là một nam nhân. Tôi bật cười khi đọc được những lời bình luận ấy. Cũng tốt thôi, tôi chẳng cần người ta phải biết đến tôi, vì sẽ có thể làm mất đi chút cảm tình mến mộ ấy, tôi chỉ cần người ta chấp nhận tác phẩm của tôi, thế cũng là quá đủ cho một niềm mong ước rồi.

Tôi chợt nghĩ nếu bố tôi biết được bây giờ tôi đang sống thế nào, chắc ông vui lắm. Trong dạt dào cảm xúc, tôi bật khóc khi thốt tiếng gọi “Bố ơi !” Đã bấy nhiêu năm rồi, chắc bố vẫn luôn khắc khỏai về con, và hẳn bố cũng tin rằng con đã tìm được một lối đi thích hợp cho mình, phải không bố ? Con sẽ về thăm bố, con sẽ về thăm cả nhà, nhưng chưa phải lúc này, bố ạ. Bố hãy cho con thêm ít thời gian nữa bố nhé. Tôi hình dung đến một cuộc diện, không biết tất cả sẽ như thế nào sau một thời gian cách xa lâu thế. Có lẽ mọi sự cũng đã khác đi, bởi cuộc sống luôn là những chuyển dịch không ngừng, thời gian chuyển dịch, hòan cảnh chuyển dịch, thì tâm tư con người cũng vô hình chung mà chuyển dịch theo.

Tôi giận đến run người khi người chủ cửa hàng mỹ nghệ gọi điện bảo tác giả ra gấp vì có sự kiện cáo bản quyền, một số tranh của tôi bị cho là sao chép. Hừ, ai mà ngang ngược thế, cho dù ý tưởng có trùng nhau thì cách thể hiện cũng khác nhau chứ. Xưa nay tôi chết thì chịu chứ không thèm làm cái trò đốn mạt ấy đâu. Trong trạng thái phừng phừng lửa giận, tôi đi ngay không kịp chuẩn bị gì thêm. Trong trí óc chỉ chăm chăm những lập luận để bảo vệ danh dự mình. Đến cửa hàng, thì người chủ đã đợi sẵn, anh ta chỉ vào cái xe con đang đậu, bảo tôi “Chị lên xe đi, đang ầm ĩ ngòai Nhà văn hóa đấy”. “Sao lại ở Nhà văn hóa ?” Câu trả lời là cái đẩy để tôi tọt vào trong xe nhanh hơn, và anh ta thì nhanh nhẹn lên cái ghế bên cạnh tài xế ngồi. Dọc đường tôi hỏi han anh ta vài câu, thì chỉ nhận được câu trả lời lấp lửng “Chị cứ ra đấy rồi sẽ biết”. Tôi cũng không hỏi gì thêm, chỉ mong cho mau đến nơi.

Chiếc xe lướt êm vào trong sân rồi dừng lại trước thềm nhà. Bên trong đúng là có những tiếng nói lao xao, thế này thì đúng là có chuyện thật rồi. Tôi mở cửa xe, đi nhanh lên những bậc thềm. Bỗng tôi đứng sững, trước mắt tôi là những bức tranh của tôi treo gần kín hết bốn bức tường. À, thì ra có người đem tranh của tôi ra triển lãm nhưng lại nhận là tranh của họ chứ gì. Tôi hướng về phía bục phát biểu, thì chợt nghe :

– Xin trân trọng giới thiệu cùng quý quan khách : nữ họa sĩ Ai Nhân đang hiện diện trước mắt quý vị đây ạ.

Tôi hốt hỏang khi những ống kính phóng viên chĩa vào, những ánh đèn flat nháy liên tục. Phản xạ tự nhiên tôi vụt ôm mặt quay người bỏ chạy. Bất ngờ tôi va phải một người, không phải là một cái va bình thường, mà gần như tôi ụp hẳn vào ngực người ấy, một vòng tay quành ngang người tôi, tôi hốt hỏang xô ra và ngước lên :

– Bố !

Một lần nữa tôi đứng chết sững, bất ngờ đến đứng tim, nghẹn cứng cổ. Bố tôi ôm lấy tôi, vỗ nhẹ vào lưng mấy cái rồi né người qua một bên :

– Con xem, ai kia ?
– Mẹ !

Mẹ tôi trong chiếc áo dài nhung, dang rộng đôi tay, tôi vô thức ào vào vòng tay mẹ, bàng hòang như đang một giấc mơ. Mẹ tôi nghèn nghẹn :

– Con ! Con gái của mẹ.

