Thứ hai, 11 tháng 1 năm 2010

Bài hôm nay

Little Drummer Boy – Cậu bé đánh trống nhỏ bé , Văn Hóa, Nhạc Xanh, Video, anh Nguyễn Minh Hiển.

Giáo dục cấp 2 và 3 trong vòng ba năm qua , Nghiên Cứu Xã Hội, anh Trần Đình Hoành.

Tự do , Danh Ngôn, song ngữ, chị Bằng Lăng Tím.

Thư viện, Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Văn Du .

Tình bạn, Danh Ngôn, song ngữ, chị Thanh Hằng.

Tình xuân , Thơ , anh Hồng Phúc

Nhớ Xuân , Thơ, anh Nguyễn Tấn Ái .

35 Năm , Thơ, Chuyện Phố, anh Trần Đình Hoành.

Khoảnh sân nhà tôi , Chuyện Phố, Văn, anh Đặng Ngọc Thanh Hải.

Trái tim giàu có, Văn, chị Tôn Nữ Ngọc Hoa.

Phúc cho người lãnh đạo, Trà Đàm, song ngữ, chị Hoàng khánh Hòa.
.

Tin sáng quốc tế, anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Khi nước Đức “đóng băng” – Đức, hay rộng hơn là châu Âu, hiện đang trải qua một mùa đông lạnh giá khác thường, tựa như Bắc Cực. Hàng trăm xe cộ bị mắc kẹt, nhiều chuyến bay bị hủy và hàng nghìn hộ gia đình bị mất điện.

Trung Quốc vượt Đức trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới – Báo chí Trung Quốc đưa tin, xuất khẩu trong tháng 12 vừa qua của nước này đã tăng 17,7%, tức là nước này đã “qua mặt” Đức trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.

California rung rinh vì động đất – Chiều 9-1 (tức sáng nay 10-1, giờ VN), một trận động đất 6,5 độ richter làm rung chuyển khu vực phía bắc bang California, Mỹ.

Quá khứ trên vòng quay bánh xe – Trong chuyến công tác tại Nhật, chương trình có ghi buổi chiều tham quan bảo tàng giao thông cổ. Chúng tôi nghĩ sẽ được ngắm những chiếc xe hơi đầu tiên chạy bằng hơi nước… Nhưng không, đó là hàng trăm chiếc xe đạp từ xa xưa!

Kẻ đánh bom CIA muốn trả thù cho Taliban – Trong một đoạn băng video vừa được tung lên Internet, kẻ đánh bom tự sát làm bảy nhân viên Cục Điều tra liên bang Mỹ (CIA) ở Afghanistan thiệt mạng tuyên bố muốn trả thù cho một thủ lĩnh Taliban ở Pa

Thanh tẩy cầu may – Hai người giội nước lạnh lên mình trong một buổi lễ thanh tẩy mùa đông tại đền thờ Kanda Myojin ở Tokyo, Nhật ngày 9-1. Bất chấp giá lạnh, khoảng 33 người, trong đó có vài phụ nữ, đã tham gia lễ thanh tẩy này để nguyện cầu may mắn trong năm mới.

Nghi can khủng bố máy bay không nhận tội – Umar Farouk Abdulmutallab, nghi can khủng bố trong âm mưu đánh bom chuyến bay tới Detroit (Mỹ) hôm 25-12-2009, đã không nhận tội trước các cáo buộc hình sự mà công tố viên Mỹ đưa ra trong phiên điều trần ngày 8-1.

Argentina: tòa bảo vệ thống đốc ngân hàng – Cuộc đối đầu giữa bà tổng thống và thống đốc Ngân hàng Trung ương Argentina tiếp tục gay cấn.
.

Tin sáng quốc nội , anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Chuyển giao những kỷ vật kháng chiến – Sáng 9-1, hàng trăm kỷ vật kháng chiến đã được các cựu chiến binh, thân nhân gia đình các liệt sĩ trao tặng lại cho ban vận động sưu tầm những kỷ vật kháng chiến của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Những đóng góp thầm lặng – Ông Mai mất lâu lắm rồi, có lẽ đến 10 năm. Con cháu mới bán nhà, người mua vừa đập hết, mai mốt xây cao ốc! Bà cụ ngôi nhà kề bên số 83 Sương Nguyệt Anh, TP.HCM báo với tôi về sự ra đi của ông. Tôi tần ngần, lần đầu và cũng là lần cuối tôi gặp ông, cách đây 20 năm…

Những chuyến tàu chở lòng yêu nước – Ngày 10-1-1960, tàu Anh Phúc cập cảng Hải Phòng chở 922 người VN về nước, mở đầu đợt hồi hương lớn nhất trong lịch sử VN cho tới nay. Những nhân chứng vẫn còn đó với ký ức nóng hổi.

Phải phấn đấu cho mục tiêu bình đẳng giới – Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam sáng 9-1 tại Hà Nội, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh phải lấy kết quả sự chuyển biến của phụ nữ ở cơ sở làm thước đo hiệu quả công tác Hội và phong trào phụ nữ.

Quà tết sớm tặng quân dân huyện đảo Trường Sa – Ngày 9-1 tại đoàn M46 (Vùng 4 hải quân), đại diện 26 đơn vị ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã đến thăm, chúc tết và tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Kontum: đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ – Ngày 9-1, tại thành phố Kontum, Ủy ban MQVN thành phố Kontum và ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kontum tổ chức lễ cầu siêu bạc độ những anh linh, anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn trong hai cuộc kháng chiến tại Kontum.

Bánh mứt có thương hiệu đắt khách – Việc một số mặt hàng thực phẩm chứa các chất độc hại liên tục bị phát hiện gần đây khiến nhiều người thay đổi thói quen mua sắm, đó là chỉ chọn mua sản phẩm có thương hiệu, uy tín và phải kèm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.300 tỉ xây tuyến cáp điện xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc – Ngày 8-1, hai công ty thuộc Tập đoàn Điện lực VN đã triển khai khảo sát thực hiện dự án xây dựng tuyến cáp điện 110Kv xuyên biển Hà Tiê

Hội An: đón đoàn du lịch môtô quốc tế đầu tiên – Theo Trung tâm Lữ hành quốc tế Hội An, ngày 8-1 đơn vị đã tổ chức đón đoàn du lịch đi bằng môtô từ Singapore đến VN.

TP.HCM: sắp khởi công trung tâm tài chính – Trung tâm tài chính VN, dự án có tổng vốn đầu tư 930 triệu USD tại khu du lịch Kỳ Hòa, Q.10, TP.HCM, sẽ được khởi công ngay sau Tết Canh Dần 2010.

Hơn 500 hộ dân dự hội thảo nuôi tôm sạch – Ngày 9.1, tại tỉnh Bạc Liêu, hơn 500 hộ dân ở các tỉnh ven biển trong khu vực ĐBSCL tham dự hội thảo “Quy trình nuôi tôm sạch sử dụng các chế phẩm sinh học”.

Hàn Quốc sẽ mở chương trình cao học về năng lượng hạt nhân – Mới đây, Tập đoàn điện lực Hàn Quốc (KEPCO) cho biết tập đoàn vừa được chính phủ Hàn Quốc cho phép xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ về năng lượng hạt nhân. Đây sẽ là chương trình cao học đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này.

Hãy kiên nhẫn làm “lính” trước khi làm “sếp” – Đó là lời khuyên của Tiến sĩ Hoàng Thị Phương Thảo, giảng viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM, trong nội dung trao đổi giữa lãnh đạo các doanh nghiệp, cán bộ giảng dạy và sinh viên các trường ĐH tại hội thảo “Tự tin vào đời” diễn ra tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vào hôm nay (10.1.2010).

Trên 247 tỉ đồng xây trường Tống Phước Hiệp – Ngày 9.1, UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục Vĩnh Long xây dựng trường đa cấp Tống Phước Hiệp, tọa lạc tại xã Long Phước, H.Long Hồ với tổng kinh phí xây dựng trên 247 tỉ đồng, diện tích xây dựng 72.333m2.

Hệ thống quản lý ô nhiễm môi trường nước – Sáng 8.1.2010, trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã công bố việc nghiên cứu thành công dự án “Thiết lập hệ thống quản lý ô nhiễm môi trường nước” do đội ngũ giảng viên của trường thực hiện.

Những thông tin mới nhất về tuyển sinh năm 2010 – Chiều 10-1, TS Nguyễn Đức Nghĩa (phó GĐ ĐHQG TP.HCM) và TS Nguyễn An Ninh (cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT) đã đến tòa soạn Tuổi Trẻ Online để trả lời những thắc mắc của bạn đọc xung quanh các vấn đề tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010.

