Mặt trời trong hoa tuyết
Lấp lánh giữa thinh không
Gió đồng thổi lạnh đồi thông
Giữa mênh mông lặng nắng trong lạ thường
TĐH
10:45 am, Lake of the Woods,
Mồng 4 Tết Canh Dần, Wed., Feb. 17, 2010
Mặt trời trong hoa tuyết
Lấp lánh giữa thinh không
Gió đồng thổi lạnh đồi thông
Giữa mênh mông lặng nắng trong lạ thường
TĐH
10:45 am, Lake of the Woods,
Mồng 4 Tết Canh Dần, Wed., Feb. 17, 2010
Em vẫn thường nghe “lặng gió”, hôm nay lại được nghe “lặng nắng”. Một hình ảnh thật mới và thật … quen!
ThíchThích
Chào anh Hoành .
“Tuyết trắng ” Bài thơ rất hình tượng và mang tính phản chiếu giữa hai mặt âm dương ,giữa cái ấm và băng giá .Chính trong sự lặng lẽ đó ánh nắng trong hơn bất kỳ lúc nào .Liên tưởng đến con người khi tấm lòng đang giá băng mà gặp được ánh mặt trời xua tan băng giá thật tuyệt phải không anh .Em xin họa mấy vần .
Anh là ánh nắng ban mai
Xua tan băng giá đêm dài lặng câm.
Anh là ngọn đuốc tinh thần
Cháy trong đêm vắng ,ánh vầng thái dương .
HP
ThíchThích
Cám ơn Hồng Phúc.
Mỗi người phải tự là đuốc của mình chứ ai làm đuốc cho ai được?
Trong hoa tuyết có mặt trời, trong hạt bụi có vô lượng thế giới. Và tất cả đều trong Không.
Trong tĩnh lặng thì nắng sẽ trong, sẽ có sự sáng.
Hồng Phúc khỏe nha 🙂
ThíchThích
Công phu “Thiền định” của chú Hoành cũng cao nhỉ! Viết nhiều bài mang hơi hướng Thiền và Tâm Linh ghê. Ko biết sự tu học của anh trước giờ diễn ra như thế nào? ^!^
Smile4U!
Q.D
ThíchThích
Hi Quang Dung,
Tu học thì tu phải nhiều hơn học. Về các vấn đề sâu thẳm của con tim, nếu tu mà không học, thì vẫn đạt được. Nhưng nếu học mà không tu, thì có đọc cho nhiều, lý luận nghe qua rất hay, nhưng sẽ đều trật đường rầy hết.
Mà tu thì giản dị lắm: (1) Làm điều thiện, (2) tránh điều ác, (3) giữ tâm thanh tịnh. (Đây là Kinh Pháp Cú. Nhưng cả Kinh Thánh hay Kinh Koran hay Kinh Talmud v.v… chung qui cũng chỉ có vậy).
Tâm thanh tịnh là tâm không vướng mắc. Điều này thì khó hơn cả hai điều trước nhiều (và thực sự là bao gồm cả hai điều trước). Nhưng nếu “cái tôi” mình càng mất thì tâm mình càng không vướng mắc. Đây là nguyên lý thực hành.
Cái tôi càng còn nhiều ta càng yếu về trí tuệ, dù có đọc và suy nghĩ lý luận cách mấy cũng vậy. Lục tổ Huệ Năng không biết đọc không biết viết, chẳng biết kinh kệ là gì, nhưng nghe Kinh Kim Cang (là kinh cực kỳ cao siêu về lý luận) đến câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” liền giác ngộ, nhờ tổ đã có tâm thanh tịnh. ( “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” tạm giải thích là: đừng “trụ” vào đâu cả, sẽ sinh tâm thanh tịnh).
Kinh Phật thì có nhiều, nhưng chân lý chỉ có một: Tâm không vướng mắc là Phật.
Kinh Kim Cang: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.” Nếu còn thấy “tướng” là còn thấy sai. Nếu thấy mọi tướng đều không là tướng, thì thấy Phật (trong chính mình).
Điều này về lý luận hơi khó hiểu cho vài người, nhưng vẫn là chuyện dễ, vì nói thì ai nói lại không được. Phải sống nó mới là vấn đề. Đó lại là tu tâm.