Tiếng gọi thân thương cùng đôi tay ôm chặt lấy tôi, tôi bật khóc, khóc như mưa như gió, khóc như chưa bao giờ khóc. Mà cũng đã lâu lắm rồi tôi mới lại khóc. Mỗi lúc có điều gì thương tâm, tôi lại tự nhắc nhở mình : Không được khóc, khóc chẳng giải quyết được gì, chỉ làm con người ta thêm hèn yếu đi thôi. Vậy mà bây giờ tôi đang khóc, nhưng không phải là những giọt nước mắt khổ đau. Mãi một lúc sau cả hai mẹ con mới trấn tĩnh lại được, nhiều người đang đứng quanh chúng tôi, tôi nhìn thấy cả hai chị tôi. Ba chị em ôm chầm lấy nhau. Một cuộc đòan viên mà tôi không bao giờ tưởng tượng ra được. Tôi nghe người chủ cửa hàng đang nói :

– Thực ra tôi biết chính chị ấy là tác giả lâu rồi, đến lúc bác tìm đến hỏi thì lại càng chắc hơn.

Tôi đưa đôi mắt đỏ mọng nhìn bố trong cái nhìn đầy thắc mắc. Bố tôi cười cầm lấy tay tôi và nói :

– Bố tự hào về con, con gái ạ.

Chúng tôi phải tạm rời niềm vui đòan tụ, vì những phóng viên đang chờ đợi tôi. Tôi phải trả lời họ một chút về quá trình. Sau đó, bố tôi gọi điện đến một nhà hàng, đặt một số món ăn và nói địa chỉ để họ mang đến. Tôi kinh ngạc vô cùng khi bố đọc đúng địa chỉ nhà tôi. Ngôi nhà lụp xụp tôn ván khi xưa đã kịp khang trang tươm tất trong năm trước. Hóa ra bố đã biết khá nhiều về tôi, nhưng từ bao giờ ? Sao đến bây giờ mới… ? Bố tôi vẫn mỉm cười bí ẩn trước ánh nhìn của tôi. Nhưng ông chưa có thời gian để giải đáp cho tôi, vì mẹ tôi và hai chị tôi đang thay nhau hỏi chuyện suốt dọc đường về. Đến nhà, bố tôi bảo :

– Vợ chồng Khánh nó đến sau, bố chỉ chỗ cho nó rồi.

Khánh là em gái tôi, thì ra đã có chồng, ừ mà cũng bao năm rồi còn gì. Nhưng con số thời gian lúc này đã trở nên vô nghĩa, khi cảnh cuộc đời người chỉ như hôm qua và hôm nay. Bây giờ thì tôi mới rõ ngọn ngành. Đúng là khi tôi mới đi khỏi nhà thì chẳng ai đóan được là tôi sẽ đi đâu cả. Cũng đi tìm hỏi một số nơi nhưng không có kết quả gì. Cả một thời gian dài, bố khắc khỏai về tôi. Mẹ tôi và các chị em tôi cũng trăn trở, lo lắng. Cuối cùng thì mọi người chỉ biết cầu mong cho tôi gặp được những điều may mắn.

Tuy không có chút tin tức nào về tôi, nhưng bố tôi vẫn tin rằng tôi sẽ đứng vững trước những thử thách của cuộc đời, và ông cũng tin sẽ có một ngày gặp lại. Bố tôi cũng là một người thích xem tranh, khi dòng tranh của tôi xuất hiện, những bức tranh mang dáng nét mẹ tôi và các chị em tôi, thì ông linh cảm tác giả chính là tôi. Thế là ông âm thầm cất công tìm hiểu, cuối cùng thì ông đã lần ra chỗ tôi ở, nhưng thấy chưa phải là lúc để đưa tôi về lại gia đình. Ông yên tâm theo dõi cuộc sống của tôi, nhưng vẫn không cho cả nhà biết. Khi chọn được thời điểm thích hợp, ông đã bắt tay vào một việc, cũng là dịp tốt nhất cho gia đình vui niềm vui sum họp. Tôi chợt hòai nghi một điều, nhưng bố tôi hiểu ngay, ông khẽ lắc đầu :

– Không đâu, bố không mua tranh của con, trong số tranh triển lãm ấy có rất nhiều bức bố phải tìm mượn của người mua đấy. Thành công của con là có thật, bố chỉ làm giúp con cái điều mà con không dám làm thôi

