Lý là một trong những thể loại dân ca có nhiều làn điệu hấp dẫn, cấu trúc ngắn gọn, chặt chẽ. Phần lớn Lý được phổ thơ lục bát hoặc biến thể của lục bát.
Về xuất xứ của các điệu Lý đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau. Có người cho rằng quê hương của Lý là ở Nam bộ, trong đó đại đa số căn cứ vào đặc điểm về phong cách, thể loại và cho rằng Lý được sinh ra từ miền Trung.
Bài diễn văn chiến thắng của Obama có rất nhiều bạn ưa thích. Trong đoạn cuối có câu này “[C]húng ta sống trong quốc gia vĩ đại nhất trên địa cầu.” Và giữa bài cũng có đoạn: “Đất nước này giàu của cải hơn bất kì quốc gia nào… Chúng ta có quân đội hùng hậu nhất trong lịch sử… Đại học của chúng ta, văn hóa của chúng ta là sự ganh tị của thế giới…”
Rất tự tin và hãnh diện về nước Mỹ. Và đúng như vậy, người Mỹ có quyền hãnh diện về nước Mỹ như thế.
Chào các bạn,
Nhà Lưu Trú sắc tộc Buôn Ma Thuột có dàn bếp, tuy nấu củi nhưng rất tiện lợi. Nồi cơm có thể nấu một lần 60 kg mà không sợ sống hoặc khê gì cả. Vậy nên thỉnh thoảng, các đoàn thể sinh hoạt đông người cũng thường đến xin được nấu nhờ.
Mình nhớ có một lần, các mẹ đến mượn bếp để nấu 120 kg gạo và xào 150 kg măng tươi cho ngày sinh hoạt các gia trưởng gần 4.000 người ăn. Tuy họ chỉ nhờ bếp nhưng mình cũng không thể đứng nhìn khi mọi người quá tất bật vất vả vì lo cho số lượng người ăn đông như vậy, nên mình kêu gọi các em cấp III trong nhà Lưu Trú hy sinh giúp cho các mẹ một ngày. Các em học buổi sáng thì giúp buổi chiều và ngược lại. Đọc tiếp Nhận con nuôi→
NDTV: Ngài sử dụng từ “thực tế” này khi nói về tính khoa học, cụm từ này nói về cách tiếp cận thực tế đã định nghĩa quan điểm chính trị của ngài, ngài có 2 sự hóa thân (avatar) [1], ngài là lãnh đạo tinh thần và cũng là nhà lãnh đạo chính trị của Tây Tạng, cách tiếp cận thực tế của ngài – ngài nói về quyền tự trị cho Tây Tạng hơn [là nói về] độc lập là con đường giữa, là cách tiếp cận ôn hòa, nhưng điều này có vẻ như không làm mủi lòng Bắc Kinh, không làm mủi lòng Trung Quốc, ngài có hối tiếc ở tuổi 75 về cách tiếp cận chính trị ôn hòa của ngài không?
Buôn Đôn, BMT, 8/11/2012 Sau 74 năm kể từ khi Khun Ju Nốp (Vua săn voi) Y Thu Knul qua đời, xứ voi Buôn Đôn lại đưa Ama Kông- cháu gọi Y Thu là bác ruột đồng thời là con rể 2 lần của ông, người duy nhất thừa kế danh hiệu Vua Voi về cõi vĩnh hằng.
Chuẩn bị đặt thi hài Vua Voi vào lòng đất
Chuyện trên nhà sàn cổ
Tuổi già sức yếu, Ama Kông trút hơi thở cuối cùng lúc 2 giờ 3 phút sáng ngày 3-11-2012 trên căn nhà sàn cổ được Vua Voi Y Thu khởi công xây dựng từ 129 năm trước, dù đã được điều trị tích cực sự cố thủng dạ dày suốt một tuần tại bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Tập quán của đồng bào M’Nông, thông thường thi hài người chết được quàn 3 ngày 3 đêm tại nhà trước lúc đi chôn. Riêng với bậc đại trưởng lão có công lớn với dòng họ, buôn làng như Ama Kông, thời gian giành cho các nghi thức tang lễ kéo dài gấp đôi ! Trong chiếc quan tài dài nặng, thi thể Vua Voi đã được tẩm liệm bằng các loại lá thuốc đặc biệt để cho xác lâu phân hủy.
(Dân trí) – Mới đây, một tiểu thương ở TP Long Xuyên (An Giang) cùng với người thân đã thả gần 2 tấn cá nước ngọt về môi trường tự nhiên.
Tiểu thương “mạnh tay” phóng sinh này là bà La Thị Thu Ba, chủ vựa cá Năm Nhe, ngụ phường Mỹ Bình (TP Long Xuyên).
Nguồn lợi thủy sản cạn kiệt khi bị con người khai thác quá mức mà không tái tạo
Bà Ba vừa thả hơn 300kg cá chép, 150kg cá lóc ra sông Hậu. Ngoài ra, cách đây không lâu bà cùng người thân cũng tổ chức thả hơn 1,5 tấn cá chép, cá rô phi, cá lóc, cá hường,… ra sông.
Bà Thu Ba chia sẻ: “Mấy năm gần đây nhận thấy nguồn cá thiên nhiên bị cạn kiệt nên tôi vận động mọi người hùn tiền mua cá thả về sông nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản”.
Thanh Niên – Thay vì tiếp tục làm những công việc chỉ để sinh tồn và điều kiện làm việc nghèo nàn, hoặc phải đến thành phố lớn để tìm việc, lao động trẻ nên suy nghĩ tới việc tự mở một doanh nghiệp siêu nhỏ và sử dụng các kỹ năng truyền thống của gia đình mình.
Nhiều thanh niên tìm việc tại các ngày hội việc làm ở TP.HCM – Ảnh: Đ.N.T
Tuổi trẻ – Thầy trò một trường làng ở Sóc Trăng đang thực hiện dự án làm sạch môi trường, biến rác thải hữu cơ thành phân bón, khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường của người dân nông thôn.
Học sinh Trường THPT An Lạc Thôn thu gom rác chợ về làm phân bón – Ảnh: T.Xuân
Họ là những thầy trò đầy tâm huyết với môi trường, đang sinh hoạt tại CLB “Em yêu môi trường” ở Trường THPT An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đọc tiếp “Thầy trò & làng không rác”→
Tuổi trẻ – Nhiều khả năng VN xuất khẩu được 7,7 triệu tấn gạo trong năm 2012 và lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Thế nhưng, người trồng lúa đón nhận thông tin này với tâm trạng kém hồ hởi.