Quảng Ngãi: Trao 200 suất học bổng “ngăn dòng bỏ học” – Tối 9-1, trên 5.000 học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học và THPT tỉnh Quảng Ngãi đã tham dự lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên (Tỉnh đoàn Quảng Ngãi và Trường ĐH Công nghiệp TPHCM – cơ sở miền Trung tổ chức).

Nhắc nhở trách nhiệm thiêng liêng với đất nước – Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống HS-SV VN (9-1-1950 – 9-1-2010) đã được Thành đoàn TP.HCM tổ chức sáng 9-1.

Số phận 74 bức ảnh qua 2 cuộc kháng chiến – Bộ ảnh gồm 74 bức, tái hiện gần như đầy đủ diễn biến của đám tang lịch sử Trần Văn Ơn ngày 12-1-1950 đã “im lặng” trong suốt hai cuộc kháng chiến dưới mặt nệm ghế sofa. Mãi đến năm 1976, bộ ảnh này mới có cơ hội lên tiếng về sự hiện diện của mình.

Trên 13.000 người đi bộ từ thiện Lawrence S.Ting Lần 5 -2010 – Sáng 10-1, tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM, Công ty Phú Mỹ Hưng đã phối hợp cùng UBND các quận, huyện 7, 8, Nhà Bè, Bình Chánh TP.HCM tổ chức Chương trình đi bộ Từ thiện Lawrence S.Ting lần 5-2010.

Cuộc sống lung linh – Một buổi sáng như mọi ngày nhưng bỗng nhiên sân Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM) lặng ngắt. Không có cảnh học sinh nô đùa như lệ thường. Một khoảng lặng rất sâu khi hàng trăm bạn trẻ lần đầu xem bộ ảnh “Họ đã sống như thế” của Nguyễn Á.

Hội trại “Anh em một nhà” – Hàng trăm học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM) đã tham gia hội trại “Anh em một nhà” sáng 8-1.

Những ngôi sao “3 tốt” – Trẻ, học tập rất “xịn”, tham gia hoạt động cộng đồng rất “sung”, rèn luyện thân thể cũng rất chăm chỉ…Mời bạn làm quen với bốn SV 3 tốt TP.HCM năm học 2008 – 2009 để hiểu thêm về con đường đến với danh hiệu này.

Học trò vui hết cỡ với ngày 9-1 – Hơn 1.500 HS các trường THPT tại TP.HCM đã có một hội trại truyền thống 9-1 lần IV vui tưng bừng tại hội trường Thống Nhất (Q.1, TP.HCM) vào sáng nay (9-1-2010).

Dương Sơn Lâm và Hoàng Thị Ngân – giải I SV tài năng thanh lịch – Dương Sơn Lâm – SV Đại học Bách Khoa và Hoàng Thị Ngân, SV đại học Thương mại đã giành giải nhất cuộc thi SV tài năng thanh lịch được tổ chức tối qua 8-1 tại trung tâm triển lãm Giảng Võ (Hà Nội).

Sinh viên trường Y “Sống là hãy cứ cho…” – “Sống là hãy cứ cho. Cho rồi sẽ được nhận. Sinh viên trường Y lại càng cần phải biết chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh”, bạn Nguyễn Văn Khôi – một trong 3 gương mặt tiêu biểu của ĐH Y Huế tại đêm hội “Ngọn lửa thanh niên” chia sẻ.

Sinh viên thủ đô vẽ bức tranh khổng lồ về Hà Nội – Hôm qua, 8/1, trong khuôn khổ Festival Sinh viên thủ đô 2010, gần 200 sinh viên đến từ 5 trường đại học khối mỹ thuật, kiến trúc đã tham gia vẽ bức tranh khổng lồ rộng hơn 100 mét vuông về Hà Nội với chủ đề “Hà Nội mãi xanh”.

Đám cưới tập thể công nhân – Sáng 10-1, năm đôi vợ chồng công nhân có hoàn cảnh khó khăn đã được Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM (Thành đoàn) “làm bà mối” tổ chức đám cưới.

Lên tiếng nhé, ước mơ ơi! – “Ước mơ của em là tìm được mẹ”, “Em ước được sống cùng với cha mẹ”, “Em ước được mọi người quan tâm”, “Em ước có một gia đình hạnh phúc”…, đó là những ước mơ rất thật được các bạn trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ tại Làng thiếu niên Thủ Đức (TP.HCM) viết ra giấy trong buổi huấn luyện “Kỹ năng sống – hành trang vào đời” vào sáng nay 10-1.

Hôm nay, tái hiện không khí hừng hực của học sinh – sinh viên Sài Gòn – Sáng nay 9-1, tại khu vực trước Nhà hát TP.HCM (quảng trường Lam Sơn), Thành đoàn TP.HCM tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên (9-1-1950 – 9-1-2010).

Văn học Việt Nam đi Mỹ – Ngay từ những năm đầu thập niên 1990, một số nhà văn và dịch giả trong nước đã dùng lợi thế ngoại ngữ và mối quen biết cá nhân lặng thầm làm cái việc không hội đoàn nào nhờ vả. Chiếc cầu nào cũng phải có hai phía, chiếc cầu nào cũng phải được xây bằng tiền và sự tiếp nhận của phía bên kia.

Phạm Quỳnh Anh: “Đôi khi tôi nhớ…” – Gương mặt sáng trên sân khấu, giọng nói ấm với âm vực vừa đủ tạo cho người khác độ tin cậy nhất định. Cách cô xuất hiện có thể khiến những ai quan tâm tới các nghệ sĩ thắc mắc: “Nghệ sĩ mà thế à? Trông không giống…”.

Mười hai anh tài… – Chỉ sau vài tháng khai trương, Trung tâm nghệ thuật ứng dụng thuộc Đại học Mỹ thuật TP.HCM (5 Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh) đã nhanh chóng trở thành một địa điểm hội tụ mỹ thuật quan trọng nhất của thành phố.

Vụ kỳ án văn chương Phạm Thị Lan – “Trải nghiệm Việt Nam của tôi là từ năm 11 tuổi” – Sự kiện tiểu thuyết đoạt giải Câu lạc bộ sách Cộng hòa Czech 2009 là một tác giả Czech ký tên Việt Phạm Thị Lan (Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 6-12 và 13-12-2009) đã tạo nhiều quan tâm trong dư luận.

Đại nhạc hội Chào năm mới – Một chương trình ca nhạc quy mô hoành tráng có chủ đề Chào năm mới, do ban văn nghệ Ðài truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện, diễn ra tại sân vận động Mỹ Ðình tối 10-1.
.

Lịch sự kiện văn hóa

X-Seconds
– 20, 21, 30 & 31 Jan – Video exhibition in Hanoi and Hue —– 20, 21, 30 & 31/01 – Triển lãm Video tại Hà Nội và Huế.

Artist talk by Erin O’Brien – 10 Jan – Artist talk at Nhasan Studio —– 10/01 – Trò chuyện với nghệ sĩ Erin O’Brien tại Nhà sàn Đức

Film Critic on Newspapers – 09 Jan – Movie Roundtable at TPD —– 09/01 – Bàn tròn Điện ảnh chủ đề ‘Phê bình điện ảnh trên báo chí’ tại TPD

Guitar Concert – 08 Jan – Guitar Concert by students —– 08/01 – Đại nhạc hội Guitar của sinh viên các trường ĐH tại Hà Nội

.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

Scholarships for Study of the United States Insttutes (SUSI) Programs
2010 SUSI for Scholars and Secondary School Educators (PDF-82KB)
2010 SUSI for Student Leaders on Global Environment Issues (PDF-76KB)

.

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Little Drummer Boy – Cậu bé đánh trống nhỏ bé

Chào các bạn,

Những ngày này, những cây thông và đồ trang trí Giáng Sinh vẫn còn ở những công sở và gia đình người Mỹ. Hôm qua mình đi thăm một bảo tàng địa phương và thấy một cây thông bên bếp lửa trong một căn phòng được thiết kể kiểu Victoria cổ kính thế kỷ 19 rất ấm cúng. Thời tiết hôm qua khá lạnh.

Một  âm thanh nhẹ dịu, không lời của bài hát “A little drummer boy” phát lên từ chiếc loa phòng; mình cảm thấy rất ấm cúng và thanh thoát. Chúng ta hôm nay cùng nghe bản này nhé. 🙂

“Little Drummer Boy” là bài hát giáng sinh nổi tiếng được sáng tác bởi Katherine K. Davis.[1] Henry Onorati and Harry Simeone vào năm 1958. Bài hát còn được biết đến với tên gọi “Carol of the Drum”. Lời của bài hát rất đơn giản, thật thà xen lẫn với điệp khúc “pa-ram-pam-pam-pam”.

