Cây Giáng Sinh trên thế giới

Chào cả nhà,

Giáng Sinh đã gần kề. Khắp mọi nơi đèn đã giăng, hang đá đã sáng, và cây Giáng Sinh đã rực. Mình mới làm xong file PPS này về các cây Giáng Sinh nổi tiếng trên thế giới, để chia sẻ không khí Giáng Sinh tưng bừng với Vườn Chuối.

Nhạc nền là The Drummer Boy và Silent Night for Josh Groban trình bày.

Mời các bạn click vào ảnh dưới đây.

Chúc cả nhà một mùa Giáng Sinh tràn đầy ơn thánh!

Bình an & Sức khỏe, 🙂

Túy-Phượng
.


.

Hoành viết: Hôm nay 19.12.09 tuyết nhiều quá nên mình chụp môt tấm ảnh gởi đến các bạn. Tuyết vẫn đang rơi ngoài trời. Nghe nói có thể lên gần 2m. Tiện thể gởi tấm ảnh tuyết đầu mùa hôm 6.12.09 luôn.

Tuyết đầu mùa 6.12.09 Một góc vườn thiền mà mình, và nhà hàng xóm phía sau


.

Tuyết 19.12.09 Đường đi và nhà đối diện nhà mình (Đứng trong nhà, chụp qua cửa kiếng, vì lạnh quá, không ra ngoài. Hai cây thông trước ảnh là đường cửa nhà mình đi ra.)

Gia Đình Là Tuyệt Tác

Trong cuộc sống gia đình, tình yêu là chất nhờn làm êm dịu bớt ma sát, là xi măng kết nối, và là âm nhạc đem lại hòa hợp

Nắng dịch

In family life, love is the oil that eases friction, the cement that binds closer together, and the music that brings harmony.

~Eva Burrows

Gia đình là một trong những tuyệt tác của tạo hóa

Nắng dịch

The family is one of nature’s masterpieces.

~George Santayana

An Bình Từ Nội Tâm

Nếu con muốn trải nghiệm an bình, hãy đem an bình cho người khác.

Bằng Lăng Tím dịch

If you wish to experience peace, provide peace for another.

~Tenzin Gyatso, The 14th Dalai Lama

Khi bạn thấy an bình nội tâm, bạn trở thành kiểu người có thể sống hòa bình với người khác

Bằng Lăng Tím dịch

When you find peace within yourself, you become the kind of person who can live at peace with others.

~Peace Pilgrim

Tình Biển Núi

Biển tự tình với Núi
Ai đắp Núi non cao
Lòng Núi lại xôn xao
Ai đào sâu Biển thế.
****

Suốt một đời dương thế
Biển luôn luôn dạt dào
Hòa cùng Núi tâm giao
Ân tình trao và nhận.
****
Tháng năm dài vô tận
Biển gợn sóng dâng trào
Núi quyện với trăng sao
Thì thầm mây gửi gió.
****
Khao khát lời yêu ngỏ
Núi Biển vẫn đợi chờ
Khiến con sóng xô bờ
Vỗ về cùng năm tháng.
****
Trời thu trăng trong sáng
Biển in Núi vào lòng
Tỏa hơi thở ấm nồng
Núi say tình Biển mặn.

HỒNG PHÚC

Lời ru bên nôi

I
Búp bê ơi ngủ với em
Trong vòng tay mẹ dịu hiền đan nôi
Lời ru lấp lánh nắng trời
Lời ru mát rượi xanh ngời cỏ non
Cò gầy rỉa cánh chon von
Ngón gầy mẹ đậu trên làn tóc tơ
Em cười hồng cả giấc mơ
Sữa thơm mẹ chảy vào thơ êm đềm
Búp bê ơi ngủ cùng em
Lời ru mẹ đã giăng mềm quanh nôi

II
Mùa xuân trở lại
khi con mới là giọt sương
Niềm vui cháy mãi
Vì con thắp lửa yêu thương

Thương ngời xanh mắt ban mai
Tràn trề ánh nhìn tin cậy
Thương hồng má lúm tròn xoay
Thơm nồng nàn như sữa vậy

Con choàng cánh tay bé xíu
Mẹ nghe ấm cả thân mình
Con cười trong veo nắng vỡ
Đêm dài cũng vội bình minh

Riêng con thật là của mẹ
Đôi bóng nhỏ nhoi giữa đời
Đường xa lỡ mềm chân ngã
Có con níu dậy, lại vui.

