Trường Ca Giáng Sinh – Johann Sebastian Bach

 

Chuc-mung-giang-sinh

Chào các bạn,

Ngày lễ Tạ ơn bắt đầu cho tháng Giáng Sinh nên bây giờ khi đi ngoài đường, mình đã thấy các cửa hàng trang trí cây thông Noel rất đẹp mắt.

Lúc này mình đang nghe một bản Trường ca rất hay, về Giáng sinh, dài hơn 2 tiếng rưỡi (Các bạn đọc thông tin ở bên dưới nhé!). Mình thấy khung cảnh thật đẹp, nhạc thật hay và đặc biệt, mình thấy gương mặt nghệ sĩ nào cũng đầy cảm xúc..

Mình mong có ngày mình đi nghe một buổi hoà nhạc như vậy, với người thân yêu, và hiểu được nghệ sĩ đang hát gì..

Mời các bạn cùng nghe với mình nhé!

Chúc các bạn luôn vui!

Đọc tiếp Trường Ca Giáng Sinh – Johann Sebastian Bach

Mùa Lễ Hội – Holiday Season

Holiday-Season

 
Chào các bạn,

Từ ngày thứ năm Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) đến Giáng Sinh là Mùa Vọng. Vọng là chờ đợi, mùa chờ đợi ngày Chúa Giêsu ra đời, tiếng Anh gọi là Advent. Mùa chờ đợi cũng là mùa hy vọng và mùa tình yêu, vì Chúa Giêsu là hy vọng và tình yêu.

Đi luôn đến đầu năm mới (ngày một tháng giêng) thì gọi là Holiday Season, Mùa Lễ Hội.

Đọc tiếp Mùa Lễ Hội – Holiday Season

Nhạc mùa Giáng Sinh – danh sách 2013

Chào các bạn,

Mùa Giáng Sinh bắt đầu từ ngày Lễ Tạ Ơn, tức là hôm thứ năm, 28 tháng 11, 2013, vừa qua, cho đến ngày lễ Giáng Sinh, 25 tháng 12.

Mấy năm trước mình đã làm rất nhiều list nhạc, đăng mỗi ngày trong cả Mùa Giáng Sinh. Năm nay chúng ta sẽ dùng lại các list đó. Và nếu thấy có nhạc nào mới trên ĐCN mình sẽ thêm vào danh sách để cập nhật.

Danh sách các list nằm ở dưới đây. Các bạn chỉ cần click vào link của mỗi list để nghe.

Mình sẽ để một link thường trực cho Nhạc Mùa Giáng Sinh ở đầu cột bên phải Đọt Chuối Non.

Chúc các bạn một Mùa Thánh nhiều bình an.

Mến,

Hoành

 

Nhạc mùa Giáng Sinh – Gloria in excelsis Deo (Gregorian chant, Bach, Mozart, Vivaldi)
Nhạc mùa Giáng Sinh – Thế giới Ả-rập và Byzantine Chant
Nhạc mùa Giáng Sinh – Alleluia & Water Music – Handel
Nhạc mùa Giáng Sinh – Greensleeves
Nhạc mùa Giáng Sinh – Các thánh ca Giáng Sinh quốc tế phổ thông nhất
Nhạc mùa Giáng Sinh – Các bản dân ca Giáng Sinh phổ thông nhất thế giới
Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế I
Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế II
Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế III
Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế IV
Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế V (Dolly Parton & Kenny Rogers)
Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế VI (The Beach Boys)
Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế VII
Nhạc mùa Giáng Sinh – Các bản nhạc Giáng Sinh nổi tiếng của các quốc gia
Nhạc mùa Giáng Sinh — Tiếng ca thiên thần của Celtic Woman
Nhạc mùa Giáng Sinh – Christmas rock với Trans-Siberian Orchestra
Merry Christmas 2011: Christmas History – World Christmas Trees
Những Bài Hát Noel Quốc Tế Không Bao Giờ Cũ
Những Bản Nhạc Noel Bất Tử
Nhạc Giáng Sinh – 12 Girls Band
A Christmas Celebration – Celtic Woman
The Three Tenors Christmas Concert – Vienna 1999
Christmas music – The Piano Guys
Christmas Jazz
Christmas music – Celtic harp
Nhạc tâm linh thổ dân da đỏ
Nhạc Giáng Sinh tiếng Pháp
Trường ca Giáng sinh – Johann Sebastian Bach
Trường ca Messiah – Handel
Arabic Christmas songs – Julia Boutros
Andrea Bocelli Christmas
Libera in Concert
David Archuleta and the Mormon Tabernacle Choir – A Wondrous Christmas
Gregorian chant – từ thế kỷ III đến thời Phục Hưng
Sacred Choir Music – Choir of New College of Oxford
Alleluia của Handel – Ban hợp xướng Andre Rieu

 
Nhạc mùa Giáng Sinh – Thánh ca Giáng Sinh Việt
Nhạc mùa Giáng Sinh – Tình ca Giáng Sinh Việt 1
Nhạc mùa Giáng Sinh – Tình ca Giáng Sinh Việt 2
Nhạc mùa Giáng Sinh – Tình ca Giáng Sinh Việt 3
Nhạc mùa Giáng Sinh – Hang Bê Lem và nhạc sư Hải Linh
Nhạc mùa Giáng Sinh – Cao Cung Lên & Linh mục nhạc sĩ Hoài Đức
Các bản nhạc Giáng Sinh yêu thích nhất

 

“Không biết!”

