Thứ bảy, 5 tháng 12 năm 2009

Bài hôm nay

Tây Nguyên , Nước Việt Mến yêu, Nhạc Xanh, Văn Hóa, Video, chị Trần Lê Túy Phượng.

Thành công trước khi làm? , Danh Ngôn, song ngữ, chị Đông Vy.

Sách trong dòng thời gian , Danh Ngôn, song ngữ , chị Đông Vy.

Vô giới hạn , Danh Ngôn, song ngữ, anh Phan Thế Danh.

Cô giáo em quí mến, Teen Talk, chị Tôn Nữ Ngọc Hoa.

Bay đi Nàng Thơ, Thơ, chị Hoàng Thiên Nga.

Vọng Chăm , Thơ, anh Trần Can.

Trường ca Bini-Cham (Ariya Bini-Cam) , Văn Hóa (Chăm), Nước Việt Mến Yêu, Thơ, song ngữ, anh Inrasara, do anh Trần Đình Hoành giới thiệu.

Những điều trông thấy mà… , Trà Đàm, Văn Hóa, chị Linh Nga Niê Kdăm.

Xin lỗi các dân tộc thiểu số, Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Tin sáng quốc tế, anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Philippines: quân đội bố ráp nhà gia tộc Ampatuan – Lực lượng an ninh Philippines ngày 4-12 đã bố ráp tòa nhà của gia tộc Ampatuan ở tỉnh Maguindanao – nơi xảy ra vụ thảm sát 57 con tin làm rúng động dư luận.

Thẩm phán liên bang gốc Việt đầu tiên tại Mỹ – Với tỉ lệ bỏ phiếu 97-0, ngày 1-12 Thượng viện Mỹ đã thông qua việc bổ nhiệm thẩm phán gốc Việt Jacqueline Nguyễn vào tòa án liên bang tại California.

1 tỉ USD để cứu sông Hằng – Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 2.12 thông báo sẽ cho Ấn Độ vay 1 tỉ USD trong vòng 5 năm cho một dự án làm sạch sông Hằng, con sông thiêng liêng của người Ấn nhưng đồng thời cũng là một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới.

Bệnh sởi có thể bùng phát trở lại – Trong 8 năm qua (từ 2000 đến 2008), số ca tử vong do bệnh sởi giảm 78%, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo căn bệnh này có thể bùng phát trở lại trên toàn cầu nếu thiếu chính sách và kinh phí ngừa sởi.

Somalia lên án vụ nổ làm chết 4 bộ trưởng – Người dân Somalia đang phẫn nộ với vụ đánh bom tại thủ đô Mogadishu làm ít nhất 19 người thiệt mạng, trong đó có bốn bộ trưởng và hai nhà báo.

Chìm phà ở Bangladesh, 47 người chết – Ít nhất 47 người được xác nhận thiệt mạng và 10 người mất tích sau khi một chiếc phà chở gần 200 khách bị chìm sáng 4-12 ở đông bắc Bangladesh.

Tử hình thêm năm người gây bạo động ở Tân Cương – Hôm qua 3-12, Tân Hoa Xã đưa tin Tòa án nhân dân thành phố Urumqi đã xử thêm năm bị cáo trong vụ bạo loạn tại Tân Cương, Trung Quốc lãnh án tử hình, đồng thời xử thêm hai người nữa án tù chung thân.

Ngôi làng cổ tích – Ngôi làng thu nhỏ Babbacombe nổi tiếng tại vùng Devon của nước Anh đang được khoác bộ áo mùa đông đẹp như trong chuyện cổ tích để đón chào lễ Giáng sinh và năm mới.

Nga lại phát hiện bom gần tàu hỏa – Hôm qua 3-12, cảnh sát Nga lại phát hiện một quả bom cài trong một chiếc xe đỗ gần ga tàu hỏa Segezha ở miền bắc nước Nga, giáp biên giới Phần Lan.

Putin có thể sẽ tranh cử tổng thống – Một lần nữa Thủ tướng Nga Vladimir Putin xác nhận có thể tranh cử tổng thống vào năm 2012. CNN cho biết trong cuộc trao đổi trên truyền hình Nga ngày 3-12, khi được hỏi là liệu ông sẽ nghỉ hưu và tận hưởng cuộc sống của một người dân bình thường, ông Putin khẳng định: “sẽ không có chuyện đó”.

1 tỉ USD để cứu sông Hằng – Con sông linh thiêng của người Ấn Độ đang hấp hối vì ô nhiễm từ quá trình công nghiệp hóa nhanh của nước này. Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đồng ý tài trợ 1 tỉ USD cho kế hoạch cứu sống dòng sông.

Chống thuốc trừ sâu – Những nông dân ở tỉnh Mindanao (Philippines) đã phản ứng mạnh đối với việc phun thuốc trừ sâu ở các đồn điền trồng chuối gây hại sức khỏe của họ. Do không thể làm gì để ngăn chặn các chủ đồn điền dùng máy bay phun thuốc từ trên cao, họ kéo lên thủ đô đòi chính phủ phải có biện pháp mạnh.

“Tiêu chuẩn kép” cho hạt nhân phương Tây – Theo các nhà hoạt động chống vũ khí hạt nhân, trong khi cáo buộc Iran âm mưu sản xuất bom hạt nhân, các nước châu Âu lại áp dụng “tiêu chuẩn kép” có lợi cho họ. Tạp chí Time cho biết ngoài hai cường quốc hạt nhân Anh và Pháp, hiện ở châu Âu có ít nhất bốn nước có bom hạt nhân là Ý, Đức, Hà Lan và Bỉ.

Hai hội nghị thượng đỉnh việc làm cho nước Mỹ – Ngày 3-12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã triệu tập “hội nghị thượng đỉnh việc làm” tại Nhà Trắng với sự tham dự của 130 nhà điều hành công ty, nhà kinh tế, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đại diện các liên đoàn lao động.

Iraq: hết chiến tranh, nhiều trẻ quái thai – Khi tiếng súng đã dịu dần ở Iraq thì dư luận lại đang chú ý đến sự gia tăng báo động của các ca ung thư và dị tật quái thai ở nước này.

Hái ra tiền nhờ kinh doanh “tăng chiều cao” – Kinh doanh “tăng chiều cao” đang trở thành một nghề hái ra tiền ở Hàn Quốc dù hiệu quả thật sự chưa bao giờ được kiểm chứng.

.

Tin sáng quốc nội , anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Tham nhũng vẫn là mối lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài – Việt Nam luôn trân trọng từng đồng vốn ODA và bảo đảm thực hiện các cam kết với trách nhiệm cao với các nhà tài trợ.

Đoàn Việt Nam thám hiểm Nam Cực đã trở về – Đoàn Việt Nam thám hiểm Nam Cực gồm 6 thành viên đã trở về nước sau chuyến đi kéo dài nửa tháng.

7 loại xe được phát tín hiệu ưu tiên khi lưu thông – Theo quy định mới của Chính phủ, chỉ có xe chữa cháy, xe cảnh sát giao thông dẫn đường, hoặc xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương đang thực hiện việc cấp cứu, xe hộ đê và xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp mới được lắp đặt thiết bị phát tín hiệu ưu tiên, khi lưu thông trên đường.

