Thứ 2, 25 tháng 1 năm 2010

Bài hôm nay

Đón Xuân, Văn Hóa, Nhạc Xanh, Video, chị Trần Lê Túy-Phượng.

Đức tính mạnh nhất của người Việt, Nghiên Cứu Xã Hội, anh Trần Đình Hoành.

Kẻ thù của nghị lực, Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Văn Dzu.

Biết ơn, Danh Ngôn, song ngữ, anh Phan Thế Danh.

Đừng giả vờ với tình yêu, Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hoàng Long.

Đun-xi-nhê, Thơ, chị Hoàng Thiên Nga.

Giòng…, Thơ, anh Trần Đình Hoành.

Em phải đẹp hơn chính em mọi ngày, Chuyện Phố, Trà Đàm, anh Trần Bá Thiện.

Ba Đào, Văn, Trà Đàm, chị Đàm Lan.

Ba ngày nữa, Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Bài học từ chiếc bẫy chuột, Trà Đàm, chị Phạm Thanh Hằng.
.

Thông báo

Friends, colleagues and students,

Next wed. (Jan. 27) we’ll host the preeminnent Vietnamese filmmaker DANG NHAT MINH at De Anza.

He’ll visit Prof. John Swensson’s two classes on Vietnamese culture & literature at 8:30 and 9:30 in the morning at the Kirsch Center; then at 2 pm, he’ll show his new film “DON’T BURN!” at the Visual & Performance Arts Center (VPAC) in the new Euphrat Museum. More info about the film in the attached flyer. Mr. Minh will be available to talk with the audience afterward.

Because this film takes a different look at the war in Viet Nam, I hope you’ll help get the word out first to our Vietnamese and Vietnamese-American students, including the VSA, and to other students, staff and faculty members who may be interested in this subject or in films in general.

Any questions at all, feel free to email me.

Many thanks and hòa bình,

Prof. Vu-Duc Vuong
Coordinator-Teacher
Vietnam in Vietnam
Summer Program of De Anza College
July 6 – July 30, 2010
.

Tin sáng quốc tế, anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối link

1,7 triệu lít dầu tràn xuống cảng Texas – Khoảng 1,7 triệu lít dầu thô đã tràn xuống một cảng biển ở đông nam Texas (Mỹ) sau khi một tàu dầu va vào một tàu kéo hôm 23-1 (giờ địa phương). Nhà chức trách hiện vẫn đang ra sức khắc phục sự cố.

Thái Lan, Campuchia lại đụng độ tại biên giới – Ngày 24-1, quân đội Thái Lan và Campuchia lại đụng độ tại khu vực biên giới tranh chấp. Truyền thông Thái Lan cho biết hai binh sĩ của họ bị thương.

Haiti: sống sót sau 11 ngày mắc kẹt – Dù hoạt động tìm kiếm người bị nạn đã chấm dứt, nhưng hôm qua 23-1 (giờ địa phương), các đội cứu hộ ở Haiti đã cứu được một thanh niên 24 tuổi bị mắc kẹt trong đống đổ nát của một khách sạn ở Port-au-Prince suốt 11 ngày qua.

Haiti: sống sót sau 11 ngày mắc kẹt – Dù hoạt động tìm kiếm người bị nạn đã chấm dứt, nhưng hôm qua 23-1 (giờ địa phương), các đội cứu hộ ở Haiti đã cứu được một thanh niên 24 tuổi bị mắc kẹt trong đống đổ nát của một khách sạn ở Port-au-Prince suốt 11 ngày qua.

CHDCND Triều Tiên nổi giận với Hàn Quốc – Hôm nay 24-1, CHDCND Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc đã “tuyên bố chiến tranh” với miền bắc khi cảnh báo sẽ tấn công phủ đầu nếu phát hiện Bình Nhưỡng chuẩn bị tấn công hạt nhân.

Google tiếp tục ở lại Trung Quốc – Hơn một tuần sau khi tuyên bố có thể rút khỏi thị trường Trung Quốc do bị tin tặc tấn công, Google cho biết sẽ tiếp tục kinh doanh tại thị trường luôn đem lại cho hãng nhiều nguồn lợi nhuận hấp dẫn này.

Nga đòi Mỹ giải thích về vụ tên lửa Patriot – Ngày 22-1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói ông “không hiểu” và yêu cầu một lời giải thích từ phía Mỹ về kế hoạch đặt tên lửa đất đối không Patriot trên đất Ba Lan, gần Kaliningrad – vùng lãnh thổ của Nga.

Có thể điều chỉnh ACFTA – Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) có thể được điều chỉnh để hai bên cùng có lợi.

Thế giới có hơn 14.000 người chết vì cúm A/H1N1 – Theo con số báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 22-1, trên toàn cầu đã có ít nhất 14.142 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1, trong đó có khoảng ½ trường hợp ở châu Mỹ.

Anh, Ấn Độ đề phòng khủng bố – Ngày 23-1, Ấn Độ đã đặt tất cả các căn cứ không quân trong tình trạng báo động cao nhằm đề phòng khủng bố. Trước đó một ngày, Anh đã nâng cấp mức cảnh báo về nguy cơ khủng bố từ “đáng kể” lên “nghiêm trọng”, đồng thời nhấn mạnh “nhiều khả năng” sẽ xảy ra một vụ tấn công khủng bố trong thời gian tới.
.

Tin sáng quốc nội , anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Tính công khai giúp cải thiện thành tích – CT trao đổi với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, đại diện “Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hoa Kỳ tài trợ.

Cứu nạn một tàu cá trên biển Đông – Tin từ trực ban đảo Sinh Tồn Đông, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa cho biết lúc 8g15 ngày 20-1, tàu TS18 lên đường làm nhiệm vụ canh trực tại đảo Sinh Tồn Đông nhận được lệnh tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Làng mới, trường mới và ngày mới – Nhằm chuẩn bị cho việc tích nước và phát điện tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Sơn La vào tháng 12-2010, tỉnh Sơn La đã mở chiến dịch 55 ngày đêm “nước rút” cho việc di dân, với việc vận động, huy động các lực lượng quân đội, công an giúp dỡ nhà, di chuyển hộ dân đến nơi ở mới an toàn.

Làng mới, trường mới và ngày mới – Nhằm chuẩn bị cho việc tích nước và phát điện tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Sơn La vào tháng 12-2010, tỉnh Sơn La đã mở chiến dịch 55 ngày đêm “nước rút” cho việc di dân, với việc vận động, huy động các lực lượng quân đội, công an giúp dỡ nhà, di chuyển hộ dân đến nơi ở mới an toàn.

Hàng Việt sẽ đẹp, chất lượng hơn nữa – Sáng 24-1 tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ, ban tổ chức cuộc thi “Kể chuyện tiêu dùng hàng Việt”, diễn ra từ ngày 2-11 đến 5-12-2009, đã tiến hành trao một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và năm giải khuyến khích cho các bạn đọc trúng giải.