 

Chào các bạn,
11-2012-09-10-14-08
Có một điều mình không biết lý giải sao cho đúng: Khi hỏi bất cứ một chuyện gì với một em sắc tộc Sêđăng, hai từ mình nhận được tức thì sau câu hỏi là “Không biết!”. Những ngày mới về mình không để ý, cứ tưởng hai từ “không biết” là bình thường, mãi sau để ý mới thấy hai từ “không biết” hình như không bình thường!

Điển hình một lần trong giờ thể dục sáng của nhà Lưu trú sắc tộc Buôn Ma Thuột, nhìn thấy vắng em Neel và em Sing, mình nhờ em Sapiel qua nhà ngủ nam gọi hai em qua tập thể dục. Khi em Sapiel trở lại, mình hỏi: “Em Neel và em Sing đang làm gì?” Em Sapiel cho biết hai em đang đánh răng!

Khoảng mấy phút sau em Neel đi qua, mình hỏi: “Em Sing đang làm gì bên đó?”

Đọc tiếp “Không biết!”

Tư duy tích cực: không cần thiết?

Phạm Anh Tuấn

Chào các bạn,
Adult education
Mình được giao một lớp luyện thi để thi tuyển sinh vào một trường. Môn học do mình phụ trách có 8 chương, và với các khóa khác, mình làm việc trong 8 buổi học là xong. Tuy nhiên, đây là lớp học đặc biệt – các học viên đều đã tốt nghiệp đại học, họ học trong gần 10 tháng để có thể đảm bảo mình thi đậu và vì vậy họ đóng học phí khá cao. Trường giao cho mình lớp này 22 buổi, nhiều hơn đến 14 buổi so với các khóa học khác. Bình thường mình sẽ làm việc 1 buổi/1 chương. Nhưng 5 buổi vừa rồi, mới học được 2 chương, thời gian còn lại là những điều nằm ngoài kiến thức – cách tư duy, kỹ năng làm bài, các giá trị để thành công. Điều đặc biệt là mỗi bạn trong lớp phải đăng ký một bài tư duy tích cực trên ĐCN để thực hành. Có 8/14 bạn đăng ký với những bài như: Không bao giờ tiêu cực, Tĩnh lặng, Khen, Đừng lo, Con người mới…

Đọc tiếp Tư duy tích cực: không cần thiết?

Gian nan Thàng Tín

 

17/11/2013 03:05

TNCứ tháng 9, 10, khách du lịch khắp nơi rầm rập lên Hà Giang xem lúa chín vàng ruộng bậc thang, ngắm hoa tam giác mạch ngập tràn các lưng núi. Sau Tết âm lịch, lại ào ào du khách tìm đến, ngơ ngẩn với hoa đào phớt hồng, vỡ òa thích chí cùng hoa cải vàng rực bản làng…


Lớp học tạm bợ ở bản Ngài Thầu – Ảnh: Mai Thanh Hải

Mình lên xã Thàng Tín (huyện Hoàng Su Phì), trước khi đi, đại tá Hoàng Đình Xuất, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang, lắc đầu: “Để gọi điện lên đồn, xem tình hình đường xá thế nào hẵng!”, và dặn: “Nhớ mang đủ mì tôm, lương khô, nước uống phòng khi sạt lở đường”. Cứ nghĩ sự chu đáo của người lính già từng kinh qua mọi nhiệm vụ ở cả 12 đồn thuộc lực lượng BĐBP tỉnh Hà Giang, từ những ngày đầu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tháng 2.1979, cho đến dằng dặc 10 năm giằng co giữ đất và quyết liệt – khôn khéo trong công tác phân định biên giới, là quá lo xa, nhưng quả thực, con đường từ TP.Hà Giang lên địa đầu Lũng Cú chả là gì so với đường lên Thàng Tín.

Đọc tiếp Gian nan Thàng Tín

Quái kiệt cổ cầm, cổ nhạc

 
TP Thời thượng, đâu cũng piano, ghi ta thì có một người vẫn ngày đêm lưu giữ và phục chế hàng ngàn cây đàn cổ quý báu của tổ tiên để lại.