Quảng Ngãi: đã tìm thấy 35 hài cốt liệt sĩ – Sau hơn một ngày tạm dừng, chiều 4-12, lực lượng tìm kiếm tiến hành khai quật hố chôn tập thể hài cốt liệt sĩ và đã phát hiện thêm một hố chôn tập thể trên cùng đoạn mương thoát nước ở tổ 9, phường Trần Phú, TP Quảng Ngãi.

Đà Lạt kết nối tấm chăn len lớn nhất thế giới – Những nghệ nhân đan len Đà Lạt là các cô giáo, các bà, các mẹ và các em học sinh… đang kết nối nhiều mảnh len nhỏ có kích thước 100cm2 thành tấm chăn bằng len lớn nhất thế giới.

Chủ tịch nước sẽ thăm Ý, Tây Ban Nha, Slovakia – Ngày 3-12, Bộ Ngoại giao cho hay Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ thăm Ý, Tây Ban Nha và Slovakia từ ngày 9 đến 19-12-2009.

Sẽ giám định gen hổ nuôi của Công ty bia Thái Bình Dương – Ngày 3-12, lãnh đạo Cục Cảnh sát môi trường (C36 – Bộ Công an) và đại diện cảnh sát môi trường các tỉnh phía Nam đã có buổi khảo sát thực địa việc nuôi nhốt hổ cũng như các loài động vật hoang dã tại khu du lịch Đại Nam và Công ty bia Thái Bình Dương (tỉnh Bình Dương).

Giảm được nhiều tầng nấc trung gian – Sở Nội vụ Đà Nẵng vừa tiến hành cuộc khảo sát tại bảy quận, huyện và 45 phường nhằm đánh giá lại những ưu, khuyết điểm của bộ máy hành chính sau hơn tám tháng tổ chức thí điểm bỏ hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp quận, huyện, phường.

Không dùng natri benzoat trong thực phẩm cho trẻ nhỏ – Ngày 3-12, cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Công Khẩn cho biết theo quy định của Codex – tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn thực phẩm mà VN là thành viên, không được sử dụng natri benzoat trong bảo quản thực phẩm dành cho trẻ nhỏ.

Cứu sống bệnh nhân bị thanh sắt xuyên qua đầu – Ngày 3-12, Bệnh viện Việt Đức thông báo đã phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân bị thanh sắt xuyên ngang qua đầu.

Taxi, hết đường gian lận nhé! – Nhằm chấm dứt tình trạng các bác tài taxi “móc túi” du khách bằng cách tính cước gian lận, hãng Radiotaxi 3570 – tập đoàn taxi lớn nhất ở thủ đô Rome của Ý – đã có sáng kiến mới: mở một dịch vụ trực tuyến cho du khách trả tiền cước taxi trước khi họ rời khỏi nhà.

Vàng giảm mạnh, rồi tăng lên trên 2,86 triệu đồng/chỉ – Sau khi giảm tới 25.000 đồng/chỉ trong phiên giao dịch sáng nay, lúc 15h cùng ngày, giá vàng miếng trong nước đã “lấy lại” hơn 10.000 đồng/chỉ, lên mức trên 2,86 triệu đồng/chỉ. Nguyên nhân do giá vàng thế giới có lúc tăng lên đạt mốc 1.213 USD/ounce.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất xuất triệu tấn xăng dầu – Ngày 4-12, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH lọc – hoá dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi), cho biết sau 10 tháng từ khi chế biến mẻ sản phẩm dầu đầu tiên, đến nay nhà máy lọc dầu Dung Quất đã xuất xưởng ra thị trường 1 triệu tấn sản phẩm xăng, dầu.

Cam kết ODA cho VN lập kỷ lục mới – Phá kỷ lục cũ (hơn 5 tỉ USD), năm nay các nhà tài trợ quốc tế cam kết dành cho VN hơn 8 tỉ USD viện trợ phát triển chính thức (ODA) để phục vụ việc ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi đà tăng trưởng và tiếp tục giảm nghèo.

Tái hiện tàu lửa thời Pháp thuộc – Ý tưởng “cổ hóa” toàn bộ những toa tàu chạy trên tuyến xe lửa du lịch Dốc Ga – Trại Mát ở thành phố cao nguyên Đà Lạt vừa được Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn, thuộc Tổng công ty Đường sắt VN, thực hiện và đưa vào sử dụng từ hôm qua 3-12.

Tập đoàn Điện lực VN đề xuất lập 5 tổng công ty – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng xin được phê chuẩn thành lập năm tổng công ty điện lực có vốn từ 1.300 đến trên 5.000 tỉ đồng.

Xây dựng thương hiệu mật ong rừng U Minh – Sở Khoa học – công nghệ tỉnh Cà Mau cho biết đang lập đề án xây dựng thương hiệu mật ong rừng U Minh do nhóm cán bộ Sở Khoa học – công nghệ TP.HCM thực hiện.

Thêm một dự án phong điện – Dự án nhà máy phong điện thứ ba ở huyện Tuy Phong vừa được UBND tỉnh Bình Thuận cấp chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Phát triển năng lượng sạch châu Á xây dựng tại xã Phước Thể. Theo đó, nhà máy có công suất khoảng 30MW, tổng vốn đầu tư hơn 1.230 tỉ đồng.

Thêm nhà máy sản xuất máy kéo, máy cày – Ngày 3-12, Công ty TNHH Kobuta VN (liên doanh Kobuta Corporation – Nhật và Siam Kubota Industry-Thái Lan) đã đưa vào hoạt động nhà máy lắp ráp, sản xuất máy kéo, máy cày và máy gặt đập liên hợp.

Hỗ trợ tìm thị trường hoa kiểng tết – Ngày 3-12, ông Bùi Thanh Liêm, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre), cho biết nông dân trong huyện đã chuẩn bị khoảng 5 triệu cây mai vàng các loại phục vụ Tết Canh Dần.

Sẽ dạy học sinh phòng chống tham nhũng – Thủ tướng vừa quyết định phê duyệt đề án đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ, ý thức tự giác cho cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Thêm 13 SV nhận học bổng Nguyễn Thái Bình – Ngày 1.12, Hội đồng xét tuyển học bổng Nguyễn Thái Bình – Chương trình Anh văn Hội Việt – Mỹ đã tiếp tục bổ sung 13 SV vào danh sách được nhận học bổng 2009.

Buộc thôi việc thầy giáo bắt học sinh thụt dầu 100 cái – “Hội đồng kỷ luật Trường Lê Quý Đôn đã họp vào sáng 3-12, kết quả: 5/5 phiếu buộc thôi việc thầy V.H.B.. Theo đúng quy trình, chúng tôi sẽ gửi hồ sơ lên Sở GD-ĐT TP.HCM và sở sẽ ra quyết định cuối cùng”.

Lấy ý kiến để đổi mới giáo dục chuyên nghiệp – Ngày 3-12, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức buổi lấy ý kiến đầu tiên từ lãnh đạo một số trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm đổi mới và phát triển ngành giáo dục chuyên nghiệp.

ĐBSCL: xây nhà cho giáo viên từ quỹ vì người nghèo – Ngày 3-12, ông Lê Hoàng Tươi, phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang, cho biết đã xây dựng được 64 nhà cho giáo viên từ nguồn thu vận động quỹ vì người nghèo trong ngành giáo dục.