Bài hát kể về câu chuyện của một cậu bé nghèo, không thể tặng quà gì được cho Chúa Giê-su mới sinh, chơi trống để mừng hài nhi Giê-su với sự đồng ý của đức mẹ Mary. Kỳ diệu thay, bé Giê-su, mặc dù chỉ vừa mới sinh ra, có vẻ như hiểu, ngừng khóc và cười với cậu bé đánh trống tỏ vẻ biết ơn.

Đâu cần phải có nhiều tiền mới cho được đâu và chắc gì đã được nhận? Ta có thể cho cái gì ta có với nhiều tình yêu. Một bài hát, một sự phục vụ hết lòng?

“Little Drummer Boy” qua thời gian đã là bản chơi thành công cho rất nhiều nghệ sĩ, trong đó nổi bật nhất có lẽ là đoạn phim trên truyền hình Mỹ năm 1977 do Bing Crosby và David Bowie đóng và song ca hai bài hát Peace on Earth và Little Drummer Boy đồng thời.

Dưới đây chúng ta có 2 video của bài hát Little Drummer Boy do The Celtic Woman và John Denver hát và lời nhạc.  Sau đó là video Peace on Earth và Little Drummer Boy nổi tiếng của Bing Crosby và David Bowie. Lời thoại phim và lời hát của hai bài hát được post sau đó.

Chúc các bạn một ngày Drummer Boy, 🙂

Hiển.


Celtic Woman – Little Drummer Boy


The Little Drummer Boy-John Denver

Little Drummer Boy
Words and music by Katherine K. Davis

Come they told me, pa rum pum pum pum
A new born King to see, pa rum pum pum pum
Our finest gifts we bring, pa rum pum pum pum
To lay before the King, pa rum pum pum pum,
rum pum pum pum, rum pum pum pum,

So to honor Him, pa rum pum pum pum,
When we come.

Little Baby, pa rum pum pum pum
I am a poor boy too, pa rum pum pum pum
I have no gift to bring, pa rum pum pum pum
That’s fit to give the King, pa rum pum pum pum,
rum pum pum pum, rum pum pum pum,

Shall I play for you, pa rum pum pum pum,
On my drum?

Mary nodded, pa rum pum pum pum
The ox and lamb kept time, pa rum pum pum pum
I played my drum for Him, pa rum pum pum pum
I played my best for Him, pa rum pum pum pum,
rum pum pum pum, rum pum pum pum,

Then He smiled at me, pa rum pum pum pum
Me and my drum.


“Little Drummer Boy”, David Bowie and Bing Crosby

(Peace On Earth: Ian Fraser/Larry Grossman/Alan Kohan)
(Little Drummer Boy: Katherine Davis/Henry Onorah/Harry Simone)

DB: Hello… you’re the new butler?
BC: Hahaha! Well, it’s been a long time since I’ve been the new anything!
DB: What’s happened to Hudson?
BC: I guess he’s changing.
DB: Yeah, he does that a lot, doesn’t he? Uhm… Oh, I’m David Bowie, I live down the road.
BC: Oh!
DB: Sir Percival let’s me use his piano if he not around. He’s not around, is he?
BC: I can honestly say I haven’t seen him, but come on in! Come in!
DB: But uh…
BC: Come on in!
DB: Are you related to sir Percival?
BC: Well, distantly…
DB: Oh, you’re not the poor relation from America, right?
BC: Ha! Gee… news sure travels fast, doesn’t it? I’m Bing.
DB: Oh, I’m pleased to meet you. You’re the one that sings, right?
BC: Well, right or wrong, I sing either way.
DB: Oh well, I sing, too.
BC: Oh good! What kind of singing?
DB: Mostly the contemporary stuff. Do you eh… do you like modern music?
BC: Oh, I think it’s marvelous! Some of it’s really fine. But tell me, have you ever listened to any of the older fellows?
DB: Oh yeah, sure. I like ah… John Lennon and the other one with eh…Harry Nilsson.
BC: Mmm… you go back that far, uh?
DB: Yeah, I’m not as young as I look.
BC: Haha, none of us is these days!
DB: In fact I’ve got a six-year-old son. And he really gets excited around the Christmas holiday-thing.
BC: Do you go in for anything of the traditional things in the… boy, household, Christmas time?
DB: Oh yeah, most of them really. Presents, tree, decorations, agents sliding down the chimney…
BC: What??
DB: Oh, I was just seeing if you were paying attention.
BC: Haha!
DB: Actually, our family do most of the things that other families do. We sing the same songs.
BC: Do you?
DB: Oh, I even have a go at ‘White Christmas’.
BC: You do, eh!
DB: And this one. This is my son’s favourite. Do you know this one?
BC: Oh, I do indeed, it’s a lovely theme.

And they told me pa-ram-pam-pam-pam
A new-born king to see pa-ram-pam-pam-pam
Our finest gifts we bring pa-ram-pam-pam-pam
Ra-pam-pam-pam, ra-pam-pam-pam

Peace on Earth, can it be
Years from now, perhaps we’ll see
See the day of glory
See the day, when men of good will
Live in peace, live in peace again

Peace on Earth, can it be

Every child must be made aware
Every child must be made to care
Care enough for his fellow man
To give all the love that he can

I pray my wish will come true
For my child and your child too
He’ll see the day of glory
See the day when men of good will
Live in peace, live in peace again

Peace on Earth, can it be
Can it be

BC: It’s a pretty theme, isn’t it?

Giáo dục cấp 2 và 3 trong vòng 3 năm qua

Chào các bạn,

Câu hỏi Nghiên Cứu Xã Hội tuần này là:

Trong vòng ba năm vừa qua, bạn nhận thấy giáo dục cấp 2 và cấp 3 ở Việt nam:
1. Khá hơn rất nhiều?
2. Khá hơn một tí?
3. Cũng vậy?
4. Tệ hơn một tí?
5. Tệ hơn rất nhiều?

Các bạn trả lời đông đủ nhé.

Chúc mọi người một ngày vui!

Mến,

Hoành

Thư viện


Thư viện nhỏ, ngày càng phát triển năm này qua năm khác, là một phần đáng trân trọng của lịch sử loài người. Có sách là trách nhiệm của con người. Thư viện không là một thứ xa xỉ, mà là một thiết yếu cho cuộc sống.

Nguyễn Văn Du dịch

.

“Little library, growing larger every year, is an honorable part of a
man’s history. It is a man’s duty to have books. A library is not a
luxury, but one of the necessaries of life.”

Henry Ward Beecher

Tình Xuân

Mai vàng nở rộ rồi em
Đôi chim Én lượn. Gọi đem xuân về.
Làng em bên ấy gần kề
Đào, Hồng ướm nụ. Bốn bề tươi xanh.

Hôm sang anh vội qua nhanh
Chợt trông dáng bé. Thanh thanh gót hồng.
Nụ cười duyên dáng thắm nồng
Khơi tình xuân đến. Má hồng hây hây.

Tóc huyền ta ngỡ màu mây
Mắt đen, đen nhánh. Ngất ngây bến chiều.
Trời xuân ôi thật mỹ miều
Đắm say tình bé. Diễm kiều tơ vương.

Hồng Phúc

Nhớ Xuân


Tặng tuổi tím

Sắp xuân rồi đó nắng vàng hanh
Lá trở màu thương nhớ trên cành
Sắp xuân rồi đó ai có biết
Giữa lưng trời áo trắng trôi nhanh.

Sắp xuân rồi đó, cúc vàng tươi
Môi mím duyên duyên bé vẫn cười
Hiên trường ta vẫn thầm van vái
Xuân sắp về rồi đó bé ơi!

Nắng xuân rồi áo trắng vàng ươm
Lặng lẽ trôi theo tiếng trống trường
Hết mưa hạt nắng buồn như cát
Lặng lẽ gom tròn một chút thương.

Ta vẫn lang thang khắp sân trường
Để nghe buồn lẫn với yêu thương
Để nghe chiếc lá run nhè nhẹ
Rơi xuống lòng ta vương chút sương

Để mong bé bước đến hàng hiên
Cho ta cười mỉm rất vô duyên
Để nghe bé hỏi dù rất vội
Răng buồn, răng cứ thích đi riêng?

Anh đem tặng bé một bài thơ
Một chút yêu trong ánh mắt hờ
Mai mốt bé về bên gối mẹ
Còn rối trong lòng bao tiếng tơ?


