.
Đừng bao giờ để cho ký ức mạnh hơn những giấc mơ của bạn.
Đặng Nguyễn Đông Vy dịch
.
Never let your memories be greater than your dreams
Doug Ivester
.
Đừng bao giờ để cho ký ức mạnh hơn những giấc mơ của bạn.
Đặng Nguyễn Đông Vy dịch
.
Never let your memories be greater than your dreams
Doug Ivester
Nếu bạn muốn hạnh phúc trong một giờ, hãy đi ngủ trưa. Muốn hạnh phúc trong một ngày, hãy đi câu cá. Muốn hạnh phúc trong một năm, hãy thừa kế một gia sản. Muốn hạnh phúc cả đời, hãy giúp đỡ ai đó.
Phạm Kiêm Yến dịch
.
If you want happiness for an hour, take a nap. If you want happiness for a day, go fishing. If you want happiness for a year, inherit a fortune. If you want happiness for a lifetime, help somebody.
Chinese Proverb
Nếu trẻ em sống với chỉ trích, chúng học lên án
Nếu trẻ em sống với thù địch, chúng học đánh nhau.
Nêu trẻ em sống với sợ hãi, chúng học sợ sệt
Nếu trẻ em sống với thương hại, chúng học than thân trách phận
Nếu trẻ em sống với châm chọc, chúng học nhút nhát.
Nếu trẻ em sống với ghen tương, chúng học ghen tị
Nếu trẻ em sống với nhục nhã, chúng học cảm giác có tội.
Nếu trẻ em sống với khuyến khích, chúng học tự tin
Nếu trẻ em sống với chịu đựng, chúng học kiên nhẫn.
Nếu trẻ em sống với khen ngợi, chúng học tri ân.
Nếu trẻ em sống với chấp nhận, chúng học yêu thương
Nếu trẻ em sống với chấp thuận, chúng học thích thú chính mình.
Nếu trẻ em sống với công nhận, chúng học được rằng có một mục đích là điều rất tốt.
Nếu trẻ em sống với chia sẻ, chúng học rộng lượng
Nếu trẻ em sống với thành thật, chúng học chân thật
Nếu trẻ em sống với công bằng, chúng học công lý
Nếu trẻ em sống với tử tế và quan tâm, chúng học kính trọng
Nếu trẻ em sống với an toàn, chúng học về có niềm tin ở chính chúng và những người xung quanh.
Nếu trẻ em sống với tình bạn, chúng học được rằng thế giới là một nơi tốt để sống.
Nguyễn Minh Hiển dịch
.
Children Learn What They Live
If children live with criticism, they learn to condemn.
If children live with hostility, they learn to fight.
If children live with fear, they learn to be apprehensive.
If children live with pity, they learn to feel sorry for themselves.
If children live with ridicule, they learn to feel shy.
If children live with jealousy, they learn to feel envy.
If children live with shame, they learn to feel guilty.
If children live with encouragement, they learn confidence.
If children live with tolerance, they learn patience.
If children live with praise, they learn appreciation.
If children live with acceptance, they learn to love.
If children live with approval, they learn to like themselves.
If children live with recognition, they learn it is good to have a goal.
If children live with sharing, they learn generosity.
If children live with honesty, they learn truthfulness.
If children live with fairness, they learn justice.
If children live with kindness and consideration, they learn respect.
If children live with security, they learn to have faith in themselves and in those about them.
If children live with friendliness, they learn the world is a nice place in which to live.
Copyright © 1972 by Dorothy Law Nolte
1. Trong nhóm thợ xây đang làm việc cạnh nhà tôi, có một cậu phụ hồ dáng ốm yếu thư sinh, nhưng luôn miệng ca hát. Cậu vừa tốt nghiệp phổ thông, làm những việc vặt như khiêng vác, sắp xếp đồ đạc, và ở lại công trường vào ban đêm để trông coi vật liệu. Đêm, nằm dài trên chiếu, dưới ánh đèn tờ mờ, xung quanh ngổn ngang gạch cát, cậu vừa đọc ngấu nghiến những tờ báo tôi cho mượn vừa hát vang hết bài này đến bài khác.
Hỏi chuyện mới biết, ba mẹ cậu đều đi làm mướn, cố cho con học hết phổ thông, giờ thì ngặt lắm nên cậu phải lên Sài Gòn làm phụ hồ để kiếm sống và phụ giúp ba mẹ. Rồi cậu nói chắc nịch là sẽ kiếm đủ tiền để mai mốt đi học tiếp. Tôi hỏi cậu thích học ngành học gì. Cậu nói ngay rằng mình sẽ thi vào Nhạc viện.
Một cậu phụ hồ nhà nghèo rớt đang nuôi giấc mơ vào Nhạc viện. Một hình ảnh dường như không thật khớp. Như hiểu ánh mắt ngại ngần của tôi, cậu nói thêm rằng nhiều người đã khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có một con đường nào khác có thể làm cậu xao lãng.
Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ.
Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của em là gì vậy?
.
2. Cách đây lâu rồi, tôi đọc được một cuốn sách của Vũ Hoàng Chương. Cái đầu đề của nó làm tôi mất ngủ nhiều đêm: “Ta đã làm chi đời ta?”.