Tiếp nhận phòng thí nghiệm tự động hóa – Chiều 3-12, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và Hãng Rockwell Automation (Mỹ) đã tổ chức lễ bàn giao và đưa vào sử dụng phòng thí nghiệm tự động hóa Rockwell.

Thiếu nữ Hà Nội sang Lào cổ vũ đội tuyển VN – Một năm trước, Đào Thu Trang từng có mặt trên sân Kallang Roar ở Singapore để chứng kiến giây phút đội tuyển Việt Nam hạ đối thủ chủ nhà 1-0, trong trận bán kết lượt về AFF Suzuku Cup 2008. Năm nay, cô lại có mặt ở Lào để theo chân các chàng trai U23 Việt Nam.

Tuần lễ phim Brazil tại Hà Nội – Từ ngày 4 đến 10-12, Ðại sứ quán Brazil tại Hà Nội sẽ tổ chức chương trình “Toàn cảnh điện ảnh Brazil”. Bảy bộ phim được giới thiệu trong chương trình này sẽ chiếu tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia.

Tượng táng của người Việt rất độc đáo – Ngày 3-12 tại Hà Nội, PGS Nguyễn Lân Cường vừa cho ra mắt cuốn sách Bí mật phía sau nhục thân của các vị thiền sư. Ðây có thể coi là một sự kiện thu hút đại chúng của cổ nhân học – một ngành khoa học còn ít nhiều xa lạ và bí hiểm.

Triển lãm Mekong – kết nối các nền văn hóa – Nằm trong khuôn khổ hoạt động của những ngày du lịch văn hóa Mekong – Nhật Bản, sáng 3-12 triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề Mekong – kết nối các nền văn hóa đã khai mạc tại khuôn viên tượng đài Bác Hồ – khu vực bến Ninh Kiều (TP Cần Thơ).

Nữ diễn viên đóng thế – “Phi thân lên, lao vào kẹp được cổ một diễn viên đóng thế nam, trong tích tắc mình cảm thấy ngượng chín mặt: giữa hai đùi mình là cái đầu của một… chàng trai! Mình rớt phịch xuống đất, đạo diễn la quá trời!”.

Lưu Quý Kỳ – người nghệ sĩ tài ba độc đáo – Những bài viết của nhà báo cách mạng Lưu Quý Kỳ sống và viết trong những năm tháng sôi nổi và đầy biến động của lịch sử dân tộc vừa được nhà báo Lưu Ðình Triều và nhà thơ Lê Minh Quốc sưu tập và hệ thống thành tập sách Lưu Quý Kỳ – người nghệ sĩ tài ba độc đáo do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.

Phát động thiếu nhi 12 tỉnh, thành thi vẽ tranh – Bộ Giáo dục – đào tạo và Công ty Colgate Palmolive VN vừa phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Nụ cười rạng rỡ, tương lai tươi sáng” dành cho học sinh từ lớp 1-3 đang học tập trong các trường tiểu học trên 12 tỉnh thành (gồm Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Phòng, Hà Nội, Ðà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Ðồng Nai, Cần Thơ, An Giang, Thừa Thiên – Huế, Bình Dương).

8 họa sĩ mừng xuân sớm – Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vừa khai mạc triển lãm tranh mang tên Xuân của tám họa sĩ: Nguyễn Thị Tâm, Lý Khắc Nhu, Nguyễn Thế Hùng, Cao Thị Ðược, Trần Quang Dinh, Huỳnh Phương Thị Ðài Trang, Nguyễn Hoàng Thịnh Trị và Ðỗ Minh Hiếu.

Cười xả ga với “Ông ngoại tuổi 30″ – Hài hước, vui nhộn nhưng đầy tình cảm yêu thương, “Ông ngoại tuổi 30″( tựa tiếng Anh: Scandal Makers) là một bộ phim hài ăn khách nhất Hàn Quốc năm 2008 và vừa được khởi chiếu tại Việt Nam.

Triển lãm thị giác của nghệ sĩ Việt kiều Oanh Nguyễn – Từ ngày 4 – 31.12 tại Hà Nội, nghệ sĩ thị giác PhiPhi Oanh Nguyễn (ảnh) có cuộc triển lãm mang tên Specula. Đây là tác phẩm mới nhất của nữ nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt này với mong muốn mang đến cho người xem cơ hội thưởng thức nghệ thuật sơn mài dưới một góc nhìn mới.

Khai mạc liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước 2009” – Tối 3/12, Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước 2009” (Taste of the world festival) đã khai mạc tại khu B công viên 23/9 (Q.1, TPHCM). Đây là sự kiện văn hóa – ẩm thực lớn nhất Việt Nam trong năm 2009, quy tụ gần 24 nền văn hóa ẩm thực thế giới.

Lịch sự kiện văn hóa

Quan Ho Songs – 11 Dec – Lecture & Concert —– 11/12 – Trò chuyện và biểu diễn dân ca Quan Họ

Invitation to DIAMONDS launch – Gioi thieu bo phim ve nhung nguoi phu nu song voi HIV – UNIFEM và UNAIDS sẽ giới thiệu cuốn sách và bộ phim ‘Những viên kim cương: câu chuyện về những người phụ nữ trong mạng lưới những người sống chung với HIV khu vực châu Á Thái Bình Dương’

.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

3 PhD Studentships in Computer Science (University of Nottingham)

Học bổng thạc sĩ Fulbright năm học 2011-2012 – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thông báo bắt đầu nhận hồ sơ dự tuyển chương trình học bổng Fulbright lấy bằng thạc sĩ tại Mỹ năm học 2011 – 2012. Học bổng bao gồm toàn bộ học phí, trợ cấp hằng tháng, vé máy bay khứ hồi đến Mỹ và bảo hiểm y tế.

.
Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Tây Nguyên Việt Nam

Chào các bạn,

Mình vừa làm xong PPS Tây Nguyên, để tặng các bạn Tây nguyên, đặc biệt là các bạn Balme yêu quý.

Hoàng Triều Cương Thổ của một thời. Rừng núi bao la tĩnh lặng.

Ban Mê gió nhẹ bước vào đông
Trời đã ngủ quên ánh nắng hồng
Mưa phùn lất phất mềm lối cỏ
Phố nhỏ thơm nồng tách cà phê

    Thơ Minh Tâm

Và những con dốc quanh co

Tiếng ai cười trên dốc nhỏ lao xao.
Hạnh phúc trong tôi quá đổi ngọt ngào!

    Thơ Huỳnh Huệ

Những thác nước đẹp như thác mây

Trên cao đổ xuống một màn
sương trắng bao phủ những hàng núi non

    Thơ Kim Hoa

Những đồi thông, những rừng hoa trong nắng sáng

Hừng sáng mặt trời lên rực rỡ
Trăm hoa đua nở ngát hương bay
Cúc quỳ vàng rực,lung linh sắc
Vi vút thông reo dạ ngất ngây

    Thơ Hồng Phúc

Những con đường nhiều vương vấn

Dốc dài, lối cỏ mù sương
Bao nhiêu kỉ niệm còn vương vấn đời…

    Thơ Trần Can

Làm ta rơi vào chuyện thần tiên

…có phải thiên đường
Nở đầy hoa cổ tích?
Để em bên anh trong một chiều tĩnh mịch
Trao anh, bàn tay em…

    Thơ Kiêm Yến

Tây nguyên của ngày xưa, đất rộng dân thưa, các bộ lạc sống thong dong với rừng xanh.