Nguyễn Tấn Ái

35 Năm

Ngày mới quen
Tóc em demi-garçon
Bước em nhún nhẩy
Bà đầm hái nho
Như cô công chúa
Cười thơ trẻ
Nhưng mắt thiếu phụ
Thẳm thẳm buồn

H & P - 1975 Saigon


Đưa em đi lễ
Nhà thờ Ba Chuông
Tà muslin đen dài
Lộng gió
Nên nắng nao nao
Đầu cây ngọn cỏ

Em vào luật khoa
Nắng sáng sân trường
Quốc Tế Công Pháp
Thầy Châu Tiến Khương
Em nghe anh giảng

Qua Quốc Gia Hành Chánh
Hội quán vắng tanh
Gió lùa hàng cửa sổ
Chỉ em và anh
Ngồi nhìn nắng đổ
Nghiêng sân

Vào Nhà thờ Đức Bà
Dưới chân Đức Mẹ
Nguyện cầu cho những phong ba
Đang cuộn về trên Đất Mẹ

Thảo cầm viên
Những con đường đêm
Vắng lặng
Những quán cà phê
Những buổi xi nê
Những dãy phố trưa
Những chiều hè đổ lửa
Chiếc Rambler
Dọc ngang thành phố
Mondial
305

H & P - 2009 (Washington DC)


35 năm
Thăng trầm
Cơn mộng hoàng lương
Bóng câu vỗ cánh ngoài khung cửa
Trời rộng
Và xanh
Kê vàng chưa chín
Nắng vẫn mong manh
Và hai đứa
Vẫn còn đây
Chỉ chợp mắt vài giây
Trong buổi gặp đầu

35 năm
Những giọt đắng vẫn rơi
Xuống ly đời dịu ngọt
Mặt trời vẫn ấm
Trên những đồng cỏ
Và hai nhỏ
Vẫn nắm tay nhau chạy
Trên những đồi hoang

TĐH
Tuesday, Jan. 5th, 2010
35th Anniversary of Hoành & Phượng
Lake of the Woods, Virginia, USA

say đắm


bên nhau

Khoảnh Sân Nhà Tôi

Lúc tôi mới làm nhà trên phần đất được cấp, nhiều người “khuyên” nên làm chồm ra phía trước để tận dụng đất. Tôi chỉ lịch sự thưa không có tiền nên chỉ làm căn nhà nhỏ thôi. Thật ra lúc đó nhà hàng xóm bên phải tôi làm trước, đã chừa lề đường có đến 6,7 mét. Mình làm “chồm” ra trước nhà họ thì còn đạo lý gì. Nhưng tôi không dám nói thật vì sợ mọi người bảo là “hâm”. Nhưng cũng nhờ thế mà sau khi qui hoạch đường, tôi còn được khoảnh sân trước nhà để khách khứa khi đến chơi hay các cô cậu học trò khi đến học thêm có chổ để xe máy .

Khoảnh sân nhỏ thôi, nhưng có cả một khoảng không gian xanh mát mắt. Này nhé, sát tường là cây ngọc lan trắng. Đến mùa hoa, ngọc lan nở trắng và thoảng hương thơm ngát. Những đêm trăng, trời không lạnh, tôi thường mở toang cửa tận hưởng mùi hương thơm dịu nhẹ của hoa. Cây ngọc lan này do bố vợ tôi chiết và mang vào trồng từ khi nhà làm xong năm 1985. Lúc đầu cây ủ rũ, khu xóm mới lại chưa có nước máy nên bố vợ tôi hàng ngày phải đạp xe đèo hai can nước vào tưới cho cây. Có lẻ vì cảm tấm lòng của người, cây lớn dần, rồi phát tán che phủ cả một khoảng sân. Đến mùa nở hoa, hoa ra từng đợt e gần cả trăm hoa, trắng rực rồi cùng rủ nhau rụng trắng cả mặt đất. Có đợt vợ tôi đi công tác xa hơn hai tuần, đúng mùa hoa nở trắng. Buổi sáng quét sân, gom hoa rụng trắng sân vào gốc cây tôi chợt nghĩ ra mấy câu thơ ngắn:

Em đi nhà chợt vắng,
Hoa trắng rụng đầy sân.
Giường thì bổng rộng hơn.
Người ra vào ngơ ngẩn.

Năm bố vợ tôi mất, cũng vào mùa hoa nở, nhưng cây bổng dưng ủ rũ, lá quăn lại và hoa chưa nở bung đã teo lại rồi rụng. Con trai lớn tôi bảo “chắc nó đi theo ông ngoại quá , Ba à”. Tôi phải lén xé một mãnh khăn trắng, khấn trước di hài bố vợ tôi, rồi đem khăn về quấn quanh gốc cho cây chịu tang người. Mấy tuần sau khi bố vợ tôi mồ yên mả đẹp, lá tươi dần, rồi cây nứt nhiều cành con và dần dần hồi phục. Bây giờ đã gần 25 năm mà cây vẫn ngày càng phát triển. Đêm đêm tỏa hương ngát cả khu xóm.Vợ tôi mỗi khi có dịp lại khoe với mọi người, “Cây ngọc lan này cùng tuổi với Ti út nhà mình đấy”.

Sát trụ cổng bên trái, không hiểu từ đâu, mọc lên một cây vải thiều. Thưở cây còn nhỏ, tôi cột một khoanh thép vòng quanh thân và xâu vào đầu một sợi dây xích để xích con chó “nâu” mỗi khi nhà có khách hay khi chúng tôi có việc đi. Tối mồng 3 tết năm ấy, con trai tôi đi chơi về khuya, mở cổng để chó chạy ra đường mà quên gọi về. Sáng tìm khắp không thấy, biết chó bị bắt trộm, vợ tôi buồn suốt mấy tuần. Sợi xích vẫn để yên đấy. Không ngờ cây lớn nhanh, thân lấp cả khoanh thép rồi lấp cả 3, 4 vòng xích. Bây giờ sợi xích vẫn lủng la lủng lẳng với khoảng mươi vòng xích còn lại cứ như từ trong cây chui ra. Cây vải ngày càng lớn, phủ bóng che gần hết nữa khoảnh vườn, nhưng lại không ra quả. Tôi thường đùa với vợ, “tại nhà mình đẻ 3 thằng đực rựa, nên cây cũng là đực rựa luôn, không thèm ra trái.” Đã không trái thì chớ, đến mùa cây thay lá, lá rụng đầy sân, mỗi ngày quét ba, bốn lần vẫn không xuể. Nhiều người hàng xóm cứ bảo sao không chặt đi. Nhưng sao lại phải chặt đi chứ? Cây không chỉ che mát cho khoảnh sân nhà tôi mà còn là nơi lủ chim chóc hay bay về đậu, hót véo von. Nhiều nhất là lủ chim sẻ. Ríu ra ríu rít, đôi khi rượt nhau la chí chóe. Có hôm tôi còn nghe cả tiếng chim sơn ca du dương vào buổi sáng sớm, hay chim chào mào léo nhéo gọi bạn tình.

Cây còn là nơi tôi treo mấy chậu lan học trò tôi tặng mỗi dịp tết đến hay vào ngày nhà giáo Việt Nam. Hơn chục chậu lan được móc lủng lẳng trên mấy cành ngang thay nhau lần lượt ra hoa. Chậu lan này có lá to, hoa trắng muốt. Chậu lan kia chỉ có đúng ba lá, nhưng đã ra đến năm lượt hoa và mỗi lần đều ra hai nhánh. Những cánh hoa đã nở có màu vàng như nắng thu, rãi rác những mãng tím và nụ cũng màu tím. Những nụ chưa nở thì cánh cuộn tròn trông xa như hạt mù u.
Một chậu lan khác thì có hoa màu tím nhạt với những đường gân tròn trắng trông như những vòng tròn có chung một điểm tiếp xúc, vòng trong nhỏ, vòng ngoài lớn dần theo cánh hoa. Chậu lan phía trong cho hoa màu tím thẩm làm tôi nhớ những tà áo dài của các o Huế, à không, nhớ bảng tên các o đệ nhứt Đồng khánh Huế năm nào. Còn cây lan, không phải chậu, có hoa đặc biệt nhất là cây lan được con trai út tôi mang từ nhà ngoại về “cột” vào cây vãi thiều. Khách đến chơi cứ ngỡ là lan rừng. Hoa nhỏ, vàng điểm trắng, mọc thành chùm, thả xuống như là “cành liểu rũ bên bờ hồ Gươm”.
Tôi chẳng biết tên của các loài hoa, chỉ gọi chậu lan trắng là “Thùy Dung” (bởi do nhóm học thêm 12 có hai cô bé đều tên Thùy Dung tặng), chậu lan vàng là Thúy Muội (vì do hai cô sinh-viên-cô-giáo Thúy và Muội) tặng, chậu lan tím là Thu Hằng (vì do cô học trò cũ tặng vào ngày sinh nhật “bố” năm ngoái), chậu lan “liểu rũ” là Ngọc Kính (tên cậu út nhà tôi). Những chậu lan khác là chậu Bích Thành (chậu này năm nay ra hoa muộn), chậu Thanh Thảo (chậu này lá sum suê, chỉ ra hoa một lần lúc Thảo cùng chồng và con gái ghé thăm rồi không thấy ra hoa nữa), chậu Quế Lâm 18, chậu Quyên Quyên 31 v.v.. Mỗi chậu đều là một loài lan khác nhau, chẳng có chậu nào giống chậu nào.