Hoàng Thiên Nga

Từ Chuyện Cây Bàng Trong Sân Trường

Sân trường tháng muời hai luôn đặc biệt bởi những chiếc lá bàng. Cây bàng không biết từ lúc nào đã tự nhuộm mình thành đỏ ối như một ngọn đuốc khổng lồ, cứ thầm lặng cháy trong trời đông xám lạnh. Mỗi ngày, ngọn đuốc ấy lại hao mòn đi một ít sắc đỏ vì những chiếc lá rụng.

Tháng mười hai Tây Nguyên cũng đã bắt đầu mùa gió, nên vừa rời cành lá bàng đã được gió đón lấy, nâng trên đôi cánh của mình mà đưa đi tít xa. Có những chiếc lá không theo gió, chỉ chao nhẹ đáp xuống rồi nằm thảnh thơi trên mặt đất, làm nên một tấm thảm màu nâu đỏ, đẹp đến ngỡ ngàng.

Cô giáo dạy văn mê đắm lá bàng, cứ ngẩn người xuýt xoa không ngớt trước vẻ xao xác của sân trường mùa lá rụng. Rồi tiếc nuối hụt hẩng khi thấy học trò của mình quét sạch lá rụng…
Không chỉ quét lá rụng, học trò còn leo lên cây tuốt hết những chiếc lá đã chín màu nâu đỏ, tuốt cả những chiếc lá mới chỉ vương chút nâu vàng… Lá bàng bị cưỡng bức rụng ào ào xuống sân trường.
Rồi trong chốc lát, tất cả những chiếc lá như những mảnh màu ấm áp tuyệt đẹp, đã bị dồn hết vào trong bao tải. Học trò mang những bao lá bàng ra để ở một góc đường, xe rác sẽ đến và mang chúng đi…

Thầy giáo phụ trách cơ sở vật chất của trường không thích lá bàng rụng, không thích màu sắc quá chói gắt của lá bàng trong mùa đông, không thích sự bay tung, sự sóng soãi, sự rực cháy của nó trên sân trường. Sân trường đầy lá rụng, trông chẳng giống sân trường một chút nào, trông cứ luộm thuộm như một công viên hay một góc rừng… Thầy muốn sân trường phải thật sạch sẽ thật nghiêm trang như một ông giáo mặc veston trong ngày khai giảng!

Cho học sinh tuốt sạch lá bàng! Không để cho cây bàng tự do sống đời sống của nó!
Không để cho tụi học trò ngớ ngẩn dạo qua dạo lại trong sân trường, nhặt mấy chiếc lá đỏ, lật đi lật lại trên tay mà ngắm nghía, mà xuýt xoa!
Không để cho cô giáo dạy văn đang giảng bài chợt sững người nhìn chiếc lá bàng vừa bay vào lớp. Rồi nhặt chiếc lá mà liên hệ với học trò về sự hữu hạn của mỗi đời sống trong vô hạn của thời gian. Sự cần thiết phải nỗ lực của mỗi con người, để có thể đi qua cuộc đời một cách lương thiện, đoàng hoàng, đẹp đẽ. Như chiếc lá bàng đã sống trọn đời với màu xanh trên cành làm nên bóng mát, rồi chọn một cái chết đẹp, với màu sắc rực lên, cháy đến tận cùng, dâng hiến đến tận cùng cho mùa đông, làm nên một đốm lửa ấm áp sưởi ấm không gian lạnh lẽo trước khi tan biến vào cát bụi đất đai!