Ngày nay các dự án xã hội và phát triển kinh tế đã đảo lộn cuộc sống của những người bạn của rừng xanh và làm rừng xanh biến dạng…

Gùi trĩu
Mắt hoang
Lạc lõng chân trần qua phố

Giữa ngã sáu
Bỗng gặp
Mắt hoang chân trần ngơ ngác
Giọt mặn nào
Lòng ta ngấm thật sâu…

    thơ Hoàng Thiên Nga

Tây Nguyên mùa xuân
Trước đoàn xe cây nghiến nát nền đường đất đỏ
Tôi dừng lại
Chân trần
Em khóc
Cầm trên tay đoá hoa rừng bé nhỏ

    thơ Hoàng Thiên Nga

Dù vậy những người con Tây Nguyên vẫn chia ngọt sẻ bùi, cùng ca trong đêm cho những buốt đau và hy vọng của núi rừng

Họ hát nồng nàn
Giọng thầm thĩ yêu thương gọi chân lạc bước
Giọng dào dạt thác nguồn mùa nai gọi bạn
Giọng vút trong vui lúa chín vàng.

Họ hát dịu dàng
Đau đáu nỗi chim không còn rừng biết thả vào đâu giọng hót
Nỗi bazan cây thôi không trĩu quả
Nỗi ai nỡ quên bến nước buôn làng.

    Thơ Tôn Nữ Ngọc Hoa

Mong rằng tất cả chúng ta sẽ cố gắng gìn giữ nét đẹp của rừng xanh cũng như nét đẹp của văn hóa Tây Nguyên.

Mai nầy nếu các bạn có ảnh và thông tin cho mỗi tỉnh của Tây Nguyên, mình có thể làm PPS riêng cho từng tỉnh. Nhưng mình cần các bạn “thổ địa” hướng dẫn làm việc đó.

Chúc các bạn một ngày thênh thang gió núi 🙂

Xin các bạn click vào ảnh dưới đây để xem slideshow và download.

Bình an & Sức khỏe,

Túy-Phượng

.

Cô giáo em quí mến

Chào bà con.

Trong giờ chơi chiều nay các cô thầy giáo trường tôi được một bữa cười nghiêng ngả xuất phát từ một bài tập làm văn của học trò. Một cô giáo dạy văn lớp 6 đã đọc cho chúng tôi nghe bài viết của một em học sinh người Ê Đê có tên là H’Nghem viết về cô giáo em quí mến. Lối ví von so sánh của em rất gần gủi mộc mạc đến độ buồn cười với lời văn lủng cà lủng củng chấm phẩy loạn xạ. Nhưng đọc kỷ tôi thấy ý chân thành chứng tỏ em yêu quí cô giáo đó thật sự và hơn hết là những tỏ bày về cô về mẹ đáng để những người làm cô giáo, làm mẹ nhìn lại mình và cũng để hiểu thêm con trẻ muốn gì ở hai người thân yêu này.
Cô giáo chưa ghi điểm chỉ ghi vào phần LỜI PHÊ CỦA CÔ GIÁO hai ý:

– Chú ý cách dung từ cho đúng ( trong bài văn cô gạch chân ba câu tả và nghĩ về mái tóc của cô giáo)

– Thiếu phần mở bài

Tôi chép lại nguyên văn post lên đây nhờ bà con chấm điểm cũng là để hiểu thêm tấm lòng và nỗi khó khăn của học sinh dân tộc thiểu số trong học tập, của thầy cô trong giảng dạy đặc biệt là ở một trường như trường tôi với tỉ lệ học sinh lớp 6 năm nay là 60% thuộc dân tộc Kinh và 40 % là dân tộc Ê Đê và các dân tộc ít người khác.

ĐỀ BÀI: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quí mến.

Bài làm:

Sau đây em xin tả một người cô giáo mà em yêu quí nhất:
Là cô Xuân
Lớp 6D rất nhiều cô giáo chuyển qua dạy lớp chúng em nhưng cô nào em cũng quí mến, riêng em thì em cảm thấy cô Xuân là em yêu mến hơn, vì cô dạy rất hiền lành không dữ dội như các cô khác. với lại cô có cái tính rất dễ thương, em trông coi cô rất đẹp gái. người cô rất thướt tha và nhẹ nhàng như người mẫu hoàng hậu dễ tính hiền lành. cô có mái tóc ngắn như bộ lông của con chó dễ thương, ánh mắt của cô trông như là ánh nắng lấp lánh trải dài khắp nơi của em nét mặt khi nhìn em. em luôn giữ mãi trong giấc mơ hiền. quả thật em rất muốn nhìn cô rất lâu vì cô rất đẹp, em nhớ mãi mái tóc của cô, mái tóc đó hiện lên như bộ lông của con chó nhà em vì nó con chó mãi suốt ngày, em cứ tư tưởng không nên trách móc con chó vì nó là bộ lông như mái tóc của cô em nên từ sáng đến tối em cứ sờ mãi bộ lông của nó để cảm nhận là như trong giấc mơ đang nhìn thấy mái tóc của cô em mong cô còn trẻ mãi trong giấc mơ của em để cô còn dạy mãi chúng em, và ước gì người cô luôn đẹp gái và vẫn giữ mãi cái nết hiền lành ấy, em không muốn cô già đi nếu già đi cô không còn sức để dạy vả lại cô sẽ mất đi cái nét đẹp người ấy. em quí cô hơn mẹ của em, nhưng em vẫn hiểu rằng mẹ là người quí nhất trong đời em, nhưng mẹ em vẫn chưa thay đổi được cái nết ác hơn cô, nên thế em quí cô hơn.
Chúc cô luôn hiền lành và giữ mãi nết đẹp người mong cô đừng có già đi, để em còn được nhìn thấy từng nết chữ cô dạy.

Chú thích:

(*) Cô Xuân cũng là một cô giáo dạy văn.

(**) H’Nghem đang bị bệnh khá hiểm nghèo, bữa đi hoc bữa không. Do xạ trị tóc em rụng gần hết, đến lớp im lặng không nói năng gì chỉ cắm cúi ghi ghi chép chép trông thật thương.