Cũng trong khoảnh sân nhà tôi, cạnh cửa sổ phòng tôi còn có một cây hoa tím rất đẹp, từng nụ nhỏ mọc thành chùm, rụng dần từ dưới lên ngọn, Hôm bà tổ trường dân phố đến xin một nhánh về trồng vì thấy hoa “lạ và hay quá” hỏi tôi là cây hoa gì, tôi bảo là cây hoa “Huỳnh Huệ”. Bà tổ trưởng cứ ngẩn người ra bảo sao hoa thế này mà là huệ được. Tôi chỉ tủm tỉm cười nhưng không nói cho bà biết cây này do đích thân người đồng nghiệp thân thiết nhất của tôi đã ươm, nuôi lớn và mang vào tận nhà cho tôi. Lúc đầu tôi trồng trong chậu, nhưng thấy cây phát triển tốt, cậu Út nhà tôi bứng ra trồng vào bồn bên cạnh cửa sổ. Đối diện với cây “Huỳnh Huệ” ở bên trái là cây “lá lủng” vợ tôi lấy giống từ nhà cô bạn Quế Lan, mang về trồng. Lúc đầu tưởng không sống được, không ngờ cây vươn lên rất mạnh vào mùa mưa và nay leo quanh trụ trước mái hiên nhà, như những lá trầu to lủng lổ chổ. Hôm đầu tiên vào học thêm một đứa học trò nhỏ lớp 9, cứ xăm xoi rồi trầm trồ “Thầy ơi, thầy làm răng mà bấm cho mấy cái lá ni lủng lổ hay rứa?”. Giọng Huế chay của cô bé làm tôi nhớ quê chi lạ. Tôi trêu, “Ừ, cái lá ni tự nó có lổ như rứa rồi. Thầy đưa từ ngoài quê mình vô đó. Quê mình nghèo, người mặc áo không lành nên là cũng rách lổ chổ rứa đó con.” Vậy mà cô bé cứ tin là thật. Em xin mấy lá, ép vào bộ sưu tầm sinh vật của mình và ghi chú đúng những lời tôi nói. Hôm cô giáo dạy sinh vật của em, cũng là một học sinh cũ của tôi, điện hỏi có phải thế không, tôi vừa buồn cười, vừa cảm động. Và tôi tin rằng không phải “học sinh bây giờ ranh ma quá!!!” như mọi người vẫn than phiền. Ít nhất bên cạnh tôi vẫn còn những cô bé 15, 16 ngây thơ và biết rung động trước nỗi đau của những người nghèo khó như em.

Dọc bức tường ngăn nhà tôi và nhà cô giáo Hà hàng xóm, còn có một đôi mai: một cây mai rừng và một cây mai tứ quí vợ tôi đã lấy giống từ “nhà bà ngoại” vào trồng. Tết năm ngoái cây mai rừng đã cho những nụ hoa đầu tiên, còn cây mai tứ qúi thì từ ba năm nay đã điểm xuyết cho khoảnh vườn nhỏ của tôi những nụ mai vàng quanh năm.

Trong khoảnh vườn nhỏ của tôi còn có những chậu hoa dễ thương và ấm tình nghĩa. Chậu cây lá
“ Đoan Thư ” cô đồng nghiệp trẻ đã tặng tôi trước ngày em chuẩn bị đi học thạc sĩ như một lời hứa “con sẽ mãi xanh tươi và phát triển như chậu cây này”. Chậu lan “Thúy Hiền” mỗi dịp tết lại trổ một cành hoa đỏ thắm, vươn cao như lời hẹn “con sẽ mãi nối nghiệp của Thầy”. Chậu hồng “Thu Hà” tôi cắm từ bó hoa hồng hai mẹ con em đã mang đến mừng tuổi tôi lúc gần nữa đêm 30 tết trong những ngày em đang gặp đổ vở hạnh phúc riêng tư. Những bông hồng lúc em tặng tôi cũng chỉ nhỏ thôi, nhưng khi được cắm xuống đất, không hiểu sao cánh bổng nở to lạ thường. Mỗi lần hoa nở tôi nhìn nụ hồng lớn lên từng ngày và cầu mong cho cuộc đời em sẽ có một kết thúc có hậu. Đặc biệt nhất trong số các chậu cây này là chậu Hồng Môn, với bốn lá môn màu lục non ngã vàng khi nắng chiều chiếu xuống và cánh hoa màu đỏ hồng bao quanh, bảo bọc nụ hoa nhỏ như một nhánh thủy tiên hay phật thủ. Bảo Thùy, một học trò nhỏ của tôi ở Cao Đẳng Sư Phạm, trước khi từ giã Buôn Ma Thuột để xuống thành phố Hồ Chí Minh tìm cơ hội học tiếp, đã khệ nệ mang lên kèm lời nhắn “Ông nội con bảo đây là cây Hồng Môn. Ông biểu con mang lên biếu Thầy và xin phép Thầy cho con được gọi Thầy bằng ‘Bố’”. Tôi thật sự ngỡ ngàng và xúc động. Xúc động vì mỗi lần sửa bài trên mạng cho em, tôi vẫn gọi đùa em là “ Chổ này sai rồi ‘con gái’, phải sửa như thế này ..”. Không ngờ em đã tự nhận mình là con gái tôi, lại còn kể cho cả ông nội em, người mà tôi chưa từng gặp mặt, nghe chuyện này để ông gủi tặng tôi chậu Hồng Môn này. Phải chăng ông muốn gủi gắm với tôi rằng “Cổng trường sư phạm” phải luôn luôn là Cổng Đỏ và nhắn nhủ tôi hãy cố đi trọn con đường nghề tôi đã chọn và sống hết mình trong những tháng ngày cuối cùng của nghiệp giáo đã trót vương?

Khoảnh sân nhà tôi gắn bó với tôi không chỉ vì ở đó có những kỷ niệm của những người tôi yêu thương trong gia đình tôi, mà còn vì ở đó có những kỷ vật của những đồng-nghiệp-người-bạn-lớn và của những học-trò-đứa-con-nhỏ của tôi, những người đã làm cho tôi thêm tin hơn vào nghề dạy học và yêu thêm cuộc sống vô thường này.

Đặng Ngọc Thanh Hải

Trái tim giàu có

Cuộc triển lãm thành công ngoài dự tưởng.

Suốt một tuần liền không ngày nào gian sảnh lớn không chật ních người. Khách đến thuộc mọi tầng lớp, đủ mọi lứa tuổi. Từ bậc trí thức cao niên đến lớp học sinh còn quàng khăn đỏ, từ công chức cổ cồn cà vạt đến dân lao động áo đẫm mồ hôi, từ các cô gái tóc nâu môi trầm đến những bà giáo đã nghỉ hưu dáng vẻ lịch sự. Phải nói chưa có cuộc triển lãm nào -dù là của câu lạc bộ nỗi tiếng gồm những nghệ sĩ tên tuổi bời bơi – thu hút nhiều người xem, ghi lại cảm tưởng chân thành như thế. Đặc biêt họ đều đến bằng nét mặt tươi tắn và ra khỏi phòng với nét mặt khác – bàng hoàng, ngơ ngác, xót xa, căm phẫn. Có người khóc.

Chắc các bạn đang muốn biết đây là cuộc triển lãm gì, do ai tổ chức, những ai tham gia.

Xin thưa: triển lãm ảnh, hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh tổ chức và chỉ một tác giả tham gia.

Nói cách khác là toàn bộ tác phẩm trưng bày đều do một tay máy thể hịên, lại là một tay máy nghiệp dư, chưa từng nhận tước hiệu nào về loại hình nghệ thuật gần gũi nhưng quá tốn kém này và chỉ toàn ảnh đen trắng thực như cuộc sống, không hề có dấu vết của kỷ thuật kỷ xảo.

Các bức ảnh có nội dung thế nào mà tác động đến vậy ?

Có lẽ các bạn đang nóng lòng muốn biết, nhưng xin hãy làm quen với tác giả trước đã.

Đó là một bác sĩ, du học Hoa Kỳ từ năm 1970 rồi định cư bên ấy và đã có gia đình.

Sau nhiều năm bằn bặt ông về thăm quê hương. Một lần rồi nhiều lần. Sang đầu thế kỷ mới ông cùng gia đình xin về hẳn. Hiện ông đang sống tại thành phố này.

Về ông, thông tin tôi mới chỉ có vậy.

