Tân Nhạc Việt Nam – Nhạc Cổ Truyền – “Vua Muỗng” Trần Quang Hải và Bạch Yến

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo “Nhạc Thiền – NS Võ Tá Hân” mình giới thiệu đến các bạn “Nhạc Cổ Truyền – ‘Vua Muỗng’ Trần Quang Hải và Danh ca Bạch Yến.

Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là một chuyên gia về âm nhạc châu Á. Anh sinh ngày 13 tháng 5 năm 1944, tại Linh Ðông, quận Thủ Ðức, tỉnh Gia Định. Anh là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế, Trần Quang Thọ (1830-1890), đời thứ bốn của nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tỳ bà, Trần Quang. Anh là con trai trưởng của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường Nữ Trung Học Gia Long.

Chịu ảnh hưởng truyền thống gia đình, anh sớm định hướng theo con đường âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp khoa violin tại trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, anh sang Pháp tiếp tục học nâng cao về violin. Ở đó được cố vấn bởi trưởng dàn nhạc giáo sư Yehudi Menuhin anh đổi sang học các loại nhạc cụ dân tộc khác tại các trường đại học: Louvre, Sorbonne (Paris, Pháp), đại học Cambridge (London, Anh). Sau đó anh lấy bằng tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt tại Pháp, anh là người thứ hai lấy bằng này sau cha của mình.

NS Trần Quang Hải và Danh ca Bạch Yến.
NS Trần Quang Hải và Danh ca Bạch Yến.

Anh bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con Người (Musée de l’Homme) Paris (Pháp) từ năm 1968. Anh đã có những nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc âm nhạc học như: hát đồng song thanh, phát triển gõ muỗng, phát triển kỹ thuật biểu diễn đàn môi… đang được thế giới quan tâm. Anh cũng là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế.

Anh và vợ là danh ca Bạch Yến, đã thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới…

Anh được tôn xưng danh hiệu “vua muỗng” sau khi chiến thắng tại một cuộc thi gõ muỗng trong khuôn khổ Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge, Anh vào năm 1967. Tính ra, anh có hơn 60 năm gắn bó với những giai điệu từ muỗng. Anh từng biểu diễn “gõ muỗng” trong hơn 1.500 chương trình biểu diễn, buổi sinh hoạt âm nhạc ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, anh được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu – âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng.

Anh lập gia đình với nữ danh ca Bạch Yến ngày 17 tháng 6 năm 1978 tại Paris (Pháp). Trước đó anh có một người con gái riêng. Vợ chồng anh sau này không có con nhưng sống hạnh phúc.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến37

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến38

Danh ca Bạch Yến tên thật là Quách Thị Bạch Yến, (sinh 1942) là một danh ca nổi tiếng của Sài Gòn với tầm vóc quốc tế trước năm 1975. Chị là con dâu của GSTS Trần Văn Khê.

Bạch Yến sinh quán tại Sóc Trăng. cha là người Triều Châu (Trung Quốc) và mẹ là một người Kinh rất yêu âm nhạc. Lên 9 tuổi, Bạch Yến theo học tiểu học Trường La providence, Cần Thơ, gia nhập đoàn thánh ca nhà thờ để làm quen với âm nhạc.

Mới 14 tuổi, Bạch Yến đã cố trang điểm cho già dặn hơn để lần mò đến các vũ trường, phòng trà xin làm ca sĩ, những mong kiếm tiền để phụ giúp mẹ. Nơi Bạch Yến đến gõ cửa đầu tiên là phòng trà Trúc Lâm trên đường Phạm Ngũ Lão. Từ phòng trà Trúc Lâm, Bạch Yến tiến lên phòng trà Hòa Bình, được khán giả tán thưởng nồng nhiệt qua các ca khúc “Bến cũ”, “Gái xuân”… và một số bài hát pháp: “Tango Blue”, “Étoile Des Neiges”…

Bạch Yến trở nên nổi tiếng với ca khúc Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, khi chỉ vừa tròn 15 tuổi và là ca sĩ đầu tiên đã chuyển ca khúc này từ điệu tango (điệu nhạc gốc của ca khúc) sang slow rock.

Năm 1961, Bạch Yến sang Pháp học thanh nhạc. Bạch Yến được ông Phạm Văn Mười thu nhận làm ca sĩ, hát tại nhà hàng La Table Du Mandarin do ông ta làm chủ trên đường Rue de l Echelle, quận 1, Paris. Trong thời gian này, Bạch Yến được hãng Polydor của Pháp mời thâu đĩa và lưu diễn một số nước châu Âu. năm 1963, Bạch Yến quay về Việt Nam và hát ở phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường.

Danh ca Bạch Yến.
Danh ca Bạch Yến.

Năm 1965, Bạch Yến sang Mỹ hát cho Chương trình Ed Sullivan Show. Bạch Yến ở Mỹ 12 năm, đi lưu diễn trên khắp Hoa Kỳ và nhiều nước châu Mỹ: Canada, Mexico, Brasil, Venezuela, Colombia, Panama…

Bạch Yến là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ năm 1965, là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất trình diễn cùng một chương trình với những tên tuổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Frankie Avalon… và là ca sĩ Việt đầu tiên và duy nhất hát nhạc phim Hollywood “The Green Berets”.

Năm 1978, Bạch Yến về lại Paris. Nơi đây, chị gặp lại nhạc sĩ Trần Quang Hải, một con người nặng tình với dân ca, gần như dành cả đời cho những làn điệu hát ru, quan họ, chèo văn, nam ai, nam bình… Có lẽ do anh ảnh hưởng dòng máu của người cha, giáo sư, nhạc sĩ Trần Văn Khê. Như đùa, khi Trần Quang Hải buột miệng nói: “Mình cưới nhau đi”, Bạch Yến giỡn lại: “OK !”. Nào ngờ Trần Quang Hải làm thiệt, cho in thiệp cưới. Thế là thành vợ thành chồng. Bạch Yến nói: “Đó là duyên số, chúng tôi sống với nhau tràn đầy hạnh phúc cho đến hôm nay. Đã 34 năm rồi”.

Định cư hẳn ở Paris, Bạch Yến cũng làm một cuộc thay đổi lớn lao trong đời sống nghệ thuật. Chị rời bỏ nền âm nhạc Tây phương khi đang ở trên đỉnh cao danh vọng và kiếm được rất nhiều tiền. Chị quay về với dân ca, cùng với chồng tìm trong âm điệu ngũ cung cái hồn dân tộc thấm đẩm ân tình. Với chị, Trần Quang Hải không chỉ là một người chồng, mà còn là một người thầy. Anh chỉ dẫn, nắn nót cho chị từng điệu hát ru, từng lời quan họ và những điệu hò phương Nam.

