Thứ ba, 5 tháng 1 năm 2010

Bài hôm nay

Josh Groban – Giọng ca vàng trẻ trung , Văn Hóa, Nhạc Xanh, Video, anh Trần Đình Hoành.

Điều ngọt ngào , Danh Ngôn, song ngữ, anh Phan Thế Danh .

Nhìn vào trong, Danh Ngôn, song ngữ, chị Đông Vy.

Khúc thánh ca tình yêu , Thơ, anh Bùi Minh Vũ.

Quê Hương trường ca – Đoạn 3 , Thơ, anh Inrasara.

Mùa lễ hội Tây Nguyên, Văn Hóa, chị Linh Nga Niê Kdăm.

Lời nguyện cho vô tội, Trà Đàm, song ngữ, anh Nguyễn Minh Hiển.

Lời khuyên của mẹ, Văn Hóa, Trà Đàm, Thiền, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.
.

Tin sáng quốc tế, anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Nhật Bản muốn bình đẳng hơn với Mỹ – Nhật Bản đang có những động thái hướng tới một mối quan hệ bình đẳng hơn với Mỹ.

Mỹ bỏ lệnh cấm người nhập cư nhiễm HIV – Sau 22 năm áp dụng, Mỹ mới đây đã đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm người nhập cư nhiễm HIV/AIDS vào nước này. Việc dỡ bỏ có hiệu lực từ hôm nay (4-1).

150.000 lít dầu tràn ra Hoàng Hà – Khoảng 150.000 lít dầu đã tràn xuống sông Wei, một nhánh của sông Hoàng Hà tại tỉnh Hà Nam, sau khi một đường ống dẫn dầu của Công ty Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC) bị vỡ.

Cựu tổng thống Peru lãnh tổng cộng 44 năm tù – Tòa án tối cao Peru ngày 3-1 đã quyết định giữ nguyên mức án 25 năm tù dành cho cựu tổng thống Alberto Fujimori, cầm quyền tại Peru từ năm 1990-2000.

Khi “công xưởng thế giới” thiếu… lao động – Nhiều dự báo đang lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ bị khựng lại vào năm 2050 khi “công xưởng thế giới” này… thiếu lao động! Tình trạng lão hóa dân số có thể cản trở đà tăng trưởng tương lai của nước này.

Thủ tướng Nhật dùng blog để gần dân – Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama mới đây đã tạo một trang blog cá nhân và sử dụng Twier để gần gũi hơn với người dân sau khi tỉ lệ ủng hộ ông sụt giảm đáng kể.

Lo khủng bố, Đại sứ quán Mỹ tại Yemen đóng cửa – Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Sana’a đã phải đóng cửa ngày 3-1 sau khi al-Qaeda lên tiếng dọa tấn công các cơ sở của Mỹ ở Yemen.

Bắc Kinh tê liệt vì tuyết – Tuyết rơi dày đặc trong ngày 3-1 khiến giao thông tại Bắc Kinh tê liệt, với nhiều tuyến đường cao tốc bị đóng cửa, nhiều chuyến bay bị hoãn cùng nhiều chuyến xe buýt phải ngưng hoạt động.

Núi lửa mạnh nhất châu Phi phun trào – Núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất châu Phi Nyamuragira ở Congo bất ngờ phun trào dữ dội sáng qua 2-1, đe dọa sinh thái một công viên quốc gia.

Anh, Mỹ phối hợp chống khủng bố ở Yemen, Somalia – Chính quyền Anh vừa thông báo Anh và Mỹ sẽ hợp tác để chống lại “mối nguy cơ đang phát triển” từ các nhóm phiến quân Hồi giáo tại Yemen và Somalia.
.

Tin sáng quốc nội , anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Năm 2012 sẽ có vệ tinh VINASAT-2 – Văn phòng Chính phủ vừa có công văn thông báo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý về chủ trương đầu tư dự án VINASAT-2, nhằm tăng năng lực của hạ tầng viễn thông và giữ quyền của Việt Nam sử dụng vị trí quỹ đạo vệ tinh 131,8oE.

Thanh Hóa: 2.000 công nhân ngừng việc – Từ ngày 2 đến 4-1, gần 2.000 công nhân của Công ty may SAKURAI Việt Nam (vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản, đóng tại lô F2, khu công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa) đã đồng loạt ngừng việc để phản đối một số chính sách của công ty.

Chỉ một trạm thu phí trên xa lộ Hà Nội – Cùng với trạm thu phí giao thông xa lộ Hà Nội, trạm thu phí cầu Phú Mỹ (Q.2 – Q.7, TP.HCM), sẽ có thêm trạm thu phí đại lộ Đông – Tây và trạm thu phí cầu Sài Gòn 2. Như vậy ở khu vực Q.2 có đến bốn trạm thu phí giao thông.

Đề nghị nối đường cao tốc Bến Lức – Long Thành với đường Rừng Sác – UBND TP.HCM vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải tổ chức kết nối – xây dựng nút giao thông khác mức (cầu vượt) của dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (Long An, TP.HCM, Đồng Nai) với đường Rừng Sác (Cần Giờ).

Yêu nước thì không thiếu cơ hội giúp nước – Nhân dịp công trình Lịch sử Nam bộ kháng chiến được nghiệm thu với điểm xuất sắc, Tuổi Trẻ vừa có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Xuất – một trong ba người thuộc “nhóm trung tâm” giữ nhiệm vụ chủ biên sau khi ông Trần Bạch Đằng qua đời.