Bay đi Nàng Thơ

Hỡi nàng Thơ bé nhỏ
Lách qua vòm cửa hẹp này
Vứt lại phía sau những quẩn quanh nứt nở
Thế giới kìa, hãy vỗ cánh tung bay

Đẫm sương gió nắng mưa, đêm tối
Qua thác hồ sông biển núi non
Vũ trụ trải mênh mông muôn lối
Tỉ tỉ sinh linh thao thức vuông tròn

Mắt ngắm tai nghe tay sờ tim động
Xới xáo lòng nạn đói Xômali
Bom đạn xé nát trời Trung Á
Bọn săn tiền kỳ thị Mỹ, Phi
Và tiếng hát đòi tự do trước tượng thần Nữu Ước
Một quả bóng lăn nhân loại reo hò
Sắc đẹp đăng quang, muôn người nín thở
Cừu Đôly chóng già, triệu kẻ lo âu

Lên cao nữa, Trái Đất quay lơ lửng
Hạt đậu xanh điềm tĩnh giữa không trung
Tỏa sáng với trời trăng tinh tú
Mỏng manh Thơ bay tới vô cùng

Mỏi cánh, Nàng lách vào cửa hẹp
Viết và Yêu như vũ trụ tươi xanh…

Hoàng Thiên Nga

Vọng Chăm

LỤC BÁT

kể từ
tương ngộ Tháp Chàm
lòng ta đôi lúc
thoáng
bàng hoàng đau

ngẫm buồn
ơi
cuộc bể dâu
phong rêu
lấp phủ
kín
màu phù sinh…

mai về
hát
với bóng mình
chùm hoa trắng
khóc
giữa
thinh không buồn…


ĐI VỀ PHÍA GIẤC MƠ

Đi về phía những giấc mơ tan vỡ
đi về phía nỗi buồn
đi về miền đất linh thánh cũ
nghe ra không thấy bến bờ

*****

đi về những ngọn đồi xa khuất
thành quách xưa chìm trong mơ
những tháp đền mọc hoang cổ tích
trăm năm ngàn năm chơ vơ

*****

đi về phía những câu thơ lưu lạc
nghe như sương khói giăng mờ
bỗng dưng gặp lại hồn năm cũ
chợt ta ngồi khóc bao giờ…

Trần Can

Trường ca Bini – Cham (Ariya Bini – Cam)

Chào các bạn,

Ariya Bini – Cam là một trong những thi phẩm cổ điển xuất sắc nhất của Chăm, nhưng ít được phổ biến. Nguyên tác và bản dịch Việt ngữ được Inrasara đưa ra lần đầu trong cuốn Văn học Chăm – khái luận, Nxb. Văn hóa Dân tộc, H., 1994.

Ariya Bini- Cam là hồi ký bằng thơ, ghi lại những hồi tưởng và cảm nhận của một hoàng thân Champa (thuộc tiểu quốc Chàm Panduranga, tức là Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) về tình yêu của chàng với nàng công chúa đến từ Makah (tiểu bang Kelantan, Malaysia), cũng như tình yêu của chàng đối với đất nước trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử Champa.

Cuộc tình tan vỡ, đất nước tiêu vong, Arya Bini – Cam là một tuyệt tác văn chương Chăm, thấm đẫm buồn đau và nước mắt…

Đọc bài dịch tiếng Việt ta cũng có thể nhận ra ngay dịch giả vừa là nhà thơ xuất sắc vừa là một học giả uyên thâm. Dịch giả là Inrasara (xem ảnh bên trên), tên thật là Phú Trạm, sinh 957 tại làng Chăm Caklaing – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Công việc đang làm của Inrasara là nghiên cứu văn hóa Chăm; làm thơ, viết văn, dịch & viết tiểu luận – phê bình văn học. Các tác phẩm của Inrasara đến nay gồm có:

Tác phẩm:

Về văn chương

– Tháp nắng – thơ và trường ca, NXB Thanh niên, H., 1996.
– Sinh nhật cây xương rồng – thơ song ngữ Việt Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1997.
– Hành hương em – thơ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh., 1999.
– Lễ tẩy trần tháng Tư – thơ và trường ca, NXB Hội Nhà văn, H., 2002.
– Inrasara – Thơ cho tuổi thơ, NXB Kim Đồng, H., 2003.
– The Purification Festival in April, thơ song ngữ Anh – Việt, NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2005.
– Chân dung Cát – tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, H., 2006.
– Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, NXB Hội Nhà văn, H., 2006.
– Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, tiểu luận-phê bình, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
– Song thoại với cái mới, tiểu luận, NXB Hội Nhà văn, H., 2008.

Về nghiên cứu văn hóa Chăm

– Văn học Chăm – Khái luận, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994.
– Văn học dân gian Chăm – Ca dao, Tục ngữ, câu đố.
+ In lần thứ nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995.
+ In lần thứ hai: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2006.
– Văn học Chăm – Trường ca, sưu tầm – nghiên cứu.
+ In lần nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995.
+ In lần thứ hai: NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
– Từ điển Chăm – Việt (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, H., 1995.
– Từ điển Việt – Chăm (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, H., 1996.
– Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, tiểu luận
+ In lần thứ nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1999.
+ In lần thứ hai: NXB Văn học, H., 2003.
+ In lần thứ ba: NXB Văn học, H., 2008.
– Tự học tiếng Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2003.
– Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường (viết chung), NXB Giáo dục, H., 2004.

Chủ biên

Tagalau, tuyển tập sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu Chăm (10 tập, 2000-09); Tủ sách văn học Chăm (10 tập, đã xuất bản 4 tập).

Giải thưởng chính

– CHCPI – Sorbonne (Pháp), Văn học Chăm I (1995).
– Hội đồng Dân tộc – Quốc hội khóa IX, Văn học Chăm II (1996).
– Hội Nhà văn Việt Nam, Tháp nắng (1997), Lễ tẩy trần tháng Tư (2003).
– Hội Văn học – Nghệ thuật các DTTS Việt Nam, Sinh nhật cây xương rồng (1998), Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại (2003), Ca dao – tục ngữ – thành ngữ – câu đố Chăm (2006).
– Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, Lễ tẩy trần tháng Tư (2005).
– Giải thưởng sách Việt Nam, Từ điển Việt – Chăm (2006).
– Tặng thưởng Work of the Month, Tienve.org, tháng 9.2006.
– Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Trường ca Chăm (2006).

Chúng ta rất biết ơn Inrasara đã dịch Trường Ca Bini – Cam ra Việt văn, để chúng ta có cơ hội thưởng thức một tuyệt tác văn chương Chăm, đồng thời hiểu biết thêm về văn minh Chăm và Chiêm quốc cũ. Hãy cùng nhau hướng lòng đến các anh em Chăm của chúng ta còn lại ngày nay.

Trường ca này gồm 164 câu. Phần tiếng Việt đi trước tiếng Chăm. Trong phần tiếng Việt có một số các ghi chú. Tất cả các chú giải này đều nằm ở cuối phần tiếng Việt.

Thành thật cám ơn anh Trần Can của Balme đã chia sẻ các thông tin quý báu này.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành
.

Những điều trông thấy mà…

Tôi vưà có hai chuyến điền dã tìm hiểu văn hoá cổ truyền của người Mnông ở tỉnh Đak Nông và người K’Ho ở tỉnh Lâm Đồng. Đây vốn là hai tộc người cùng chung ngữ hệ Môn – Khơmer, có rất nhiều điểm tương đồng về nghệ thuật diễn xướng goong – ching (bài bản ching, làn điệu dân ca, dân nhạc) và phong tục tập quán ( kiến trúc nhà, sản xuất nương rẫy, tang ma, cưới hỏi…). Điểm khác nhau cơ bản là: nếu trong chương trình sưu tầm sử thi đã thực hiện ở Tây Nguyên, các nhà khoa học “nhặt” được từ người Mnông hàng trăm tác phẩm trường ca – sử thi (ot, n’trong) đồ sộ, thì hình thức văn học truyền miệng độc đáo này (Yang yao) ở vùng người K’Ho chỉ còn là những trường đoạn đứt gãy. Thậm chí văn hoá truyền thống K’Ho hầu như chỉ lờ mờ trong ký ức người già (từ 70 mùa rẫy trở lên), lớp trung niên (từ 60 tuổi trở xuống) gần như chẳng còn nhớ gì nhiều .Tuối càng thấp thì sự hiểu biết về văn hoá tộc người của chính mình càng ít.