Có nhiều người tôi gặp đã từng day dứt bởi những điều giống nhau: Có phải chính mình đã chọn nghề này không? Có phải chính mình đã chọn cách sống này? Sao nó khác những ước mơ thời hoa niên của mình đến vậy? Hay là mình theo dòng đời đưa đẩy, mình chọn ngả dễ đi, đường êm ái chứ không phải chọn đường mình muốn được đi? Ước mơ tuổi mười lăm sao không biến mất, mà vẫn đeo bám mình cho đến tận bây giờ?
Năm tháng qua đi, em sẽ nhận ra rằng những ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi bất ổn định nhất là tuổi học trò.. Nếu em không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong em, thậm chí dằn vặt em mỗi ngày. Lúc ấy, có thể em sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?”
Nếu vậy, sao chúng ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sao ta không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này?
Ta muốn làm chi đời ta?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu em nghĩ thật kỹ về điều em muốn vẽ, nếu em dự tính được càng nhiều những màu sắc mà em muốn thể hiện, nếu em càng chắc chắn về chất liệu mà em đã sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với bức tranh mà em hình dung trong tâm trí. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải là em.
Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim em đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
Phạm Lữ Ân
Chào các bạn,
Chẳng có cách nào tập luyện để lửa đốt tay mà ta không thấy đau, và chẳng có cách nào để tránh không bao giờ bị phỏng. Cuộc đời như một dòng sông, lúc này dòng sông tĩnh lặng, một lúc nào đó sẽ đến đoạn thác ghềnh. Tư duy tích cực không giúp chúng ta tránh thác ghềnh, trốn được khổ đau. Tư duy tích cực chỉ giúp chúng ta sống mỗi ngày vui vẻ và khi bị khốn khó thì ta có thể chống đỡ với thác ghềnh để có thể sống sót qua khỏi thác. Nhưng bị phỏng là phải đau.
Paul McCartney của the Beatles kể lại khi John Lennon chết, Paul an ủi Yoko Ono, vợ của John: “Tôi hiểu chị đang cảm xúc thế nào” (I know how you feel). Yoko trả lời lại một cách tức giận, “Không, anh không hiểu tôi đang cảm xúc thế nào” (No, you don’t know how I feel).
Tất cả những cơn đau đều như thế. Không ai thực sự có thể hiểu được, bởi vì hiểu chỉ là tư tưởng, nhưng đau là cảm giác thực sự. Người đau chỉ đau một mình, không ai chia sẻ được cái đau với mình cả. Ngay cả vợ chồng, khi vợ đau đẻ, dù cho chồng có đứng ngay trong phòng sinh thì cũng: “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình.” Đau luôn luôn là một nỗi cô đơn tuyệt đối. Cho nên, thực là lúc ta đang đau không ai có thể thực sự hiểu và chia sẻ với ta được. Có chăng cũng chỉ là một tí bên ngoài.
Nỗi cô đơn tuyệt đối đó làm cho những cơn đau lớn trở thành vĩ đại, vì chồng lên trên cơn đau ban đầu là một nỗi cô đơn lớn hơn cả cơn đau ban đầu nhiều lần.
Những lúc như vậy nếu ta nói vui vẻ yêu đời thì chẳng khác nào nói với người góa phụ chồng vừa mới chết “Vui vẻ, yêu đời lên.” Không được. Những lúc đó chúng ta chỉ có thể nói, “Chị cố giữ gìn sức khỏe. Cố ăn uống đầy đủ, đi ngủ đầy đủ. Đừng để chị mang bệnh.”
Và chí có hai cách chia sẻ có hiệu lực. Một là, gần gũi đỡ đần nếu ta có thể làm được việc đó. Hai là nói “Em sẽ cầu nguyện cho chị.” Hai cách này là cách chúng ta cố gắng nói “chị không đi biển mồ côi một mình đâu,” để hy vọng thu nhỏ lại nỗi cô đơn vĩ đại kia phần nào.
Chúng ta luôn luôn nói đến tư duy tích cực, nghe như là những siêu nhân, vì bản chất của nói là như thế. Nhưng sự thực là mọi người trên thế giới, tích cực hay không, thì cũng đau nhức khốn khổ như nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn. Có khác nhau chăng chỉ là khả năng sống sót và vượt qua.
Cho nên nếu bạn nào đang khổ đau nhức nhối–và chắc đó là con số không nhỏ, vì ai trong chúng ta lại chẳng có những đường dao xuyên tim mình không hôm nay thì ngày mai—thì bạn cũng nên nhớ rằng dù sao đi nữa thì bạn cũng không nhất thiết phải đi biển mồ côi một mình. Tất cả chúng ta đều ngồi trên một chuyến tàu của những người đã và đang và sẽ có nhiều đau khổ.
Đau khổ là một điều chắc chắn. Và hai điều chắc chắn khác là: (1) Mọi người chúng ta đều biết đau khổ–bạn không đi biển mồ côi một mình đâu. (2) Kinh nghiệm cho thấy, dù là tình hình có tệ hại đến mức bạn nghĩ là không chịu đựng nổi, thì chắc chắn 100% là cơn bão của thế kỷ cũng phải đến lúc tàn. Nghĩa là, thời gian đứng vào phe của bạn.
Chúc các bạn một ngày vui.
Mến,
Hoành
© copyright TDH, 2009
www.dotchuoinnon.com
Permission for non-commercial use