Đường bay Tuy Hòa – Hà Nội đạt công suất hơn 70% – Sau hơn hai tháng đưa vào khai thác, đường bay Tuy Hòa – Hà Nội – Tuy Hòa đã chứng minh hiệu suất khá cao.

Đấu giá toa tàu phục vụ cơm – Tổng công ty Đường sắt VN cho biết nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa việc phục vụ ăn uống trên tàu khách Thống Nhất, tổng công ty triển khai đấu giá rộng rãi khai thác toa xe hàng cơm phục vụ ăn uống trên tàu khách Thống Nhất.

100 tỉ đồng xây dựng nhà máy sản xuất sơn – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex vừa khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất sơn tại KCN Việt Nam – Singapore II. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 1,2ha, có tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng.

Săn hàng giá rẻ– Chỉ 19.000 đồng có thể mua được hai chiếc áo khá bắt mắt cho bé gái 8-10 tuổi, 56.000 đồng có thể sở hữu hai áo thun trẻ trung. Còn nhiều món hàng khác như mỹ phẩm, giày dép, túi xách… cũng có giá rẻ đến bất ngờ. Để mua được những món đồ đẹp, tốt, nhiều người đã săn lùng các cửa hàng giảm giá nhân dịp cuối năm.

Những ngôi trường “tí hon” – Ninh Kiều là quận trung tâm TP Cần Thơ, đô thị loại I trực thuộc T.Ư nhưng hiện vẫn còn nhiều ngôi trường diện tích “tí hon”.

Trao học bổng cho sinh viên VN tại Hàn Quốc – Ngày 31.12.2009, Quỹ giáo dục và văn hóa Woojung đã trao 30 suất học bổng cho sinh viên VN tại Hàn Quốc (mỗi suất học bổng trị giá 3 triệu won).

Chương trình học bổng của Canada – Theo thông báo của Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, năm học 2010-2011 Canada cấp học bổng cho cán bộ Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình học bổng dành cho khối Pháp ngữ (PCBF).

Bí quyết học và chơi của ứng cử viên vô địch Olympia – Đỗ Đức Hiếu là đại diện đầu tiên của trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa tham gia và trở thành một trong bốn ứng cử viên vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10. Học giỏi, đàn hay, say mê thiên văn học, ở Hiếu có rất nhiều điều thú vị.

Người lớn học đánh vần – Không những không đóng học phí, cứ mỗi hai tháng học viên được tặng mỗi người 8kg gạo. Đó là học viên những lớp học chữ, học toán dành riêng cho anh Ba “xe thồ”, chị Tư “phụ hồ”, bác Năm “hủ tiếu”… giữa những xóm lao động đông đúc, ồn ã mưu sinh tại TP.HCM.

Trao học bổng cho 127 sinh viên xuất sắc – Tại TP.HCM, Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí vừa tổ chức lễ trao Quỹ học bổng DPM năm học 2009-2010 cho 127 sinh viên xuất sắc đến từ 12 trường đại học trên cả nước.

Trao giải “Tự tin tôi là sinh viên UEF” – Trường đại học Kinh tế – tài chính TP.HCM (UEF) phối hợp với Worldlink Education vừa tổ chức cuộc thi “Tự tin tôi là sinh viên UEF” cho sinh viên tại trường.

Đoạt giải thưởng nghiên cứu khoa học được miễn thi tốt nghiệp – Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) vừa tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học (NCKH) sinh viên lần 13, thu hút 165 đề tài thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, kỹ thuật, công nghệ sinh học – môi trường, tài chính – kế toán, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ – xã hội…

Bảo vệ luận văn trước giáo sư nước ngoài – Sáu học viên tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành khoa học máy tính đầu tiên của Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) đã lần lượt bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp trước hội đồng khoa học với sự có mặt của giáo sư đến từ ĐHQG Singapore (NUS).

Khi học sinh “biết làm gì đâu” – 1. Con gái mới vừa hoàn thành chương trình học kỳ 1 lớp 9, chị bạn đã gọi điện cho tôi: “Em xem có trường THPT nào nhận học sinh bán trú không? Cỡ bé N. vào được không?”.

OVS – kết nối tinh thần Việt – OVS – Câu lạc bộ Du học sinh thuộc Hội Sinh viên TP.HCM – ra đời từ đầu nhiệm kỳ III (2005-2010) của Hội Sinh viên TP.HCM (tháng 8-2005) và ngày càng thu hút nhiều du học sinh.

Đá không mòn vì nước – Trong những ngày tập dượt các tiết mục văn nghệ chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên Việt Nam, các chị, các má từng tham gia phong trào, nay thuộc đội văn nghệ CLB Truyền thống (Thành đoàn TP.HCM), kể cho chúng tôi nghe chuyện ngày xưa và hôm nay.

“Dấu ấn tuổi 20” – “Dấu ấn tuổi 20” là cuộc thi viết về những trải nghiệm của bạn trẻ do Ban thanh thiếu niên VTV6 tổ chức, dành cho các bạn từ 20 tuổi trở lên.

Tuyên dương 50 gương tuổi trẻ sáng tạo – Ngày 3-1, Thành đoàn TP.HCM đã tuyên dương 50 gương tuổi trẻ sáng tạo là những học sinh sinh viên, thanh niên sản xuất giỏi, giáo viên – giảng viên trẻ giỏi, công nhân lao động sản xuất giỏi.

Khu phố xanh – Gần 100 bạn trẻ của CLB tình nguyện vì môi trường Go Green đã thực hiện chiến dịch Khu phố xanh tại khu dân cư P.14, Q.10, TP.HCM.