Tôi ngượng ngùng, đúng là chẳng bao giờ tôi có ý định chường mặt ra công chúng cả, tôi sẽ chỉ mãi âm thầm với những gì mình có thể thôi. Bây giờ thì khắp nơi đã thấy mặt tôi rồi, bỗng nhiên tôi như cởi thóat được khỏi mình một sự gông xiềng nào đó. Nỗi tự ti trong tôi đã tan biến, tôi cảm giác từ mai tôi bước đi bằng những bước chân đĩnh đạc, đàng hòang, cho dù đúng là tôi vẫn xấu thế thôi, nhưng tôi đã sống được đúng nghĩa một con người, thì việc gì tôi phải xấu hổ chứ. Tôi nhìn bố bằng tia mắt biết ơn. Bố ơi ! Bô có biết rằng chính bố đã cho con một điều quý giá như thế nào không ? Bố mẹ không những sinh ra thân xác con, mà còn sinh ra cho con cả một chữ NGƯỜI đích thực nữa. Tôi còn đang ngồn ngộn cảm xúc trong mình, thì ngòai cửa nhân viên nhà hàng đưa thức ăn đến. Chúng tôi sắp dọn ra vừa xong thì có tiếng gọi :

– Họa sĩ Ai Nhân ơi !
– Vợ chồng con Khánh đến rồi đấy.

Tôi bước vội ra cửa, lại thêm một lần nữa sững sờ, lần này không chỉ có tôi mà còn một người nữa. Sao lại có sự ngẫu nhiên đến khó tin vậy chứ ? Không lẽ trái đất này quá chật vậy sao ? Em rể tôi, cũng chính là nỗi đau đầu đời của tôi ngày nào Em gái tôi vui mừng ôm lấy tôi nên không nhận ra thái độ của hai người. Nhưng tôi định thần lại nhanh, vừa ôm em gái vừa gật đầu cười nói :

– Mời hai em vào nhà.

Cậu em rể cũng sực tỉnh, mỉm cười rồi xách cái va li theo vào. Khi cả nhà đã ngồi vào bàn, bố tôi cười :

– Sâm banh chứ hả ?

Những tiếng vỗ tay, những tiếng cười hoan hỉ ran theo tiếng bọt phụt tung lên từ chai rượu. Tôi cầm ly giơ lên cụng mà nghe mắt mình nóng ran, giàn giụa. Khổ, bỗng nhiên mà sinh ra cái chứng hay khóc thế không biết.

Đàm Lan

Thông báo

Vào ngày cuối cùng của đời mình, thiền sư Tanzan viết 60 bưu thiếp, nhờ một người trợ lý gởi đi. Rồi thiền sư qua đời.

Các tờ bưu thiếp viết:

Tôi đang rời xa thế giới này.
Đây là thông báo cuối cùng của tôi.

    Tanzan
    27 tháng 7 năm 1892

Bình:

• Theo truyền thống Phật gia, con người có thể chủ động về sự chết của mình. Chọn ngày giờ đi và cách đi. Hai cách thường dùng nhất là thiền định nhịn ăn, và tự thiêu… và theo truyền thuyết có thể có những cách ít người biết được.

Chủ động về cái chết của chính mình được xem như là một sự kiện lớn đánh dấu tự do của con người. Ta không chủ động được sanh, nhưng ít ra ta cũng chủ động tử.

Trong các truyền thống khác, như Thiên chúa giáo chẳng hạn, con người không có quyền tự kết liễu đời mình—sinh và tử là quyền của thượng đế.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Announcement

Tanzan wrote sixty postal cards on the last day of his life, and asked an attendant to mail them. Then he passed away.

The cards read:

I am departing from this world.
This is my last announcement.

    Tanzan
    July 27, 1892

Phúc cho người nghèo khó trong tâm linh…

Chào các bạn,

Người thấy mình nghèo khó trong tâm linh (poor in spirit) là người thấy mình thiếu thốn và yếu đuối về tinh thần, thấy mình không đứng vững trước khó khăn thử thách cám dỗ, thấy mình không hoàn thiện. Đây là một thái độ khác với thái độ của những người tự xem là mình đạo đức (self righteous), tự đầy đủ (self sufficient), và không cần ai giúp đở.

Nghèo khó trong tâm linh là khiêm tốn và nhìn nhận yếu kém của mình. Câu mở đầu của Bài Giảng Trên Đồi nổi tiếng của Chúa Giêsu là “Phúc cho người nghèo khó trong tâm linh, vì Nước Thiên Đàng là của họ.”

Nhiều người thường nghĩ Niết Bàn hay Thiên Đàng là một nơi đâu đó rất sung sướng, ta đi thang máy đến :-). Nhưng đương nhiên là chúng ta đều có thể thấy được Niết Bàn hay Thiên Đàng ở trong tâm ta—tâm an lạc thường hằng.

