LỤC BÁT
kể từ
tương ngộ Tháp Chàm
lòng ta đôi lúc
thoáng
bàng hoàng đau
ngẫm buồn
ơi
cuộc bể dâu
phong rêu
lấp phủ
kín
màu phù sinh…
mai về
hát
với bóng mình
chùm hoa trắng
khóc
giữa
thinh không buồn…
ĐI VỀ PHÍA GIẤC MƠ
Đi về phía những giấc mơ tan vỡ
đi về phía nỗi buồn
đi về miền đất linh thánh cũ
nghe ra không thấy bến bờ
*****
đi về những ngọn đồi xa khuất
thành quách xưa chìm trong mơ
những tháp đền mọc hoang cổ tích
trăm năm ngàn năm chơ vơ
*****
đi về phía những câu thơ lưu lạc
nghe như sương khói giăng mờ
bỗng dưng gặp lại hồn năm cũ
chợt ta ngồi khóc bao giờ…
Trần Can
Hai bài thơ nhức nhối sao đâu! Cám ơn Can nhiều nha.
Cả nhà, Trần Can là nhiếp ảnh gia ở Balme, người đã comment trong các thử nghiệm Haiku của mình và nói về thơ anh Nguyễn Tôn Nhan, với “bút danh” Trung 🙂
ThíchThích
Chào Trần Can !
Bài thơ ” Vọng Chăm ” của anh viết biết bao điều nuối tiếc một thời Vương quốc CHĂM PA .Nhưng bạn ạ đó là những gì quá khứ lịch sữ của cha ông .Giờ đây dân tộc Chăm là một Dân tộc trong cộng đồng các Dân tộc Việt Nam .Chúng ta hãy kết đoàn trong tình yêu thương bạn ạ .
HP
ThíchThích
Hi Hồng Phúc,
Dĩ nhiên là chúng ta không có cách nào khác hơn là “kết đoàn trong tinh yêu thương.”
Nhưng HOW?
– Chúng ta có can đảm xin lỗi cho tiền nhân của chúng ta, như Canada, Úc và 1/2 Mỹ đang làm? Nếu một câu xin lỗi mà không làm được, thì e rằng ta không thể làm cái việc khó hơn là “Yêu thương và kết đoàn.”
– Và chính sách của chúng ta có thực sự nâng đở các dân tộc thiểu số, để BÙ LẠI các lỗi lầm của các thế hệ trước hay không?
– Và chúng ta có dạy con em chúng ta là “Quốc gia này sẽ không bao giờ lập lại bài học áp bức của ông cha” hay không?
Đây là những câu hỏi mà mỗi người chúng ta phải tự hỏi lòng mình, cũng như dân tộc Kinh phải tự hỏi mình như là một dân tộc.
Chúng ta là một dân tộc bị áp bức hàng ngàn năm. Ta phải hiểu được nỗi đau của một dân tộc bị áp bức. Nếu không hiểu nhau được như vậy thì rất khó cho anh em thực sự yêu nhau.
ThíchThích
Rất cảm động trước nhận định của anh Hoành. Theo Trung, đa số người Kinh vẫn còn suy nghĩ kiểu cũ, do ảnh hưởng thực dân phong kiến, xem những dân tộc thiểu số là thấp kém, thiếu văn minh.
Đó là một sai lầm tai hại, mỗi xã hội và mỗi nền văn hoá đều có những đặc thù riêng, nếu chúng ta hiểu biết về nền văn hoá ấy, ta sẽ thấy gần gũi, thông cảm và quý trọng.
Sở dĩ chúng ta ít biết về văn hoá Chăm do trước đây, đề tài này luôn bị xem là ” nhạy cảm ”
Và, nếu chúng ta đến với nhau trong tinh thần của anh Hoành : ” Hiểu và yêu “, có lẽ, mọi điều sẽ tốt đẹp & ý nghĩa hơn nhiều…
ThíchThích
Chào Anh Hoành ! Vấn đề anh đặc ra em vẫn đồng căm với anh .Nhưng đây là vấn đề tế nhị anh ạ .Riêng bản thân em sống theo tinh thần người CATHOLIC luôn yêu thương mọi người .Trong Bệnh viên mình rất quan tâm giúp đở họ một cách đặc biệt anh ạ .Phải nói các nước họ rất can đảm nhìn thẳng vào sự thực và sữa sai lầm của mình một cách tích cực .Giống như Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ nhị Ngài rất anh dũng là người đứng đầu Giáo hội Công giáo xin lổi một cách chân thành về những sai lầm mà những người tiền nhiệm đã đối xữ sai với các tôn giáo bạn .Đây là một tình cảm chân thành mà không mấy ai có thể làm được .Trong phạm vi nhỏ giữa bạn bè và người thân với nhau thôi nếu ta nếu ta biết chân thành xin lổi và sữa sai lổi lầm đã khó anh ạ .Ở đây em muốn nói nếu anh dũng nhận lổi và xin lổi cùng sữa sai thì rất tuyệt vời .Cảm ơn những ý tưởng mà anh đã chia sẽ .Chúc anh chị khõe và bình an .