Sáng tạo từ vấn đề nóng – Người dự khán liên tục bất ngờ trước những ý tưởng của các bạn trẻ trong vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng sáng tạo trẻ TP.HCM lần 1, diễn ra sáng 3-1 tại Nhà văn hóa Thanh niên do Thành đoàn tổ chức.

Thi sáng tác ca khúc về Nghệ An – Sở VH-&DL Nghệ An vừa tổ chức phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về Nghệ An nhằm tập hợp những ca khúc hay ca ngợi con người, quê hương Nghệ An để chào mừng những ngày lễ lớn trong năm 2010.

Bữa tiệc rượu vang khép lại Festival Hoa Đà Lạt– Sau 4 ngày diễn ra nhiều chương trình hoạt động sôi nổi, ấn tượng, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ ba đã khép lại tối nay 4-1 bằng đêm hội rượu vang với chủ đề: “Hoa và con đường rượu vang” kéo dài suốt gần ba giờ (từ 19g đến 22g) ven Hồ Xuân Hương.

Nhạc sĩ Hoàng Vân – “Mây vàng đất Việt” – Tối 3-1-2010, tại Cung hữu nghị Việt Xô Hà Nội, chương trình Con đường âm nhạc của VTV đã trở lại với khán giả yêu âm nhạc cả nước bằng số đầu tiên của năm 2010, tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân.

Bế mạc lễ hội hoa Hà Nội – Tối 3-1, “Đêm hội trà hoa” đã khép lại lễ hội hoa Hà Nội 2010 sau bốn ngày khai hội. Đêm trà hoa mở hội với nghi lễ dâng trà tại tượng đài Lý Thái Tổ, trình diễn nghệ thuật pha trà và thưởng trà của người Hà Nội.

.

Lịch sự kiện văn hóa

The KVT Awards – Best of 2009 – KVT’s favorites from last year —– KVT “trao giải” cho những hoạt động, sự kiện văn hoá nghệ thuật trong năm qua

Green Forever – 10 & 11 Jan – Concert to celebrate new year —– 10 & 11/01 – Hoà nhạc chào mừng năm mới Mãi xanh tại Nhà hát lớn

.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

Scholarships for Study of the United States Insttutes (SUSI) Programs
2010 SUSI for Scholars and Secondary School Educators (PDF-82KB)
2010 SUSI for Student Leaders on Global Environment Issues (PDF-76KB)

.

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Josh Groban – giọng ca vàng trẻ trung

Chào các bạn,

Joshua Winslow “Josh” Groban, sinh ngày 27 tháng 2 năm 1981, tại Los Angeles, California, là một ca nhạc sĩ Mỹ trẻ, nhưng đã bán đến 20 triêu đĩa nhạc chỉ ở thị trường Mỹ.

Bố Josh Groban là người Do Thái sinh ở Nga, mẹ là người Mỹ gốc Na Uy. Học nhạc từ nhỏ, đến 17 tuổi được theo học thanh nhạc với David Foster, người đã thắng giải Grammy về soạn nhạc.

Josh Groban có giọng truyền cảm rất tự nhiên, không màu mè. Rất nhiều bản của Josh Groban là nhạc thánh ca, cho nên cách trình diễn của chàng cũng rất đứng đắn trầm tĩnh như hát thánh ca. Dù vậy sức truyền cảm tự nhiên trong giọng hát nhẹ nhàng êm dịu và ấm áp vẫn thực là tuyệt diệu.

Nhạc của Josh Groban thường mang âm điệu cổ điển, nhẹ nhàng.

Năm 2001, album đầu tiên lấy tên “Josh Groban” trở thành đĩa gold ngay lập tức, và trong vòng một năm nhảy từ gold lên “double platinum”.

Năm 2003, album thứ nhì lấy tên “closer” đi từ hạng 11 đến hạng 1 trên các Billboards trong vòng hai tháng. Bản You raised me up trong album này trở thành bản nhạc nhẹ rất được ưa chuộng trong các danh sách nhạc contemporary adult (nhạc đương thời cho người lớn).

Josh groban cũng đã hát một số bản nhạc cho các phim Troy, Polar Express, Linkin Park.

Sau đây mời các bạn nghe You raised me up, My December, Remember When it Rained, và Remember Me của phim Troy.
.

You raised me up

when I am down,
and oh my soul’s so weary
when troubles come
and my heart burdened be.
Then I am still
and wait here in the silence
until you come
and sit a while with me.

you raise up
so I can stand on mountains,
you raise me up
to walk on stormy seas,
I am stong
when I am on your shoulders,
you raise me up
to more than can be.

.

My December

This is my December
This is my time of the year
This is my December
This is all so clear
This is my December
This is my snow covered home
This is my December
This is me alone
And I
Just wish that
I didn’t feel
Like there was
Something I missed
And I
Take back all
The things I said
To make you
Feel like that
And I
Just wish that
I didn’t feel
Like there was
Something I missed
And I
Take back all the
Things I said to you
And I give it all away
Just to have somewhere
To go to
Give it all away
To have someone
To come home to
This is my December
These are my snow covered dreams
This is me pretending
This is all I need
And I
Just wish that
I didn’t feel
Like there was
Something I missed
And I
Take back all
The things I said
To make you feel like that
And I
Just wish that
I didn’t feel
Like there was
Something I missed
And I
Take back all the things
I said to you
And I give it all away
Just to have
Somewhere to go to
Give it all away
To have someone
To come home to
This is my December
This is my time of the year
This is my December
This is all so clear
And I give it all away
Just to have somewhere
To go to
Give it all away
To have someone
To come home to

.