Muốn có được Thiên Đàng, muốn có tâm an lạc, ta phải “nghèo khó trong tâm linh”, tức là nhìn nhận cái tôi yếu đuối, dễ trượt chân, dễ ngã, dễ sai của mình… Khi chúng ta đủ khiêm tốn để nhận thấy điều đó thì “Nước Thiên Đàng là của ta”—đã đến Thiên Đàng chưa thì chưa biết, nhưng chắc chắn là đã sở hữu được Thiên Đàng. Và đương nhiên là khi ta đã thấy được ta nghèo khó trong tâm linh, ta sẽ hướng lòng đến Thượng đế xin sức mạnh tâm linh từ Thượng đế, nguồn lực vô tận.

Điều này rất giống với câu mở đầu Bát Nhã Tâm Kinh của Phật gia: Khi Bồ tát Quán-tự-tại thấy được “ngũ uẩn”, tức là “tôi”, là Không, ngài liền vượt mọi khổ nạn. Khi “cái tôi”, “cái ngã”, tiêu tan, con sóng nhỏ “tôi” trở về với đại dương Sự Thật, và sức mạnh của con sóng nhảy nhót phù du giờ đây là sức mạnh của cả đại dương tĩnh lặng.

Tất cả mọi truyền thống tâm linh trên thế giới đều đặt tất cả tập trung vào việc giảm cái tôi, xóa bỏ cái tôi, và xem đó là điều kiện cực kỳ chính yếu để có được hạnh phúc an lạc trong tâm.

Đằng khác, cả một đời ta, ta đã được giáo dục và đã cố gắng từng phút từng giờ để tăng cái tôi của mình lên: học cố được hạng nhất, thi cố vào trường nổi tiếng, cố giật giải này giải kia thường xuyên, giải càng lớn càng tốt, có báo chí nhắc tên càng nhiều càng tốt, càng nổi tiếng càng làm cho bố mẹ nở mày nở mặt, họ hàng thơm lây, bằng cấp càng cao càng tốt, nhà càng to xe càng xịn càng tốt, sống là phải có danh gì vói núi sông…

Chúng ta lớn lên với những khái niệm đó cho nên chúng ta quen cạnh tranh, tranh giành, ganh tị, đố kỵ, ghen ghét…

Đúng là con người không sinh ra như thế–nhân chi sơ tính bản thiện– nhưng chúng ta được giáo dục cả đời để trở thành như thế…

Hèn chi mà Chúa Giêsu nói: Muốn vào nước Thiên Đàng thì phải như trẻ em. Tức là, phải “xóa bỏ” tất cả những gì mình đã học được mấy mươi năm trong khi trở thành người lớn, để trở lại quả tim giản đơn và tinh tuyền lúc mới sinh ra. Và bước đầu tiên của tiến trình “trở lại tâm thơ ấu” đó là phải nhận ra rằng mình “nghèo khó trong tâm linh.”

Đây cũng là tiến trình đi ngược về nguyên thủy mà nhà Phật gọi là “vô chấp”, xả bỏ tất cả các ‎thứ và các ý niệm ta đã giành giật và ôm chặt cả đời, để trở về bản tính tinh tuyền nguyên thủy.

Thật là thú vị! Các vị thầy lớn của thế giới về những vấn đề sâu thẳm của quả tim con người, ở những thời đại khác nhau, tại những vùng khác nhau trên thế giới, đều đồng ‎ý về điều kiện căn bản nhất để mang lại an lạc cho quả tim con người: ‎ Khiêm tốn. Dẹp bỏ cái tôi.

Và cũng rất thú vị là mọi nền giáo dục của thế giới đều đi ngược lại các vị thầy lớn và dạy chúng ta xây dựng cái tôi vĩ đại!

Có lẽ là chỉ sau khi đã tốn cả đời xây dựng cái tôi cho lớn, chúng ta mới thực sự trải nghiệm rằng cái tôi không mang lại an lạc, và cái tôi càng lớn ta càng đau khổ. Lúc hiểu được như vậy, ta mới hiểu được tại sao phải xóa bỏ cái tôi. Cũng như tất cả mọi loại nghệ thuật ở đời—vẽ, nhạc, viết, võ…–lúc mới học thầy dạy đủ mọi qui luật phải tuân theo từ tí, đến lúc bắt đầu trở thành sư phụ mới được thầy dạy thêm: Bỏ hết tất cả qui luật đã học đi, cứ tự nhiên mà viết, mà vẽ, mà hát…

Muốn vào Nước Thiên Đàng thì phải như trẻ em.

Phúc cho người nghèo khó trong tâm linh, vì Nước Thiên Đàng là của họ.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2009
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com