Cô giáo dạy văn nhớ bài thơ Mùa lá rụng của Ôn ga Bec gôn với lời đề dẫn: Mùa thu ở Matxcơva người ta treo những tấm biển trên các đại lộ với dòng chữ: Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng… Và tiếc rằng, thầy giáo phụ trách cơ sở vật chất của trường, có thể không biết bài thơ đó. Không biết rằng ở nhiều nơi những chiếc lá vàng óng kia, đang được bảo vệ cẩn trọng như những báu vật.

Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả…
Matxcơva, lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ
Những tấm biển treo dọc theo đại lộ
Nhắc ai đi ngang dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trên đời
“Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng”



Bảo vệ từng chiếc lá cây trong mùa cây rụng lá, hoặc leo lên cây tuốt sạch hết lá vàng, hoặc bẻ đến kỳ hết những chùm trái bằng lăng khô khốc .. Đó không chỉ là những hành xử của con người với cây cỏ thiên nhiên. Đó còn là biểu hiện quan điểm của mỗi người về cái đẹp. Trong môi trường sư phạm, đó còn là quan điểm về vấn đề giáo dục cái chân, cái thiện, cái mỹ cho mỗi học sinh.

Nhưng làm sao có thể trách được người không biết. Mà vẻ đẹp kỳ diệu trong từng chiếc lá rụng, có phải ai cũng nhận biết hết cả đâu. Đâu phải ai cũng có thể tưởng tượng rằng ngày xưa, cái ngày xưa Thơ Mới đó, Xuân Diệu cũng đã từng choáng ngợp trước cây bàng lá đỏ mà viết:

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Những cây bàng trong sân trường giờ đã trơ trụi lá, nhưng vẫn đẹp một vẻ rất riêng. Cành nhánh trên thân cây khẳng khiu trông như những cánh tay dang rộng, phả lên bầu trời cái màu khói sương bãng lãng.

Rồi ít lâu sau, bàng sẽ nhú lộc. Những mầm non đỏ tươi đậu chi chít trên cành như minh chứng cho sự trẻ trung, cho sức sống cuồn cuộn rạo rực chảy tuôn sau lớp vỏ dày nứt nẻ.
Rồi lá bàng sẽ to ra dựng đứng như tai thỏ.
Rồi lá bàng sẽ nhanh chóng lớn nữa, xoè rộng, tạo nên một vòm bình yên với tầng tầng lớp lớp lá non xanh như ngọc.
Rồi đến lúc tiếng ve báo hè vang dậy, dưới những tán lá bàng sẽ có những cô cậu học trò ngồi học bài.. Họ hái chiếc lá bàng ghi vài câu thơ vào đó, có khi tặng bạn, có khi ngần ngại ép vào cuốn sách mang về…
.


Xã hội càng hiện đại, những khoảnh khắc xúc cảm lãng mạn như vậy, phải chăng càng cần thiết? Phải chăng nhờ vào đó, bao tâm hồn của thế hệ trẻ sẽ có cơ hội cân bằng trước những xơ cứng của máy móc, của thao tác nhấp chuột tìm bạn bè, tìm trò chơi, tìm thông tin trên net?
Cũng như vò trong tay một lá cỏ hăng hắc, nghe bên tai lảnh lót một tiếng chim, phải chăng là một cách di dưỡng tinh thần, để con người chúng ta bớt cằn cỗi với café uống liền, trà xanh chai nhựa, nước trái cây đóng lon, cùng bao nhiêu sản phẩm đóng hộp khác, nhan nhãn trong xã hội hiện thời?

Vì vậy, hạnh phúc thay cho những ngôi trường có khuôn viên rộng, có nhiều cỏ cây, có bóng mát, mùi hương và tiếng chim. Để thiên nhiên, bậc thầy kỳ diệu, dạy cho những học sinh, những tâm hồn bé bỏng tình yêu cái đẹp, cái thiện…
Học sinh sẽ tự nhận biết trong mỗi cành cây ngọn cỏ, bài học về sự cho đi và nhận được, sự có mặt và khuất lấp, sự mạnh mẽ vươn dậy của những tạo vật mỏng manh.