Bạch Yến cũng hay hát các ca khúc của Lam Phương, Trịnh Công Sơn. Và chị có thể hát được nhiều thứ tiếng.

Đôi uyên ương nghệ sĩ Trần Quang Hải và Bạch Yến.
Đôi uyên ương nghệ sĩ Trần Quang Hải và Bạch Yến.
Đôi uyên ương nghệ sĩ Trần Quang Hải và Bạch Yến.
Đôi uyên ương nghệ sĩ Trần Quang Hải và Bạch Yến.

Cho đến năm nay (2012), vợ chồng Bạch Yến – Trần Quang Hải đã có hơn 3.000 suất diễn dân ca Việt Nam trên 70 quốc gia. Hiện nay, hàng năm Bạch Yến và Trần Quang Hải vẫn duy trì 60 suất diễn cho khán giả ngoại quốc, trên dưới 10 xuất cho các cộng đồng người Việt hải ngoại. Bạch Yến khiêm tốn: “Giọng tôi không được mềm mại như những ca sĩ xuất thân từ nhạc cổ truyền một cách chính thống. Nhưng tôi biết thả hồn mình vào trong từng câu, từng lời khoan nhặt và dày công luyện tập để không vấp phải bất cứ một sai sót nào. Không chỉ người Việt tha hương thèm nghe làn điệu dân ca mà ngay cả người Tây cũng thích. Với họ đó là một sự lạ lẫm, mang tính khám phá”.

Năm 1983, vợ chồng Bạch Yến – Trần Quang Hải được nhận giải “Grand Prix Du Disque De L” Académie Charles Cros” (giải thưởng tối cao của Hàn Lâm Viện đĩa hát Charles Cros) do quyết định của một hội đồng giám khảo, bao gồm những nhà nghiên cứu âm nhạc hàng đầu thế giới tại Paris.

Tháng 10/2009, cánh chim phiêu lãng Bạch Yến trở về quê hương sau 44 năm sống đời viễn xứ. Tại phòng trà Văn Nghệ với ca khúc bất hủ “Đêm đông” và một số bài hát quen thuộc khác, chị được khán giả chào đón nồng nhiệt. Bạch Yến xúc động: “Tôi rất hạnh phúc pha lẫn bất ngờ. Lúc đầu, tôi nghĩ khán giả đến với mình chắc là những người còn lại của thế hệ trước. Nào ngờ, hầu hết khán giả có mặt liên tục trong các đêm diễn toàn là người trẻ. Tôi quá cảm động và hạnh phúc khi thấy họ lắng nghe một cách say mê”.

Dưới đây mình có các bài:

– Âm nhạc và ngoại giao
– Giáo sư Trần Quang Hải – Vua Muỗng Việt Nam
– Ca sĩ Bạch Yến – Giọng ca không tuổi
– Hơn 72 tuổi, danh ca Bạch Yến vẫn nhảy ‘cực sung’ trên sân khấu
– Bạch Yến công bố kỷ vật, ảnh chụp cùng các tài tử nổi tiếng
– Hành trình nổi tiếng thế giới của nữ danh ca Bạch Yến

Cùng với 1 clip “Nhạc Cổ Truyền” do “Vua muỗng” Trần Quang Hải và danh ca Bạch Yến trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức. Đồng thời mình có thêm 1 clip nhạc Tình ca Lam Phương do danh ca Bạch Yến trình bày.

Đặc biệt mình giới thiệu đến các bạn 10 clips các bài hát tiêu biểu đã làm nên danh cho danh ca Bạch Yến từ thập niên 60 trên khắp toàn cầu cho đến nay trước khi Bạch Yến chuyển qua dòng “Nhạc Cổ Truyền” cùng “Vua Muỗng” Trần Quang Hải.

Mời các bạn.

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

Trần Quang Hải và  Bạch Yến trong một buổi hòa nhạc ở Seatle (Mỹ), 01/2006.
Trần Quang Hải và Bạch Yến trong một buổi hòa nhạc ở Seatle (Mỹ), 01/2006.

Âm nhạc và ngoại giao

(GS.TS. Trần Quang Hải)

Từ trước tới nay, khi nói tới âm nhạc, ai cũng nghĩ là đó là bộ môn tiêu khiển, giải trí. Âm nhạc làm cho bầu không khí được vui thêm hơn khi có những sinh hoạt tập thể. Âm nhạc có khi được trỗi lên để giải buồn. Nhưng âm nhạc còn hơn thế nữa.

Âm nhạc cho riêng mình, cho đại đa số quần chúng, trên sân khấu, trong những đại hội liên hoan ngoài trời cho hàng chục ngàn khán giả. Âm nhạc cũng dùng để thúc đẩy chiến sĩ trong lúc có chiến tranh. Âm nhạc cũng dùng để trị bệnh tâm thần (music therapy) ở các quốc gia tiên tiến Âu – Mỹ…

Âm nhạc trong ngoại giao?

Từ sau Thế chiến II (1939-1945), âm nhạc bắt đầu được khai thác trong ngoại giao. Nhạc truyền thống giữ một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ tạo sự giao hảo giữa các quốc gia để mang lại một hình ảnh đẹp của xứ mình trong những dịp trao đổi văn hóa nghệ thuật giữa các xứ để thắt chặt tình thân hữu. Riêng về trường hợp của tôi, sau 50 năm sống ở nước ngoài, tôi đã mang tiếng đàn cổ truyền, câu hát dân ca Việt Nam đi khắp năm châu qua trên 3.500 buổi trình diễn ở 70 quốc gia. Ngoại giao âm nhạc trong sứ mạng nhỏ bé của tôi có thể gói trong những địa hạt sau đây.

Trong trường học

Với hơn 600 buổi buổi diễn tại Na Uy từ năm 1978, chúng tôi đã gieo những hạt giống nhạc dân tộc trong đầu những trẻ thơ từ 6 tới 10 tuổi những bài ru con, quan họ, cò lả, hò, lý, những nhạc cụ đàn tranh, đàn bầu, đàn cò, muỗng, đàn môi.