Lấy sức mạnh nhân dân để phát triển kinh tế biển – Ngày 23-1, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP đã tổ chức báo cáo khoa học với chủ đề “Biển Đông: hợp tác và an ninh”.

Mở liên doanh lúa gạo với Campuchia – Ông Trương Thanh Phong – chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN – cho biết Tổng công ty Lương thực miền Nam đã góp 37% vốn cùng hai đối tác Campuchia là Công ty Thương Mại Xanh (Green Trade – 30% vốn) và Công ty Đầu tư phát triển Campuchia (IDCC – 33% vốn) để thành lập Công ty cổ phần Lương thực Việt Nam – Campuchia (tên giao dịch là Cavifoods).

Cà Mau: đề nghị cảnh cáo thầy giáo đánh hơn 20 nữ sinh – Chiều ngày 22-1, ông Đỗ Anh Tuấn – hiệu trưởng Trường THPT Hồ Thị Kỷ (Cà Mau) – cho biết đã họp hội đồng kỷ luật để xem xét hình thức kỷ luật thầy Đỗ Việt Dũng vì đã có hành vi đánh nữ sinh bằng thước.

“Gom nắng” từ… cào cào lá dừa – Chuẩn bị cho chương trình “Góp nắng xuân 2010” tại Gia Lai diễn ra vào ngày 30, 31-1, CLB Ngàn hạc giấy đã huy động lực lượng tình nguyện viên xếp cào cào bằng lá dừa và mang tặng những người có mặt ở công viên 30-4 (Q.1, TP.HCM) ngày 23-1.

“Áo xanh” dựng nhà tái định cư giúp dân – Hôm nay (23-1), 93 đoàn viên thanh niên thuộc lực lượng vũ trang và 15 chi đoàn ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã tổ chức tình nguyện về giúp dân XómTrường, xã Xuân Quang 2 (huyện Đồng Xuân) dựng nhà ở khu vực tái định cư mới tại chân Hòn Chinh – cách xóm Trường khoảng 1 km.

Tiếng nói từ chính người trẻ – Các diễn đàn Việt những ngày qua “sôi sục” với chủ đề “Giới trẻ Việt Nam thay đổi quá nhanh” được khơi gợi trên báo Tuổi Trẻ. Chán nản có, tán đồng, phản bác cũng có. Nhưng chung quy mọi người đều đồng ý: điều tác giả nói là đúng. Với bài viết này, chúng tôi tạm khép lại diễn đàn.

Thanh niên Trung Quốc giao lưu với Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM – Chiều 23-1 tại hội trường Thành đoàn TP.HCM, đoàn thanh niên Trung Quốc do bà Uông Hồng Nhạn – bí thư Ban bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc – làm trưởng đoàn đã đến giao lưu với các doanh nhân thuộc Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM.

Hiến tặng gần 300 đơn vị máu – Ngày 20-1, hơn 500 cán bộ, công nhân viên chức thị xã Long Khánh (Đồng Nai) cùng thầy cô giáo, học sinh Trường THPT Văn Hiến đã tham gia hiến tặng 296 đơn vị máu.

Vai phụ không thể thiếu – Ở các huyện miền núi xa xôi của tỉnh Kontum có các “nhân viên hỗ trợ” giáo viên. Không chỉ trên lớp mà các trợ giảng này còn lặn lội đến nhà học sinh sau giờ học nhắc nhở học sinh học bài, làm bài…

Xốc lại hệ thống dạy nghề – Để có thể giảm bớt tình trạng thừa thầy thiếu thợ, cần phải có đột phá, tạo sức hấp dẫn để các phụ huynh cho con em mình học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN).

Đại nhạc hội vì Haiti – Một đại nhạc hội quy tụ những siêu sao của làng giải trí thế giới như George Clooney, Jay-Z, Madonna và Bono được tổ chức đồng loạt tại New York, Los Angeles, London và Haiti trong ngày 23-1 để quyên góp ủng hộ đảo quốc vừa bị trận động đất tàn phá khủng khiếp làm khoảng 110.000 người thiệt mạng.

Cameron dự định làm phim 3D về thảm họa hạt nhân – The last train from Hiroshima: the survivors look back (Chuyến tàu cuối cùng từ Hiroshima: những người sống sót nhìn lại) – cuốn sách mới nhất của tác giả sách khoa học và lịch sử 57 tuổi người Mỹ Charles Pellegrino, viết về những người sống sót sau hai vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki – rất có thể sẽ là kịch bản cho bộ phim 3D tiếp theo của đạo diễn lừng danh James Cameron.

Truyện: Sen mùa nước nổi – Đúng hẹn, Thanh, Lân và một cô gái khoảng ba mươi tuổi đến. Thanh giới thiệu bông đùa với chúng tôi: – Đây là Liên, “người giúp việc” của mình bữa nay.

Một người Việt được đề cử giải BAFTA – Trang chủ của giải thưởng điện ảnh danh giá nhất nước Anh do Viện Hàn lâm điện ảnh và truyền hình trao tặng, giải BAFTA, vừa công bố danh sách các đề cử trong năm 2010. Theo đó, nghệ sĩ người Việt Nguyễn Thị Thanh Tú được đề cử cùng với đồng nghiệp Jane Milon trong hạng mục hóa trang xuất sắc nhất trong bộ phim Coco before Chanel.

.

Lịch sự kiện văn hóa

Thư kêu gọi quyên góp ủng hộ CHƯƠNG TRÌNH “NẮNG XUÂN VỀ BẢN” – Tổ chức tình nguyện trẻ Vòng tay bè bạn phát động chiến dịch “Nắng xuân về bản” giúp đỡ các hộ gia đình nghèo xã Quan Thần Sán huyện Simacai, tỉnh Lào Cai và cần sự giúp đỡ của các bạn.

Beethoven: Symphony No. 9 – 23 & 24 Jan – Concert to launch German year in Vietnam —– 23 & 24/01 – Hòa nhạc khai mạc chương trình “Nước Đức ở Việt Nam”

.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

Ph.D Scholarships at Aarhus University

Master in Public Administration Scholarship

[Singapore] Master in Public Policy Scholarship

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Ph.D Scholarships at Aarhus University

Đón Xuân

Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta đón xuân bằng lời thơ của các thi sĩ ĐCN và Lá Lành Đùm Lá Rách trong PPS mình mới làm xong:

Huỳnh Huệ
Phạm Kiêm Yến
Nguyễn Tấn Ái
Minh Tâm
Tôn Nữ Ngọc Hoa
Đàm Lan
Hà Diệp Thu
BS Lợi
Thuận
Mai Nguyệt
Quang
Phạm Luu Đạt
Túy-Phượng

Hình ảnh từ Phạm Kiêm Yến và Internet
Nhạc nền là bản Xuân Họp Mặt do các ca sĩ Như Quỳnh, Thủy Tiên, Lan Châu, và Bảo Hân trình bày.

