Chào các bạn,
Hôm nay mình muốn kể với các bạn về nỗi sợ bị đi tù và cách vượt qua nhé.
Mình thích tìm hiểu những vấn đề của đất nước như tình hình chính trị, ngoại giao, lịch sử.. vì đó là những thứ rất bí ẩn với mình, mà mình thì thích khám phá. Nhưng mình rất ngại nói và làm những chuyện này vì có đủ thứ để sợ. Sợ bị đánh giá – suốt ngày ăn khoai lang mà nói chuyện thế giới; phụ nữ mà tơm hớp chuyện chính trị, đó là chuyện của đàn ông (!); rồi sợ bị đi tù, sợ bị bắt vì tội.. đọc tài liệu xuyên tạc Nhà nước, chống phá chính quyền; sợ thảo luận các câu chuyện chính trị ở nơi công cộng.. Bạn bè thỉnh thoảng gặp mình vẫn nhắc khéo: “Cẩn thận đấy nhé! Công an ngầm ở khắp mọi nơi đấy!”.
Những nỗi sợ đó khiến mình dù thích tìm hiểu nhưng chẳng dám đọc một tài liệu nào khác ngoài những câu chuyện kính yêu Bác Hồ và lịch sử Đảng được học hành tử tế trong trường. Thậm chí khi vô tình gặp một tài liệu “đi ngược lại”, mình liền thoát ra ngay vì cảm thấy đó là những tài liệu rất xấu xa, rất nguy hiểm mà nếu đọc thì sẽ bị tẩy não lúc nào không biết.. Khi mình phát hiện một người có tư tưởng “khác”, thì dù rất kính trọng họ, mình vẫn dè chừng và cẩn thận để không bị.. lôi kéo vào con đường phản động..
Khi mới đầu đọc ĐCN, mình rất ngạc nhiên khi ĐCN mà cũng nói đến những vấn đề này. Thật kinh dị. Mình cảm thấy không biết đâu là sự thật nữa..
Rồi, với sự phát triển nhanh chóng của Internet, khi mọi thứ đều có thể được kiểm chứng qua Google và khi được học hành tử tế trong ĐCN, bây giờ mình có thể thẩm định được thông tin, phân biệt được đâu là tin cần đọc, đâu là spam nên không lo lắng khi trước khi tiếp cận thông tin nữa; mình đã được học tâm bình đẳng và cơ hội bình đẳng trong ngôi làng toàn cầu nên mạnh dạn học hỏi những điều mình quan tâm; mình cũng được học cách truyền thông giản dị và tích cực; cũng như học cách yêu người một chiều, không kèm theo chủ nghĩa nhãn hiệu.. nên nỗi sợ đó không còn ám ảnh mình nữa.
Đồng thời mình cũng biết được trách nhiệm của một người tư duy tích cực và của một công dân, là, yêu nước. (Và yêu nước như thế nào, ra làm sao thì các bạn có thể tham khảo chương 10 – Tổ quốc trong sách 10 Giá trị cốt lõi của thành công để có cái nhìn rộng hơn và sâu hơn cho vấn đề này: Yêu nước là gì?, Phục vụ Tổ quốc, Phát triển đất nước, Đất nước lành mạnh, Tương lai Tổ quốc).
Chúc các bạn mến yêu đất nước.
Thu Hương,
SỢ ĐI TÙ? OH NOOO! 🙂
Chị còn nhớ sự nguy hiểm của “diễn biến hòa bình” được dạy rất kĩ trong trường Đại học, thế mà bây giờ chị em ta lại suốt ngày nói đến hòa bình, thật kinh dị ^^
Nhưng sự thật đúng là kinh dị như thế, nhiều tiếng nói hòa bình đã bị bắt bớ và bỏ tù, và chúng ta chỉ có thể cầu nguyện hàng ngày để có thêm sức mạnh làm điều côgn chính:
“Phúc cho người xây dựng hòa bình
vì họ sẽ được gọi là con Thượng đế.
Phúc cho người bị bắt bớ khi làm điều công chính
vì nước thiên đàng là của họ.”
Mình không còn sợ khi nhìn được vấn đề bằng tư duy của chính mình, phải không em?
Chị H
Số lượt thíchSố lượt thích
Hay quá cảm ơn Hương, chúng ta đã và đang học được bao nhiêu yêu thương và hòa bình từ những thứ “kinh dị” này nhỉ ^^
Số lượt thíchSố lượt thích
Cám ơn Thu Hương đã chia sẻ rất vui!
Số lượt thíchSố lượt thích