Tại Australia, vào năm 1986, chúng tôi trình diễn 26 buổi trong 5 tuần lễ theo lời mời của cơ quan văn hóa Australia. Chúng tôi đã tặng cho Bộ Giáo dục Australia một chương trình giới thiệu nhạc dân ca Việt Nam 30 phút, thuyết minh bằng tiếng Anh trên đài truyền hình của tiểu bang Western Australia. Chương trình này được phân phối trên toàn Australia trong khung của chương trình giáo dục âm nhạc tại các trường tiểu học.

Trong nhiều buổi sinh hoạt âm nhạc tại hơn 100 trường đại học ở Mỹ, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Nam Phi, Australia và trên 25 nước châu Âu, chúng tôi đã mang đến những giai điệu đẹp của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam và được các sinh viên nhiệt tình đón nhận. Nhiều em đã bày tỏ khâm phục sự phong phú của nhạc Việt…

Tại các trung tâm văn hóa, viện bảo tàng

Chúng tôi được may mắn có nhiều dịp giới thiệu nhạc Việt khắp xứ Pháp (500 buổi trình diễn) mang lại một sự cảm tình thân thiết của khán giả Pháp đối với nhạc Việt. Ngoài ra, chúng tôi đã trình diễn rất nhiều buổi tại các viện bảo tàng ở Âu Mỹ (như Musée du Quai Branly, Musée de l’Homme, Nhạc viện Cao đẳng ở Paris, nhạc viện Tchaikovsky ở Mátxcơva, Viện Bảo tàng nhạc cụ ở Stockholm – Thụy Điển, Trondheim – Na Uy, Copenhagen – Đan Mạch, London – Anh quốc…). Rất nhiều chương trình trình diễn của chúng tôi đã được thực hiện trên các đài truyền hình của các quốc gia từ nhiều năm qua .

Tại các liên hoan quốc tế về nhạc truyền thống

Tôi còn nhớ tại đại hội liên hoan nhạc dân tộc ở Cambridge (Anh) năm 1967, tôi đã dùng cặp muỗng để thi đấu với những nghệ nhân gõ muỗng và đã hạ tất cả các đối thủ và được tôn vinh là “vua muỗng” (King of Spoons). Cả hội trường đã hoan hô tôi với những câu “Hoan hô VIETNAM”. Hàng chục ngàn người có mặt lúc đó đã khám phá nghệ thuật gõ muỗng của tôi và qua đó, họ thấy hình ảnh của Việt Nam và không ít người đã hỗ trợ Việt Nam trong chiến tranh…

Việc dùng âm nhạc trong ngoại giao, ở khía cạnh nào đó có hiệu quả hơn là dùng chính trị để chinh phục thế giới. Mong rằng mỗi sinh viên khi đi học ở xứ người cần có một hành trang âm nhạc dân tộc cơ bản. Từ đó, giới thiệu nhạc xứ mình trong những cuộc giao lưu văn hóa, đó là một hình thức dùng âm nhạc trong ngoại giao để chinh phục cảm tình của các bạn nước ngoài. Mỗi một công dân xứ Việt khi ra hải ngoại sẽ là một nhà ngoại giao để nói lên niềm tự hào nghệ thuật văn hóa âm nhạc, giúp bạn bè quốc tế hiểu được văn hóa Việt Nam và góp phần vào việc phổ biến hình ảnh đẹp của Việt Nam ở khắp các nẻo đường toàn cầu.

Nhạc sĩ Trần Quang Hải hướng dẫn cách đánh nhịp bằng muỗng.
Nhạc sĩ Trần Quang Hải hướng dẫn cách đánh nhịp bằng muỗng.

Giáo sư Trần Quang Hải – Vua Muỗng Việt Nam

(Vũ Hoàng, phóng viên RFA)

Ngoài nghệ thuật đàn môi nhạc sĩ Trần Quang Hải còn được mệnh danh là vua muỗng Việt Nam, để tìm hiểu thêm về nghệ thuật độc đáo mà người nghệ sĩ tài danh này đã cất công nhiều thập kỷ qua giới thiệu đến bè bạn quốc tế, chúng tôi trân trọng gửi tới quí vị cuộc trao đổi với ông dưới đây.

Vũ Hoàng: Thưa nhạc sĩ Trần Quang Hải, chúng tôi được biết ông là người rất tâm huyết với nghệ thuật đàn muỗng và đã dành gần trọn cả sự nghiệp của mình để theo đuổi niềm đam mê đàn muỗng, hôm nay, qua làn sóng của đài RFA, ông có thể một lần nữa giới thiệu lại môn nghệ thuật độc đáo này được không ạ?

NS Trần Quang Hải: Tôi có trình bày kỹ thuật đặc biệt của người Việt Nam là cặp muỗng, tôi đã học cách đây 65 năm ở Việt Nam. Tôi đã phát triển và tạo thành (môn nghệ thuật) duy nhất trên thế giới, tôi là người đầu tiên và duy nhất trên thế giới độc tấu đàn muỗng, chưa có một dân tộc nào làm hết vì đa số các dân tộc khác ở Nga, Mỹ, Anh, Canada, Pháp hay nhiều xứ bên Châu Âu để đệm, đó là nhạc cụ để đệm, chứ không phải một nhạc cụ độc tấu. Do vậy, bây giờ tôi sẽ biểu diễn một số kỹ thuật do tôi sáng chế ra, vì thế, tại Việt Nam năm 2011 tôi đã được hội Kỷ Lục Việt Nam tặng cho tôi kỷ lục gia là “vua muỗng của xứ Việt Nam.” Sau đây, tôi sẽ trình bày kỹ thuật đánh muỗng của người Việt Nam, với 2 cái muỗng rất là bình thường, tôi có thể tạo thành những âm thanh khác hay những tiết tấu khác nhau. Những tiết tấu đơn giản nhất là tiết tấu nhịp 2 đánh thành trên đùi và trên bàn tay 1 – 2… đánh càng ngày càng mau… đổi vị trí cây muỗng… đánh bằng nhịp 3… đánh bằng 3 ngón tay… 4 ngón tay… 5 ngón tay… kéo lên trên phía ngon tay trỏ và ngón tay cái… kéo lên lưng ngón tay trỏ… kéo về hết cánh tay… đánh lên trên miệng.

Tôi là người đầu tiên và duy nhất trên thế giới độc tấu đàn muỗng, chưa có một dân tộc nào làm hết vì đa số các dân tộc khác ở Nga, Mỹ, Anh, Canada, Pháp hay nhiều xứ bên Châu Âu để đệm, đó là nhạc cụ để đệm, chứ không phải một nhạc cụ độc tấu.