Từ bây giờ đến Tết nếu còn bạn nào nối thơ vào bài Đóa Muộn, mình sẽ update PPS file này một lúc nào đó.

Chúc cả nhà một mùa xuân rạng rỡ ! 🙂

Bình an & Sức Khỏe,

Túy-Phượng
.

Xin các bạn click vào ảnh dưới đây để xem video và download

Biết ơn

Sự biết ơn là chìa khóa của đời sống hạnh phúc ta đang có trong tay. Bởi nếu ta không biết ơn, thì dù ta có được nhiều bao nhiêu ta đều không hạnh phúc – bởi ta sẽ luôn luôn ham muốn nhiều thứ hơn nữa.

~ Phan Thế Danh dịch
.

Gratefulness is the key to a happy life that we hold in our hands, because if we are not grateful, then no matter how much we have we will not be happy — because we will always want to have something else or something more.

~ Brother David Steindl-Rast

Đun-xi-nhê

Tượng Don Quixote và Dulcinea, Castilla-La Mancha, Spain.

Đun-xi-nhê

Em ý tứ cách anh cả mét
Cố tự tin dưới bóng mũ rộng vành
Mong cặp kính dày thêm mờ ảo
Nhòe cái nhìn tọc mạch của anh

Ồ ngốc ạ, tàn nhang nám rỗ
Vẫn ngọt ngào giấc ngủ đêm đêm
Mắt em thế và môi em thế
Anh đắm mơ tất cả êm đềm

Xin đến gần anh thêm chút nữa
Cho anh xem ôi dấu sẹo dài
Này do ngã, này dậy thì trứng cá
Đúng em rồi, chẳng sợ nhầm ai

Em ngộ nghĩnh, em dại khờ hiền hậu
Em dịu dàng, em bướng bỉnh trong veo
Ám ảnh anh đêm ngày, mãi mãi
Tránh đằng nào anh cũng lần theo

Đừng sụp mũ, đừng nấp sau cặp kính
Viễn cận gì bốn mắt cũng gặp nhau
Khi mộng mị tâm hồn hòa quyện
Chút xù xì can hệ chi đâu !

Còn cả quãng đường dài chung bước
Cho anh xin thôi e ngại, ngập ngừng
Đẹp sao giữa trời mây non nước
Vòng ôm liều siết chặt ngang lưng…

Hoàng Thiên Nga

(*) Có một nàng Đun của đại văn hào Xecvantec và có nhiều nàng Đun thật trong đời

Giòng…

Xưa

Nón nghiêng phố nhỏ giữa trưa
Em cười rạng rỡ cơn mưa đầu hè
Tóc dài xanh thẳm hàng me…

Nay

Tần ngần giữa chốn đế đô
Néon xanh đỏ xô bồ cộ xe
Chợt nghe như nhớ sắt se…

Mai

Từ bi vô lượng từ bi
Ngủ quên một giấc xuân thì hay sao?
Giữa đời sóng vỗ lao xao…

TĐH
Lake of the Woods, VA, USA
Jan.  24, 2010

Cám ơn Trần Can đã giới thiệu thể thơ lục bát ba câu đến các anh chị em 🙂

Em phải đẹp hơn chính em mọi ngày….

Em báo tin 2 tuần nữa đám cưới. Giọng em bổng ngập ngừng nói qua điện thoại… Em sợ lắm, vì hôm ấy em sẽ là một chú rể khập khiễng bên đôi nạng…

Chúc mừng Hoàng Quốc Việt và Phương Chi, thành hôn vào ngày 23/1/2010

Em là một chàng trai khuyết tật đầy nghị lực. Em đã tạo cho mình một sự nghiệp đáng để ngẩng mặt với đời. Ngày ngày em đi qua bao con phố, liên hệ với bao cơ quan và tiếp xúc với bao đối tác. Mọi người chỉ nhìn thấy đôi nạng của em trong 5 phút đầu gặp gở. Sau 5 phút ấy, họ quên mất em là người khuyết tật-nkt. Họ chỉ nhớ đến công việc, đến câu chuyện giữa em và họ. Thế nhưng khi làm chú rể, họ nhà gái sẽ sửng sốt khi đón chàng rể này.

Những kẻ xấu miệng, những kẻ hiềm khích với cô dâu sẽ đem đôi nạng ấy ra làm chứng cứ hùng hồn nhất để bôi nhọ chăng? Ai cũng mong đợi điều hoàn hảo nhất đến với mình. Vậy nhà gái, bạn bè thân thích của cô dâu có đau lòng khi biết chàng rể sẽ là nkt hay không?

Tôi bỗng nhớ đến ngày tôi làm chú rể. Tôi cũng từng thao thức với những suy nghĩ như em. Con đường đi đến hôn nhân của nkt quả là cam go. Trước hết phải chăm chỉ cần mẩn để tìm một chỗ đứng với đời. Đợi đến lúc ổn định được thu nhập, nkt mới dám tính đến chuyện yêu và chuyện cưới.

Lại phải trải qua bao lần dang dở, bao lần gạt nước mắt chia tay vì bên ấy lo sợ con mình cưới phải nkt thì vất vả tấm thân. Chữ yêu khó học hơn cả những môn như toán, lý, ngoại ngữ… Giờ đến lúc “thi tốt nghiệp” chuẩn bị nhận tấm “bằng” kết hôn, em, như tôi, vẫn chưa yên tâm.

Có nhiều lần tôi đã tâm sự với các bạn khuyết tật-kt về nỗi lo ngày đám cưới. Không phải chuyện tiền cưới xin, chuyện tổ chức mà chỉ là chuyện hình tượng lệch chuẩn của những chú rể, cô dâu kt. Nhiều bạn tâm sự hôm đám cưới, họ chỉ biết cúi đầu nuốt nước mắt. Có lẽ nhiều người đang nhìn họ với ánh mắt thương hại. Kẻ ganh ghét sẽ khinh miệt, nhạo báng cái hạnh phúc trong tầm tay họ. Sau đám cưới, vài người thân kể rằng hôm ấy mặt chú rể buồn thiu, trong thật tội nghiệp. Những người ấy từng khuyên tôi nên làm đám cưới đơn giản kẻo biến thành trò cười cho thiên hạ, lại tội cho cô dâu và nhà gái.

Bên cạnh ấy, cũng có nhiều bạn kt kể rằng hôm ấy là ngày vui nhất đời mình, mình không được buồn. Một bạn nữ dõng dạc nói:

-Số mạng chỉ cho em nhan sắc thế này thôi. Nhưng hôm làm cô dâu, em phải đẹp hơn chính mình mọi ngày….

Tôi đã tin vào những lời ấy. Tôi đã hỏi người phụ nữ của đời tôi liệu hôm ấy em có e ngại gì không? Nàng khựng lại như thể tôi vừa nói ra một câu ngốc nghếch lố bịch gì vậy… Nàng trả lời tôi bằng câu hỏi khác:

-E ngại gì? E ngại thì sao phải cưới anh?