Josh Groban – Remember When It Rained

Wash away the thoughts inside
That keep my mind away from you.
No more love and no more pride
And thoughts are all I have to do.

Ohhhhhh Remember when it rained.
Felt the ground and looked up high
And called your name.
Ohhhhhh Remember when it rained.
In the darkness I remain.

Tears of hope run down my skin.
Tears for you that will not dry.
They magnify the one within
And let the outside slowly die.

Ohhhhhh Remember when it rained.
I felt the ground and looked up high
And called your name.
Ohhhhhh Remember when it rained.
In the water I remain
Running down
Running down
Running down
Running down
Running down
Running down
Running down

.

Remember Me (trong phim Troy)

Remember, I will still be here
As long as you hold me, in your memory

Remember, when your dreams have ended
Time can be transcended
Just remember me

I am the one star that keeps burning, so brightly,
It is the last light, to fade into the rising sun

I’m with you
Whenever you tell, my story
For I am all I’ve done

Remember, I will still be here
As long as you hold me, in your memory
Remember me

I am that one voice in the cold wind, that whispers
And if you listen, you’ll hear me call across the sky

As long as I still can reach out, and touch you
Then I will never die

Remember, I’ll never leave you
If you will only
Remember me

Remember me…

Remember, I will still be here
As long as you hold me
In your memory

Remember, when your dreams have ended
Time can be transcended
I live forever
Remember me

Remember me
Remember… me…

Nhìn vào trong


Cái nhìn của bạn sẽ chỉ trở nên rõ ràng khi bạn có thể nhìn vào tâm hồn chính bạn. Ai nhìn ra ngoài, thì mơ mộng; ai nhìn vào trong, sẽ tỉnh thức.

Đặng Nguyễn Đông Vy dịch

.

Your vision will become clear only when you can look into your own heart. Who looks outside, dreams; who looks inside, awakens.

Carl Jung

Khúc thánh ca tình yêu

Chiều đang mưa bỗng dưng nắng
Mùa xuân chỉ có hoa giấy
Thiếu một nơi cư ngụ
Nắng như lửa trên đầu
Chiếc xe bóng lộn bay
Thèm ăn một cây kem nhịp cầu qua
Quán cà phê tấp nập
Bên anh mà sợ anh đi mãi
Em đánh rơi niềm tin ngây dại
Mang theo tội lỗi của ngày không mặt trời
Của ngày không gặp gỡ
Của ngày phiên chợ tan
Tự do như con sóng
Như gió
Như mây
Lòng tin đây
Anh dâng này
Em có biết
Như ân huệ cuối cùng
Mẹ cha đã tướt bỏ
Anh em đã từ bỏ
Cây ớt vườn nhãn đám ruộng ao cá cũng tướt đi
Những con tôm đã chết còn nhảy
Mùa xuân không còn trên làn tóc rối
Lang thang ở chân trời hôm nay
Chân trời rộng như một chiếc bát trắng phau
Đêm nằm trên ghế
Mang đến cho em lòng tin hôm nay và chỉ hôm nay
Con đường phía trước
Vài con bướm những tà áo trắng những cô thôn nữ cánh đồng lúa chín
Nối đuôi về thành phố
Chắc là em sẽ thấy
Bày đặt
Những nhấp nháy
Những enter
Những delete
Và anh
Ctrl z đây.

Bùiminhvũ 1-10-2009

Quê Hương trường ca – Đoạn 3

Khi sầu ùn lên trong mắt em buồn
Khi đỉnh hồn em như đã tắt đi ngọn lửa
Khi hoài vọng sắp nói lời giã từ bên cánh cửa
Khi mi em khép lại với tiếng thở dài
Khi nửa người em chết đi cùng nỗi khổ chôn vùi
Khi cánh cổng tha phương nặng nề đóng lại
Là em về quê hương
Là em
về
quê hương.

Quê hương đêm em đi tưởng không nhìn thấy lại
Tưởng không còn nhìn thấy nữa bao giờ sau năm năm xa
Năm năm xa với lao lung nước mắt đợi chờ
Năm năm xa với hồn đau nung đỏ
Với trái tim loang lổ
Năm măm xa…

Hôm nay trở về
Em run lên với niềm vui thầm kín
Với buồn đỏ chín
Như đứa con trở về sau ngày tháng đi hoang
Lãng phí tuổi đời nay trở lại quê hương
Hai tay trắng với mảnh hồn rách nát
Đứng sững trước cửa nhà mình như người từ cõi chết
Em trở về quê hương.

Quê hương
Quê hương đây rồi sao như là không phải quê hương
Sao mỗi khuôn mặt quen thân bỗng chốc hóa xa lạ
Tiếng nói câu cười quen thuộc quá
Sao lại xa như có cả không gian
Con mương nhỏ còn quen, mùi rạ cháy chưa quên
Gió và nắng vẫn còn trong niệm tưởng
Sáu đỉnh Chàbang chong mắt bên trời sừng sững
Cuộc sống lặng lẽ đi như tự thuở nào
Con đường cũ buổi trưa hè như mới hôm nao
Vẫn trần mình lũ trẻ con thả diều bay nắng
Hàng me cũ trường làng còn rũ buồn trong trưa lặng
Sao lại xa như có cả thời gian.

