
Nói đến cải lương là chúng ta nói đến nhạc vọng cổ là chính, cùng với các điệu nhạc khác như: Tam nam: Nam xuân, Nam ai, Nam đảo (đảo ngũ cung) – Khốc hoàng thiên – Phụng hoàng – Nặng tình xưa – Ngũ điểm – Bài tạ – Sương chiều – Tú Anh – Xang xừ líu – Văn thiên tường – Ngựa ô bắc – Ngựa ô nam – Đoản khúc Lam giang – Phi vân điệp khúc – Vọng kim lang – Kim tiền bản – Duyên kỳ ngộ – U líu u xáng – Trăng thu dạ khúc – Xàng xê v.v… – Và các điệu lý, như: giao duyên, lý con sáo, lý tòng quân, lý cái mơn v.v…
Nhạc vọng cổ thì bắt đầu từ bản “Dạ Cổ Hoài Lang” của ông Sáu Lầu, tức nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 – 1976). “Dạ Cổ Hoài Lang” ban đầu có tên “Hoài Lang” rồi thành “Dạ Cổ Hoài Lang”. Ra mắt khán giả và nhập vào sân khấu cải lương khoảng năm 1919. Đây là bản nhạc nhịp 2.