Có lẽ mọi chúng ta đã quen nói: Chúng nó rất là… Điền vào chỗ trống: gian dối, vô trách nhiệm, nhũng lạm, côn đồ… Và có lẽ là chẳng có vấn đề gì khi ta nói thế, thiên hạ nói thế khắp đường phố, khắp TV, báo chí… có gì là lạ?
Nhưng với hành giả tư duy tích cực, đó là 3 điều lạ.
1. Điều lạ đầu tiên là mọi người phàn nàn mắng mỏ y như họ chẳng phải là một phần của vấn đề. Đọc tiếp Bạn là cột trụ→
Thiền sư Ikkyu chia sẻ: “Tôi đã gạt qua một bên 80 ngàn quyển kinh và gởi đến các bạn tinh túy trong quyển ngắn này (thiền thi Các bộ xương). Nó sẽ mang an lạc đến với các bạn.”
Rồi ngay sau đó thiền sư nói tiếp:
“Viết điều gì Để lại Cũng lại là một loại mơ nữa Khi tôi tỉnh thức tôi biết rằng Sẽ chẳng có ai đọc nó.”
Sáng thứ Hai mẹ Hreng gọi điện nhờ mình khuyên em Hreng giúp, vì mấy tháng gần đây mẹ Hreng nói em Hreng không muốn nghe. Mình hẹn Chúa nhật sẽ vào Buôn Hằng gặp chứ giờ nói qua điện thoại không tiện, mà cũng không chắc em Hreng có nắm được hiểu được điều mình muốn nói đến hay không, bởi em Hreng bị bệnh nặng tai phải nói to lắm em Hreng mới nghe được.
Mẹ Hreng năm nay khoảng gần năm mươi tuổi, gia đình chỉ có hai người con do bố Hreng mắc bệnh đau dạ dày và đã đi với ông bà khi người con trai thứ hai là em Kim Cương lúc đó mới được ba tuổi, và mẹ Hreng ở vậy nuôi các con. Hiện tại em Hreng hai mươi mốt tuổi và em Kim Cương mười sáu tuổi. Em Hreng học hết lớp Hai và nghỉ học, còn em Kim Cương năm nay học lớp Chín. Đọc tiếp Chị em lo cho nhau→
Một số quan điểm cho rằng chính sách quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông và các vùng biển lân cận khác là do chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chủ nghĩa dân tộc chỉ là một công cụ Trung Quốc sử dụng để thị uy sức mạnh, qua đó gây sức ép lên các bên yêu sách khác và các cường quốc bên ngoài. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mối tương quan và tác động qua lại giữa chủ nghĩa dân tộc và chính sách đối ngoại Trung Quốc, đặc biệt là với các khu vực lãnh thổ được coi là tranh chấp là vô cùng cần thiết.
Summary:With data and modelling from almost 8,000 coal power plants, researchers present the most comprehensive global picture to date of climate and human health impacts from coal power generation.
Coal-fired power plants produce more than just the carbon dioxide that contributes to global warming. When burning coal, they also release particulate matter, sulphur dioxide, nitrogen oxide and mercury — thus damaging the health of many people around the world in various ways. To estimate where action is most urgently required, the research group led by Stefanie Hellweg from ETH Zurich’s Institute of Environmental Engineering modelled and calculated the undesired side effects of coal power for each of the 7,861 power plant units in the world.
TTCT – Không rõ có là thậm xưng hay không khi cảm nhận rằng chưa bao giờ cúng kiếng, lễ bái, lễ hội… lại phát triển như ở cuối thập niên thứ nhì thế kỷ 21 này.
Đêm 18 rạng sáng 19-2 (rằm tháng giêng), hàng nghìn người chen chúc kín sân đền Thiên Trường, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và nhà giải vũ đền Cố Trạch, thuộc Khu di tích đền Trần (Nam Định) để chờ nhận lộc ấn. Ảnh: Nam Trần
Có phải do “phú quý sinh… lễ nghĩa” để nay “người dân có nhiều điều kiện hơn để thực hành niềm tin tín ngưỡng”, để “hồi sinh nhiều nét văn hóa, lễ hội truyền thống từng bị bỏ rơi, thậm chí bị tàn phá một thời gian dài trong thời kỳ bao cấp” như có người nhận xét? Hay đấy cũng chính là báo động về sự “trục lợi tâm linh”, và là những chỉ dấu cho những vấn đề còn nghiêm trọng hơn có thể phát tác trên bình diện xã hội?