Concerto tình yêu – A lover’s Concerto

Chào các bạn,

Concerto tình yêu (concerto là một thể loại âm nhạc) được hai nhạc sĩ người Mỹ là Sandy Linzer và Denny Randell sáng tác. Giai điệu bài này dựa theo bản Minuet in G major của J.C. Bach.

Bài hát được ban nhạc The Toys thu âm đầu tiên vào năm 1965. Ở VN, có lẽ phiên bản được nhiều bạn 8x biết hơn cả là phiên bản của Kelly Chen.

Mời các bạn cùng nghe nhé.

Chúc các bạn một ngày dễ thương. Đọc tiếp Concerto tình yêu – A lover’s Concerto

Suy nghĩ cụ thể

Chào các bạn,

Có một vấn đề mà hồi học đại học mình thắc mắc cho đến khi ra đời làm việc một thời gian khá dài mình mới bắt đầu có câu trả lời. Vấn đề là, hồi đại học (và cho đến bây giờ cũng vậy) mình luôn có những người bạn nói chuyện cực kỳ lưu loát về một số vấn đề nào đó, như là Phật học, triết Tây, xã hội học, hoặc chính trị học… Đương nhiên là mình vừa nghe vừa phục vừa sợ các cậu. Nhưng có một điều gì đó không rõ ràng trong cách nói của các cậu, và mình hỏi thêm, vì mình từ nhỏ xíu đến bây giờ không hiểu thì phải hỏi cho hiểu. Đọc tiếp Suy nghĩ cụ thể

Sống thật nói thật

Chào các bạn,

Tình cờ trên chuyến xe bus từ Tp. Buôn Ma Thuột đến buôn Kroa A mình gặp bố Khel. Qua hỏi chuyện mình biết bố Khel đi thăm bố Loen tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăklăk.

Sở dĩ mình biết bố Khel và bố Loen do trước đây đã có hai năm mình sống ở giáo xứ Nam Thiên gần buôn Kroa A. Vì là buôn làng gần giáo xứ nơi mình ở nên mình thường vào buôn thăm những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cũng như những gia đình có người già neo đơn yếu đau. Và gia đình bố mẹ Loen có người mẹ già trên tám mươi tuổi bị mù, mình thường lui tới bởi đó mình rất quen với gia đình bố mẹ Loen. Đọc tiếp Sống thật nói thật

Lời cầu nguyện 426

>> The prayer series
>> Bài gốc: Prayer 426

Giêsu ơi,

Trước khi biết Giêsu,
khi nỗi buồn đến,
em đi theo cảm xúc ấy,
em buồn
và không hiểu vì sao em không vui.

Sau khi biết Giêsu,
khi nỗi buồn đến,
em thấy cảm xúc ấy,
em nói chuyện với Giêsu về mọi điều liên quan
và cùng nhau mình nhìn cảm xúc đi.

Tự do.

Amen.

PTH

Phong kiều Dạ Bạc – Trương Kế

Chùa cổ Hàn San ngày nay ở Tô Châu

Trong bối cảnh thành Trường An chìm trong cơn tao loạn thì nhà thơ Trương Kế, một đại quan tiến sĩ Ngự Sử đài, chẳng kịp theo đoàn hộ giá vương tôn lánh nạn mà đành lưu lạc xuống tận miền Giang Nam trên chiếc thuyền phiêu bạt. Một đêm ghé bến Phong Kiều, động mối u hoài chất chứa, gợi cảm cùng ngoại cảnh thê lương, bức xúc viết nên bài thơ tuyệt diệu, vượt qua cả không gian và thời gian, lưu truyền hậu thế (theo thi viện)

Phong Kiều dạ bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế, năm 756

Cây phong (mùa thu lá đỏ)

 
Đậu đêm bến Phong Kiều *

Trăng lặn quạ kêu trời đầy sương
Phong sông lửa chài giấc sầu thương
Cô Tô thành, Hàn San chùa cổ **
Đêm chuông vọng thuyền khách tha hương

TĐH dịch
Feb. 7, 2019 (mồng ba tết Kỷ Hợi)
Stafford, VA, USA

 

Chú thích:

(*) Phong Kiều là Cầu Phong. Phong (maple) thường mọc thành rừng hay cụm, vì hạt rơi xuống mọc cây con rất dễ. Lá cây phong đổi từ màu xanh sang màu đỏ thẫm, rất đẹp trong mùa thu, trước khi rụng. Cầu Phong có lẽ ở bên rừng phong hay bãi phong.

(**) Cô Tô là tên cũ của thành phố Tô Châu, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung quốc. Ngày nay Cô Tô là một khu thị tứ của thành phố Tô Châu.

Hàn San Tự (Chùa Hàn San) là tên một ngôi chùa cổ nằm ở phía tây Tô Châu, được xây vào năm Thiên Giám (502-519) đời Lương Vũ Đế, đến năm Trinh Quán (627-649) đời Đường Thái Tông được gọi là Hàn San Tự để tưởng nhớ nhà sư Hàn San cuồng sĩ đã tu ở đây. Trong chùa có tranh tượng hai nhà sư nổi tiếng Hàn San, Thập Đắc.

 

Bài tập viết luận: Sinh viên góp ý cho giảng viên cách cải thiện giáo dục

Kết quả hình ảnh cho Writing Assignment, Students Tell Their Professor How to Improve Their Education

English: Writing Assignment, Students Tell Their Professor How to Improve Their Education

Bài viết mô tả bài tập viết luận của một giáo sư, trong đó ông  yêu cầu sinh viên của mình giúp thầy cải thiện lớp học.

Sinh viên đảm nhiệm

Chuck Tryon không phải người duy nhất cảm thấy khoảng vực rộng đôi khi chia cách giảng viên với sinh viên của mình. Nhiều sinh viên trường Đại học công lập Fayetteville, trường có lịch sử là trường đại học cho người da đen, là thế hệ đầu tiên học đại học trong gia đình, là binh lính cũ hay người đang đi làm. Và tất cả những điều đó không phải trải nghiệm của Chuck Tryon khi còn đại học. Ông nói ở trường đại học thường không chuẩn bị các chỉ dẫn trước khi dạy ở các lớp học đa dạng về chủng tộc.

Đọc tiếp trên CVD >>

Woman killed by fire in menstruation hut, as Nepal fights a tradition

nytimes

A chhaupadi hut in the village of Pali, western Nepal. Women who observe the taboo are banished to mud or stone huts, some of them no bigger than closets.CreditCreditTara Todras-Whitehill for The New York Times

By Bhadra Sharma and Kai Schultz

KATHMANDU, Nepal — Parbati Bogati knew what to do when her period came.

Ms. Bogati, 21, sequestered herself in an abandoned house, in keeping with a centuries-old taboo that declares menstruating women impure, officials from her area in rural western Nepal said.

As the temperature dropped below freezing on Wednesday evening, she tried to keep warm, apparently burning wood and clothing.

By the next morning, her legs were charred and she was dead.

Continue reading on CVD >>