Vũ Hoàng: Vâng, xin cám ơn nhạc sĩ Trần Quang Hải đã cho thính giả nghe những gì ông vừa biểu diễn xong. Vũ Hoàng muốn biết là đàn muỗng thường được sử dụng trong những dịp nào và đàn muỗng ngoài sử dụng độc tấu ra còn dùng trong các trường hợp nào khác thưa nhạc sĩ?

NS Trần Quang Hải: Đối với tôi, chiếc muỗng từ xưa ở Sài Gòn được sử dụng trong những đại nhạc hội do em thần đồng Quốc Thắng 10 tuổi, biểu diễn trên sân khấu, vừa gõ lóc cóc vừa diễn vừa hát, ngoài ra, chiếc muỗng còn được dùng trong những buổi sinh hoạt hướng đạo, thay cho những nhạc cụ gõ, người ta dùng chiếc muỗng để gõ, đánh thành nhịp để mọi người vỗ tay theo và hát theo, đó là những sinh hoạt trong giới trẻ.

Nhạc sĩ Trần Quang Hải hướng dẫn cách đành nhịp bằng muỗng. vnmusic.com.vn
Nhạc sĩ Trần Quang Hải hướng dẫn cách đành nhịp bằng muỗng. vnmusic.com.vn

Hồi năm 1969, tôi và ba tôi là giáo sư Trần Văn Khê đã có ý nghĩ là đưa cái muỗng này vào trong nhạc cổ truyền Việt Nam, thành ra, có tạo ra một trường phái nhạc tùy hứng – nhạc tùy hứng giữa đàn kiềm, trống với muỗng. Khi đó, chúng tôi tập với nhau và tạo ra một thể nghiệm, nghĩa là âm nhạc truyền thống theo kiểu mới, và đã làm ra một đĩa hát bên Pháp và xuất bản vào năm 1973. Trong đó, ba tôi đánh trống, tôi đánh muỗng, ba tôi đánh đàn kiềm điệu chầu văn, tôi gõ muỗng thay thế cho sinh tiền, từ đó, về sau là đem cái muỗng thành một nhạc cụ gõ thay thế cho sinh tiền. Rồi năm 2011, tôi đã trở về Việt Nam, tôi đến lớp dạy học của chị Phạm Thúy Hoa, nhóm Tiếng Hát Quê Hương, tôi đã tạo ra được một số khoảng 20-30 cô cậu nhỏ trong một khóa học và sau đó mấy cháu đã sử dụng thể nghiệm trong một loại nhạc, nghĩa là đem mười mấy cặp muỗng đánh vào nhau tạo thành một ban hợp tấu muỗng chung với nhạc cổ truyền Việt Nam. Đó là một hình thức thể nghiệm đem muỗng vào trong nhạc cổ truyền hiện đại.

Vũ Hoàng: Cám ơn N.S Trần Quang Hải đã có những chia sẻ như vậy, trong suốt một thời gian dài mà ông không những biểu diễn ở Việt Nam mà còn truyền dạy cho các thế hệ sau và biểu diễn trên thế giới, ông thấy đàn muỗng của Việt Nam phối hợp với các nhạc cụ khác thế nào?

NS Trần Quang Hải: Tôi là người đầu tiên đem muỗng vào trong buổi nhạc tùy hứng tập thể, nghĩa là tôi đánh muỗng chung với một người nhảy flamengo hãy những anh Phi Châu đánh trống djembe hay người Ấn Độ đánh trống tampla. Thành ra, tất những cái đó, tôi đánh với từng người rồi sau đó tổng hợp lại tất cả những nhạc cụ gõ chẳng hạn cây đàn mộc cầm, trống djembe hay những giàn trống khác và các nhạc cụ gõ khác. Tôi trở thành người hướng dẫn, chỉ đạo trong các ban nhạc tùy hứng tập thể ở trong các festival.

Vũ Hoàng: Thưa nhạc sĩ, ông có thể chia sẻ thêm một chút về việc truyền dạy môn nghệ thuật độc đáo này của ông cho các thế hệ sau được không ạ? Và điều gì khiến ông tâm đắc?

NS Trần Quang Hải: Cách đây 15 năm, trong một chương trình dạy về nhạc thế giới, tôi có đề nghị là đem muỗng vào thể nghiệm trong một lớp học, một dàn nhạc toàn muỗng không, không có một nhạc cụ nào khác, tôi để 20 em nhỏ chơi bằng muỗng cà phê và 20 em chơi bằng muỗng súp và 2 bên có 5 em đánh những cái muỗng to, thành ra, trong dàn nhạc vừa có muỗng nhỏ, muỗng vừa và muỗng to, giống như trong dàn nhạc có cây đàn violin, violoncello, đàn cello và đàn constrabass và vì thế tạo ra những công thức về tiết tấu, tôi chế ra, thí dụ em nhỏ hàng một đánh cóc cóc cóc, hàng thứ nhì đánh nhịp ngoại, còn hàng sau cùng dùng muỗng to đánh tung tung tung… giúp cho những người đó giữ nhịp và đối đáp với nhau.

Nhưng đôi khi, tôi lại cho 2 em, 2 bên với 2 cái muỗng khác nhau, 2 âm thanh khác nhau, âm thanh cao cho đàn bà, âm thanh trầm cho đàn ông và 2 bên tìm cách tạo ra một cuộc đối thoại tùy hứng và lúc đó, ở phía sau lưng các nhịp khác đi theo tùng … cóc… tùng … cóc… từ đó, sự đa tiết được phát hiện và làm cho những em đó thấy rằng các muỗng không tốn tiền mà lại tạo thành một loại nhạc tùy hứng rất hào hứng cho các em bắt đầu để ý đến âm nhạc và thích âm nhạc.

Vũ Hoàng: Chúng tôi xin chân thành cám ơn ông rất nhiều.

Nữ danh ca Bạch Yến trong đêm nhạc Sol vàng tối 13/12 tại Sài Gòn.
Nữ danh ca Bạch Yến trong đêm nhạc Sol vàng tối 13/12 tại Sài Gòn.

Ca sĩ Bạch Yến – Giọng ca không tuổi

(Nguyên Minh)

Chương trình âm nhạc Sol Vàng những tháng cuối năm 2014 đang trở thành một cầu nối đẹp giữa hiện tại và ký ức cho công chúng yêu nhạc. Nếu như tháng trước là những tình khúc Lê Uyên & Phương, cặp nghệ sĩ đã rót những giai điệu đẹp vào làng tân nhạc Việt thì đêm 13/12 tại Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) là Bạch Yến, một người từ lâu đã mang hình tượng “người mở lối” ra bên ngoài.