Học sinh sẽ tự nhận biết thời gian đi qua, bốn mùa đi qua, không chỉ trên những tờ lịch, những con số đếm ngày đếm tháng vô hồn, mà còn trong sự luân chuyển đâm chồi, ra hoa, rụng lá của cây cối..

Yêu cái đẹp cái thiện học sinh sẽ biết hành xử hướng tới cái đẹp cái thiện. Nâng niu một chiếc lá, học sinh sẽ biết nâng niu một số phận, Ngắm nhìn một bông hoa, học sinh sẽ biết trân trọng, ngưỡng mộ một tài năng. Đứng trước một chùm quả, học sinh sẽ phải suy ngẫm về việc cần nghiêm túc, cần nỗ lực trong học tập, trong lao động để có được những thành công thực sự trong đời…

Yêu cây cỏ trong sân trường, học sinh sẽ còn thấy gắn bó hơn với thầy cô, bè bạn, những giờ học, giờ chơi, những hồn nhiên của lứa tuổi mình đang sung sướng được sống.
Và từ lòng yêu cây cỏ, gia đình, mái trường, thầy cô bè bạn, những học sinh, những công dân tương lai của đất nước, sẽ ý thức rõ hơn, nuôi dưỡng sâu xa hơn trong lòng họ tình yêu tổ quốc.
Để khi tổ quốc cần, họ biết nỗ lực bảo vệ hoặc dựng xây. Bởi vì, như nhà văn I li a Ê ren bua đã viết: Lòng yêu tổ quốc bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng trước cửa nhà, yêu con đường nhỏ dẫn ra bờ sông, yêu mái nhà tranh, yêu đồng lúa chín…

Đinh Thị Như Thúy

Giáng Sinh ư ? Hãy đến một nơi xa lạ!

Tôi nhớ có người nói rằng: “Giáng Sinh luôn luôn là khoảnh khắc bạn cảm thấy nhớ nhà – kể cả khi bạn vẫn đang ở nhà” (*) Ấy vậy mà mười năm nay tôi đã phải đón Noel ở Sài Gòn, hỏi sao tôi không nhớ nhà cho được.

Tôi lớn lên giữa một xứ đạo. Và ký ức về Noel đầu tiên của tôi là năm bảy tuổi, khi tôi được chọn vào đội thiên thần múa bài “Cao cung lên” ở nhà thờ trong buổi lễ nửa đêm. Lần đó, tôi đã khóc đến sưng mắt để đòi ba phải cho tôi uốn tóc xoăn, và mẹ phải may cho tôi một cái áo đầm trắng. Phải vậy chứ, vì tất cả các thiên thần đều có mái tóc xoăn, mang áo trắng và đeo một đôi cánh cũng trắng tinh. Mất bao nhiêu nước mắt thuyết phục, đến khi ba mẹ tôi đồng ý thì hỡi ôi, tôi bị loại khỏi đội múa vì…tay chân cứng quá!

Để xoa dịu nỗi buồn của cô gái nhỏ, tất cả những người lớn trong gia đình đã làm tất cả để Giáng Sinh năm ấy trở thành một sự kiện tuyệt vời nhất trong đời tôi. Có lẽ vì vậy mà từ đó Giáng Sinh đã trở nên rất quan trọng với tôi! Cậu làm cho tôi một chiếc đèn ngôi sao thật lớn. Dì tôi làm bánh buche, mẹ ngâm dâu tây…Cả nhà cùng nhau thiết kế một hang đá khổng lồ với cây lồ ô, rơm và bao xi măng, dựng “cây thông” bằng cành dương đính bông gòn và kim tuyến, treo đèn rực rỡ hơn bất cứ nhà nào trong xóm. Chúng tôi ăn Réveillon với nồi cháo gà vàng ngậy, thơm phức của bà ngoại…

Nhưng điều đặc biệt nhất đối với tôi, đó là Ba Mẹ đã quyết định đưa tôi đi lễ nửa đêm ở một giáo xứ khác, để tôi không phải chạnh lòng khi thấy bạn bè múa “Cao cung lên” trong đôi cánh thiên thần. Đó là một giáo đường lạ, với những giáo dân tôi chưa từng gặp bao giờ. Nhưng chính khung cảnh náo nhiệt, ấm cúng, sự hồ hởi vui mừng của tất cả mọi người, bài thánh ca quen thuộc “Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng….” đã khiến tôi cảm thấy mọi thứ đều vô cùng thân thuộc.