Hôm nay về với nước mắt chảy dài
Em nhìn quê hương – quê hương nhìn em, thầm lặng
Trên vầng trán chờ đợi đã hằn sâu. Im lặng
(Ngôn ngữ thành thừa nơi xứ cô đơn)

Ôi quê hương!
Ngày em về quê hương ôm em như chưa từng có em
Như quê hương có em lại rồi sau tháng ngày lưu lạc
Quê hương mãi dõi em đến tận cùng trái đất
Quê hương cho em sức mạnh bàn chân
Sức mạnh của con tim trong, cánh tay trần
Đứa con quê hương đi tìm quê hương – lang bạt
Đi tìm quê hương đứa con nay trở về trong nỗi khát
Cúi xuống ghì ôm quê hương như là chưa từng có quê hương

Inrasara

Mùa lễ hội Tây Nguyên

Tây nguyên , vùng đất mỗi bước chân đi là có một huyền thoại gắn liền với tên những nàng sơn nữ . Đằng sau những ngọn thác trắng xóa, cánh rững đại ngàn biếc xanh kia, có biết bao nhiêu điều bí ẩn, hãy thử một lần cùng dạo chơi trong mùa lễ hội của vùng cao nguyên đất đỏ nhé.

Không ở đâu có nhiều lễ thức như ở Tây Nguyên.Do tín ngưỡng “ vạn vật hữu linh” , nên bất cứ điều gì liên quan đến sản xuất và đời sống con người, đều phải có sự cầu xin để được cho phép của các Yang cho tiến hành .Xong việc, được việc phải tạ ơn. Vi phạm luật lệ cộng đồng khiến các yang nổi giận phải tạ tội….từ đó mà diễn ra dày đặc các lễ thức, lễ nghi, lễ hội.

Do có cùng một địa bàn cư trú trên phía Đông dãy núi Trường Sơn, cùng chung tín ngưỡng đa thần, nên sự tương đồng văn hóa tập quán giữa các tộc người, đặc biệt là trong lĩnh vực các lễ hội, cũng là điều tất yếu .

Hệ thống các lễ hội Tây Nguyên có thể chia làm ba nhóm theo ba tính chất nội dung như sau :

– Các Lễ nghi & Lễ hội theo nông lịch.

– Các Lễ nghi & Lễ hội theo vòng đời

– Các Lễ nghi & Lễ hội đối với những mối quan hệ ngoài cộng đồng.

Cả ba nhóm lễ nghi và lễ hội này, đều nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, phục vụ cho hai đối tượng chủ yếu là toàn thể cộng đồng và gia đình cá thể.

Sự cố kết cộng đồng là một trong những cơ sở tồn tại của các tộc người Tây Nguyên, do đó, việc chăm lo cúng kiếng các vị thần linh,sao cho mọi hoạt động trong một năm của toàn thể cộng đồng được suôn xẻ, bao giờ cũng được các vị thủ lĩnh ( chủ bến nước, tù trưởng…) và hội đồng già làng hết sức coi trọng.

Có thể điểm lại một cách sơ lược một vài lễ hội cộng đồng chính trong đời sống Tây Nguyên :

Các lễ hội cộng đồng chính tính theo thời gian một năm

Những lễ thức theo nông lịch :

1- Lễ Cầu mưa :

Lễ cầu mưa

Thường diễn ra vào dịp tháng 3, tháng 4 hàng năm, khi thiên nhiên bắt đầu chuyển mùa, việc dọn sạch rẫy cũ hoặc khai hoang rẫy mới, được mọi gia đình bắt tay vào thực hiện.

Lễ cầu mưa sẽ tiến hành vào thời điểm sau khi một nửa số gia đình trong buôn, bon, kon, plei đã làm xong việc dọn cỏ, đốt rẫy. ( Rẫy mới phát lần đầu, rẫy hiện đang trỉa lúa sau khi thu hoạch mùa trước, để lại những gốc rạ , nay phải cuốc lên và đốt đi như một hình thức bổ xung tro cho đất; rẫy bỏ hoang nhiều năm cho đất tự hồi phục, nay đến thời hạn luân chuyển…vv…). Chủ làng sẽ cùng với các thày cúng, và một số già làng chuẩn bị cho lễ này.Lễ có thể diễn ra gần bến nước ngoài buôn, cũng có thể tổ chức tại sân nhà Rông, hoặc ngay tại sân nhà hay trong nhà của chủ bến nước ( tùy theo tập quán cư trú của mỗi tộc người).

Lễ vật hiến sinh chuẩn bị cho lễ cầu mưa lớn nhất chỉ là một con heo từ 3-5 gang

( khoảng 60kg) gà, rau và rượu cần không hạn chế số lượng, do toàn thể cộng đồng đóng góp ( tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, không có quy định nào về mức độ hay số lượng bắt buộc . Người không có của sẽ đóng góp bằng công phục vụ). Thày cúng sẽ khấn những lời bày tỏ nguyện vọng của cả cộng đồng cầu mong không chỉ nhanh chóng có mưa để tiến hành gieo trỉa, mà còn xin cho được một năm mưa gió thuận hòa, đủ nước cho cây lương thực, thực phẩm sinh sôi,phát triển, phục vụ nhu cầu ăn, uống trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Người Bâhnar Rngao ở Kon Tum còn có lễ cầu mưa rất đặc biệt : trước tiên cúng thần Sấm ( Book Glaih) , nếu trời vẫn không mưa , sẽ phải cúng cả tình nhân của thần Sấm là Yang Đăk để nhờ xin hộ với thần làm ra mưa. Lễ vật hiến sinh là một con dê trắng và một con heo trắng.