Sự xuất hiện chính thức có thể xem như là lần đầu tiên của bà tại Việt Nam đã tái hiện phần nào cho công chúng quê nhà thấy được con đường âm nhạc mà bà đã đi, thấy được một giọng hát vẫn còn đầy hơi thở thanh xuân dù đã ngoài 70 tuổi.

Bắt đầu kể chuyện từ “Đêm Đông”

Được báo chí nước ngoài đặt biệt danh “Cinderella Việt Nam” nhưng cuộc đời của nữ danh ca Bạch Yến lại không có cho mình đôi giày pha lê định mệnh. Đi từ những ngày ấu thơ gian khó tới những đỉnh cao vinh quang, dường như ở người phụ nữ 73 tuổi ấy không có chỗ dành cho những đua chen, ganh đua. Bà sống bình lặng và giản dị, đón nhận vinh quang cũng bình thường như những ngày nhỏ im lặng cùng cả nhà ngồi nhìn nồi cháo trắng chẳng còn gì bên trong vào thời còn vô cùng gian khó…

Vì thế khi chương trình được mở màn đầu tiên bằng ca khúc Đêm Đông nhiều người hiểu rằng Bạch Yến đang bắt đầu kể lại câu chuyện đời mình bởi Đêm Đông chính là bài hát thay đổi số phận Bạch Yến.

Trước đó, bà có một thời ấu thơ không êm đềm. Cha đi bước nữa, mẹ mang cả nhà lên Sài Gòn sinh sống, trong một căn nhà lá, cuộc sống rất khó khăn, lại bị cháy nhà, cháy hết không còn cái gì, cả 5 mẹ con trắng tay. “Tôi nhớ lúc ấy, hội thiện nguyện đến cho lon gạo và cá khô, tôi bật khóc tủi thân vì nghĩ cho gạo thì lấy đâu củi với lửa mà nấu?”.

Đến năm 14 tuổi khi mấy người chị tình cờ đưa Bạch Yến tập hát thử Đêm Đông thì bà gần như bị cuốn theo. Và chính ca khúc này gieo lại niềm đam mê đi hát của bà. Suốt 6 tháng trời chỉ tập đúng bài hát này, sau đó Bạch Yến xin đi hát tại một phòng trà và ngay đêm đầu tiên Đêm Đông qua giọng hát của cô bé chỉ tròn 15 tuổi đã chinh phục công chúng. Mà đặc biệt hơn, bà “dám” thay điệu tango nguyên thủy sang slow rock và từ đó nó đã trở thành khuôn thước cho những thể hiện sau này.

Đêm Đông đưa Bạch Yến ra ánh sáng và tất nhiên, không kéo màn đêm buông xuống cuộc đời bà. Từ đó trở đi, bà trở thành một trong những ca sĩ được ưa chuộng nhất. Trong đêm Sol vàng tối 13/12, có thể bắt gặp lại hình ảnh Bạch Yến thời còn ở Việt Nam qua những ca khúc như Cho em quên tuổi ngọc, Lời buồn thánh, Đi với tôi đến chốn trời xa…. Giọng hát ở tuổi 73 của Bạch Yến vẫn làm lay động những khán giả tại Nhà hát Hòa Bình.

Cuộc viễn du âm nhạc

Bạch Yến vào thời đó rất đắt show nhưng bà là người đầu tiên dám từ bỏ ngai vàng để làm một cuộc viễn du âm nhạc xa hơn đường biên tổ quốc. Bán căn nhà đang ở, năm 1961 Bạch Yến sang Pháp học thanh nhạc và từ đây, con đường bà đến với thế giới chính thức được nối liền. Năm 1965, bà là người Việt Nam đầu tiên hát trong chương trình tạp kỹ huyền thoại Ed Sullivan show và đó là dấu mốc để Bạch Yến trở thành nghệ sĩ quốc tế.

Trong Sol vàng vừa qua, một phần ký ức ấy được đánh dấu lại qua những ca khúc nước ngoài được Bạch Yến thể hiện rất hay. Có thể thấy, phần 2 của chương trình mới là lúc Bạch Yến được tung tẩy hết tài năng của mình qua những bài hát như If You Go Away (Người yêu nếu ra đi),La Llorona (Người tình nữ khóc than – Dân ca Mexico), Et Maintenant…Đây là những hình ảnh mà công chúng Việt ít khi được thấy.

Trong điệu swing jazz, Bạch Yến trưng trổ hết ngón nghề và thấy rõ một tính cách âm nhạc của riêng bà. Bạch Yến kể lại: “Khi mới sang Pháp học thanh nhạc, thầy dạy bảo tôi hát nhạc Dalida tôi hát y chang, hát Edith Piaf tôi cũng làm y hệt, cứ tưởng được khen ai ngờ bị mắng té tát, bởi thầy nói “cái riêng của em đâu?”. Và từ đó, tôi cố sống cố chết phải tìm ra cho mình một cách riêng”.

Nhưng đến khi tìm ra thì bà quyết định bỏ cuộc chơi ngoại quốc để quay về nhạc dân tộc, lần này cùng đồng hành với phu quân là nhạc sĩ Trần Quang Hải. Đó là năm 1978 và hơn 30 năm qua, bà đã cùng chồng đi qua hơn 70 nước để giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Chương trình Sol vàng tháng 12 thật ra mới chỉ tái hiện được phần nào cuộc đời âm nhạc của Bạch Yến nhưng nó cũng đủ để công chúng quê nhà biết nhiều hơn về “1 trong 10 ca sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam”, đồng thời thấy rõ hơn sự khổ luyện và những giá trị đích thực của những ngôi sao ngày cũ.

Danh ca Bạch Yến.
Danh ca Bạch Yến.

Hơn 72 tuổi, danh ca Bạch Yến vẫn nhảy ‘cực sung’ trên sân khấu

(Sơn Trí-Theo Giadinhvn.vn – 15/12/2014 15:52)

Nữ danh ca đã trình diễn hết mình trên sân khấu cống hiến cho khán giả một đêm nhạc thật đặc biệt.

