Chào các bạn,
Ariya Bini – Cam là một trong những thi phẩm cổ điển xuất sắc nhất của Chăm, nhưng ít được phổ biến. Nguyên tác và bản dịch Việt ngữ được Inrasara đưa ra lần đầu trong cuốn Văn học Chăm – khái luận, Nxb. Văn hóa Dân tộc, H., 1994.
Ariya Bini- Cam là hồi ký bằng thơ, ghi lại những hồi tưởng và cảm nhận của một hoàng thân Champa (thuộc tiểu quốc Chàm Panduranga, tức là Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) về tình yêu của chàng với nàng công chúa đến từ Makah (tiểu bang Kelantan, Malaysia), cũng như tình yêu của chàng đối với đất nước trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử Champa.
Cuộc tình tan vỡ, đất nước tiêu vong, Arya Bini – Cam là một tuyệt tác văn chương Chăm, thấm đẫm buồn đau và nước mắt…
Đọc bài dịch tiếng Việt ta cũng có thể nhận ra ngay dịch giả vừa là nhà thơ xuất sắc vừa là một học giả uyên thâm. Dịch giả là Inrasara (xem ảnh bên trên), tên thật là Phú Trạm, sinh 957 tại làng Chăm Caklaing – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Công việc đang làm của Inrasara là nghiên cứu văn hóa Chăm; làm thơ, viết văn, dịch & viết tiểu luận – phê bình văn học. Các tác phẩm của Inrasara đến nay gồm có:
Tác phẩm:
Về văn chương
– Tháp nắng – thơ và trường ca, NXB Thanh niên, H., 1996.
– Sinh nhật cây xương rồng – thơ song ngữ Việt Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1997.
– Hành hương em – thơ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh., 1999.
– Lễ tẩy trần tháng Tư – thơ và trường ca, NXB Hội Nhà văn, H., 2002.
– Inrasara – Thơ cho tuổi thơ, NXB Kim Đồng, H., 2003.
– The Purification Festival in April, thơ song ngữ Anh – Việt, NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2005.
– Chân dung Cát – tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, H., 2006.
– Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, NXB Hội Nhà văn, H., 2006.
– Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, tiểu luận-phê bình, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
– Song thoại với cái mới, tiểu luận, NXB Hội Nhà văn, H., 2008.Về nghiên cứu văn hóa Chăm
– Văn học Chăm – Khái luận, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994.
– Văn học dân gian Chăm – Ca dao, Tục ngữ, câu đố.
+ In lần thứ nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995.
+ In lần thứ hai: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2006.
– Văn học Chăm – Trường ca, sưu tầm – nghiên cứu.
+ In lần nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995.
+ In lần thứ hai: NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
– Từ điển Chăm – Việt (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, H., 1995.
– Từ điển Việt – Chăm (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, H., 1996.
– Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, tiểu luận
+ In lần thứ nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1999.
+ In lần thứ hai: NXB Văn học, H., 2003.
+ In lần thứ ba: NXB Văn học, H., 2008.
– Tự học tiếng Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2003.
– Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường (viết chung), NXB Giáo dục, H., 2004.Chủ biên
Tagalau, tuyển tập sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu Chăm (10 tập, 2000-09); Tủ sách văn học Chăm (10 tập, đã xuất bản 4 tập).
Giải thưởng chính
– CHCPI – Sorbonne (Pháp), Văn học Chăm I (1995).
– Hội đồng Dân tộc – Quốc hội khóa IX, Văn học Chăm II (1996).
– Hội Nhà văn Việt Nam, Tháp nắng (1997), Lễ tẩy trần tháng Tư (2003).
– Hội Văn học – Nghệ thuật các DTTS Việt Nam, Sinh nhật cây xương rồng (1998), Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại (2003), Ca dao – tục ngữ – thành ngữ – câu đố Chăm (2006).
– Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, Lễ tẩy trần tháng Tư (2005).
– Giải thưởng sách Việt Nam, Từ điển Việt – Chăm (2006).
– Tặng thưởng Work of the Month, Tienve.org, tháng 9.2006.
– Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Trường ca Chăm (2006).