Giáo sư – Tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh , Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN đã từng có lần xót xa nhận xét “cái nghèo khiến các dân tộc còn giữ được văn hoá truyền thống”. (Điều này dưòng như mẫu thuẫn với một câu ngạn ngữ của người Việt, rằng “phú quý sinh lễ nghĩa” chăng? Bởi các tỉnh, huyện, xã miền xuôi khắp cả nước, chẳng đang đua nhau khôi phục các lễ hội truyền thống đó sao?).

Tuy nhiên, điều tôi muốn đề cập trước hết trong câu chuyện này, chưa phải về văn hoá cổ truyền, mà là về đời sống của hai tộc người tương đối gần gũi về phong tục tập quán, ở hai địa bàn khác nhau vừa nói đến ở trên.

Nói theo kiểu người Tây Nguyên chúng tôi phải tận mắt nhìn, phải tự tai nghe mới tin, thì :

– Đa số gia đình người Mnông ở các huyện Đăk Rlâp, Quảng Khê, Krông Nô, Đăk Song, thị xã Gia Nghĩa…thuộc tỉnh Đăk Nông mà chúng tôi đến, đều chưa thoát khỏi đói nghèo, do sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, thiếu đất. Tuy hầu hết đã chuyển từ nhà tranh sang nhà ván, nhà gạch,mái tôn, nhưng chỉ là những căn nhà cấp 4, diện tích hẹp. Có rất ít thanh niên người Mnông học tới trình độ cao đẳng và đại học.

Trò chuyện cùng chúng tôi, người dân đều có nguyện vọng được có đất để làm rẫy, may ra mới khỏi đói. Thậm chí có vùng còn đề nghị được chuyển cư đi tìm đất. Bà con cũng lý giải việc khó khôi phục lại văn hoá truyền thống, vì mọi lễ nghi, lễ hội đều liên quan tới lương thực, thực phẩm, mà điều đó hiện nay không thể giải quyết được.

– Người K’Ho ở tất cả những nơi chúng tôi đến (Lâm Hà, Lạc Dương, Đức Trọng, Di Linh,Dam Rông) đều có cuộc sống khá hơn hẳn, đặc biệt những nhà làm cà phê, hoặc chuyên canh rau & hoa (những vùng làm lúa tuy không giàu có bằng, nhưng cũng không bị đói). Rất nhiều gia đình xây nhà dạng biệt thự khang trang, đầy đủ tiện nghi (ti vi, bếp ga, máy giặt, tủ lạnh…). Người K’Ho là một trong những dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên có đông trí thức nhất.

Trao đổi điều này với những người nông dân K’Ho mà chúng tôi gặp, bà con đều cho rằng: mặc dù kỹ thuật chưa cao, nhưng do có đất sản xuất, nên thu nhập đủ sống, đủ nuôi con ăn học. Nhưng khi chúng tôi hỏi “con cháu mình biết gì về văn hoá tộc người mình?”, hầu hết đều trả lời “ không biết gì ngoài tiếng nói”. Họ cũng bày tỏ nguyện vọng muốn khôi phục lại văn hoá truyền thống, nhưng hầu hết không hiểu nên giữ lại cái gì, bỏ đi cái gì (bởi đa số là tín đồ đạo Thiên Chúa & Tin lành), nhất là khi không mấy ai còn biết truyền thống văn hoá của mình có những gì, ngoài gong ching vừa được quốc tế công nhận là di sản văn hoá nhân loại, thì ở nhiều vùng đã im tiếng từ vài chục năm nay.

Vậy là hai tộc người thiểu số Tây Nguyên, hai hiện trạng cuộc sống giàu nghèo khác nhau, nhưng đều đứng trước nguy cơ mất hẳn kho tàng văn hoá đã từng rất đồ sộ và có giá trị vô cùng quý báu của mình, mất “di sản văn hoá phi vật thể truyền khẩu của nhân loại”

Trước hết là việc đời sống kinh tế chênh lệch rõ rệt ở hai vùng. Người Mnông nghèo và vẫn bị đói là do thiếu đất sản xuất. Thật khó tin, nhưng đó là sự thật. Chuyện xa hơn một chút, tù trưởng N’Trang Gưh đã từng dẫn 600 người Bih, người Mnông bỏ bon lan lùi sâu vào rừng chống Pháp. Những năm 60 của thế kỷ XX, khi lập vùng căn cứ kháng chiến chống Mỹ, tỉnh Đăk Lak phải động viên một số hộ người Êđê từ Krông Ana bỏ buôn làng quê hương chuyển cư sang, để có thêm dân, vì cơ số người Mnông ở Krông nô quá ít. Cách mạng mà không có dân, không có chỗ dựa , làm sao thành công? Ấy vậy mà ngày nay “số ít” những chủ nhân đích thực ấy, lại không có đủ đất canh tác để đảm bảo đời sống, chỉ no đủ thôi, chưa dám mơ tới giàu có, là sao?

Sau nữa là biện pháp bảo tồn một trong những “vùng văn hoá cồng chiêng” Tây Nguyên thì thế nào nhỉ? Thể theo ý nguyện của bà con, ấy là cần lắm những cán bộ văn hoá là người chính dân tộc mình, để cùng nhau bàn bạc, lựa chọn cái gì phù hợp mà bảo vệ lấy “ nó” cho khỏi mất đi. Đấy, cứ ngoái lại mà xem, nếu là người bản địa tham gia vào chương trình, thì đâu đến nỗi đêm khai mạc cồng chiêng quốc tế ở Gia lai bị đông đảo khán giả chê bai vì sự thiếu tôn trọng chính chủ thể cồng chiêng đến thế? Mà có phải thiếu người đâu? Có tới hai Nghệ sỹ nhân dân chuyên ngành đạo diễn múa là người Bâhnar và Hrê ở đó đấy chứ. Nhưng họ có được nhúng tay vào đâu? Phải mời hẳn một công ty ở Hà Nội vào thực hiện, mới thành công chứ.

Thêm một câu chuyện nho nhỏ : có người tự cho là tâm huyết, có ý thức trách nhiệm, đã đến tận xã Nhân Cơ, nơi đang triển khai dự án Bôxit ở tỉnh Đăk Nông xem tận mắt, rồi về lớn tiếng “mọi người nói sao chứ dự án chỉ lấy có rẫy của 3 hộ Mnông, đã đền bù thoả đáng rồi”. Vâng, nhưng có ai quan tâm đến một cái hồ có tên gọi “cá trê”, nơi mà mỗi năm một lần, các bon Mnông quanh vùng mang theo rượu cần, goong –ching, tụ tập cùng tát cá và ăn uống, múa hát chung ở đó, nay đã bị biến mất không? Xì ! Cái hồ là việc nhỏ.Số tiền đền bù ấy có thể mua được xe máy, xây nhà …tốt quá rồi còn gì? Cái đói nếu có đến là tại bà con không biết mua đất ở đâu mà sản xuất đấy, chứ có phải tại “ ông Boxit ” đâu ???