Tối cuối tuần qua, tại Nhà hát Hòa Bình TP.HCM, người yêu nhạc đã có một cuộc hội ngộ đặc biệt với một trong số ca sĩ hiếm hoi tạo được danh tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Đó chính là giọng hát mãi tươi trẻ dù tuổi đã ngoài 70 của danh ca Bạch Yến trong chương trình “Sol Vàng” với chủ đề “Đêm đông”.

Với những danh ca như Bạch Yến, “Sol Vàng” thực sự là một thách thức để làm sao khán giả không chỉ hài lòng mà còn thuyết phục khi tái hiện một phần sự nghiệp dài của nữ nghệ sỹ tài năng này. Chọn chủ đề “Đêm đông” như một phần nhắc nhớ tác phẩm gần như đi vào suy nghĩ kinh điển của người yêu nhạc khi nhớ đến cái tên Bạch Yến.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến16

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến17

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến18

Chương 1 của “Sol Vàng” cũng chính là chủ đề “Đêm đông” nhiều xúc cảm. Tuy nhiên, ngay ở tiết mục mở màn, người xem đã chứng kiến cuộc đối thoại âm nhạc hai thế hệ là Bạch Yến và Hồng Hạnh trong nhạc phẩm bất hủ của tác giả Nguyễn Văn Thương – “Đêm đông”. Nữ ca sĩ Hồng Hạnh cũng đã kịp trổ tài thể hiện khả năng hát tiếng Nhật của mình trong tiết mục đặc biệt này. Giám đốc âm nhạc Nguyễn Quang tiếp tục mang đến nhiều bất ngờ cho khán giả xen lẫn thú vị khi làm mới ca khúc này.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến19

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến20

Dường như với nhạc Trịnh, bất kỳ ca sĩ nào cũng có sự yêu mến đặc biệt, danh ca Bạch Yến cũng không ngoại lệ. Với Trịnh, tiếng hát Bạch Yến có chút phiêu linh, mờ ảo hơn chính vì thế mà vị cố nhạc sĩ tài hoa đã viết tặng riêng ca khúc “Lời buồn thánh” cho giọng hát đặc biệt này. Ban nhạc Nguyễn Quang đã khoác một màu hòa âm phối khí mới cho ca khúc này qua sự thể hiện đặc biệt của đôi song ca Bạch Yến – Hiền Thục.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến21

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến22

Bước sang chương 2, chính là phần khắc họa một giọng hát không ngừng nỗ lực để vươn ra các chân trời mới. Sự nghiệp ca hát của danh ca Bạch Yến còn gắn liền với những nhạc phẩm ngoại quốc nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Lần lượt các nhạc phẩm quốc tế làm nên tên tuổi của danh ca Bạch Yến trong mắt bạn bè thế giới như: “If you go away”, “La Llorona” được thể hiện lôi cuốn, mới lạ trên sân khấu “Sol Vàng”.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến23

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến24

Sự xuất hiện của khách mời “Nữ hoàng nhạc Jazz” Tuyết Loan trong ca khúc “Et maintenant” song ca cùng danh ca Bạch Yến đã cho thấy một kĩ thuật điêu luyện trong giọng hát không tuổi của chị. Cách luyến láy, nhả chữ chỉ duy nhất mỗi tiếng hát Bạch Yến mới có. Tiếp theo đó là một bản dân ca Mexico “Malaguena Salerosa” nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của khán giả yêu thích tiếng hát Bạch Yến ở mảng nhạc này.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến25

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến26

“Sol Vàng” thường đem người nghe đến với những câu chuyện rất riêng của người nghệ sỹ, vì vậy, những nhạc phẩm của nhạc sĩ Lam Phương cũng có ý nghĩa khó quên với tiếng hát Bạch Yến nói riêng và chương trình tháng này nói chung.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến27

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến28

Bài hát “Phút cuối” đã được Bạch Yến hát cùng Anh Khoa với một cảm xúc khó tả khi được thể hiện 2 phong cách khác nhau trong một bài hát, một Anh Khoa với giai điệu quen thuộc nằm lòng trong tim khán giả với một Bạch Yến trẻ trung với phong cách swing.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến29

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến30

Với màn nhảy thiết hài gần như thất truyền, Bạch Yến thể hiện cảm xúc đáng yêu khi biết ghen, đến sự chờ đợi qua bài hát “Chờ người” như dẫn dắt người nghe vào chuyện tình định mệnh của danh ca Bạch Yến với Giáo sư Trần Quang Hải đã mở màn chương 3 với chủ đề “Tân hôn dạ khúc”.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến31

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến32

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến33

Ở chương Kỉ niệm dành tặng cho khán giả có mặt tại nhà hát Hòa Bình, ca sĩ Bạch Yến đã hát nhiều bài hát hay như: “Cielito Lindo”, “La vie en rose” để đáp lại tình cảm của khán giả dành cho mình. Nói đến danh ca Bạch Yến không thể thiếu mảng nhạc dân tộc, vì vậy chị cũng quyết định thể hiện tiết mục “Hát ru 3 miền” và ca khúc “Chị tôi” như làm đẹp hơn nữa một giọng hát bất biến cùng năm tháng.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến34

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến35

Là một trong những khách mời rất đặc biệt của “Sol Vàng”, giáo sư Trần Quang Hải đã bất ngờ trở về từ Paris tham dự live concert đầu tiên trong sự nghiệp của vợ mình và bị người bạn đời của mình “bắt cóc” lên sân khấu để biểu diễn tài năng âm nhạc.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến36

Như những gì khán giả mong đợi, “Sol Vàng” một lần nữa đã làm thỏa lòng người yêu nhạc bởi cách dàn dựng sân khấu tinh tế của đạo diễn Đinh Anh Dũng đã chạm tới cảm xúc của khán giả xem. Và nữ danh ca đã khép lại đêm nhạc thật trọn vẹn của mình với ca khúc “La Seine”.

Bạch Yến công bố kỷ vật, ảnh chụp cùng các tài tử nổi tiếng

(Hoàng Anh)

Danh ca Bạch Yến đã bất ngờ công bố những hình ảnh, kỷ vật được chị gìn giữ cẩn thận từ những năm 1960.

Liveshow Sol Vàng chủ đề “Đêm đông” – Liveshow đầu tiên trong sự nghiệp ca hát 58 năm qua của danh ca Bạch Yến sẽ diễn ra vào lúc 20h thứ bảy ngày 13/12 tại Nhà hát Hoà Bình, TP.HCM.