Khi có cuộc triễn lãm khác lạ nói trên, bị ám ảnh bởi những tấm ảnh, bị thu hút bởi ý tưởng của tác giả tôi nảy ý muốn gặp ông để tìm hiểu thêm, viết một các gì đó nhưng công việc linh tinh của một phóng viên tập sự như tôi đã chiếm hết quĩ thời gian ít ỏi khiến tôi không sao thực hiện được. Sau buổi khai mạc, viết tin xong tôi về miền Tây rồi sau đó theo đoàn các nhà báo và doanh nhân lên cao nguyên trong chương trình 500 phần quà cho người nghèo ở Đắc Lắc. Mọi tin tức ở thành phố, cả chi tiết về cuộc triển lãm tôi kể trên đây đề nhận từ bạn bè qua mobile.

*


Tôi là người gặp nhiều may mắn. Đường học vấn suôn sẻ, gia đình yêu thương.Thích kiến trúc nhưng xui khiến thế nào tôi lại thi và đỗ khoa báo chí. Học với nhiều thầy là những nhà báo giàu kinh nghiệm, đầy tâm huyết, tôi đâm say mê ngành học này. Tốt nghiệp loại giỏi, cộng với những bài viết được đánh giá cao khi đang là sinh viên tôi được nhận làm phóng viên tập sự cho một tờ báo có uy tín. May mắn cũng theo tôi lên cao nguyên và tôi được biết thêm nhiều về ông.

Ngày thứ hai trong chương trình, đoàn đến một làng nghèo của huyện vùng sâu. Sự nghèo khó hiện ngay trên cây cỏ ven đường. Đất cằn khô. Dường như lâu lắm rồi không có hạt mưa nào. Người già khô quắt, trẻ nhỏ gầy gò đen nhẻm đi ngơ ngác dưới nắng. Lác đác vài con bò trơ xương uể oải qua. Đón gói quà gồm hai mươi cân gạo, hai lít dầu ăn, hai cân đường và năm hộp thịt mọi người mừng ra mặt..

Sinh ra, lớn lên học hành bây giờ đi làm việc ở thành phố tôi không ngờ có nơi nghèo đến thế. Quen thấy cao nguyên qua hình ảnh các cô gái duyên dáng mặc váy thổ cẩm; các chàng trai khoẻ mạnh ngực trần vấn khố nhảy múa trên sân khấu hoặc thấy trong phim ảnh những chú voi đủng đỉnh đưa khách du lịch dạo hồ ; những ngôi nhà Rông cao vút ; nhà dài hoành tráng ;những buổi uống rượu cần đông vui, lần đầu tiên chạm thực tế một cao nguyên khác tôi hết sức ngỡ ngàng.

Ngồi giữa khoảnh sân gió bụi cạnh những con người thiếu thốn mọi thứ, cảm xúc của tôi thật khó tả. Tôi thấy mình quá đầy đủ, quá may mắn.Phải làm gì đây – cô gái qua tuổi hai mươi chưa lâu, một phóng viên mới tập tểnh vào nghề trong tôi tự hỏi – để giúp đỡ họ để có thêm nhiều người cùng quan tâm đến vùng đất này theo kiểu nói hiện nay là “đưa cần và bày cách câu cá” chứ không chỉ là “cá” – những gói quà có tính chất cấp cứu dù rất ý nghĩa này?

Trên đường về đoàn ghé thăm Trung tâm Y tế huyện. Với con mắt của một phóng viên mới vào nghề, tôi tranh thủ nhìn ngó ghi chép may ra thu luợm chút gì cho bài phóng sự đang hình thành. Bất chợt tôi gặp nét quen quen trên một tấm ảnh treo trong phòng. Thấy tôi chăm chú nhìn một người phụ nữ dân tộc có mặt ở đó chỉ vào người đàn ông cười hỏi :

_ Co quen không? Co biet ai đây không?

Tôi lắc đầu và nhìn lại lần nữa. Bức ảnh gồm một bé trai gầy ốm, tay che miệng nhưng tôi biết đang cười vì ánh mắt rạng rỡ đang ngồi trên chân một người đàn ông. Vây quanh là ba đứa trẻ khác. Người ấy cũng cười. Nụ cười dễ mến. Tôi ngớ người nhận ra chính là ông, liền bấm ngay mấy kiểu.

Người phụ nữ đến bên tôi, chỉ vào ảnh giải thích bằng tiêng Kinh thiếu dấu :

– Bac si Tâm. Va miêng cho may đưa đo. Ơ xa lam. Lên đây lâu roi.
( Bác sĩ. Tâm.Vá miệng cho mấy đứa đó. Ở xa lắm. Lên đây lâu rồi )

Quay lại văn phòng trạm, tranh thủ lúc mọi người nghỉ ngơi tôi tìm trạm trưởng hỏi thì được biết bức ảnh đó chụp cách đây ba năm trong lần ông lên phẫu thuật cho trẻ bị hở hàm ếch. Ông rất tốt, rất giản dị và rất thương bọn trẻ, lên đây nhiều lần. Hiện ông vẫn đỡ đầu cho cả mấy đứa trong ảnh.

Ngồi trên xe về lại thị trấn, hình ảnh buôn làng cằn cỗi; cả hình ảnh ông giữa bọn trẻ cứ quấn lấy tôi. Thấy tôi lắng lại mọi người xúm nhau trêu :

– Chắc là nhớ phố rồi. Hay đang cảm anh chàng nào đây. Khai mau. Tên gì? Ở đâu ?

Tôi cười nhập cuộc bằng giọng nói bắt chước người phụ nữ lúc nãy khiến họ cười rầm :

_ Tên kho đọc lăm. Chưa quen miêng. Không noi được.

Chợt mobile reo. Nhỏ Hương nheo nhéo rồi dập máy tức khắc:

– Chàng của mày cũng đang đi cao nguyên đấy. Tìm đi. Bye.

Tôi gọi lại, gắt:

– Đồ con khỉ. Chàng nào vậy ?
– Thì chàng triển lãm ảnh đó.
_ Đồ quỉ sứ. Mai nữa về tau cho mày biết tay.

Tôi quát Mai tắt máy cười thầm. Con quỉ Ròm này dám gọi ông là “ chàng của mày” chỉ vì hôm khai mạc tôi dại miệng hé cho nó kế hoạch tìm hiểu thêm về những gì dẫn tới cuộc triển lãm và khi theo đoàn công tác, gọi cho nó tôi thường hỏi thăm về phòng ảnh.

*

Điểm đến cuối cùng sẽ đến là một huyện phía đông bắc.

Đoàn nghỉ đêm tại Buôn Ma Thuột. Theo chân nhóm doanh nghiệp thăm phố, tôi có một đêm lang thang khắp chốn với gió thật thú vị.

Khác với hình dung trước khi lên đây, Buôn Ma Thuột có dáng dấp của người trai vâm váp. Mới, rộng, khoáng đạt, đẹp, sạch và cả xanh nữa.

Gió thì khỏi kể. Thành phố nơi tôi ở suốt ngày sùng sục xe cộ, không khí nóng sực, ra đường chỉ muốn thật nhanh đến nơi để tránh khói bụi. Tại đây,tôi được thả bộ dọc theo các vỉa hè lát gạch bóng loáng, được hít thở không khí mát mẻ thoảng mùi cà phê. Theo anh Hải một doanh nhân gốc ở đây thì Buôn Ma Thuột có rất nhiều cơ sở chế biến đang hoạt động ngày đêm. Mặc cho gió đùa nghịch thổi tung mái tóc, tôi chân sáo hát “Có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ …” bài hát quen thuộc về thành phố này.

Cả nhóm ghé lại một quán cà phê vườn. Quả thật là vườn. Cây tự nhiên rất nhiều toả bóng từ trên cao che đỡ cho bao nhiêu chậu cảnh đặt đây đó , bên các bộ bàn xinh xắn. Chị chủ quán tươi tắn là người quen của anh Hải tiếp chúng tôi sau câu chào thân mật.

Câu chuyện bên ly cà phê xoay quanh các vụ tiêu cực báo chí vừa phanh phui, chẳng biết từ lúc nào lại quay sang văn học nghệ thuật . Hoá ra các doanh nhân cũng rất quan tâm đến lĩnh vực này chứ không phải chỉ biết thương trường với sản phẩm thị phần thuế khoá, hoặc những tiêu cực của xã hội.

Tôi ngồi nghe, thỉnh thoảng góp lời. Chợt chị chủ quán sực nhớ :

– Hải ơi ! Ông Tâm vừa “rinh” một giải về ảnh đấy. Bức ảnh gây xúc động lắm.
– Tâm “hàm ếch” hở chị ? , anh Hải nhướng mắt hỏi,
– Thì còn Tâm nào nữa. Lâu rồi chị không thấy anh ấy lên đây. Đọc báo thấy nói ông vừa có một triển lãm cá nhân ấn tượng lắm.

Chi chủ quán xác định khi cho thêm hạt dưa vào đĩa.
Tôi mừng thầm. Vậy anh Hải là người rất quen với ông, tôi sẽ khai thác từ anh Hải.
Quả thật may mắn theo tôi trên mọi chặng đường.
Đêm đó tôi không cho anh ngủ bằng cách gọi thêm một tách cà phê nữa và tại nhà khách anh kể đầy đủ với tôi về ông.

