Tiếng chuông Đức Bà

Chào các bạn,

I love this song. Đây là bài hát trong phim Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà – The Hunchback of Notre Dame. Notre Dame, tiếng Pháp, nghĩa là “Đức Bà”.

Đây là phim hoạt hình năm 1996 của Disney, dựa từ tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris (xuất bản năm 1828) của nhà văn Pháp Victor Hugo. Đây là nhà thờ mà mới đây, ngày 15-4-2019, một ngọn lửa khổng lồ đã nhấn chìm nhà thờ, phá hủy hầu hết cấu trúc gỗ khoảng 856 năm tuổi, tháp nhọn và một phần mái vòm đổ sập xuống. Đọc tiếp Tiếng chuông Đức Bà

Yêu Trời

Chào các bạn,

Các tôn giáo dòng Thiên Chúa giáo (Do thái giáo; Kitô giáo gồm Công giáo, Chính thống giáo, và Tin Lành; Hồi giáo) đều nhấn mạnh đến Yêu Thượng đế, Yêu Trời. Nhưng bạn chẳng bao giờ thấy Thượng đế. Thượng đế/God/Thiên Chúa/Chúa Trời/Ông Trời là một khái niệm trừu tượng, làm sao mà yêu Trời được?

Thương đế, Ông Trời, cũng rất quen thuộc với người Việt: Đọc tiếp Yêu Trời

Giải hòa với anh chị em

Chào các bạn,

Có một câu Jesus nói đã giúp mình rất nhiều trong khi thực hành theo lời dạy yêu người, đó là câu Matthew 5:23 “Therefore, if you are offering your gift at the altar and there remember that your brother or sister has something against you, 24 leave your gift there in front of the altar. First go and be reconciled to them; then come and offer your gift.” (Bởi vậy, khi con đem của lễ đến dâng nơi bàn thờ mà chợt nhớ có điều gì bất hòa giữa anh chị em con với con, hãy để của lễ đó trước bàn thờ. Trước tiên con hãy đi và giải hòa với người anh em của con; rồi hãy quay về dâng lễ.) Đọc tiếp Giải hòa với anh chị em

Chúa còn thương mình nhiều

Chào các bạn,

Mình được các yăh ở Buôn Hằng cho biết con bò cái mình mua cho gia đình bố mẹ E để giúp em Thoan gây vốn làm ăn mới chết. Con bò mẹ chết để lại con bê bảy tháng tuổi, cũng may con bê cũng đã biết ăn, nếu con bê chưa biết ăn thì không biết phải tính sao!

Biết con bò mẹ mình cho em Thoan con gái của bố mẹ E chết mình rất tiếc, bởi nó là con bò mẹ cuối cùng còn lại trong số năm con bò cái mình mua cho năm gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong thôn Năm.

Khi chưa về ở buôn làng mình nghĩ chăn nuôi trâu bò là dễ nhất, Đọc tiếp Chúa còn thương mình nhiều

Mô hình tê giác bị cưa sừng quỳ trước tượng Phật ở chùa Vĩnh Nghiêm

news.zing.vn

Tượng tê giác bị cắt sừng, tê tê bị lột vảy, voi bị cưa ngà và chảy máu quỳ gối trước tượng Phật với lời kêu gọi “không tạo thống khổ, ấy là cứu độ”.

Mo hinh te giac bi cua sung quy truoc tuong Phat o chua Vinh Nghiem hinh anh 1
Chiến dịch truyền thông sáng tạo kêu gọi bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp bao gồm tê giác, tê tê và voi do Change và WildAid phối hợp thực hiện mang tên “Không tạo thống khổ, ấy là cứu độ” được phát động tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM).

Đọc tiếp trên CVD >>

Làm nông nghiệp hữu cơ: Câu chuyện từ nhận thức đến thực tiễn – 5 bài

TheLEADER Giấc mơ “hữu cơ” nào cũng đáng quý, mặc dù không có giấc mơ nào giống nhau, chỉ có điều chúng ta phải trung thực với những gì có thể làm hay nói cách khác là minh bạch thông tin vườn trồng cũng như sản phẩm để cộng đồng lựa chọn.

Đừng kinh doanh "hữu cơ" trong bóng tối
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vẫn còn là giấc mơ của nhiều người.

Phong trào làm “hữu cơ” đang bùng nổ ở Việt Nam vài năm trở lại đây, đi đâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những cửa hàng thực phẩm “hữu cơ”, những thương hiệu “hữu cơ” xuất hiện như nấm mọc sau mưa (dù là tự phong hay được chứng nhận).

Nhưng thực chất “hữu cơ” là gì và như thế nào? Loạt bài viết với chủ đề “Làm nông nghiệp hữu cơ: Câu chuyện từ nhận thức đến thực tiễn” do TheLEADER thực hiện sẽ góp phần làm sáng tỏ.

Đọc tiếp trên CVD >>

Nhật Bản: Văn hóa “nhậu” bị phản kháng

Chánh TàiThứ Tư,  1/5/2019, 21:17 

(TBKTSG Online) – Các công ty Nhật Bản từ lâu khuyến khích các cuộc nhậu sau giờ làm việc để xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa sếp và nhân viên nhưng giờ đây, văn hóa “nhậu” đang đối mặt với sự phản kháng ngày càng gia tăng khi nhiều ý kiến cho rằng nó không thực sự giúp tăng hiệu quả công việc, đặc biệt, nó dẫn đến sự phân biệt giới tính và rào cản đối với những phụ nữ đi làm.

Văn hóa “ăn nhậu” sau khi tan ca làm việc ở các công ty Nhật Bản đang bị phản kháng. Ảnh: TenguLife

Văn hóa “ăn nhậu” sau khi tan ca làm việc đã trở thành một nề nếp gần như bắt buộc ở các công ty Nhật Bản. Văn hóa này đã ăn sâu vào lề lối làm việc ở các công sở Nhật Bản đến nỗi có một danh từ riêng để gọi tên là “nominication”, một từ ghép giữa động từ nomu (uống) trong tiếng Nhật và danh từ communication (giao tiếp) trong tiếng Anh.

Đọc tiếp trên CVD >>