Với 58 năm ca hát, nữ ca sỹ có rất nhiều ca khúc và nhiều kỷ niệm mang đến cho khán giả thân thương của mình. Đêm nhạc “Đêm đông” cũng sẽ khắc hoạ những giai đoạn và những kỷ niệm đáng nhớ trong ngần ấy năm ca hát của Bạch Yến.

Trong dịp này, Bạch Yến đã công bố những hình ảnh từ năm 15 tuổi và những kỷ vật, những bàibáo nước ngoài mà nữ danh ca vẫn còn giữ lại. Ngoài ra, Bạch Yến còn chụp ảnh với nhiều nghệ sĩ và những người nổi tiếng thế giới.

Danh ca Bạch Yến thập niên 60.
Danh ca Bạch Yến thập niên 60.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến39

Bạch Yến năm 1957, 15 tuổi nhưng trang điểm đậm, giả 18 tuổi để hát trong vũ trường (lúc này gia đình gặp khó khăn). Chính năm này bài Đêm Đông được Bạch Yến hát theo điệu Slow Rock thay vì Tango như tác giả Nguyễn Văn Thương đã sáng tác năm 1939.

ncttqhbachyen_Bạch Yến, hình chụp năm 1960 ở Việt Nam

Bạch Yến, hình chụp năm 1960 ở Việt Nam.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến40

Hình chụp với ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm (pianist) Linerace và danh hài Jimmy Durante năm 1965 tại Las Vegas khi Bạch Yến qua Hoa Kỳ và diễn lần đầu tại Desert Inn ở Las Vegas. Bạch Yến qua Hoa Kỳ theo lời mời của ông Ed Sullivan để xuất hiện trên “The Ed Sullivan Show.”

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến41

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến42

Bạch Yến trình diễn với danh cầm Liberace tại Hollywood Bowl ở Los Angeles năm 1967. Nơi này khán giả ngồi coi thấy ngọn đồi trứ danh với chữ “HOLLYWOOD”. Bạch Yến phải mặc thêm áo thật rộng, còn khoác thêm cái áo bên ngoài. Đó là theo lời khuyên của ông Libarace vì Bạch Yến nhỏ con, đứng trên sân khấu khổng lồ với 45 nhạc sĩ nên phải mặc nhiều áo để 15.000 khán giả ngồi xa trên cao thấy được dễ dàng.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến43

Dĩa 45 tour (45 rpm) Bạch Yến sản xuất với bài hát “Johnny Hold My Hand” dùng làm quảng cáo. Dĩa này do hãng Accent xuất bản, năm 1965.

ncttqhbachyen_Bạch Yến trên bãi biển Thái Bình Dương Acapulco, Guerero năm 1970 xứ Mexico

Bạch Yến trên bãi biển Thái Bình Dương Acapulco, Guerero năm 1970 xứ Mexico.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến44

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến45

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến46

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến47

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến48

Năm 1967 Bạch Yến diễn tại Beverly Hills, tiểu bang California. Đây là nơi tập trung đông đáo nhứt của các minh tinh màn bạc Hoa Kỳ. Buổi diễn này với mục đích gây quỹ từ thiện, Bạch Yến diễn không lấy thù lao. Sau buổi diễn, Bạch Yến có tới nhà của minh tinh Ann Miller và gặp nhiều minh tinh nổi danh khác ở đó như Trevor Hơard, Rita Hayworth…

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến49

Tấm hình chụp trong lúc Bạch Yến xuất hiện trên show đặc biêt của ông Bob Hope: Hope NBC TV. Bạch Yến đang đàm thoại với hai tài tử người Hoa Kỳ lừng danh là ca sĩ tài tử Bing Crosby và ông Bob Hope. Hai ông này là tài tử thượng thặng của Mỹ, khắp thế giới đều biết tiếng tăm. Đây là tấm hình có giá trị thật cao và hiếm có của Bạch Yến.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến50

Tác giả bài này là Tedd Thomey, phỏng vấn Bạch Yến lúc đó 23 tuổi, ông ca tụng Bạch Yến vừa đẹp vừa có tài cao, hát thật hay. Bài báo này có nhắc tới Bạch Yến có xuất hiện trên “The Ed Sulivan Show” và khen Bạch Yến hát nhiều bài rất xuất sắc như: Malaguena Salerosa, Hava Nagila, The Impossible Dream.

ncttqhbachyen_Bạch Yến trong lúc diễn ở đảo Coronado, San Diego tiểu bang California.

Bạch Yến trong lúc diễn ở đảo Coronado, San Diego tiểu bang California.

ncttqhbachyen_Trích từ phim 'The Green Beret' khi Bạch Yến trình diễn bài 'La Seine' (bài này có trong CD 'Souvenir' vừa tái bản bên Hoa Kỳ năm 2014

Trích từ phim “The Green Beret” khi Bạch Yến trình diễn bài “La Seine” (bài này có trong CD “Souvenir” vừa tái bản bên Hoa Kỳ năm 2014.

ncttqhbachyen_Bạch Yến tiễn đưa phái đoàn bác sĩ từ Hoa Kỳ qua Việt Nam làm việc từ thiện giúp nhi đồng Việt Nam, hình chụp tại Los Angeles năm 1965

Bạch Yến tiễn đưa phái đoàn bác sĩ từ Hoa Kỳ qua Việt Nam làm việc từ thiện giúp nhi đồng Việt Nam, hình chụp tại Los Angeles năm 1965.

ncttqhbachyen_Bạch Yến hình chụp quảng cáo (studio) năm 1966 tại Los Angeles

Bạch Yến hình chụp quảng cáo (studio) năm 1966 tại Los Angeles.

ncttqhbachyen_Bạch Yến hình chụp quảng cáo (studio) năm 1968 tại Los Angeles

Bạch Yến hình chụp quảng cáo (studio) năm 1968 tại Los Angeles.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến51

Báo Miami Herald phỏng vấn Bạch Yến lúc diễn ở hộp đêm Marco Polo, Miami Beach, tiểu bang Florida. Bài báo ca tụng Bạch Yến đẹp và hát thật hay, và có nhắc lại thời Bạch Yến làm diễn viên diễn mô tô bay và bị tai nạn nặng nên phải ngưng diễn và tiếp tục sự nghiệp ca sĩ.

ncttqhbachyen_Chụp năm 1962 tại Paris

Chụp năm 1962 tại Paris.

ncttqhbachyen_Hình chụp năm 1964 tại Saigon

Hình chụp năm 1964 tại Saigon.