Chúng ta rất biết ơn Inrasara đã dịch Trường Ca Bini – Cam ra Việt văn, để chúng ta có cơ hội thưởng thức một tuyệt tác văn chương Chăm, đồng thời hiểu biết thêm về văn minh Chăm và Chiêm quốc cũ. Hãy cùng nhau hướng lòng đến các anh em Chăm của chúng ta còn lại ngày nay.
Trường ca này gồm 164 câu. Phần tiếng Việt đi trước tiếng Chăm. Trong phần tiếng Việt có một số các ghi chú. Tất cả các chú giải này đều nằm ở cuối phần tiếng Việt.
Thành thật cám ơn anh Trần Can của Balme đã chia sẻ các thông tin quý báu này.
Chúc các bạn một ngày vui.
Mến,
Hoành
.
Cám ơn Trần Can đã giới thiệu một tác phẩm văn hóa lớn, không phải chỉ lớn trong văn hóa Chăm, mà lớn trong văn hóa Việt Nam.
Tại sao đa số chúng ta lại quá ngớ ngẩn để không biết đến các tác phẩm như thế này nhỉ?
ThíchThích
Mong ước của mình là những tuyệt tác văn chương này sẽ được đưa vào Văn Học Sử Việt Nam. Người Chăm đã là một cộng đồng của 54 dân tộc Việt thì không lí gì chúng ta phủ nhận văn hoá của họ. Văn hoá Chăm thực sự vẫn đang đứng bên lề.
Việc làm đó mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, nếu chúng ta muốn được yêu thương & tôn trọng thì trước hết chúng ta phải biết yêu thương và tôn trọng các dân tộc anh em chung sống trong cùng đất nước….
ThíchThích
Hi Trung,
Đưa vào văn học sử VN là điều đương nhiên rồi, với một tuyệt tác như vậy.
Nhưng đây là vấn đề thực tế. “Sử” là thực tế cuộc đời, và có được ghi vào “sách sử” hay không là do ý kiến của tác giả quyển sách sử. Vậy nếu muốn được ghi vào sách sử thì phải lobby với người tác giả đang viết sách thôi. Hoặc là nhà nước, nếu nhà nước “viết sử.”
Tuy nhiên điều quan trong và thực tế hơn là, nhiều người thấy được giá trị của tác phẩm. Nếu nhiều người quý nó, tự nhiên nó sẽ đi vào sách sử.
Và hiểu biết tác phẩm văn học của các dân tộc thiểu số anh em là nhiệm vụ của đám trí thức đa số–tức là trí thức người Kinh. Xem ra trí thức Kinh nói đến thi ca, âm nhạc, nghệ thuật, và văn hóa Mỹ hay Pháp thì rành, nhưng nói đến “anh em” mình thì mù tịt. Bởi vậy cho nên chính sách đối với các “anh em” không tồi và không áp bức sao được?
Mình chỉ mong là các trí thức Kinh thành thật một tí–đã nói là anh em, thì mình có nhiệm vụ hiểu biết “anh em.” Bỏ thởi giờ ra mà tìm hiểu, mua sách về đọc. Chẳng còn cách nào khác.
Đồng thời các trí thức dân tộc thiểu số cũng nên tìm cách quảng bá thông tin ra ngoài, như là chúng ta đang làm trên ĐCN.
Mình rất muốn có sử thi các dân tộc thiểu số để post lên ĐCN, nhưng tìm hoải chẳng thấy đâu, mặc dù có nghe nói ai đó đã xuất bản một quyển sử thi ở VN. Tại sao họ không cho một ít lên Internet, để quảng cáo cho sách?
ThíchThích
1. Di sản thế giới – Thánh địa Mỹ Sơn
2. Mình tình cờ thấy site này về một cố gắng bảo vệ văn hóa Chàm:
The International Federation of Champa
By Antonio Graceffo
Mosque in Kompong Cham
An international organization, based in Cambodia, hopes to preserve the language and culture of Cambodia’s ethnic Muslim minority.
The Kingdom of Champa, originating in the second century AD was one of the most powerful empires in Indochina, covering much of what is today, Vietnam, and parts of Cambodia. At the peak of its power, Champa toppled the Khmer capital, but was later defeated by King Jayavarman VII, in 1181. Although originally Hindu, the Cham converted to Islam, making them one of the only Islamic Kingdoms in the region. The kingdom eventually broke up, and the survivors were scattered throughout Asia. Today, Cham can be found in Vietnam, Cambodia, Thailand, the Philippines, Malaysia, the United States and Australia.