HP
ThíchThích
Hi Trung và Hồng Phúc,
Anh rất hiểu điều gì “nhậy cảm” và “tế nhị” ở Việt Nam. Nhưng có lẽ đã đến lúc chúng ta xét có nên xóa bỏ các từ này khỏi tự điển hàng ngày hay không.
Theo anh nhận xét, ở nước ta, nếu có ai phàn nàn việc gì đó, mà quan chức hay số đông không muốn giải quyết, vẫn cứ muốn để nguyên tình trạng cũ, vẫn không muốn tìm giải pháp, vẫn không muốn nghe và nhận lỗi, thì vấn đề đó sẽ được gán cho nhãn hiệu ” nhậy cảm”, “tế nhị”… để đặt ngoài vòng bàn luận. Cấm khẩu tất cả.
Đó là phong kiến, áp bức, lạc hậu, thiếu thông minh, và ngu ngơ về quản lý. Chúng ta phải nhìn vào bản chất của vấn đề. Sự thật là như thế, không có từ nào khác để diễn tả.
Một đất nước không thể tự giam tù tư tưởng của mình như thế. Không thể tiến được. Chúng ta phải sáng suốt và can đảm lo cho đất nước tiến bộ. Nếu có bất công, thì cứ nói ra, rồi anh em ngồi lại giải quyết từ từ. Thay vì một người bị áp bức căng thẳng trong đầu, người kia thì tiếp tục áp bức, bởi vì cố tình hoặc vô ý.
Chúng ta cần xây dựng một quốc gia đoàn kết, thương yêu, mọi dân tộc anh em đều thực lòng CẢM XÚC được trong lòng mình “chúng ta là anh em”, không phải láp nháp “anh em” đạo đức giả ngoài miệng kiểu mẫu quốc Phú Lang Sa hay các Hoàng Đế Hán tộc đối với ta khi trước.
Không thể có thương yêu và đoàn kết, nếu mỗi khi có vấn đề không vui, mở miệng ra là bị khóa lại vì “nhậy cảm.” Điều này quá sơ đẳng, tại sao ta không thể hiểu được?
Anh nghĩ rằng tất cả mọi vấn đề đều nên đưa ra ánh sáng để nói (ngoại trừ một số rất ít vấn đề liên hệ đến bí mật quốc phòng). Không có điều gì là điều ngoài giới hạn trò chuyện và cảm thông cả. Chúng ta cần phải tin vào sức mạnh của tương kính, tình yêu và cảm thông.
Cách nói mới là vấn đề. Đề tài không phải là vấn đề. Cách nói để gây lộn, hoặc cách nói để tìm cách cảm thông, mang lại công lý cho nhau, đó mới là vấn đề.
Chúng ta là trí thức của một thế giới mới, trong kỷ nguyên thông tin và cảm thông qua trao đổi thông tin và kiến thức, chúng ta phải dẫn dắt đất nước tiến tới, trong các cách làm việc văn minh tiến bộ.
ThíchThích
Chào các bạn,
Đoạn comment bên trên, mình dùng chữ “áp bức”. Có thể chữ này chưa được rõ, mình cần giải thích thêm một tí.
Chồng đánh vợ. Nếu bạn là ông chồng, bạn sẽ chẳng thấy áp bức có ở đâu cả. Hoặc nếu bạn hỏi ông chồng đang đánh vợ, “Có áp bức trong nhà không?”, ông ta một là nghĩ bạn điên, hai là nghĩ bạn đang kiếm chuyện, ba là trả lời, “Con vợ này của tui nó khóc than cả ngày, áp bức điên cả cái đầu của tui.”
Muốn biết sự thật, thì nơi phải hỏi là người bị áp bức.
Muốn hiểu sự thật, thì phải đặt mình vào vị thế người bị áp bức để nhìn cuộc đời với con mắt của họ.
Muốn bắt đầu, thì bắt đầu bằng cách lắng nghe họ. Nếu họ đã bị áp bức lâu năm đến nỗi không dám mở miệng, thì hãy dịu dàng kiên nhẫn mời gọi họ nói. Lắng nghe họ với một con tim rộng mở, với thành tâm ước muốn được hiểu tâm sự sâu sắc, muốn cảm thông thật sự như một người anh, một người chị, một người em trong nhà. (Không phải “cảm thông” theo kiểu chính trị gia rẻ tiền tính toán chính trị).
Trước khi bắt đầu, thì hãy hỏi lòng mình, hỏi CÁM XÚC của con tim mình, là mình có thương họ thật như anh em của mình không? (“Hãy thương láng giềng của con, như thương chính con”. Anh em thì còn hơn láng giềng một bậc). Nếu con tim của mình chưa thực sự có anh em trong đó, thì tốt hơn là không nên khởi đầu, vì tất cả những từ “anh em” “yêu thương” “đoàn kêt” từ miệng mình đí ra trong trường hợp đó sẽ chỉ làm cho mình thêm nặng tội đối trá với trời đất mà thôi.
ThíchThích