ncttqhbachyen_Bạch Yến và chồng - Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải

Bạch Yến và chồng – Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến52

Bài báo do tác giả Casey Hunzicker của tờ báo “The Sentinel” ở San Diego, California loan tin ca sĩ Bạch Yến diễn ở Barefoot bar ở San Diego một tháng sau khi tới Hoa Kỳ diễn trong “The Ed Sullivan” show. Tác giả bài này gọi Bạch Yến là “Bà hoàng ca nhạc” và thông tin là dĩa “Polydor” của Bạch Yến bên Pháp đứng hàng đầu (number one seller) trong giới yêu nhạc trẻ khắp Âu Châu.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến53

Bằng cấp giải thưởng của Academie Charles Cros Grand Prix du Disque cho đĩa hát “Vietnam – Trần Quang Hải/Bạch Yến”. Đĩa hát này do nhà xuất bản STUDIO SM 301197 phát hành năm 1983 tại Paris, đã được chọn là dĩa hát nhạc cổ truyền hay nhứt của năm 1983 do Hàn lâm viện dĩa hát CHARLES CROS của Pháp trao tặng.

Bạch Yến được tặng bảng danh dự do thị trưởng tỉnh Fountain Valley, California tặng, ngày 18/10/2014.

Hành trình nổi tiếng thế giới của nữ danh ca Bạch Yến

(Võ Hà – 01:05 03/12/2014)

Bạch Yến là một cái tên từng làm hai chữ Việt Nam xuất hiện trang trọng trong nhạc đàn thế giới. Bà là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ năm 1965, là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất có cơ hội trình diễn cùng một chương trình với những tên tuổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Frankie Avalon, Jimmy Durante, Joey Bishop, Mike Douglas, Liberace…

Từ Diva mà báo chí Mỹ dành cho bà, cho đến nay vẫn là lần duy nhất dành cho một cái tên đến từ Việt Nam.

Trình diễn Đêm đông theo điệu slow rock thay vì tango như tác phẩm gốc, ngay lập tức cái tên Bạch Yến được săn đón tại hầu hết các phòng trà, vũ trường Sài Gòn. Đó là năm bà 15 tuổi, nhưng vì đây là tuổi không được xuất hiện tại vũ trường nên bà phải trang điểm đậm như một cô gái 18.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến54

Năm 21 tuổi, Bạch Yến được Ed Sullivan, ông trùm của The Ed Sullivan Show – một show âm nhạc uy tín bậc nhất của Mỹ thời điểm đó, với những cái tên tham gia như Elvis Presley, The Beatles, Michael Jackson… – mời sang Mỹ biểu diễn. Trước đó, Bạch Yến đã một lần từ chối lời mời này vì bà không muốn xa mẹ mình, do vậy lần mời này Ed Sullivan không chỉ lo hồ sơ cho Bạch Yến sang Mỹ với visa làm việc, mà ông còn lo cả hồ sơ cho mẹ bà sang Mỹ (với visa du lịch). Trong ảnh là điện tín từ phía Ed Sullivan báo vé máy bay của bà đã lo xong.

ncttqhbachyen_Biểu diễn tại Las Vegas, Bạch Yến được chào đón từ các nghệ sĩ nổi tiếng của Mỹ. Bà và danh hài Jimmy Durante đã cùng nhau trò chuyện và chụp hình chung

Biểu diễn tại Las Vegas, Bạch Yến được chào đón từ các nghệ sĩ nổi tiếng của Mỹ. Bà và danh hài Jimmy Durante đã cùng nhau trò chuyện và chụp hình chung.

Năm 1967 Bạch Yến biểu diễn trong một chương trình gây quỹ từ thiện tại Beverly Hills, tiểu bang California. Đây là nơi tập trung đông đảo nhất của các minh tinh màn bạc Hoa Kỳ.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến55

Bạch Yến được mời xuất hiện trong chương trình của “Ông vua ngành giải trí” Bob Hope trên đài truyền hình NBC. Đây là chương trình khá uy tín của NBC, do Bob Hope cầm trịch đến 18 năm. Không chỉ có dịp đàm thoại cùng Bob Hope – giấc mơ của bất kỳ ca sĩ nào thời đó, Bạch Yến còn gặp gỡ ca sĩ nổi tiếng thế giới Bing Crosby (trái).

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến56

Bạch Yến trên The Sentinel. Bài viết thông tin về việc Bạch Yến diễn ở Barefoot bar ở San Diego sau một tháng đặt chân đến Mỹ diễn trong The Ed Sullivan Show. Không chỉ gọi Bạch Yến là “Bà hoàng ca nhạc”, tác giả còn thông tin về dĩa mà hãng Polydor sản xuất cho Bạch Yến bên Pháp đang đứng hàng đầu (number one seller) trong giới yêu nhạc trẻ khắp Âu châu.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến57

Bài viết giới thiệu về việc Bạch Yến sẽ diễn tại La Joya Superclub (khách sạn Acapulco Hilton) với dàn nhạc sống Macario trong vòng ba tháng, trên báo tiếng Tây Ban Nha Novadades. Trong bài viết này, hình ảnh Bạch Yến bên cạnh nhạc trưởng lừng danh Xavier Cugat và Bạch Yến chụp chung với danh cầm nổi tiếng Liberace cũng được đăng tải.

ncttqhbachyen_Danh ca Bạch Yến58

Dĩa thứ hai hãng Polydor (Pháp) sản xuất cho Bạch Yến. Cùng với dĩa này, Bạch Yến cũng biểu diễn trong một chương trình tại Nhà hát lớn Olympia (Paris), được nhiều báo của Paris ngày đó phỏng vấn.

oOo

Trần Quang Hải và Bạch Yến – Dân ca – Đàn Môi và Đánh Muỗng:

Bạch Yến – Đêm Đông:

Bạch Yến – Tình Ca Lam Phương (CD 2014)

Bạch Yến – Bob Hope:

Bạch Yến – Johnny Hold My Hand:

Bạch Yến – La llorona:

Bạch Yến – Ne Me Quitte Pas – Jacques Brel:

Bạch Yến – C’est Toi – Cho Em Quên Tuổi Ngọc (Lam Phương):

Bạch Yến – La Vie En Rose:

Bạch Yến -Liberace Show (Đêm Đông, Hava Nagila, Autumn Leaves):

Bạch Yến – Album Tình Bỏ Quyên

Bạch Yến – Hợp Tuyển: Đêm Đông:

Leave a comment