“It is a long time that the Cham have lost their culture.” Laments Mat Mot, a principle officer of the The International Federation of Champa. “Nearly everything disappeared 480 years ago. The language, education, and most of the religion were lost.”
Mat Mot, a Phnom Penh based Cham, has been working to organize the Cham in Vietnam, Cambodia, and the USA to form a single organization, dedicated to the revival of their cultural legacy. “Eighty percent of Cham in Phnom Penh don’t speak our language.” Complains Mat Mot. He goes on to say that in Phnom Penh there is not a single school dedicated to teaching the Cham language. The Cham are a unique racial group, of Indic/Malayic stock. The Cham language is of Malay origin. Centuries ago, the Cham had their own writing system, a Pali based alphabet, similar to modern Khmer, Thai, Burmese, and Shan.
The destruction and scattering of the kingdom was just the first major blow in a long series of struggles which would threaten the continued existence of the Cham culture. The first encroachments on the language came after the conversion to Islam, as devout Cham worshipers had to adopt Arabic script, in order to read the Koran. Later, religious teachers from Malaysia introduced their own alphabet and language as a mode of instruction. The separation of Kampuchea Krom combined with the bad political blood between Vietnam and Cambodia, created barriers, separating Cambodian Cham from their brethren. The Khmer Rouge years were particularly hard on the Cham community, as Cham were often singled out and killed, and many mosques were burned. After the war, Cham refugees of the Pol Pot regime were resettled in the USA and Australia, thousands of miles away from their community.
According to Mat Mot, 80% of the Cham population lives in poverty. A large percentage of those living on the river boats have never attended school. Lack of education and nutrition are further obstacles which may stand in the way reviving the Cham culture.
More of the Cham identity was lost in 1985, when the Cambodian government decided the politically correct name for Cham people would be Khmer Islam.
“Cham is a race. Our religion is Islam, but we are not Arabs and we are not the same as the Khmer. We have our own culture which we are losing.” aid Mat Mot, in reaction to the new name for his people.
Today, it is estimated that there are between 500 thousand and one million Cham in Cambodia. They are centered in: Kompong Chhnang, Battambamg, and in Phnom Penh. They are divided into two distinct groups, Cham Chweia and Cham Champa. The Cham Champa are the city dwellers, who are in the greatest danger of losing their language and culture. They have regular access to Khmer schools and Khmer society and consequently find themselves becoming “Khmerized.”
The Cham Chweia typically live on house boats, making a living from fishing the Tonle Sap and the Mekong. They speak the Cham language fluently and have less opportunity to integrate into larger Khmer society. Although most are illiterate, and cannot read the Koran, they follow a more traditional form of Islam, in which they pray five times a day. According to Mat Mot, most of the Cham Champa only pray on Fridays.
The culture of the Cham Champa seems to differ dramatically from village to village. “Some write Arabic, some write Malay, some write ancient Cham script.” Said Mat Mot, with a gesture of resignation.
Mat Mot hopes that through his organization, the Cham in the various regions of the world can communicate with each other and work to standardize their religion and language.
“We held a three country conference in 2006 (USA, Cambodia, and Vietnam). We are planning the next conference.”
One of the most concrete steps taken toward the goal of preserving Cham culture was the formation of the Cham Ethno Cultural Center, located in Kampong Chhnang Province. The center was funded by UNESCO, through the work of Dr. Thanh Dai.
“UNESCO gave us the money. Now we have a school to teach Cham language and culture to Cham as well as non-Cham people.”
ThíchThích
Trường ca hay quá.
Em không biết dịch giả Inrasara sau này có chú giải gì thêm các điển tích trong trường ca này không. Nếu có, em rất muốn đọc để hiểu hơn trường ca này.
Dịch giả dịch hay quá ạ.
Em cám ơn anh Inrasara, anh Can và anh Hoành đã đưa tác phẩm lớn này đến với nhiều người.
Em Hương
ThíchThích