Rất nhiều năm đón Noel ở Sài Gòn, nỗi nhớ quê nhà luôn tràn ngập trong tim, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy cô đơn hay buồn chán. Bởi mỗi một đêm Giáng Sinh, tôi đều tìm đến một nơi hoàn toàn xa lạ, chưa đặt chân đến bao giờ. Có năm, tôi không đi lễ ở nhà thờ quen mà ghé thánh đường nhỏ tên là “Phanxicô khó khăn” trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Có năm, tôi đi dự lễ hội hoá trang ở một trường Đại học với người bạn mới quen. Năm sau, tôi tham gia đội tình nguyện mặc áo ông già Noel đi phát quà cho trẻ em đường phố ở Tao Đàn. Một lần khác, tôi xin một chân bán hàng thời vụ tại một cửa hàng bán đồ trang trí cây thông trước cửa Nhà thờ Tân Định. Nhưng cũng có lúc, không có cuộc hẹn nào cho đêm Giáng Sinh, tôi đã một mình bước chân vào quán cà phê lạ, ngồi đối diện với cây nến nhỏ và lặng ngắm những cặp tình nhân…

Giáng Sinh, đó là một thời điểm đặc biệt, không chỉ về mặt tôn giáo. Nó là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm, có lẽ chỉ sau Tết Nguyên đán. Ngay từ đầu tháng mười hai, ông già Noel đã dạo những bước đầu tiên trên đường phố Sài Gòn. Các cửa hiệu đều trang trí chủ đạo ba màu trắng, xanh lá và đỏ sậm, những con phố chuyên bán cây thông và đồ trang trí bắt đầu nhộn nhịp. Các shop bán quần áo và đồ chơi trẻ em treo lủng lẳng những dây dài các bộ quần áo Noel đỏ rực. Các trung tâm thương mại lớn giăng đèn và dựng cây thông khổng lồ với tượng ông già Tuyết bên cỗ xe tuần lộc…Phố Sài Gòn nhộn nhịp đến từng nhịp chân đi…

Nhưng dưới mắt tôi, Giáng Sinh là thời điểm đặc biệt còn vì một lý do khác. Nếu như bạn ở xa nhà vào khoảnh khắc Giao thừa tết Nguyên đán, cảm giác lớn nhất có lẽ là nỗi cô đơn. Ngay cả khi bạn đang đứng giữa một buổi party đông đúc, một quán cà phê quen, những người bạn thân thiết. Khoảnh khắc Giao thừa luôn khiến bạn nhận ra một khoảng cách nhất định với những người khác và ngay lập tức bạn muốn trở về căn nhà ấm áp của mình bên những người ruột thịt. Đó là khoảnh khắc bất cứ ai cũng thấy lòng chùng xuống một cách vô thức, thu mình lại trong nỗi khát khao được trở về.

Giáng Sinh thì khác, một thời điểm không có lý do gì để buồn. Một niềm hân hoan rõ rệt in trên mỗi gương mặt dù lạ hay quen. Một không khí nhộn nhịp, ấm cúng, đầy chia sẻ và cởi mở hiện diện ở bất cứ đâu sẽ khiến bạn không cảm thấy e dè khi phải là người lạ. Đón Giao thừa ở nhà người khác thì thật vô duyên và lạc lõng, nhưng ăn Réveillon ở nhà bè bạn lại là những khoảnh khắc tuyệt vời.