2- Lễ mừng lúa mới :

Lễ mừng lúa mới

Đối với các tộc người theo nhóm ngữ hệ Môn – Khơ mer ( Nam Á), lễ ăn cơm mới thường được chủ làng, chủ giọt nước đứng ra tổ chức chung cho cả cộng đồng. Lễ thường được tổ chức vào dịp cắt những gùi lúa đầu tiên

( khác với lễ đóng cửa kho lúa của từng nhà sau khi đã thu hoạch xong. Cũng như khác với lễ ăn cơm mới của từng gia đình của nhóm các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo ) .

Lễ thường diễn ra ở sân nhà Rông, hoặc ở nhà chủ giọt nước ( chủ làng), vào dịp tháng 11 hoặc đầu tháng 12 dương lịch, có thể kéo dài trong 2 – 3 ngày, tùy theo mức độ mùa màng dự kiến sẽ thu được.Lễ vật hiến sinh trong ngày tổ chức ăn cơm mới có thể là heo, bò, đối với các nhóm tộc người ngữ hệ Môn –Khơmer thì nếu được mùa lớn ( thu được 100 gùi lúa trở lên) phải có ăn trâu.

Đây là một trong những lễ hội cộng đồng lớn của mọi tộc người trong năm, bởi sự no đủ đã nhìn thấy rõ. Con người cũng đến lúc cần được nghỉ xả hơi sau một quãng thời gian vất vả lao động, tạ ơn các vị thần linh đã phò trợ, giao đãi với dòng họ và bạn bè đã hỗ trợ trong năm.

Trong lễ hội này, người ta thường mời cả các buôn cận kề, họ hàng, hoặc con cái đã đi lấy vợ, hoặc lấy chồng ở các làng khác tới cùng chung vui, giao lưu, kết nghĩa cũng diễn ra .

3- Lễ cúng bến nước ( uống nước giọt, cúng máng nước) :

Lễ cúng bến nước

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nên đây cũng là một lễ tạ rất quan trọng của cả cộng đồng đối với các vị thần linh coi sóc bến nước, giọt nước hay máng nước.

Lễ này có thể diễn ra những ngày cuối năm, khoảng tháng 12 dương lịch, nhưng cũng có thể được tổ chức vào đầu năm mới, khoảng tháng 2 hoặc 3, sau khi đã thu hoạch hoàn tất mùa vụ.

Đến ngày đã định, cả làng phải tham gia vào việc dọn vệ sinh sạch sẽ trong ngoài buôn, bon, kon, plei, nhất là xung quanh bến nước, phát quang cây cỏ dại, thay thế những ống nước bị hư hỏng, khơi thông lại dòng chảy của nguồn nước. Lễ tổ chức ngay cạnh giọt nước, bến nước, gốc đa hoặc gốc cây blang giữa đường từ giọt nước về, để cảm tạ thần bến nước và tiếp tục cầu xin một năm mới có đủ nước dùng cho người, cho cây cối

( lương thực) .Con vật hiến sinh trong lễ này thường là heo, không ăn trâu bò và không thể thiếu những tiếng ching chiêng, những vòng múa xoang, vì đặc biệt phần hội của các lễ thức này rất được coi trọng. Những Lễ hội này người ta đều có mời các làng cận kề cùng tham dự trong tiếng ching chêng vang lừng và rượu chảy rong róc trong cần nứa uốn cong.

Lễ của gia đình , dòng họ

Thời tiết ở Tây nguyên chia làm hai mùa rõ rệt : mùa mưa , từ cuối tháng 4 đến tháng 10 dương lịch. Mùa khô, bắt đầu từ cuối tháng 10 cho đến đầu tháng 4 sang năm. Cuối mùa mưa , khi hàng ngàn những bông hoa mnga phí ( dã quỳ ) khoe sắc vàng rực rỡ khắp mọi nẻo đường, đung đưa trong gió và cái nắng cũng vàng chói lọi của bầu trời Cao nguyên, ấy là vụ thu hoạch mùa màng đã tới, nhà nhà nhộn nhịp gặt hái . Sau đó là đến vụ nông nhàn . Người lao động nghỉ ngơi , bước vào “mùa ăn năm uống tháng”. Mọi lễ lạt không liên quan gì đến lịch sản xuất nông nghiệp (như đám cưới , bỏ mả , chúc sức khỏe …) cũng đều tập trung trong mùa khô, kéo dài từ khi gặt lúa sớm ( cúng hồn lúa , ăn cơm mới …), cho đến tận mùa dọn rẫy tháng 4 năm sau . Lúa bắp đã chất đầy sang mdliê ( kho lúa ), cái no đủ , dư thừa đã thấy rõ . Đây là lúc nghỉ ngơi , cho bõ những tháng ngày mặt sấp , lưng ngửa cùng trời đất . Đây cũng là lúc phải cảm tạ các thần linh , baó hiếu cùng cha mẹ , vui chơi giao đãi với bạn bè , tiễn đưa năm cũ , đón mừng một năm mới đến… Do đó bao giờ các lễ cũng đông vui , trở thành ngày hội của một buôn làng , cả vùng , hay chỉ của một gia đình , dòng họ .

Bất cứ một gia đình nào trong buôn làng có việc phải cúng kiếng,là bà con dù trong hay ngoài dòng họ , cũng đều kéo đến tham gia giúp đỡ , đóng góp công sức hay vật chất. Dù chỉ một bó rau , gùi củi , hay lon gạo , trái bí , ghè rượu ..vv.. đều được gia chủ trân trọng đón nhận , cảm tạ .