Thế là chỉ có mình tôi tự vẽ ra cái bi kịch thê thảm rồi tự nhấn chìm mình trong cái thung lũng đầy nước mắt đầy những lời chế giễu chưa hề xảy ra. Tôi thấy mình điên thật. Xin em đừng lập lại cái ý nghĩ điên khùng giống tôi. Hãy vui lên và hãy ngẩng cao mặt khi tay chống nạng tay bưng khay trầu. Hãy mỉm cười chào hỏi bà con nhà gái, bạn bè của cô dâu. Hãy vui hơn chính mình mọi ngày. Hãy đẹp hơn chính mình mọi ngày…

Vài tuần sau đám cưới, em sẽ nghe bạn bè nhận xét rằng:

-Ái chà! hôm ấy trông bạn thật hạnh phúc.
-Ôi sao hôm ấy bạn lại có thể đẹp trai đến bất ngờ như vậy!

Họ sẽ quên đôi nạng của em. Vì họ cũng đã từng quên đôi mắt tối tăm của tôi… Hỡi những chú rể và cô dâu, cho dù bạn có khuyết tật hay không, Xin hãy cười thật tươi và ăn mặc thật lộng lẫy trong ngày vui nhất đời mình nhé.

04-Jan-10 04:15 PM
Trần Bá Thiện

Đã đăng trên Tuổi Trẻ

Ba Đào

Ngôi nhà tôi cần tìm nằm sâu trong một ngõ nhỏ, hai bên đường mướt xanh những tán lá, mùi hương thoang thoảng của hoa và quả chín như ướp vào mũi, cho tôi một cảm giác thật dễ chịu, một cảm giác nhẹ nhàng thư thái. Một khoảng không gian bình yên, tĩnh lặng, tách biệt khỏi khu đô thị ồn ào náo nhiệt tiếng xe cộ gần như suốt ngày đêm chỉ độ mươi cây số là cùng. Phải chăng vì thế mà Trọng Đình chọn làm chốn lui về ? Một cái tin bất ngờ gây nhiều tranh cãi trong giới anh em “bán chữ” chúng tôi. Một cặp từ vừa có tính khôi hài vừa có tính tự trào mà vui miệng chúng tôi tự gán cho cái nghiệp của mình. Có người cho là châm biếm, mỉa mai, cũng được, có sao đâu khi một vấn đề có thể nhìn từ nhiều góc độ, cũng như chuyện của anh Trọng Đình vậy. Những thông tin từ nhiều phía không làm tôi bận tâm là mấy, vì thừa hiểu tính hành lang của nó, điều chủ yếu là nguyên do của những thông tin. Trọng Đình là bậc đàn anh của lớp trẻ chúng tôi, nều muốn tôn xưng hơn nữa thì phải gọi anh là “Thầy”, nhưng anh không thích danh xưng này, nghe vừa xa cách vừa kiêu mạn. Vốn theo đuổi cái nghiệp gian nan này từ nhỏ, anh đã phải trải qua không biết bao là trở ngại. Ai cũng biết, nghệ sĩ là người chỉ muốn sống cho cái đẹp, chỉ muốn góp hết sức mình cho những giá trị tinh thần của cuộc sống, và chính vì thế gần như đối lập hoàn toàn với kinh tế, mặc dầu vẫn luôn phải phụ thuộc vào nó. Cái nghiệp văn chương lại là thứ đeo đẳng bám riết như nợ nần, người cầm bút cứ muốn trải hết lòng mình ra giấy, bởi cuộc sống chung quanh luôn có những điều trăn trở. Đó là tâm tư của những người cầm bút chân chính. Trọng Đình là một người như thế. Văn và báo chiếm cả hai tay, cuộc sống gia đình không mấy khi dư dả, nhưng nếu ai bảo đổi cây bút để lấy một thứ có giá trị vật chất thì không bao giờ. Anh thường nói “Văn chương là chiếc cầu nối tình người. Chúng ta đem rao bán cái nhân tình, thì chúng ta phải biết biểu thị cái nhân tình của chính chúng ta trước đã. Đừng có viết một đàng, xử sự một nẻo. Tất cả sẽ chỉ là sự vô nghĩa, sáo rỗng khi bản thân chúng ta không là một thực nghiệm. Viết – Trước hết là Sống đã”. Đại loại là những lời rất tâm rất tình của anh mỗi khi có dịp trò chuyện với chúng tôi. Một vài tay trong số chúng tôi có được chút tên tuổi ngày nay là cũng nhờ công dìu dắt của anh. Và quả thật, anh không hề có sự mưu cầu hay tư lợi những cái được cho mình. Dù lớn hay nhỏ, anh đều muốn có sự minh bạch, thẳng thắn, vì thế mà người ưa anh cũng nhiều, người ghét anh cũng lắm. Chẳng sao cả, ở đời chuyện yêu ghét là thường tình, chỉ cần mình không thẹn với lương tâm là đủ. Vậy đó, thế mà không hiểu sao, sau một chuyến công tác dài ngày ở Hà Nội về, tôi nghe nói anh tuyên bố gác bút. Rõ là một điều khó tin, nếu không phải là thật , thì ai ? và vì lý do gì mà tung ra cái tin ấy ? Còn nếu là thật, thì phải có chuyện gì ghê gớm nghiêm trọng lắm xảy ra, anh mới có một động thái gay gắt như vây. Bởi nếu phải từ bỏ một niềm đam mê đã thấm lậm vào tận máu thịt, thì chẳng khác nào người ta phải từ bỏ cuộc sống của mình.

Muốn rõ đầu đuôi, chỉ có một cách tìm gặp anh, xem anh có dốc bầu tâm sự. Tôi lại càng nghĩ ngợi hơn nữa khi hỏi toà soạn nơi anh làm việc, thì nghe nói anh vắng mặt cả nửa tháng nay rồi. Đến chỗ nhà anh vẫn ở thì họ bảo anh đã dọn đi. Chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra cả. Tìm hỏi lung tung, cuối cùng tôi nghe được, hình như gia đình anh chuyển về khu này. Hình như cũng được, ít ra cũng có một mấu chốt. Hỏi thăm mấy người tôi mới đến trước ngôi nhà nho nhỏ này. Gọi là nho nhỏ vì nó lọt thỏm giữa mấy cái nhà xây cao ráo đẹp đẽ bên cạnh. Một ngôi nhà ván, lợp tôn, loại nhà phổ biến của những người có thu nhập thấp. Không biết có phải…

Còn đang nghiêng ngó, tôi chợt giật mình vì một tiếng sủa oăng oắc, chú khuyển bé mình mà lớn họng, dường như chú muốn tỏ rõ cái oai phong của chủ nhà, bốn chân choãi ra lấy thế, cái mõm cứ chõ thẳng vào mặt khách chả biết lịch sự là gì. Tôi bật cười, con vật cũng biết ra trò khẩu khí nữa là. Thoáng thấy bóng người đi ra, tôi reo thầm trong cổ họng “Đúng rồi” Còn lẫn vào đâu được cái dáng ôm ốm, ngăm ngăm cao vừa phải. Anh chợt cười rộng miệng khi nhận ra tôi :

_ A , Phố hả ? Về bao giờ thế ?
_ Em về mấy ngày rồi, hỏi thăm mãi mới tìm được anh ở đây.
_ Ừ anh mới chuyển về đây, còn nhiều anh em chưa biết. Vào đi, sao chuyến đi gặt hái được nhiều chứ ?
_ Dạ cũng gọi là có cái để bày mâm dọn chén.
_ Chà, ghê nhỉ. Chú đi cũng cả tháng đấy nhỉ ?
_ Vâng, hơn mấy ngày anh ạ.