Đối với tôi, Giáng Sinh luôn là thời điểm giúp tôi nhận ra những khía cạnh tốt đẹp ở người khác một cách dễ dàng nhất. Những con người này, tôi có thể đã gặp họ đâu đó trên đường, khi họ càu nhàu vì khói bụi, nhăn nhó và bẳn gắt vì những chuyện bực mình ở gia đình hay nơi công sở. Bình thường họ trưng ra những bộ mặt có thể đáng ghét biết bao nhiêu, nhưng vào đêm Noel, họ ăn mặc rất đẹp, họ cười nói một cách thoải mái và vui vẻ! Họ thân thiện và đáng yêu! Cũng như tôi, họ cảm thấy dễ chịu, bình an, trái tim mở rộng và sẵn sàng chia sẻ niềm vui.

Vì vậy, tôi gọi Giáng Sinh là thời điểm tốt nhất để bắt đầu một tình bạn! Hãy đến một nơi xa lạ vào đêm Giáng Sinh. Biết đâu bạn sẽ gặp tôi ở đó, với nụ cười trên môi, tôi sẽ chúc bạn câu này: “Cầu cho niềm vui của hôm nay luôn tràn đầy ân phúc, và mỗi con đường đều dẫn đến bình an.(**) Giáng Sinh vui vẻ !

Đông Vy

Chú thích:

* Carol Nelson

** Agnes M. Pharo

Sóng Lớn

Vào đầu thời Minh Trị Thiên Hoàng có một võ sĩ đánh vật tên là O-nami, tức là Sóng Lớn.

O-nami rất mạnh và giỏi về nghệ thuật đánh vật. Trong những trận đấu riêng, O-nami thắng cả thầy của mình, nhưng khi ra trước đám đông O-nami lại quá rụt rè đến nỗi chính học trò của anh cũng vật anh được.

O-name nghĩ là mình nên tìm một thiền sư giúp đở. Hakuju, một thiền sư lang thang, đang dừng chân tại một chùa gần đó, nên O-nami đến gặp và kể về khó khăn lớn của mình.

“Sóng Lớn là tên của anh,” thiền sư tư vấn, “vậy thì ở lại chùa tối nay. Tưởng tượng anh là những ngọn sóng lớn đó. Anh không còn là võ sĩ đánh vật hay sợ nữa. Anh là những đợt sóng vĩ đại quét sạch tất cả những gì đứng trước mặt, nuốt sạch tất cả những gì sóng đi qua. Tưởng tượng thế và anh sẽ là võ sĩ đánh vật siêu đẳng nhất nước.”

Vị thầy lui về. O-nami ngồi thiền cố gắng tưởng tượng mình là sóng. Anh nghĩ đến rất nhiều chuyện. Rồi dần dần cảm giác là sóng tăng thêm. Càng về đêm những lọn sóng càng lớn hơn. Sóng cuốn trôi những cánh hoa trong các lọ hoa. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập nước. Trước khi trời hừng đông, cả ngôi chùa chẳng còn là gì nữa ngoại trừ sóng lên sóng xuống của đại dương.

Sáng ra vị thầy thấy O-nami vẫn còn thiền định, với nét cười thoáng hiện trên mặt. Thiền sư vỗ vai chàng võ sĩ. “Bây giờ chẳng còn điều gì có thể làm phiền anh,” thầy nói. “Anh là những đợt sóng đó. Anh sẽ quét sạch mọi thứ trước mặt anh.”

Ngày đó O-nami thi đấu và thắng. Từ đấy, không còn ai ở Nhật có thể thắng O-nami.

Bình:

• Tất cả các võ sư đều biết rằng, khi đấu, nếu tài và sức chỉ hơn nhau một 8 một 10, thì quyết tâm và bình tĩnh quyết định thắng bại đến 70%, 20% là may rủi, và 10% là tài và sức.

Đa số mọi phấn đấu của ta về mọi vấn đề trên đời cũng đều như thế.