Buổi sáng đầu tiên chúng tôi ở trang trại Trung Nguyên tại M’Drăk,để bàn về việc chuẩn bị cho Festival cà phê quốc tế tại Đăk lăk năm 2010, một nhóm các nhà kinh tế trẻ, gồm toàn các Tiến sỹ vừa từ Hà Lan, Mỹ, Đài Loan về, đã thẳng thừng nhận xét “Soi lại lịch sử thì người Kinh chỉ giỏi đánh nhau, xâm chiếm đất đai, áp đặt lối sống của mình, chứ không hiểu và không biết cách bảo hộ văn hoá, không tôn trọng văn hoá ngay cả của chính mình lẫn của các dân tộc thiểu số khác ”.

Xin dành sự bình luận cho các bạn ghé qua “nhà” tôi nhé.

Linh Nga Niê Kdăm

Xin lỗi các dân tộc thiểu số

Chào các bạn,

Hôm nay mình muốn giới thiệu đến các bạn một vài mẫu tin thú vị, để chúng ta cùng suy nghĩ.

Ngày 13.2.2008, thủ tướng Úc Kevin Rudd, đại diện chính phủ và nước Úc, chính thức xin lỗi các bộ lạc thổ dân Úc về những chính sách và luật lệ của nước Úc đã “gây bi thảm, đau khổ và mất mát sâu đậm” cho bao nhiêu đời thổ dân đã qua.

Chính phủ Canada liền noi theo gương tốt. Ngày 12.6.2008, thủ tướng Canada Stephen Harper, đại diện chính phủ và nước Canada, chính thức xin lỗi các bộ lạc thổ dân da đỏ tại Canada, về những chính sách và luật lệ của Canada trong quá khứ để “giết chết người da đỏ trong lòng em bé thổ dân”. Thủ tướng nói: “Chính phủ Canada thành thật xin lỗi và xin được các dân tộc thổ dân của đất nước này tha thứ vì đã làm họ thất vọng một cách thâm sâu. Chúng tôi rất hối hận.”

Ngày 6.10.2009 vừa qua, Thượng Viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết xin lỗi thổ dân da đỏ Mỹ. Nghị quyết này chưa thể thành luật, cho đến khi được cả Hạ Viện đồng ý, và Tổng Thống ký ban hành. Dù vậy, nghị quyết cũng là một bước tiến đúng hướng.

Sau đây là nguyên văn bản thông báo của Ủy Ban Thượng Viện Mỹ Về Các Vấn Đề Liên Hệ Đến Người Da Đỏ

Để thông tin lập tức
Ngày 6.10.2009

Ủy Ban Thượng Viện Mỹ về Các Vấn Đề Liên Quan Đến Người Da Đỏ

Các Thượng nghị sĩ Brownback và Dorgan hoan nghênh việc Thượng Viện thông qua nghị quyết Xin Lỗi các Bộ Tộc Thổ Dân Mỹ.

Washingonton, DC – Các thượng nghị sĩ liên bang Sam Brownback (Cộng Hòa- Kansas) và Byron Dorgan (Dân Chủ-North Dakota) đã hoan nghênh việc Thượng viện thông qua Nghị Quyết Xin Lỗi Các Bộ Tộc Thổ Dân Mỹ, đề nghị sự xin lỗi của chính phủ Mỹ với Người Da Đỏ Mỹ. “Hành động của Thượng viện hôm nay là một bước tiến lớn cho liên hệ giữa chính phủ liên bang và Thổ Dân Mỹ,” Brownback nói. “Nghị quyết này nhằm tìm hòa giải và đề nghị sự xin lỗi chính thức đối với Thổ Dân Mỹ vì những lựa chọn gây đau đớn mà chính phủ liên bang đã làm trong quá khứ. Với nghị quyết này, chúng ta xác nhận những thất bại trong quá khứ và bày tỏ sự hối hận thành thật.”

Dorgan, chủ tịch Ủy Ban Thượng Viện về Các Vấn Đề Liên Quan Đến Người Da Đỏ, cùng đứng tên tác giả bảo trợ nghị quyết với Brownbach. Dorgan nói, “Rất khó để biết lịch sử của Những Người Mỹ Đầu Tiên [tức là các thổ dân] và chính sách phá hoại mà chính phủ của chúng ta thường dùng đối với họ, mà không cảm thấy tràn ngập buồn rầu và hối hận.”

Nghị Quyết Xin Lỗi Thổ Dân Mỹ được thông qua như một tu chính án cho Dự Luật Quốc Phòng. Nghị quyết này mang lời xin lỗi chính thức từ Nước Mỹ đến các chính quyền thổ dân và người thổ dân trong toàn quốc. Nghị quyết xin lỗi này không phải là sự cho phép, hoặc dùng như là giải quyết cho, các tranh chấp đang có với chính phủ, cũng như không giải quyết nhiều thử thách Thổ Dân Da Đỏ Mỹ đang gặp phải. Một Nghị Quyết Xin Lỗi Người Da Đỏ Mỹ đã được đưa ra Quốc Hội, và đã được Thượng viện thông qua năm 2008, nhưng đã không được thành luật.


Chúng ta có nguyên bản tiếng Anh của thông báo này dưới đây, cũng như một bài báo nói về việc Người Da Đỏ Mỹ tiếp tục làm việc để lobby với chính phủ về việc chính phủ xin lỗi chính thức.

Đó là chuyện đang xảy ra trên thế giới.

Còn chúng ta, chúng ta đã có bao giờ thấy ta đã làm cho bao nhiêu dân tộc thiểu số anh em đau khổ trong quá khứ?

Và chính sách của chúng ta đối với các dân tộc anh em thiểu số hiện nay có nâng đở, ủng hộ, đưa lên, hay chỉ là kéo dài bất công và đau khổ?

Ngày nào chúng ta, như là một dân tộc, thấy là chúng ta cần phải xin lỗi chính thức? Chính phủ chúng ta phải xin lỗi chính thức?

Trong thời gian chờ đợi một câu xin lỗi chính thức, chúng ta có thể làm được gì NGAY BÂY GIỜ để chấm dứt các áp bức vô tình hay cố ý, và để nâng cao tiếng nói, vị thế và quyền lợi của các dân tộc anh em thiểu số trong nước ta?

Hãy thành thật nhìn lại lòng mình và chính sách của mình trước con tim của chính mình và Chúa hay Phật của mình.

Chúc các bạn một ngày thành thật.

Mến,

Hoành

.

For Immediate Release
10/07/09
Email This
Print This
BROWNBACK, DORGAN APPLAUD SENATE PASSAGE OF NATIVE AMERICAN APOLOGY RESOLUTION
WSAHINGTON, DC – U.S. Senators Sam Brownback (R-KS) and Byron Dorgan (D-ND) today applauded Senate passage of the Native American Apology Resolution, which offers an apology from the United States government to American Indians.    “The Senate’s action today is a big step for the relationship between the federal government and Native Americans,” said Brownback.  “The resolution seeks reconciliation and offers an official apology to Native Americans for the hurtful choices the federal government made in the past.  With this resolution we acknowledge previous failures and express sincere regrets.” Dorgan, Chairman of the Senate Committee on Indian Affairs, joined Brownback as co-sponsor of the amendment.  Dorgan said, “It is difficult to know the history of the First Americans and the destructive policies our government has too often followed regarding them, and not be filled with both sadness and regret.  It is appropriate that we, as a nation, express that sorrow and regret with this apology resolution.” The Native American Apology Resolution passed as an amendment to the Defense Appropriations bill.  The resolution extends a formal apology from the United States to tribal governments and Native American people nationwide.  The resolution of apology does not authorize or serve as a settlement of any claim against the United States and does not resolve many challenges still facing Native Americans.  The Native American Apology Resolution has been introduced in previous Congresses, and passed the Senate in 2008, but was not signed into la

.