Những lễ cúng của một gia đình ngày nay thường không thành “ hội”. Nhưng thuở xưa, lễ của nhà các tù trưởng, các chủ bến nước hay của các nhà giàu, có địa vị nào đó trong buôn, trong bộ tộc, thường mời nhiều khách sang trọng, khách xa gần ăn uống kéo dài 5-7 ngày . Trong lễ , để giúp vui sẽ mời các nghệ nhân đến kể trường ca, cổ tích .Trai gái tụ tập thách đố nhau , thi tài bằng văn vần , hát đối đáp , hoặc chơi các trò chơi phổ biến trong dân gian , để thi tài , thi khỏe… Do đó phần sau của lễ trở thành hội . Những lễ cúng của cả buôn , hay cả vùng cai quản của một tù trưởng lớn , như : cúng bến nước , vào mùa săn bắn , ăn mừng năm mới , đâm trâu mừng được mùa… càng đông vui kéo dài “lễ thành hội” là như thế .

Mùa “ăn năm uống tháng ” ở Tây nguyên thường vào cuối năm cũ , đầu năm mới, tức là đã vào mùa xuân. Xuân Tây nguyên đến vào tháng Ba , trước khi mùa mưa bắt đầu chừng hai, ba tháng. Lúc này cây cối đâm chồi nảy lộc , hoa nở , ong bướm bay rợp trời . Cảnh quan cũng tạo nên cho con người niềm hứng khởi . Đồng bào không gọi ăn Tết , nhưng một số vùng cũng có lễ hội đón năm mới, một hình thức tạ ơn chung với các thần linh đã phù trợ cho trong năm cũ . Cầu các Yàng tiếp tục bảo trợ cho năm mới .

Người Êđê gọi là “ mnăm thun mrâo”.Người Jrai gọi là“ bơng tơ kuh thun”.

Ông chủ làng, các già làng, thày bói, thày cúng cùng nhau bàn định lựa chọn ngày tháng xong xuôi, sẽ phân công đàn ông tu sửa nhà Rông cho gọn gàng , sạch sẽ. Vào rừng chọn cây để làm cột Gơng ( như cột nêu của người Kinh ) . Cột có thể làm bằng tre , hoặc bằng thân cây gòn ( thứ cây gỗ trắng , mềm , dễ đẽo gọt ). Trong những lễ cúng lớn người Tây nguyên bao giờ cũng dùng lễ vật tế thần là con trâu , buộc vào những cây cột này. Đồng thời chủ làng cũng thông báo cho cả plei (buôn ) biết ngaỳ đã được chọn để tổ chức lễ cúng .

Đến ngày đã định, cả plei Jrai tụ tập về nhà rông , ăn mặc váy áo , khố đẹp , mới, mang nhiều vòng cổ , còng tay , chân bằng đồng , bạc , hoặc các chuỗi hạt cườm. Nhà nào có bộ chiêng quý , chiếc trống lớn , tiếng hay , sẽ được huy động mang tới góp vui . Con trâu hoặc bất cứ một con vật dùng để hiến tế nào , sẽ được dắt tới buộc vào cột Gơng.Bên cạnh đặt cái nia đựng các lễ vật khác như : rượu, muối , lúa , ngũ cốc… vừa thu hoạch xong .

Chủ làng cùng các già làng đến tận nhà mời thày cúng ra làm lễ . Sau khi đã khấn khứa với các Jàng , trần tình cùng con trâu ( Trâu ở Tây nguyên thường chỉ dùng cho các cuộc tế lễ , không được xử dụng vào bất cứ một lao động nào ), rằng : vì quyền lợi của cả cộng đồng mà trâu phải thay cho người bày tỏ với mọi thầìn linh tấm lòng thành của gia chủ , hoặc buôn làng… Sau đó là nghi lễ đâm trâu ( nếu có ). Người ta lấy chiếc đầu và đuôi trâu đặt lên dàn cúng , đốt những chiếc đèn bằng sáp ong và bắt đầu khấn vái , mời gọi các Jàng mà họ cho là tốt bụng , đã có lòng phù trợ cho buôn làng làm ăn sinh sống thuận lợi năm qua , và khẩn cầu tiếp tục được giúp đỡ trong năm tới.

Cúng xong , những ai đã được cắt cử sẽ xẻ thịt trâu cho phụ nữ nấu đồ ăn. Hội đồng gìa làng ( phôn pô bút) lên nhà Rông với thày cúng và các nhân vật quan trọng khác trong plei , bàn chuyện làm ăn trong năm mới . Những người không có việc ở nhà Rông thì về nhà minh nấu cơm nếp , làm thêm đồ ăn , để đến giờ quy định , lại tập trung về nhà Rông , góp cỗ chung cùng cả làng . Ai không góp cơm thịt thì góp rượu ghè . Đến trước giờ ăn chung , sau khi đã bày dọn trên nhà Rông , thày cúng lại một lần nữa khấn vái , rồi cả buôn cùng vào tiệc .

Rượu càng vơi , mọi người càng hào hứng trong tiếng chiêng trống rộn ràng . Trai gái nắm tay nhau chung vui trong nhịp múa xoang , bước chân rậm rịch , men rượu ngấm la đà , chẳng còn ai có thể đứng ngoài vòng xoang nữa . Ai mệt thì nghỉ ,ai đói thi ăn, ăn uống xong lại tiếp tục . Tới khi cạn nguồn tiếp tế cơm rượu thịt , có khi đã vài ba ngày .