Tôi theo chân anh vào nhà, gian nhà không bao lớn, một phòng khách, một phòng ngủ và bếp, nhưng trông gọn ghẽ, giản dị. Anh chỉ bộ bàn ghế mây :

_ Ngồi đấy đi, đợi anh một tí. Lương ơi, đi mua cho bố cút rượu đi con.
_ Thôi anh ạ, em có đem về cho anh chai Lệ Mật đây.
_ Thứ đó để uống lúc khác, bây giờ uống rượu nút lá chuối khô thú hơn.

Nghĩa là cuộc rượu chiều nay ít nhất cũng kéo dài đến tối, không sao , đó lại là điều tôi đang muốn. Anh đi xuống bếp, tôi ngồi lại ngắm quanh. Trên hai vách tường đối diện nhau là hai bức tranh cũng có sắc độ tương phản nhưng trông lại rất hòa hợp. Một là cảnh một dãy núi cao với những lô xô bóng cây to rậm rạp, điểm thêm những dáng chim đang sải cánh, một là giữa đại dương mênh mông, một con tàu với cột khói to phăm phăm rẽ sóng, lác đác trong khối màu xanh ngăn ngắt là lấm chấm những hình đầu cá, đuôi cá. Cả hai bức tranh đều biểu thị một sự mạnh mẽ, hùng vĩ và khoáng đạt. Thiên nhiên luôn đem đến cho con người những cảm giác có ích. Hẳn bất kỳ ai đứng trước khung cảnh này cũng đều dậy lên trong mình một xúc cảm mạnh mẽ vững chãi.

Những đồ vật khác trong gian phòng đều được kê xếp gọn ghẽ hợp lý, chừa ra một khoảng không gian đủ để tạo được một cảm giác hít thở nhẹ nhõm.

Anh đi lên với cái khay trên tay, hai cái ly nhỏ, hai đôi đũa, một cái đĩa và một chén con. Thằng bé Lương cũng vừa về tới, tôi đứng lên đón những thứ mà hai bố con đang mang đến. Anh đổ ra đĩa gói gỏi mít, và túi nước chấm ra cái chén con. Vừa làm anh vừa nói :

_ Cao lương mỹ vị ngon đến thế nào thì mình không biết, chứ tớ là tớ mê những món ăn dân dã này nhất. Vừa hợp khẩu vị, vừa hợp cả túi mình.
_ Anh không thấy khối món dân dã giờ trở thành đặc sản cao cấp ở những nhà hàng đó sao. Dân dã nhưng nó mang đậm phong vị người mình, thực ra miếng ngon đâu ở chỗ đắt tiền, chỉ là khi ta ăn ta cảm thấy nó ngon, vì nó hợp với khẩu vị mình, chứ có đắt mấy mà mình không cảm thấy ngon thì cũng bằng vô nhghĩa.
_ Ừ, chú nói phải. Nhưng có một điều thật vô lý là, đôi khi dù người ta không cảm thấy ngon, nhưng cũng bỏ hàng đống tiền ra mà mua nó, rồi cuối cùng đổ tháo cả đi.
_ Đó đâu phải là người ta mua cho mình một món ăn, họ đang mua một ý đồ , một mục đích khác đó chứ. Và khi đổ đi thì họ cũng chẳng biết tiếc đâu, bởi vì thứ nhất là họ không phải mua nó bằng chính đồng tiền mồ hôi nuớc mắt, thứ hai là khi họ đã đạt được điều họ muốn qua lối dẫn của nó thì coi như nó đã hoàn thành nhiệm vụ rồi, tiếc làm chi cho hao ca lo.

Anh cười hà hà :

_ Dạo này chú mày cũng miệng lưỡi ghê nhỉ.
_ Người ta chỉ đi có một ngày đàng, đã có thể học được cả sàng khôn, huống là em đi ngược đi xuôi quanh năm suốt tháng lại không nhét được tí gì vào cái hộp sọ này thì chết dấp đi cho rồi.
_ Nào nâng ly cạn cho một buổi chiều lý thú, nào…

Chạm nhẹ hai cái ly, tôi nhấp một ngụm, ngậm ngậm một chút ở đầu lưỡi để nghe vị cay nồng, thấm đậm lan dần xuống cổ, làm thêm ngụm nữa, hết một ly, tôi nghe nóng ra hết cả người, cảm giác bao mạch máu mình đang giãn nở và tuần hoàn. Tôi khà một tiếng khoan khoái :

_ Đúng là “Cố sanh vi đắc” (Thực chất vẫn tốt hơn)
_ Anh đã nói mà, ba cái rượu đóng chai vớ vẩn sao qua được thứ này. Nhà này họ nấu rượu mấy đời rồi, thuần gạo, không pha phách gì cả. Lúc đầu nghe giới thiệu, anh chưa tin, sau uống thử, quả đúng thế nên nghiện luôn.
_ Những nơi sản xuất nhỏ lẻ mà giữ được uy tín lâu dài vậy là rất hiếm, nói không phải vơ cả chứ nhiều người chỉ đầu voi đuôi chuột, làm gì cũng chỉ được lúc đầu, có tiếng rồi lại ham lãi lớn đâm làm ẩu.
_ Hạng người ấy là hạng nông nổi, ăn xổi ở thì, bất kỳ một hoạt động nào trong xã hội, nếu muốn tồn tại lâu dài đều phải cần có uy tín. Làm mất uy tín cũng có nghĩa là tự hại chính mình. Lại uổng cả bao công sức gây dựng.
_ Đáng buồn là ở chỗ thường có rất nhiều người chỉ nghĩ đến cái lợi nhất thời, có thôi thì cũng đã vơ đẫy một mớ rồi.
_ Chính những ý nghĩ hạn hẹp ấy mà nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một cộng đồng. Hiện nay đất nước đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập, chỉ cần một thành phần nào đó không biết giữ chữ tín là có thể làm chậm bước tiến của cả dân tộc.
_ Mình nói thế, một số người cứ cho là mình đao to búa lớn, thổi phồng vấn đề, chứ họ đâu có nghĩ mọi sự đều bắt nguồn từ những nhỏ nhặt nhất. À mà thôi, bây giờ không nói chuyện thiên hạ nữa, nói chuyện mình đi anh.