Ví dụ: Thấy một cậu nhỏ chuyên ăn trộm, mình phải quản lý, giảng dạy, la mắng và đôi khi còn phạt đòn cậu ta dữ dội. Đó là thấy “tướng.” Nếu trong khi đánh đòn cậu bé, ta lại thấy “tướng” đó của cậu bé cũng là Phật đang thành như ta, và có thể thành Phật trước cả ta, và lòng ta tin thật như vậy, thì đó rất gần với “thấy tướng không là tướng.” (Kiến chư tướng phi tướng, trên phương diện lý luân, sâu hơn ví du này vài tầng nữa, nhưng tựu trung là khi nói đến “sống” ở đời, thì thái độ của ta phải không vướng mắc như vậy).
(Nhắn nhủ: Bạn dùng “Kiến chư tướng phi tướng” được với những người bạn cho là tồi tệ, cướp bóc, xấu xa, thù nghịch, chống Chúa rủa Phật, Chúa Quỷ tái sinh… hay không?)
Tóm lại, tu học, thì tu là chính. Tu là sống ở đời 24 giờ một ngày, không phải chỉ là giờ ngồi thiền hay tụng kinh.
Học là phụ, học sẽ đến tự nhiên nhờ tu.
Còn sách vở kinh kệ thi ngày nay thiếu gì. Trên Internet tha hồ đọc. Và các đĩa CD nằm nghe.
Nhưng sự thật là nếu tâm ta còn vướng mắc nhiều quá, ta có nghe cũng không nắm hết, và cũng không biết người giảng nói sai chỗ nào, đúng chỗ nào, chỗ nào sâu, chỗ nào cạn.
Trong hai chữ “tu học” thì chữ “tu” đi trước, chữ “học” theo sau.
Em khoẻ nha. 🙂
ThíchThích
Hi anh Hoành,
Cám ơn bài viết chia sẽ dài của anh! Những điều anh nói về “Tu” và “Học” rất đúng. Bản thân em đã từng nghiên cứu, đọc nhiều sách từ Đời qua Đạo, nào là Kinh tế, Tâm lý,…, Dưỡng Sinh, Khí Công, Kinh Dịch, bói tóan, Huyền Bí và các sách Đạo pháp của các Tôn Giáo. Cũng có tập qua một cách gián đoạn vài bài Dưỡng Sinh, Khí Công và Thiền Vô Vi, Nhưng Tâm em còn thiếu Kiên trì. Và em nhận thấy rằng khi học mà ko Tu thì cái Tâm ko theo kịp cái Trí. Và nhiều khi vì cái Trí hiểu biết nhiều quá (toàn qua sách vở) mà lại khiến cái Tôi càng tăng thêm phần Ngã mạn. Trong khi cái Tâm chẳng tiến xa hơn được bao nhiêu, nhìều khi tiến 1 lùi 3, cứ mò lên rồi lại bị rớt xuống. Tâm Đạo chưa vững mạnh, vẫn còn hay bị dao động theo dòng xoáy cuộc đời với suy nghĩ miên man bất tận của 1 người bình thường.
Đối với em, không chỉ có Tu Học mà còn là Tu Luyện và Tu Học. Tu là tu chính cái Tâm này, Luyện là luyện cho cơ thể này (có thể hiểu theo Khí Công) và học là học Pháp để giúp cho việc Tu được tốt hơn.
Em rất thích câu tóm tắt về Tu của anh, “Mà tu thì giản dị lắm: (1) Làm điều thiện, (2) tránh điều ác, (3) giữ tâm thanh tịnh”. Chỉ cần nhớ, hiểu được 3 điều này là đã có thể Tu được rồi. Thật là đơn giản nhưng cũng thật là hàm súc! ^!^
Kinh Phật nhiều, nhưng rốt cuộc cũng là để hướng dẫn tu Tâm và Trí để thấy Tánh. Bậc Đại căn, Tâm đã sẵn sàng, 1 câu hợp khế liền chợt Ngộ. Thời nay ko còn như xưa. Đại căn ko nhiều. Nhưng có căn tu thì vẫn còn quí hóa lắm!
Vài dòng chia sẻ!
Q.Dung
ThíchThích