Đêm giao lưu cùng nhạc sĩ Y Phôn…

Chào các bạn,

Lâu lắm mình mới xuất hiện trở lại trên “Dotchuoinon”, dù thỉnh thoảng vẫn ghé xem bài.

Có câu chuyện vui muốn kể cùng các bạn. Đêm 19/3/2014 vừa rồi, mình đã kết hợp và tổ chức thành công một đêm giao lưu (nhỏ) với Nhạc sĩ Y Phôn K’Sơr.

Nhạc sĩ Y Phôn sinh năm 1961 tại buôn Sek, Huyện Ea H’leo. Tuổi thơ anh lang thang khắp những buôn làng nghèo khó cùng cha – Y Lap Kpa – một nghệ nhân dân gian, trong tất cả những đêm lễ hội. Đọc tiếp Đêm giao lưu cùng nhạc sĩ Y Phôn…

Vô ngôn

Chào các bạn,

Phật thuyết giảng 49 năm, nhưng trước khi nhập diệt lại nói với Văn Thù: “Suốt bốn mươi chín năm trụ thế ta chưa từng nói một chữ nào.” Vậy là sao?

Trong Kinh Kim Cang, Phật hỏi Tu-bồ-đề: Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai được Vô thượng Vô đẳng Chánh pháp chăng? Như lai có nói pháp chăng? Tu-bồ-đề thưa: Như con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có pháp nhất định tên là Vô thượng Vô đẳng Chánh pháp, cũng không có pháp nhất định Như lai có thể nói. Vì cớ sao? Vì pháp Như lai nói đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp.
Đọc tiếp Vô ngôn

Đời sống ở Buôn Làng

Chào các bạn,

Đời sống ở Buôn Làng mình thấy rất vui. Bà con Buôn Làng sống với nhau thật dễ thương, mọi nhà đối xử với nhau ăm ắp tình làng nghĩa xóm. Một nhà có người đau không có phương tiện đi bệnh viện, những người có xe công nông hoặc xe máy tự động mang đến cho mượn, không đợi người nhà có người bệnh phải ngỏ lời. Nhà không có xe đưa con đến trường học, qua hàng xóm mượn xe, hoặc gởi con đi xe ké một cách mau lẹ dễ dàng. Muốn uống rượu không có tiền mua rượu, nhà hàng xóm đang uống rượu không đợi mời đi ngang qua thấy, có thể vào ngồi nhập hội uống vui vẻ…

Và chiều nay khoảng năm giờ chiều, gần như mọi nhà chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình, ở trong sân nhà nhìn ra thấy mẹ Hre địu trước ngực đứa con nhỏ, đang đi trên con đường dẫn ra quán bà Tiến, và khoảng mười phút sau mẹ Hre quay trở về trên tay cầm một gói giấy nhỏ Đọc tiếp Đời sống ở Buôn Làng

Ai lợi dụng ai?

Chào các bạn,

Hồi mình còn học đại học và khi mới ra trường, thường hay nghe các bạn bè anh chị than thở một nỗi lắng là mới ra trường hay bị các công ty tổ chức lợi dụng sức lao động. Làm việc cật lực mà lương trả thì ít. Thậm chí có những bạn còn than thở về việc các thầy cô bóc lột sức lao động làm việc và nghiên cứu của sinh viên. Và mình đoán có thể cũng có rất nhiều bạn đang ở trong tâm trạng tương tự.

Là mình thì mình tự hỏi bản thân thế này: “Mình đã làm việc đủ nghiêm túc để được người khác bóc lột chưa?” Đọc tiếp Ai lợi dụng ai?

Người phụ nữ Nhật hành động vì môi trường Việt Nam

VnExpress – Từng là Tổng thư ký Hội Hữu nghị Nhật – Việt, sau khi về hưu, bà Usuda ReiKo lặng lẽ đến Việt Nam lập trung tâm cộng đồng vì trẻ nghèo, nguyện làm cầu nối kêu gọi bạn bè quốc tế cùng chung tay bảo vệ môi trường.

26-3-Anh-3-Keu-goi-bao-ve-moi-truong.jpg

Bạn bè quốc tế hội ngộ ở căn nhà “sinh học” của bà Usuda Reiko trao đổi về những vấn đề bảo vệ môi trường ở phố cổ Hội An. Ảnh: Trí Tín.

Bà Reiko còn nhớ như in, năm 1999, lần đầu tiên đến Việt Nam, những bé gái lang thang ăn xin trên đường phố Hà Nội đã gieo vào lòng bà cảm xúc trắc ẩn đặc biệt. “Không hiểu sao, thân phận các bé gái đáng thương ngày ấy đã thôi thúc tôi quay trở lại làm điều gì đó cho đất nước này. Năm 2003, chương trình xe đạp hữu nghị Nhật – Việt dành cho học sinh nghèo đã níu chân tôi gắn chặt với mảnh đất miền Trung gian khó”, bà Reiko kể lại.

Đọc tiếp Người phụ nữ Nhật hành động vì môi trường Việt Nam

Đà Lạt: Buốt lòng rau trồng để… cho bò ăn

(LĐO) CAO SƠN (TỔNG HỢP) – 10:43 AM, 27/03/2014

Nhiều nhà vườn Đà Lạt cho biết, chưa năm nào bắp sú, cải thảo rẻ và khó tiêu thụ như năm nay. Giá giảm từ trước Tết gần một tháng và kéo dài đến nay. Một vườn cải thảo đã quá lứa đến trổ hoa do không tiêu thụ được.  Cải để mặc xơ xác cả vườn trổ hoa hoặc mang về đổ cho bò ăn.


Một vườn cải thảo đã quá lứa đến trổ hoa do không tiêu thụ được. Ảnh: Quốc Dũng. Đọc tiếp Đà Lạt: Buốt lòng rau trồng để… cho bò ăn

Hà Nội: Liều mạng mưu sinh cạnh trạm biến áp

THẢO NGUYÊN – NÔNG HUẾ – HƯƠNG LÊ – 6:43 PM, 27/03/2014

LDBất chấp nguy hiểm “rình rập” tính mạng, nhiều người dân sinh sống trên địa bàn Hà Nội hàng ngày vẫn đang mưu sinh ngay cạnh các trạm biến áp với biển báo “đầu lâu xương chéo”.


Trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội hiện nay, không ít người dân vì mưu sinh đã “liều mạng với tử thần”, lấn chiếm vỉa hè kinh doanh ngay cạnh tủ biến áp của ngành điện lực.


Theo quy định, đối với những trạm biến áp treo, khoảng cách tối thiểu để đảm bảo hành lang an toàn trạm điện là từ 2 – 3m. Thế nhưng, những cửa hàng nhỏ vẫn ngang nhiên bày bán ngay dưới chân các trạm biến áp cao thế.


Quán nằm ngay dưới trạm biến áp cao thế, khách hàng ăn bánh ngay sát cạnh tủ điện.


Trên các trạm biến áp có biển cấm


Dửng dưng trước biển báo nguy hiểm, xung quanh trạm biến áp được người dân biến thành nơi đỗ xe, cắt tóc.


Bên cạnh việc sử dụng diện tích xung quanh trạm biến áp để kinh doanh, nhiều người còn tận dụng dây cáp điện làm nơi phơi quần áo, treo lồng chim…


Trạm biến áp trở thành bến đỗ của cánh xe ôm trong lúc chờ khách.