Local American Indians Call for Formal Apology Print E-mail
By Natalie Bedell
Tuesday, November 24 2009 17:24
While families across the U.S. gather around their household tables this Thanksgiving, local members of the American Indian Society of Washington, D.C. will be meeting up with their own family — each other, for a potluck dinner at the Burgundy Community Center in Alexandria.

powwow Members of the American Indian Society (AIS) of Washington, D.C. celebrate Mother’s Day with a pow wow. (Photo: Courtesy Kathleen Dorn)

But, according to Michael Nephew of Falls Church, their table talk will be less about a pilgrim story of the past and more about catching up with one another.

Nephew, who serves as the organization’s president, saw the American Indian Society (AIS) as an opportunity for American Indians to get together with their brothers and sisters in the community when he moved to the area from New York years ago. He is an enrolled member of the Eastern Band of Cherokee Indians, as well as being part of Seneca and Cayuga.

Nephew first heard the story of Thanksgiving when he was a young boy, but said he “ironically heard very little” about Native American Indian history during his high-school years.

He said the biggest misconception about how Thanksgiving is taught in public schools is the “fighting that occurred shortly afterwards between [the settlers] and Native Americans often goes unmentioned.”

The holiday story traditionally taught in classrooms is a happy one of pilgrims who were befriended by the Natives, taught to hunt and gather and showed their gratitude with a shared meal. However, Nephew recalled a slightly different version of the feel-good tale, one of bloodshed and greed.

“[The settlers] were biting the hand that fed them,” said Nephew, referring to various wars that took place soon following 1621, during which many Natives were killed by colonists.

One thing Nephew believes can heal the wounds of political and social distrust between modern-day American Indians and the U.S. government is a formal expression of remorse from the latter.

“I think there needs to be an apology,” said Nephew, citing the Canadian government’s apology to its indigenous tribes in 1998.

Nephew said he wouldn’t be able to show anyone the land where he played as a kid even if he wanted to.

“People don’t think [the government] is taking away Natives’ land today, but yes, it has happened. And it’s happened in our lifetime,” said Nephew.

And what about those who believe they shouldn’t have to apologize for something they didn’t personally do?

“Well, it might have been their parents, especially in this area, where so many parents are involved with the government at that time. It’s not as far back as some may think,” said Nephew.

AIS Treasurer Mary Sunbeam agreed, challenging President Obama to a second Thanksgiving — to which tribal chiefs are invited to the White House for a peace-offering meal.

“We have not been healed. No president has come forward. We’re not asking for money or retribution,” said Sunbeam, who added that “these kinds of forgiveness need to happen” and that American Indians are looking for it to come from “power sources who’ve been too lax.”

On Nov. 5, President Obama held the first annual White House Tribal Nations Conference at the Department of the Interior. Invited were leaders from each of the federally recognized tribes in the U.S., as Obama signed a memorandum directing “every Cabinet agency to give a detailed plan within 90 days of how … to improve tribal consultation.” A formal apology was not issued.

“At some point, [the U.S. government] needs to say, ‘This is what happened. It wasn’t a good thing for our country. It wasn’t a good thing for the tribal people,’ and to heal the pain where there’s no closure, just open wounds,” said Sunbeam, a member of the Cherokee Nation of the Appalachia tribe.

Aside from her AIS duties, Sunbeam serves as the president of Positive Education, Inc., designing and presenting courses on Native American Indian cultures to schools, businesses and religious organizations.

She said the only Native American education she’s heard of public-school students having are brief mentions during the second and sixth grade, but that “most teachers are not trained in college to teach Native American history.”

“Thank goodness they will call on people like me to teach these things. Even today’s immigrants coming to the U.S. will ask me if I am a real Indian because they’ve been told we’re all dead,” said Sunbeam.

She said the blame, however, doesn’t fall solely on government-run school systems, but equally in the laps of American Indians. Sunbeam added that, unlike the NAACP, the American Indian community has not had enough advocacy for more extensive education.

“We can’t say it’s the government’s fault. Where are we? We don’t have enough activism in our own culture,” said Sunbeam, who hopes to change that through her own curriculum. Her work has been acknowledged by the American Association of Community Colleges with a Northern Virginia Community College Model Program Award.

As far as an organization comparable to the NAACP, Nephew said the Association is racially categorized, whereas “the tribal government is a political entity.”

“Part of the reason why there isn’t something like [the NAACP] for American Indians is people from each tribe have to make sure their particular tribe survives as opposed to recognizing all Natives and trying to lend support to other tribes,” said Nephew.

Still, Sunbeam believes U.S. politics play a critical role in Native American history teachings, or lack thereof, in today’s schools.

“The bottom line is education is political,” said Sunbeam, who suggested the U.S. government incorporate Native American history into the U.S. citizenry test.

michaelnephew Michael Nephew, President, American Indian Society of Washington, D.C. (Photo: News-Press)

As far as Thanksgiving, Sunbeam and Nephew agreed that the holiday’s theme is a bit novel, given that expressing thanks is a culturally embedded part of their everyday lives and not just a one-day event.“What came to be known as the first Thanksgiving was the idea of sharing food for people in need. It wasn’t a kindness thing; it was something you just do. It wasn’t religious, though it became so later on,” said Sunbeam, who added that “giving thanks to God, the great source, for weather to produce a harvest was always part of her culture” growing up.

She recalled being taunted by her peers in grade school for once bringing a dandelion sandwich to school.

“Nowadays, people go to GNC and buy dandelion root, the weed in their yard they find a nuisance. But when I was a kid, I was taught it was nature’s product for organs after the winter time and your body gets sluggish,” said Sunbeam, who garnered more than a few chuckles as a little girl with green stuff in her teeth. Taking the high road even then, she said she looked at it as “their ignorance, and I tried to educate them.”

Nephew recalled being looked to in high school from his peers as a historical fact checker. Still offering up the facts today, he works alongside other AIS leaders, to speak at government agencies and private schools about his culture’s historical footprint.

As far as Sunbeam’s message to open ears she encounters, she said, “Save money on the self-help books. We all have a belly button. We’re all one human race. I’m working on getting that message across.”

There are 564 federally recognized tribes in the U.S. To this day, neither Virginia, Maryland nor Washington, D.C. have federally recognized tribes, leaving people within those tribes ineligible for federal funds ranging from health care to housing assistance.

Both Rep. Jim Moran and Sen. Jim Webb sponsored legislation this year granting federal recognition to six Virginia Indian tribes, which was OK’d by the House in June.

As of Oct. 22, the Indian Tribes of Virginia Federal Recognition Act of 2009 passed in the Senate Committee on Indian Affairs.