cả các lĩnh vực, nhiều khi hỗn loạn không rõ ràng,
không được kiểm chứng và không rõ nguồn gốc,
làm thế nào để trong thời gian ngắn mà chúng em
có thể nắm được thông tin đúng và chính xác?
Đào Thu Hằng, NCS Tiến sĩ, Portugal
Đánh giá sự đáng tin của thông tin như thế nào?
Nguyễn Minh Quan Huấn, Nhà XB TGM, Tp Hồ Chí Minh
Nói đến thông tin quá tải (information overload) là chúng ta nói đến Internet. Internet là một thư viện khổng lồ nằm chung với một đống rác khổng lồ. Và dòng chảy thông tin lớn nhất trên Internet là dòng email cũng thế—thư tốt trôi cùng thư rác trong một dòng, mà thư rác có lẽ là còn nhiều hơn thư tốt. Vậy làm sao chúng ta biết thông tin nào là tốt, thông tin nào là rác? Và làm sao ta ngăn chận thông tin rác?
1. Hàng rào phòng thủ chống thư rác đầu tiên là dùng filter (bộ lọc) của tài khoản email của chính mình để lọc ra tất cả những người chuyển tải thư rác đến bạn.
Có nhiều nguồn thư rác rất dễ nhận ra:
-
• Các nguồn thư rác gửi quảng cáo đến cả nghìn địa chỉ email cùng một lúc. Các công ty email, như gmail, có hệ thống lọc, tự động lọc tất cả các thư rác loại này vào thùng thư rác.
• Những nguồn thư rác mà bạn không biết là ai—thường là các nguồn thư rác chính trị, thỉnh thoảng có nguồn thư rác có mùi tôn giáo rẻ tiền. Những loại thư này thường có thông tin rất sai sự thật. Bạn có thể, cài đặt bộ lọc của bạn để chận các tác giả đó.
• Đôi khi có vài bạn bè của mình là nguồn thư rác lớn, cứ tự nhiên cài tên mình vào một danh sách dài và gửi thư rác đều đều đến mình—cũng thường là tin chính trị sai lạc, tin giật gân đủ loại, tin tiêu cực giật mình, tin y học không kiểm chứng… Bạn có thể email nói người ấy đừng gửi thư rác cho bạn nữa. Nhưng làm thế có thể gây căng thẳng không cần thiết, bạn có thể lọc tên người ấy ra ngoài. Mọi email từ người ấy sẽ bị lọc ra ngoài, kể cả thư tốt. Nhưng có lẽ các nguồn thư rác như vậy rất ít có email tốt đến bạn.
2. Cách có thông tin tốt là tham dự vào các forums (diễn đàn) có uy tín, nhất là các diễn đàn có tính cách học hỏi và nghiên cứu. Các diễn đàn uy tín thường đòi hỏi thông tin có giá trị cao, cho nên thông tin thường rất tốt.
Các diễn đàn ngày nay thường có cả ở 2 dạng email và web-based (trang web trên mạng). Nhận email thì bạn có thông tin nhanh hơn. Nhận “daily digest” – một tập dày cho cả ngày – thì ít tràn ngập thùng thư của bạn, nhưng đọc rất mệt. Cách khác nữa là lên trang web của diễn đàn để đọc, và thùng thư của bạn không bị đụng đến, nhưng cách này thì có lẽ bạn sẽ rất ít đọc.
3. Nhưng dù bạn đã chận thư rác và dùng thông tin chủ yếu là từ các diễn đàn uy tín, thỉnh thoảng bạn vẫn có thể nhận được một số thông tin thiếu trung thực qua email từ bạn bè, hoặc ngay cả trên các diễn đàn uy tín. Vậy làm sao bạn có thể phân biệt được thông tin trung thực hay thiếu trung thực?
Muốn phân biệt trắng đen, trước hết bạn phải nhạy cảm với thông tin, như sau:
- i. Thông tin dùng các từ to lớn, thường đi kèm theo một cái tên công ty, sản phẩm, hay tên một người… như Đôi giày đẹp nhất thế kỷ, Chiếc áo huyền diệu, Thần dược trị bá bệnh, Chữa ung thư trong 100 ngày, Toàn Trí Đại Sư (dạy yoga), Tối cao Vô thượng sư (giảng Phật pháp)…
Các danh từ to lớn như thế chủ yếu là nhắm vào các thành phần bình dân ít học.
ii. Thông tin giật gân về tận thế (tiên tri Maya, Cơ quan Quản trị Không gian NASA của Mỹ), tiên tri đại chiến… cũng nhắm vào đa số bình dân ít học.
iii. Thông tin mượn tiền gấp do một người bạn của mình gửi đến (rõ ràng là tài khoản email của bạn mình đã bị hacker rớ vào).
iv. Thông tin mua bán kiểu không phải làm gì mà có tiền triệu. Điều gì quá tốt để là sự thật thì quá tốt để là sự thật (What is too good to be true is too good to be true).
v. Thông tin bạn đã trúng số độc đắc, cần bạn gửi một ít tiền lệ phí và cho số tài khoản ngân hàng để “công ty” chuyển tiền vào.
vi. Thông tin từ “ngân hàng của bạn” báo là tài khoản của bạn có sự cố, yêu cầu bạn cho thông tin về tài khoản của bạn để xác minh và chỉnh sửa.
vii. Phật nói… Đa số các thông tin Phật nói trên Internet không phải là Phật nói. Nếu bạn rành tư tưởng Phật giáo bạn sẽ nhận ra ngay. Các thông tin “Chúa nói” thì ít sai, vì người ta có thể kiểm chứng sai đúng ngay trong Thánh Kinh, nhưng Phật nói thì rất khó kiểm chứng, vì sách Phật giáo nhiều như biển.
viii. Và tất cả mọi thông tin gì mà bạn cảm thấy chưa an tâm để mà tạm tin.