• O-nami ra trước đám đông bị “cái lo” về đám đông làm tư tưởng không tập trung được—Không biết họ có cười mình mập quá không? Hay là họ chê mình đấu dở?

• Thiền sư chỉ O-nami cách tập trung tư tưởng vào MỘT điều duy nhất—hình ảnh các đợt sóng. Đây là bước căn bản đầu tiên của thiền định–tập trung vào MỘT điều duy nhất: hơi thở, hay bước đi, hay các hành động rửa bát, hoặc quét nhà, v.v… Tư tưởng tập trung vào một điều sẽ không chạy tán loạn.

• Dùng hình ảnh Sóng Lớn ở đây để tập trung tư tưởng còn có thêm hai điều lợi. Thứ nhất, đây là tên của O-nami, rất quen thuộc với anh, dễ tập trung tư tưởng. Thư hai, đây là hình ảnh mạnh mẽ chiến thắng. Tốt cho võ sĩ xông trận. Vị thiền sư này đúng là thầy rất giỏi về thiền định, nên cho bài học một công hai ba chuyện.

• Ngồi thiền thường là như thế: Ban đầu cứ “nghĩ đến rất nhiều chuyện”, rồi tư tưởng mới tập trung vào hình ảnh mình đang “quán” từ từ, càng lâu càng mạnh và càng rõ.

• Ảnh hưởng đổi đen thành trắng trong chỉ một đêm như ở đây, thì hơi hiếm. Thông thường ta cần nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm… tùy theo vấn đề, mức độ, và cơ duyên.

• Việc O-nami “quán” mình thành sóng đánh trôi hoa trên bàn thờ và nhận chìm luôn cả tượng Phật là một căn bản triết l‎ý rất quan trọng của Phật học: Phật ở trong ta, không có Phật ở ngoài. Câu của ngài Lâm Tế “phùng Phật sát Phật” (gặp Phật giết Phật) có nghĩa là thế: Không có Phật ngoài ta. (Nếu có vị Phật sống đi ngoài đường thì điều đó cũng chẳng quan trọng và ăn nhập gì tới mình cả).

Phật sống còn không có ngoài ta, huống chi là tượng Phật. Tượng để thờ tự chỉ là tượng gỗ giúp ta tập trung tư tưởng thôi, chẳng nghĩa lý gì cả. Thiền tổ Đơn Hà bảo một vị sư chẻ tượng Phật làm củi sưởi ấm, là để đánh đổ cái “chấp” vào tượng của sư.

Đừng hướng ý ra tượng ảnh hay Phật ở ngoài. Phật là tâm ta. Hướng vào tâm ta để tâm thanh tịnh thành Phật.

• Giác ngộ như là một cơn sóng thần dánh dạt tất cả vướng mắc trong tâm–hoa trên bàn thờ, tượng Phật, chùa chiền, đền đài lăng tẩm, tất cả thế giới, tất cả vũ trụ…

Không một mảy may vướng mắc sót lại. Tâm rỗng lặng hoàn toàn.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

.

Great Waves

In the early days of the Meiji era there lived a well-known wrestler called O-nami, Great Waves.

O-nami was immensly strong and knew the art of wresting. In his private bouts he defeated even his teacher, but in public was so bashful that his own pupils threw him.

O-nami felt he should go to a Zen master for help. Hakuju, a wandering teacher, was stopping in a little temple nearby, so O-nami went to see him and told him of his great trouble.

“Great Waves is your name,” the teacher advised, “so stay in this temple tonight. Imagine that you are those billows. You are no longer a wrestler who is afraid. You are those huge waves sweeping everything before them, swallowing all in their path. Do this and you will be the greatest wrestler in the land.”

The teacher retired. O-nami sat in meditation trying to imagine himself as waves. He thought of many different things. Then gradually he turned more and more to the feeling of waves. As the night advanced the waves became larger and larger. They swept away the flowers in their vases. Even the Buddha in the shrine was inundated. Before dawn the temple was nothing but the ebb and flow of an immense sea.