Tôi đột ngột chuyển đề tài khi chợt nhớ ra mục đích chính của mình. Anh gắp một gắp gỏi vào bát tôi rồi cười khà :

_ Thì cứ từ từ đã, có người rồi khắc có ta, từ chuyện thiên hạ đến chuyện nhà có xa xôi gì.
_ Nghe bọn họ nói đông tây lung tung cả, em sốt ruột chẳng biết thực hư ra sao. Anh cho em biết đi, chuyện xảy ra thế nào.
Anh cười kiểu không tròn vành môi :
_ Mình thấp cơ kém cánh, không đủ tài đối chọi với thiên hạ thì lo tìm đường tìm nẻo mà cuốn xéo đi chứ sao.
_ Này cái giọng mát mẻ, thẽ thọt như dao giấu lưỡi ở đâu ra đấy, đem đổi kiểu “xung hổ xổ toẹt” lấy nó à ?
_ Ngẫm mới thấy mình dại, vô cùng dại khi cứ mang phơi hết ruột ra. đã chẳng lấy lòng được ông to bà lớn nào lại dễ bị ăn đòn, cứ thơn thớt mà ăn người lại hóa hay.
_ Anh tưởng muốn mà được à, cha mẹ sinh ra cái thân ta, ông trời ghép cho ta cái tính cách, có hay có dở thì cũng chết rứa rồi, thay mô được . Mà thế mới là mình chứ.
_ Nhưng người ta khôn nên biết liệu thế mà đi với ma với bụt. Mình thì chẳng biết quẹo cua thế nào, cứ thẳng thừng thừng mà bước, có khi đâm sầm vào đá rồi mới biết đau.
_ Ở đời biết thế nào là khôn là dại hở anh ? Nhiều khi cứ tưởng mình khôn lắm, đến chừng cái trí khôn nó đột nhiên thức giấc mới biết mình đã từng ngu ngốc đến thế nào. Mà anh coi em là ma hay bụt, sao lại nói cái giọng ấy ?
_ Cái loại như chú mày mới là đáng sợ đấy “Rành rành thì ra bụt, thậm thụt lại ra ma”

Tôi bật cười, biết anh đang mượn tôi để ám chỉ ai đấy :

_ Ừ thôi, bụt bụt ma ma gì cũng được, anh kể tiếp đi.

Trọng Đình sửa lại thế ngồi, nét mặt anh nghiêm hẳn lại :

_ Anh hỏi chú, nếu để được tồn tại mà phải bẻ cong ngòi nút, chú có làm được không ?
_ Không, dứt khoát là không ? Thà bỏ bút, chứ không bẻ bút.
Tôi nói ngay, anh gật gù rồi tiếp :

_ Vừa rồi anh có làm cái phóng sự, phóng sự này đã ngốn rất nhiều thời gian truy tìm tư liệu của anh , mà mức độ thì không thể xem nhẹ. Nó lại đụng chạm đến một số tai mặt. Thế nhưng nó được lệnh đình in, với lý do lấp lửng “Có đôi chỗ cần xem lại”. Lúc đầu anh chưa nghĩ là nó có vấn đề, sau nhận được gợi ý là nên sửa sang lại một chút, mà những điểm phải sửa lại là những chi tiết then chốt của sự vụ. Anh nhất quyết không chịu. Ngay sau đó, nhận được vài cú phôn hăm dọa, đồng thời hứa hẹn một con số đáng kể. Đương nhiên những chiêu thức đó không có tác dụng với anh . Cuối cùng, cũng có kẻ ra mặt lăm le một cái mũ trên đầu.Còn lạ gì tiếng Việt mình phong phú và giàu có, một chữ hai ba nghĩa, hoặc hai ba chữ một nghĩa, khi đã cố tình thì đánh lệch ý chính của nó đi chẳng khó khăn gì. Tất nhiên là anh phải phản ứng, chúng nhân đó ghép anh vào thế, hòng gây sức ép để ỉm chuyện kia đi. Cậy thế cậy quyền, đập bàn vỗ ghế, Đáng nói nhất là trong đó có những tên tuổi xưa nay vẫn tự cho mình là dân trí thức. Thế mà chẳng phân biệt được đúng sai thế nào.
_ Anh à, trí thức cũng năm bảy đường trí thức, có thứ trí thức vay, văn hóa mượn, bằng cấp mua, đâu cứ phải dán cái mác trí thức vào là đã thành người hiểu biết đâu. Anh có lạ gì cái loại ấy.

_ Đúng chẳng lạ gì, nhưng nó lại có cơ hội trèo lên đầu lên cổ mình mới ức chứ. Anh cũng chẳng chịu thua đâu, khi cái phóng sự ấy chình ình trên mặt một tờ báo khác, thì cũng là lúc anh nhận quyết định thôi việc. Thừa biết đó là việc sẽ đến, anh cũng chẳng tiếc nuối gì một nơi không thuộc về mình. Muốn thì chẳng thiếu gì cách. Chứ vì miếng sống mà phải khom lưng cho bọn làm đủ cách để có được “ghế trên ngồi tót…” rồi ra “sỗ sàng” với mình thì không được.

Đến đây thì tôi đã hiểu tính chất của câu chuyện là gì. Buồn cho cái lề thói người đời, sao họ lắm thủ đoạn để mưu cầu lợi lộc, để che giấu bưng bít những xấu xa bỉ ổi của mình thế nhỉ ?

_ Đó là một vấn nạn không chỉ ở một góc một khóm nào anh ạ, anh thấy không,cứ vụ nào đưa ra tòa là toàn bao nhiêu tỷ lòi ra. Mà đã không tư cách, không thực lực, thì lại giỏi lẹo lươn bao biện. Không biết đến bao giờ mới hết được cái bọn làm nghèo đất nước ấy.
_ Giá như trên sân cỏ ấy nhỉ, có một ông trọng tài công minh, hai thẻ vàng là thành thẻ đỏ để mà tiêu trừ những loại sâu mọt ấy đi. Miệng thì thơn thớt “Vị nghệ thuật, vị nhân sinh” nhưng tuồng một lũ vị kỷ cả.
_ Thì nghệ thuật của chúng là ở chỗ đó đó. Khờ khạo như anh em mình sao biết cách thụi vào lưng nhau mà mặt cứ tươi như hoa được. Nhưng mà anh yên tâm đi, luật đời cũng công bằng lắm, có sự trừng phạt cả đấy. Đừng tưởng cứ nuốt trôi họng là tha hồ vênh vang, không đâu, ăn một nhả mười, thậm chí là trăm là ngàn nữa kia. Mà đã đến lúc nhả thì tận cùng vận hạn, có hối cũng chẳng kịp nữa. Mình cứ chịu khó sống khờ sống ngốc đi anh ạ, để con cháu mình còn được yên thân mà hưởng phước, chứ cứ khôn ngoan cho lắm vào rồi đời sau phải gánh bao nghiệp oan trái, tội cho chúng nó.
_ Chú mày giỏi, hôm nay anh mơi công nhận là chú mày giỏi. Nào cạn chứ.