Đối với các thông tin này, bạn có vài cách xứ lý:
- a. Ấn nút xóa (delete).
b. Google bằng tiếng Anh. Ví dụ: “NASA said the world ends in 2012. True or hoax?”
Nếu có tên của một người thì Google tên người đó. Ví dụ Đại Minh Vô Thượng Sư
Napa Arana từ Ấn Độ sẽ giảng pháp tại Tp HCM, thì Google “Who is Napa Arana from India?”
Google một câu hỏi về điều ta có nghi vấn, như là “Does lemon cure cancer?”
Google điều ta muốn tìm hiểu: “What is stroke?”
4. Giỏi tìm kiếm trên Internet
Đến đây là ta phải nói đến kỹ năng điều tra và thu lượm kiến thức của bạn từ Internet. Quản lý việc bài trừ thông tin sai như ta nói ở trên chỉ là điều quan trọng hàng số 2. Điều quan trọng số 1 là tìm kiếm và điều tra để có được thông tin đúng. Nếu ta biết một cái đúng thì tự nhiên ta có thể nhận ra nhiều cái sai trong cùng chủ đề.
Và nói đến giỏi tìm kiếm và điều tra thì điều quan trọng nhất là Google, và bạn thường phải Google bằng tiếng Anh thì mới đủ. Dù có vài chủ đề thuần Việt thì ta Google bằng tiếng Việt, nhưng đại đa số các vấn đề ta gặp hàng ngày đều nằm trong thư viện Internet khổng lồ bằng tiếng Anh.
Google thì rất dễ, chỉ cần đặt một câu hỏi về điều bạn muốn biết. Google một lần chưa đủ thông tin thì Google lại với các từ tìm kiếm mới.
Và khi bạn có kết quả tìm kiếm của Google, đọc các bài của các nguồn có vẻ là đứng đắn, thường là của các Đại học, các Viện Nghiên Cứu, các Chuyên gia, các đại công ty và các tổ chức nhà nước… So sánh các nguồn để xem thông tin có khác nhau nhiều không, và nếu khác nhau nhiều thì nguồn nào có vẻ hợp lý và đáng tin hơn, hay là mọi nguồn đều đáng tin, tùy theo góc nhìn mà khác nhau… Đây là phần quan trọng nhất của chọn lựa và định giá thông tin—đọc từ các nguồn khác nhau để thẩm định.
Và đây cũng là kỹ năng quan trọng hàng đầu cho đường sự nghiệp của bạn—tìm kiếm thông tin và thẩm định thông tin chính xác và nhanh chóng. Nếu bạn tìm và định giá thông tin nhanh, con đường sự nghiệp của bạn sẽ tiến nhanh hơn người làm chậm. Trong kỷ nguyên này, kỹ năng tìm kiếm, thẩm định và xử lý thông tin là kỹ năng hàng đầu cho cạnh tranh toàn cầu.
Google bằng tiếng Anh cũng có nghĩa là bạn phải từ từ đọc rành tiếng Anh, cũng là một kỹ năng quan trọng hàng đầu cho đường sự nghiệp của bạn. Thế giới của ta ngày nay phần lớn là thế giới thông tin tiếng Anh.
Chúc các bạn một ngày thẩm định tốt.
Mến,
Hoành
© copyright 2012
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com
Em cảm ơn anh nhiều. Đúng là nhiều lúc em thấy không biết nên tin nguồn thông tin nào nữa ạ. ” Trong kỉ nguyên này, kĩ năng tìm kiếm, thẩm định và xử lý thông tin là kỹ năng hàng đầu cho cạnh tranh toàn cầu” trúng phóc em luôn ạ. Và tiếng Anh luôn luôn quan trọng dù sao cũng vậy anh nhỉ? Chúc anh một ngày an lành,
Em Diệp
ThíchThích
Cám ơn anh Hoành,
Nhiều thứ quan trọng…. nhưng quan trọng nhất là tiếng Anh. Học nào…
ThíchThích
Em cám ơn anh Hoanh nha 🙂
ThíchThích
Chào mọi người,
Em chia sẻ thêm một cách để hạn giảm bớt nhận email quảng cáo.
Đối với email quảng cáo gửi cho nhiều người, thông thường phía cuối mail có link để unsubscribe.
Nếu không muốn nhận nữa, mọi người có thể vô link đó để remove địa chỉ email của mình ra khỏi mailing list đó.
Nam
ThíchThích