In the morning the teacher found O-nami meditating, a faint smile on his face. He patted the wrestler’s shoulder. “Now nothing can disturb you,” he said. “You are those waves. lYou will sweep everything before you.”

The same day O-nami entered the wrestling contests and won. After that, no one in Japan was able to defeat him.

#8

Lời nguyện Giáng Sinh

Chào các bạn,

Còn một tuần nữa là Giáng Sinh, nhưng mùa Giáng Sinh đã bắt đầu từ hôm Lễ Tạ Ơn ngày 26 tháng 11.

Để không khí mùa tình yêu thấm đượm Vườn Chuối, hôm nay chúng ta hãy cũng chia sẻ hai lời nguyện Giáng Sinh, một của thi sĩ lớn của thế giới người Scotland, Robert Louis Stevenson, và bài kia là của Martin Luther, vị linh mục ly khai, khởi xướng luồng tư tưởng mới trong Thiên chúa giáo ở thế kỷ 16, lập nên nhánh Thiên chúa giáo mới, gọi là Tin Lành ngày nay. Nhánh Tin Lành trực tiếp đến từ Martin Luther là Lutheran. Mình đã dịch hai bài này sang tiếng Việt.

Chúc các bạn và gia đình một mùa Giáng Sinh an hòa.

Mến,

Hoành

.

Lời Nguyện Giáng Sinh của Robert  Louis Stevenson

Hỡi chúa từ nhân, giúp chúng con nhớ ngày sinh của Chúa Giêsu
để chúng con có thể cùng hát ca với các thiên thần,
cùng mừng vui với những mục đồng,
và cùng thờ phụng với các hiền triết.
Hãy đóng cánh cửa thù hận
và mở cánh cửa tình yêu khắp thế giới.
Hãy cho nhân ái đến với mỗi món quà và thiện tâm đến với mỗi lời chúc tụng.
Hãy cứu chúng con khỏi sự dữ bằng hồng ân Chúa Kitô mang đến,
và dạy chúng con biết sướng vui với quả tim tinh khiết.
Xin buổi sáng Giáng Sinh sẽ làm chúng con mừng vui được là con của Chúa,
và đêm Giáng Sinh đưa chúng con vào giường với tâm ý tạ ơn,
thứ tha, và được tha thứ,
vì danh chúa Giêsu.
Amen

(Trần Đình Hoành dịch)

A Christmas Prayer by Robert Louis Stevenson

Loving God, Help us remember the birth of Jesus,
that we may share in the song of the angels,
the gladness of the shepherds,
and worship of the wise men.
Close the door of hate
and open the door of love all over the world.
Let kindness come with every gift and good desires with every greeting.
Deliver us from evil by the blessing which Christ brings,
and teach us to be merry with clear hearts.
May the Christmas morning make us happy to be thy children,
and Christmas evening bring us to our beds with grateful thoughts,
forgiving and forgiven, for Jesus’ sake. Amen.

Robert Louis Stevenson

Lời Nguyện Giáng Sinh của Martin Luther

Ô Giêsu dấu yêu, con thánh,
Hãy làm giường ngài sạch và êm
Trong tim con để tim trở thành
Phòng tĩnh lặng cho ngài ngày đêm

Tim con nhảy với từng niềm vui
Môi con không còn yên được nữa
Con phải hát với lời vui sướng
Bài hay nhất từ thuở nghìn xưa

Vinh danh Chúa trên các tầng trời
Giao hài nhi cho người trần trế
Thiên thần ca thánh hạnh muôn nơi
Năm mới vui cho toàn thế giới

(Trần Đình Hoành dịch)

Christmas Dinner prayer by Martin Luther

Ah, dearest Jesus, holy Child,
Make thee a bed, soft, undefiled,
Within my heart, that it may be
A quiet chamber kept for Thee.

My heart for very joy doth leap,
My lips no more can silence keep,
I too must sing, with joyful tongue,
That sweetest ancient song,

Glory to God in highest heaven,
Who unto man His Son hath given
While angels sing with pious mirth.
A glad new year to all the earth!