*

Quê ông ở Quảng Nam trong một làng nhỏ thuộc huyện miền núi. Làng nghèo. Nhà ông cũng nghèo. Dân ở đó sống bằng nghề đốn củi bán cho thương lái đem về phố chợ. Chính ông khi còn là học sinh trung học đệ nhất cấp trường huyện cũng tranh thủ vào rừng giúp cha mẹ những hôm cuối tuần về thăm nhà. Ông học rất giỏi, vì vậy gia đình cương quyết bắt ông theo học tiếp trung học đệ nhị cấp tại Đà Nẵng sau khi thi đỗ trung học đệ nhất cấp với số điểm tối đa. Bất chấp khó khăn thiếu thốn, ông vượt hẳn các công tử tiểu thư thành phố về sức học. Đỗ ưu hạng Tú tài hai, ông được cấp học bỗng du hoc tại Hoa Kỳ. Phần sau là như tôi đã kể ở trên.

Mất liên lạc từ sau 1975, khi được phép về thăm lần đầu nhiều năm sau đó ông đau đớn hay tin bố đă qua đời vì ung thư gan, mẹ cũng luôn đau ốm. Ngôi làng của ông khác nhiều -gần như bị san thành bình địa – so với năm ông sang nước người

Bà con mất nhiều, số do đạn bom, số do bệnh tật. Sửa sang nhà cửa cho mẹ. gửi lại một ít tiền để mẹ sinh sống, ông trở lại Mỹ.

Những lần về sau, ông đi thăm thêm nhiều nơi hơn nửa như tìm lại kỷ niệm nửa để ngắm nhìn quê hương đổi thay. Ông sững sờ thấy có quá nhiều trẻ dị dạng. Nhẹ là hở hàm ếch. Nặng hơn là đầu to chân tay teo quắt không đi lại được. Có trẻ chỉ nằm u ơ một chỗ. Có những em ở độ tuổi hai mươi mà như em nhỏ lên bảy gần như không có nhận thức, ngu ngu ngơ ngơ. Cả thằng bạn tuổi nhỏ lấy vợ Đà Nẵng, nghe đâu cũng sinh con như vậy, mà những hai đứa. Người lớn thì mắc chung một chứng là suy gan , nặng nữa là ung thư rồi chết. Ông rất buồn.

Ông biết họ bị nhiễm Đi – ô – xin. Tìm đọc sách báo ông mới hay suốt những năm từ 1968 đến 1974, huyện núi quê ông là nơi bị máy bay Mỹ phun thuốc khai quang cho cây trụi lá để dễ bề kiểm soát “ Cộng quân. “

Thảo nào.

Ông nhớ lại những khu rừng hàng loạt rụng lá trái mùa ông đã chứng kiến thuở đang học ở Đà Nẵng về thăm nhà theo cha vào rừng đốn củi và mùi ổi chín váng vất trong không khí mỗi khi nghe tiếng máy bay bà già ù ù trong rừng xa. Ông còn nhớ hồi đó ông cũng như bao người đi cùng đã lấy làm ngạc nhiên nhưng không kém phần thích thú khi thoải mái đốn chặt cây đã chết. Nhiều tờ báo khác cũng nói rằng còn rất nhiều thùng hoá chất chôn trong lòng đất. Dân đi khai hoang phát hiện thấy. Một số được lấp lại, mộy số khác bị người dân cạy nắp đổ ven suối, lấy thùng đựng nước uống.

Vậy là đã rõ. Ông đau xót quay về Mỹ. Và ông lâm bệnh.

Nền y học tiên tiến của nước giàu có nhất thế giới đã nhanh chóng xác nhận ông bị nhiễm thứ hoá chất chết người đó. Nó tàng ẩn từ lâu và đang dần huỷ hoại lá gan của ông.

Đau đớn nhưng bình tĩnh, ông điều trị bằng phương thức nghiêm ngặt với sự hổ trợ của các dược phẩm tốt nhất mong khống chế bệnh.

Đầu năm 2000, ông xin hồi hương.

*

Nhớ đến biệt danh chị chủ quán nhắc hồi tối, tôi hỏi anh Hải :

– Vậy cái tên Tâm “hàm ếch” là do đâu ?
– Ngốc ơi ! Vậy mà cũng là nhà báo.

Cốc đầu tôi rõ đau, anh Hải kêu lên rồi tiếp :

– Sau khi về nước ông đi nhiều nơi. Những nơi mà ông được biết thêm cũng chịu tình cảnh như quê ông. Ông gặp thêm nhiều những trẻ em như thế, đa số tập trung ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên nơi đời sống hiện còn rất nhiều khốn khó.

Nhớ đến bức ảnh ở trạm y tế, tôi sáng dạ hẳn :

– Vậy là ông ra tay giúp người không may, cụ thể là phẫu thuật cho trẻ nhỏ hở hàm ếch và mang biệt danh đó luôn.
– Khá rồi đấy. Bây giờ thì có thể là nhà báo rồi.

Anh Hải châm thuốc cười trêu tôi và lên giọng hài hước :

_ Là bác sĩ phẫu thuật, ông làm mấy việc đó dễ dàng nhanh chóng như ta khâu chỗ áo bị rách.Điều đáng nói là ông không lấy một xu nào của người bệnh lại còn cho thêm thuốc men nữa.
_ Một mình ông làm sao tập trung bọn trẻ từ những nơi rất xa nhau như thế ? Kinh phí đâu cho ông thực hiện các chuyến đi đó.

Tôi băn khoăn.

_ Thì nhà báo tự tìm ông mà hỏi. Khai thác tui nhiều quá rồi đấy cô ơi. Số phone đây.

Anh đọc cho tôi lưu vào máy, ngáp rõ to rồi đứng dậy vươn vai. Biết đến lúc
phải “tha” cho anh, tôi cũng đứng lên thu xếpđồ đạc ngày mai đi tiếp.

_ Mà nhóc ơi ! Tìm hiểu hơi bị kỷ đấy nhé. Liệu đấy. Con gái ông cỡ tuổi em đó. Đừng có mà tơ tưởng.

Chao ôi ! Anh Hải cũng về phe với quỉ Ròm mà trêu tôi. Sao lúc này anh không chịu nhớ tôi là phóng viên, lại là phóng viên tập sự chuyện gì cũng muốn cặn kẽ. Thu thập, lượm lặt là một trong nhiều mẹo tôi học được ở các thầy, các anh chị kinh nghiệm trong nghề. Chả lẽ anh không biết vậy sao. Theo hướng anh vừa khuất,tôi hét lên :

– Quỉ tha ma bắt anh đi. Anh Hải ơi.

*

Chưa kịp gọi, tôi đã gặp ông. ( Lại may nữa )

Xã cuối cùng nơi đoàn đến nằm sát ranh giới hai tỉnh. Đường đi đã bắt đầu hẹp lại, Rừng khộp lùi dần. Rừng le tiếp nối. Rồi xe qua những cánh đồng bông cằn cỗi, những ruộng ngô khô cháy. Thỉnh thoảng hiện ngôi làng ẩn dưới tầng cây xanh, nhà cửa khá khang trang Có lẽ đây là nơi trù phú nhất huyện.

Đã đến nơi cần đến. Một vùng lưa thưa cây lá, tuềnh toàng những gian nhà gỗ. Nắng như đổ lửa. Không một ngọn gió. Người dân đã tập trung tại khoảng sân nhếch nhác cỏ dại của trường tiểu học.

Nỗi mong chờ hiện rõ trên từng gương mặt gầy xạm. Có lẽ được thông báo trước nên họ đến từ sớm. Thấy bóng xe họ tươi tắn linh hoạt hẳn. Trẻ em túa ra tò mò háo hức nhìn ngó chỉ trỏ. Trông chúng chỉ có mắt và mắt. Thấy tôi đưa máy ảnh chúng xấu hổ chạy lại túm áo mẹ cười lỏn lẻn. Tôi bấm mấy kiểu và chợt nhớ đến ông với các tấm ảnh được trưng bày. Có lẽ từ những chuyến đi, từ những pô ảnh ngẫu nhiên trên bước rong ruổi ông đã nảy ý định dùng số ảnh này vào một mục đích cụ thể : dùng ảnh như phương tiện kêu gọi sự sẻ chia của cộng đồng đối với bao người, nhất là trẻ em đang gánh chịu bất hạnh từ chất độc màu da cam. Đó cũng là bằng chứng xác thực tố cáo với thế giới về sự dã man thâm độc của kẻ thù. Ảnh cũng giúp ông trả nợ quê hương, nợ tình làng nghĩa xóm.