Đợi cho men rượu tan trong cổ họng, tôi mới tiếp :

_ Nói đến vấn nạn của xã hội thì không bao giờ dứt được, kiểu này nó đẻ ra kiểu khác, kiểu sau bao giờ cũng tinh vi hơn kiểu trước, mình không làm được gì nhiều thì cũng phải cố góp chút công sức mà phanh phui mà ngăn chận, chứ đừng lùi bước anh ạ.
_ Ai bảo chú là anh lùi bước ?
_ Em nghe họ bảo anh tuyên bố gác bút !
_ Chú tin à ?
_ Không tin thì em mới tìm gặp anh cho được đấy chứ.
_ Anh mà bỏ bút thì chú mày cũng đi tu.

Tôi cười nhẹ nhõm :

_ Có thế chứ. Nhưng mà anh tưởng đi tu là yên thân à, không đâu , đó cũng là một tiểu xã hội, cũng không thiếu những thói tật thường tình đâu, cơ bản vẫn là do khí chất của con người thôi anh ạ.
_ Chuyện trâu lành trâu ngã ấy mà, kể gì. Hơi đâu mà nệ cái dư luận. Có một sự trùng lặp là, cũng trong thời điểm đó thì anh lo mua cái nhà này, bao năm rồi chung chạ trong gia đình, chật hẹp tù túng, chắt bóp, tom góp cũng tàm tạm một chút này, không bì được với ai, nhưng là cái chốn của riêng mình là tốt rồi.
_ Em thấy khung cảnh ở đây cũng dễ chịu. Chúc mừng anh.
_ Nào , mừng thì phải cạn chứ.

Tiếng thủy tinh va vào nhau nghe vui tai, anh tợp xong một ngụm thì đổi giọng nghê nga “Nghiêng vai vì nghiệp ba đào. Ba đào mấy cũng…chứ ư bôn đào…thì à không…a…”

Cả hai chúng tôi cùng cười vang. Vừa lúc ấy vợ anh về, chị vui vẻ góp :

_ Hai anh em có gì mà cười vui thế ?

Đàm Lan

Ba ngày nữa

Suiwo, đệ tử của Hakuin, là một vị thầy rất giỏi. Vào một kỳ mở lớp riêng một thầy một trò (zazen) trong mùa hè, một đệ tử từ một hải đảo miền nam nước Nhật đến gặp thầy.

Hotei - tranh Hakuin

Suiwo cho cậu một công án: “Nghe tiếng vỗ của một bàn tay.”

Người đệ tử ở đó 3 năm nhưng không giải được. Một đêm nọ, nước mắt dàn dụa, cậu vào gặp Suiwo. “Con phải về nam, nhục nhã và xấu hổ” cậu nói, “Con không giải được công án này.”

“Đợi một tuần nữa và thiền liên tục,” Suiwo khuyên. Nhưng giác ngộ vẫn không đến được với cậu đệ tử. “Thử thêm một tuần nữa,” Suiwo nói. Người đệ tử vâng lời, nhưng cũng chỉ hoài công.

“Thêm một tuần nữa.” Nhưng lại cũng vô ích. Tuyệt vọng, người đệ tử năn nỉ xin về, nhưng Suiwo yêu cầu cậu thiền năm ngày nữa. Cũng chẳng có kết quả gì. Rồi Suiwo nói: “Thiền thêm 3 ngày nữa, nếu con không đạt được giác ngộ, thì con nên tự tử là hơn.”

Vào ngày thứ hai, cậu đệ tử giác ngộ.

Bình:

• Hakuin Ekaku (1686-1769 hay 1685-1768) là một trong những vì thiền sư có ảnh hưởng lớn nhất trên thiền tông Nhật Bản. Hakuin cải tiến và phát huy thiền Lâm Tế từ thời trì trệ và đốn mạt, chú tâm vào cách dạy dỗ khó khăn cổ truyền, và trộn lẫn thiền quán và công án thành cách luyện tập thường xuyên. Ảnh hưởng của Hakuin lớn đến mức tất cả các thiền sư Lâm Tế ngày nay đều là hậu nhân của Hakuin và dùng những phương cách luyện tập mà Hakuin đã dạy.

Cái bao của Hotei - tranh Hakuin

Hakuin chính là thiền sư “Vậy à” ta đã nói trước đây.

Suiwo vị thầy trong bài này là học trò của Hakuin.

• Bài này nói đến nỗ lực dữ dội để đạt giác ngộ. Không đạt giác ngộ được nếu ta không cực lực cố gắng để hiểu biết.

• Thường thì thầy biết khi nào trò sắp nắm được chân lý. Nên những lúc đó nếu trò muốn bỏ cuộc, thầy sẽ ép trò đi tiếp một tí nữa để đến thành công.‎

• Tại sao “giác ngộ” có vẻ gì thật là bí ẩn như thế? Cả bao năm người học trò cứ cảm thấy mình vẫn bế tắc ngu si trơ trơ như đá, đến mức cứ đòi bỏ cuộc. Rồi đùng một cái thì “hốt nhiên đại ngộ” như là trong tối tự nhiên có một công tắc bật đèn sáng choang, chứ không phải như học toán mỗi ngày hiểu thêm một tí, từ toán cộng, lên trừ, lên nhân, lên chia, lên phân số…?

Thưa, vì chúng ta có thói quen suy nghĩ với luận lý‎ con người: Có cái bàn, thì có ông thợ mộc. Có vũ trụ thì có người làm ra, gọi là Thượng đế. Vậy thì ai sinh ra Thượng đế? Bố TĐ. Lên đến ông nội TĐ, ông cố TĐ… không bao giờ ngưng, dù có suy nghĩ 100 năm.

Con gà có trước hay cái trứng có trước? Suy nghĩ 100 năm.

Trước khi tôi sinh ra, tôi đã từ đâu đến? Chết rồi tôi đi đâu? Suy nghĩ 100 năm.

Cho nên tư tưởng của người suy tư có thể chạy vòng tròn như kiến bò miệng đĩa, bế tắc hoài, không đi đâu được cả, muôn năm.

Cho nên lúc ta đã suy luận hết cách, biết là vô ích, và dẹp bỏ mọi suy luận đó đi, và bắt đầu cảm nhận bằng xúc cảm và trực nghiệm, tức là cảm nhận trực tiếp trong lòng mà không cần suy nghĩ, một điều gì đó sâu xa hơn là suy‎ luận, như là: “Thượng đế là tình yêu—trong ta, trong mọi người, và nối kết mọi người lại với nhau”, hay “tất cả mọi thứ chỉ đều là những lọn sóng của một đại dương Sự Thật mà ta gọi là Không”.