Sau hội chung của cả plei , nhà nào muốn cúng riêng thì cứ tự tổ chức và mời mọc họ hàng , bè bạn .

Mong sao mỗi độ xuân về, lên Tây Nguyên du khách còn được tham dự nhiều những lễ hội hồn nhiên của cộng đồng cư dân bản địa.

Linh Nga Niê Kdăm

Lời khuyên của mẹ

Jiun, một thiền sư thời Sứ Quân, là một học giả tiếng phạn Sanskrit nổi tiếng đời Tokugawa. Khi còn trẻ, Jiun thường thuyết giảng cho các thiền sư khác.

Mẹ Jiun nghe điều này và viết cho chàng một lá thơ:

“Con, mẹ không nghĩ là con muốn theo Phật vì con muốn trở thành một quyển tự điển sống cho mọi người. Chẳng có giới hạn nào cho thông tin và lý giải, vinh quang và danh dự cả. Mẹ mong con bỏ hết các việc thuyết giảng này. Vào tu trong một thiền am nhỏ tại một góc núi xa. Dùng thời gian để thiền và nhờ đó mà có thể giác ngộ.”

Bình:

• Tokugawa Yoshinobu (28.10.1837-22.11.1913) là Sứ Quân (Shogun) cuối cùng của Nhật Bản, cho đến ngày chế độ sứ quân chấm dứt (1868).

Jiun (1718-1804) là một vị sư Chân Ngôn Tông (Shingon) và là một nhà cải tổ Phật giáo thời Tokugawa ở Nhật. Jiun chú trọng vào giáo dục Phật học và cải tổ đạo đức trong tâm ta. Jiun rất giỏi về mọi khía cạnh của Phật pháp, viết các sách dạy tiếng phạn Sanskrit đầu tiên ở Nhật, và thành lập ngành học về luật (vinaya) trong Chân Ngôn Tông.

• Bài viết này nêu lên vấn đề chúng ta thường nghe các vị thầy lớn của nhân loại nói tới nói lui rất thường xuyên: Đừng lệ thuộc vào ngôn từ để tìm trí tuệ và chân lý.

Lão tử nói: “Đạo mà có thể gọi là đạo thì không là đạo vĩnh viễn, tên mà có thể gọi là tên thì không là tên vĩnh viễn.”

Phật gia dạy ta không nên chấp vào “danh sắc.” Danh là tên, chỉ ngôn ngữ, tức là “không nên chấp vào ngôn ngữ.”

Chữ nghĩa ngôn từ cực kỳ giới hạn, hơn nữa lại tạo ra rối rắm nhiều hơn là trí tuệ. Khi anh chị yêu nhau, chỉ nhìn nhau không nói mà có thể hiểu nhau sâu thẳm. Khi hai vợ chồng sắp ly dị, một từ “ăn” chỉ có 2 mẫu tự, cũng chẻ ra, không chỉ làm 2 mà là 200 lần, để có lý do gây lộn ngày đêm.

Hiểu biết và chân lý không đến qua ngôn từ mà qua cảm xúc và trực giác. Tôi biết em yêu tôi vì tôi cảm được điều đó và trực giác (biết ngay) điều đó, mà chẳng cần ngôn ngữ hay lý luận. Hiểu biết và trí tuệ, về quả tim con người và chân lý của cuộc đờì, đến từ cảm xúc và trực giác. Ngôn ngữ và l‎ý luận nếu có giúp thì may ra chỉ là 1 phần trăm.


• Ngôn ngữ và l‎ý luận giúp thì ít mà hại thì có thể nhiều. Học trò mới học luận l‎ý thích dùng ngôn từ để lảm nhảm lý luận đủ kiểu và họ cho như thế là biết. Cho đến vài mươi năm sau, nếu họ có tiến bộ, họ sẽ khám phá ra là họ đã chẳng biết gì hết và đã chỉ tốn thời giờ gây lộn.

Hơn nữa, lý luận, ngôn ngữ, và thuyết giảng, thường đi theo các tràng pháo tay và các ca tụng cho giảng viên, chỉ làm cho “cái tôi” của giảng viên dễ bị ung thối.

• Tĩnh lặng (thiền) giúp cho chúng ta làm đằm cái tôi xuống (không lý luận, không tranh cãi, không có các tràng pháo tay…) và “nghe” được “cảm xúc” và những “cảm nhận” của mình về chính mình, vể người khác, và về thế giới quanh mình. Đó mới là cách để hiểu biết và có được trí tuệ.

• Mẹ Jiun, chứ không phải là bố, viết thơ khuyên bảo, nghĩa là phụ nữ thường giỏi hơn hơn đàn ông về cảm xúc và trực giác. Đàn ông thường lạc trong ngôn ngữ và lý luận.

• Mẹ còn có nghĩa là “tâm.” Mẹ ta là tâm ta. Và tâm ta muốn ta phải tĩnh lặng để có thể giác ngộ, tức là để tâm trở lại được căn tính trong sáng của tâm.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

.

A Mother’s Advice

Jiun, a Shogun master, was a well-known Sanskrit scholar of the Tokugawa era. When he was young he used to deliver lectures to his brother students.

His mother heard about this and wrote him a letter.:

“Son, I do not think you became a devotee of the Buddha because you desired to turn into a walking dictionary for others. There is no end to information and commentation, glory and honor. I wish you would stop this lecture business. Shut yourself up in a little temple in a remote part of the mountain. Devote your time to meditation and in this way attain true realization.”

# 20