Sau khi trao quà nhân lúc nghỉ uống nước, vị chủ tịch xã cho biết có một bác sĩ cũng vừa tới, đang tiến hành phẫu thuật đợt vét cho trẻ hở hàm ếch vì đợt đoàn về huyện các gia đình ở đây không được thông tin kịp thời. Công việc đang tiến hành tại nhà ông phía sau trường.
“ Chắc chắn là ông rồi”, tôi nhủ thầm và cương quyết không bỏ lỡ cơ hội được tận mắt nhìn ông thao tác, tôi báo anh Hải rồi vào trong.

Lần này tôi không được may mắn hổ trợ. Ông đã xong việc đang lúi húi dọn đồ đạc. Tôi tiếc hùi hụi. Thế là không thể có được kiểu ảnh ông đang ra tay đem lại nụ cười cho các em nhỏ. Nhưng dù sao cũng có mấy kiểu chụp các em xúm xít quanh ông, miệng còn ngậm chặt. Nhận ra tôi, ông có vẻ ngạc nhiên :

_ Chào cháu ! Sao cháu lại đến được đây ?
– Chú không biết đấy thôi. Cháu đi bằng con đường chú đang đi.

Tôi tinh nghịch đáp lời và nhận được một tràng cười vang của ông.

– Cháu cũng không biết đấy thôi. Đường chú đi vất vả lắm ít ai chịu nỗi. Tuổi trẻ lại càng hiếm.
– Người nhiều tuổi có sự kiên trì bền bỉ thì ngược lại tuổi trẻ có sự hăng hái và lòng quyết tâm. Cháu thuộc nhóm thứ hai.
_ Ghê nhỉ. Thôi. Ra ngoài uống nước đi cô bé.

Khoác túi. Xoa đầu mấy đứa trẻ. Cười vẫy chào bố mẹ chúng đang hồi hộp chờ đợi, ông vui vẻ gọi tôi đang loay hoay bên bọn nhỏ.
Đưa tôi một chai nước suối lấy từ túi xách, ông ngồi nhả khói nghĩ ngợi.
Tôi nói lên những suy đoán của mình về cuộc triễn lãm của ông.

_ Cháu hiểu chú rồi đấy. Chú không biết làm sao để kêu gọi mọi người khi chú chỉ là một bác sĩ, lại là bác sĩ về nước chưa lâu, chưa đóng góp công lao gì cho tổ quốc. Liệu mọi người có tin thiện ý, ủng hộ việc làm của chú sau bao năm tháng sống đầy đủ nơi xứ người khi đất nước là một chiến trường đẫm máu hay chìm trong nghèo đói thiếu thốn.

Giọng ông chùng lại. Tôi chen lời :

_ Nhưng mọi người rất ủng hộ chú, phải vậy không ?
_ Quả đúng vậy. Thoạt đầu là các bạn học hồi nhỏ. Người có chuyên môn Y thì góp tay, người ngoài ngành thì góp tài chính, liên hệ chính quyền địa phương. Dù làm điều tốt đôi khi cũng không thể tự mình, chỉ có mình mà được đâu cháu. Dần dà chú kêu gọi thêm các bạn đang ở nước ngoài.
_ Thế còn triễn lãm ?
_ Thì cũng là được ủng hộ. Các anh chị ở hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh thành phố đồng tình với ý nguyện của chú và họ đứng ra lo khâu thủ tục, rồi khâu tổ chức.
– Theo thông tin cháu có được thì cuộc triễn lãm gây xúc động trong lòng công chúng. Đấy là sự ủng hộ rộng rãi sâu sắc phải vậy không chú ?
– Chú rất vui vì điều đó. Các nạn nhân khó lòng nói lên tiếng nói đòi quyền lợi – cho dù là quyền lợi chính đáng của chính họ – một khi họ thiếu mọi thứ kể cả phương tiện sống tối thiểu. Đòi quyền lợi, nhất là đòi công lí là một hành trình gian nan cháu ạ! Rất may hiện giờ hành trình này được toàn xã hội quan tâm góp sức.

Cả đoàn đề nghị ông cùng chung xe về thành phố. Ông hoan hỉ nhận lời.

Câu chuyện của ông và tôi tiếp tục suốt chặng đường dài. Các nhà báo khác,các doanh nhân cũng hăng hái không kém. Tất cả náo nức với tin tức về việc thu thập chữ ký ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc màu da cam, về số tiền giúp đỡ họ ngày một nhiều mà theo tôi cuộc triễn lãm của ông đã góp phần không nhỏ , về đề tài làm thế nào để mọi người đều được sống đúng nghĩa và sống có ý nghĩa.

Ông bảo ông là người may mắn từ thuở còn là học sinh đến khi thành đạt và may mắn vẫn còn theo ông đến lúc này khi được bao người ủng hộ. “Sống thích đáng với may mắn đời cho là một cách trả ơn” ông nói.

Tôi cũng là người may mắn. May mắn mới nhất là bài viết sau chuyến đi này _ với tư cách là phóng viên – về những phận đời và cả những tấm lòng mà ông là người đầu tiên tôi nhắc tới đang chín dần trong đầu. Tôi cũng sẽ như ông: trả ơn đời bằng chính cuộc sống mình.

“ Thế naò mình cũng phải rủ Quỉ ròm cùng mời ông đến Thềm Xưa uống cà phê nghe nhạc. Bài đầu tiên, bài thứ hai, thứ ba cho đến cuối cùng sẽ chọn tặng ông phải là những ca khúc sâu lắng của nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh”, tôi tự nhủ.

*

Tôi có nhiều người theo đuổi. Không ít chàng bảnh trai, sành điệu. Gặp tôi họ không ngần ngại nói về những chuyến du lịch trong và cả ngoài nước tốn kém mà họ vừa thực hiện với bạn bè hay người nhà hoặc về những cuộc nhảy nhót thâu đêm suốt sáng bằng giọng khoe khoang không giấu diếm. Tôi ngồi nghe họ, nghe cả nỗi dửng dưng ngập tràn lòng mình trước những lời tỏ tình hoa mỹ, những hứa hẹn ngọt ngào

Mọi người bảo tôi khó, quá kén chọn. Đúng là họ đầy đủ nhưng sao tôi thấy họ vẫn thiếu. Thiếu gì ? Tôi cũng từng tự hỏi mình mà vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng. Quỉ Ròm bảo tôi hâm, thiếu I – ốt.

Bây giờ, trên chiếc xe bụi bặm trở về từ cao nguyên khô xát, bên những gương mặt xạm nắng gió sau chuyến đi đầy ý nghĩa, bên cạnh tác giả của những tấm ảnh lay thức lòng người ; làm nhói lòng người để rồi kéo tay mọi người lại với nhau vì một mục đích chung là đem lại những gì có thể cho những phận đời bất hạnh, tôi đã hiểu ra thứ những chàng trai đó thiếu.

Chợt anh Hải quay nhìn tôi cười ý nhị :

– Này cô bé. Sao như kẻ tương tư vậy ? Có “vấn đề” rồi phải không ?

Tôi nháy mắt với anh, thầm nói :

– Anh Hải ơi ! Bây giờ thì chưa nhưng rồi em sẽ yêu. Vâng.Người em yêu sẽ là người mang trái tim giàu có. Như anh, như những người đang ngồi trong xe này, như ông.

*

Chắc các bạn đã không còn thắc mắc về nội dung các bức ảnh được triễn lãm ?

Tôn Nữ Ngọc Hoa

Phúc cho người lãnh đạo

Phúc cho người lãnh đạo biết được đi đến đâu
Tại sao phải đến đó và làm sao để đến đó.

Phúc cho người lãnh đạo không biết nản chí
Không trình chứng cớ để ngưng việc

Phúc cho người lãnh đạo biết làm thế nào để lãnh đạo
Không trở nên độc tài

Phúc cho người lãnh đạo biết dẫn dắt vì lợi ích của những người được quan tâm nhất
Không vì thỏa mãn cá nhân

Phúc cho người lãnh đạo xây dựng những nhà lãnh đạo
Trong khi lãnh đạo

Phúc cho người lãnh đạo với cái đầu trên mây
Và bàn chân trên mặt đất

Phúc cho người lãnh đạo biết xem xét lãnh đạo là
Một cơ hội để phục vụ.

~ Christopher News Notes

.

Hoàng Khánh Hòa dịch

Blessed is the leader who knows where to go,
Why to go there and how to get there.

Blessed is the leader who knows no discouragement,
Presents no alibi.

Blessed is the leader who knows how to lead
Without being dictatorial.

Blessed is the leader who leads for the good of the most concerned;
Not for personal gratification.

Blessed is the leader who develops leaders
While leading.

Blessed is the leader with a head in the clouds,
And feet on the ground.

Blessed is the leader who considers leadership
An opportunity to serve.