Những điều này ta có thể hiểu tí ti bằng suy luận, nhưng thực ra ta chỉ thực sự hiểu được bằng cảm nhận rất rõ trong lòng. Cũng như là tình yêu. Chỉ có yêu là hiểu được tình yêu; không thể diễn tả bằng ngôn ngữ hay l‎ý luận.

Tranh Hakuin Ekaku

Khi ta dẹp bỏ suy luận và bắt đầu cảm xúc và kinh nghiệm trực tiếp các điều này, tư nhiên ta bừng sáng trong đầu: “hốt nhiên đại ngộ”, như người mới khám phá được tình yêu: “Ồ, đây là tình yêu, vậy mà trước nay đọc sách hoài mà chẳng biết nó thế nào.”

• Ta đã nói về “Tiếng vỗ của một bàn tay” trước đây.

• Từ “giác ngộ” (enlightened, Satori trong tiếng Nhật) không có cùng nghĩ với từ giác ngộ nguyên thủy dùng trong Phật gia. Theo truyền thống, giác ngộ có nghĩa là đạt được tĩnh lặng và hiểu biết đến mức thành Bồ tát, thành Phật. Satori trong thiền tông Nhật Bản là một mức độ hiểu biết và trực nghiệm về “tĩnh thức” đủ để được thầy xác nhận là mình có thể làm thầy (Roshi). Đây là bước đầu tiên, trong nhiều bước giác ngộ, với bước cuối cùng là Niết Bàn.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

.

Three Days More

Suiwo, the disciple of Hakuin, was a good teacher. During one summer seclusion period, a pupil came to him from a southern island of Japan.

Suiwo gave him the problem: “Hear the sound of one hand.”

The pupil remained three years but could not pass the test. One night he came in tears to Suiwo. “I must return south in shame and embarrassment,” he said, “for I cannot solve my problem.”

“Wait one week more and meditate constantly,” advised Suiwo. Still no enlightenment came to the pupil. “Try for another week,” said Suiwo. The pupil obeyed, but in vain.

“Still another week.” Yet this was of no avail. In despair the student begged to be released, but Suiwo requested another meditation of five days. They were without result. Then he said: “Meditate for three days longer, then if you fail to attain enlightenment, you had better kill yourself.”

On the second day the pupil was enlightened.

# 25

Bài học từ chiếc bẫy chuột

Các bạn thân mến,

Có bao giờ bạn nghe nói một ai đó xung quanh mình đang gặp rắc rối hay đang buồn phiền, mà tặc lưỡi: “Ôi dào, cũng chả liên quan đến mình”? Nếu có, mong bạn hãy đọc bài viết này, chầm chậm nghe câu chuyện trong một nông trang, có lẽ bề ngoài, yên bình, để xem sóng gió của đời sống có phải chỉ làm xô đi một số phận không. Hi vọng nó sẽ đóng góp một phần vào việc xóa dần đi cái tặc lưỡi của bạn.

Chúc bạn một ngày hứng khởi và say mê,

.

Bài học từ chiếc bẫy chuột

Một chú chuột nhìn qua lỗ hổng trên tường để xem bác nông dân và vợ mở một gói hàng.

“Không biết trong đó có món gì ngon lành nhỉ?” Chú chuột tự hỏi.

Nhưng rồi, chuột ta rụng rời chân tay khi phát hiện đó té ra là một chiếc bẫy chuột.

Lùi về phía sân trại, chú chuột hét toáng lên lời cảnh báo: “Có bẫy chuột trong nhà! Có bẫy chuột trong nhà!”

Gà mái ở gần đó, đang cục tác và bới đất sột soạt, ngẩng lên và nói: “Này bác chuột, tôi biết đây là một mối lo to đùng với bác, nhưng nó chẳng liên quan gì tới tôi cả. Tôi chả thấy phiền hà gì vì cái bẫy chuột đó đâu.”

Chuột ta quay sang heo mập và nói với cậu: “Có bẫy chuột trong nhà! Có bẫy chuột trong nhà!”

Heo tỏ ra thực thông cảm với chuột, cất giọng buồn rầu: “Cháu rất tiếc bác chuột ạ, nhưng cháu chẳng thể làm gì ngoài việc cầu nguyện cho bác. Bác hãy yên tâm rằng bác sẽ được những lời cầu nguyện ấy che chở, bác nhé!”

Chuột tiếp tục quay sang nói với bò già: “Có bẫy chuột trong nhà! Có bẫy chuột trong nhà”.

Bò già cất giọng ồm ồm: “Này, cậu chuột, tôi là tôi rất lấy làm tiếc cho cậu đấy, nhưng thực tình mà nói thì tôi chả hề hấn gì đâu.”

Nghe vậy, chú chuột buồn rầu trở về ổ, nằm xuống buồn bã, chờ để đối diện với bẫy chuột của bác nông dân… một mình.

Ngay đêm hôm nó, khắp căn nhà vang lên một tiếng động khủng khiếp – tiếng con mồi đã bị sập bẫy.

Vợ bác nông dân hối hả chạy ngay ra xem cái bẫy chuột đã bắt được con gì. Vì bóng tối dày đặc, bác không nhìn rõ gì cả.

Đó là một con rắn độc bị mắc đuôi vào cái bấy.

Con rắn cắn bác gái. Lo lắng vô cùng, bác nông dân vội vã đưa vợ tới bệnh xá. Sau rồi, bác gái được đưa về nhà, vẫn sốt dai dẳng.

Ai cũng biết rằng, sốt thì phải ăn cháo gà, vậy nên bác nông dân cầm rìu ra khu trại nuôi để chuẩn bị nguyên liệu chính cho món cháo.

Nhưng bệnh tình bác gái vẫn chưa thuyên giảm.

Bạn bè và người thân tới thăm nom bác liên tục. Để phục vụ bữa ăn cho những người này, bác nông dân quyết định mổ lợn.

Nhưng, chao ôi, bác gái vẫn không khỏe lại.

Bác mất.

Rất nhiều người tới dự đám tang và bác nông dân đã phải thịt nốt bò già để phục vụ bữa ăn sau tang lễ.

Chứng kiến những việc đó, chú chuột ngước nhìn cái lỗ hổng trên tường với một niềm buồn đau vô hạn.


Vì thế, nếu lần sau bạn biết ai đó đang gặp khó khăn và bạn nghĩ chuyện đó chẳng có gì liên quan đến mình, hãy nhớ rằng…

Khi một trong số chúng ta bị đe dọa, chúng ta đều gặp nguy hiểm.

Tất cả chúng ta đều cùng đi trên một con đường mang tên Cuộc Sống.

Chúng ta cần phải quan tâm đến nhau và nỗ lực hơn nữa để động viên nhau.

Phạm Thanh Hằng