Từ nhung lụa

Ở ngoài Bắc tôi đã nghe nói đến một nghệ sĩ hoàng tộc con cháu dòng dõi nhà vua rất giỏi về cổ nhạc và cũng là một người thợ đóng đàn rất được tín nhiệm. Khi vào Nam tôi mới tình cờ gặp được anh, nghệ sĩ Vĩnh Tuấn. Mọi người giới thiệu với tôi rằng: “Những cao thủ nhất của cổ nhạc đều mơ ước có được cây đàn do Vĩnh Tuấn đóng”. Khi tới nhà nhạc sĩ Trần Văn Khê nghe ông nói chuyện về triết học trong nhạc cổ Việt Nam, mọi người cũng giới thiệu: “Cây đàn thầy Khê đang chơi là do Vĩnh Tuấn tặng”.

3 thế hệ bảo tồn nhạc cổ truyền. Ảnh: T.L
3 thế hệ bảo tồn nhạc cổ truyền. Ảnh: T.L.

Đọc tiếp Quái kiệt cổ cầm, cổ nhạc

Bản giao hưởng số 9 của Beethoven

 

Chào các bạn,
b
Hôm nay mình mời các bạn cùng lắng nghe một bản giao hưởng kiệt tác của Beethoven, bản giao hưởng số 9 nhé.

Theo Wikipedia trích lược, Bản giao hưởng số 9 cung rê thứ, opus 125 là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven biên soạn. Hoàn thành vào năm 1824, nó sử dụng một phần nội dung của bài ode An die Freude (“Ode hoan ca”) của Friedrich Schiller làm lời ca cho những người đơn ca và đồng ca thể hiện trong chương cuối. Đây là thử nghiệm đầu tiên mà nhà soạn nhạc vĩ đại sử dụng giọng hát con người ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng.

Bản giao hưởng này có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển châu Âu, và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông điếc hoàn toàn. Có thể nói nó đóng một vai trò văn hóa nổi bật trong xã hội hiện đại..

Đọc tiếp Bản giao hưởng số 9 của Beethoven

Tạ ơn là biết mình giàu có

Chào các bạn,
giving thanks
Trong truyền thống Thiên chúa giáo (Do thái giáo, Ki tô giáo gồm Công giáo, Chính thống giáo và các hệ phái Tin Lành, và Hồi giáo) tạ ơn Thượng đế là một điều rất lớn. Người ta tạ ơn mỗi lần cầu nguyện (như là 5 lần một ngày trong Hồi giáo), trước các bữa ăn trong ngày, trong mọi dịp lễ… vì giáo lý thần học là tất cả mọi điều ta có đến với ta đều do Thượng đế ban cho, kể cả các điều mà ta thấy không được vui.

Đương nhiên đây là hệ quả của giáo lý thần học rằng Thượng đế quyết định mọi sự cho con người—dù con người thường xuyên quyết định những quyết định ngu dốt cho mình, Thượng đế phải đồng ý cho con người tự do thi hành quyết định đó thì nó mới xảy ra được.

Đọc tiếp Tạ ơn là biết mình giàu có

Hẹn hò

 

Chào các bạn,
Nguyen-Tuyet-hung-thu-voi-n
Hôm nay mình chia sẻ mẫu chuyện riêng tư của mẹ Hnil, người rất quen thân với mình. Hiện mẹ Hnil có một gia đình với sáu người con: Hai trai và bốn gái! Các con rất ngoan đều đang học phổ thông và người chồng rất tốt, hiền hòa ít nói, chăm chỉ làm ăn, luôn quan tâm đến việc giáo dục con cái trong tư cách cũng như học hành. Nhìn chung mẹ Hnil đang có một gia đình rất hạnh phúc, với một căn nhà đẹp, một số đất ruộng và trên hai mươi con bò.

Những ngày cuối tuần mẹ Hnil biết mình thường ở nhà trong Buôn Làng, nên thỉnh thoảng đến cho vài con cá lóc hoặc vài con chuột đồng… do người em trai mới đi bẫy về. Mỗi lần như vậy mẹ Hnil thường ở lại chơi, tâm sự riêng tư hoặc chia sẻ với mình những lo lắng về con cái.

Đọc tiếp Hẹn hò

Niềm tin, trí tuệ và cái bẫy tư duy (rat race)

rat race

 

Chào các bạn,

Các bạn đã nghe thấy cụm từ “rat race” bao giờ chưa?

Theo wikipedia thì, “A rat race is an endless, self-defeating, or pointless pursuit. It conjures up the image of the futile efforts of a lab rat trying to escape while running around a maze or in a wheel.”

Đó là một cuộc đua vô tận, một cuộc chiến đấu với chính mình trong đau khổ, hoặc là một cuộc theo đuổi vô nghĩa. Nó gợi lên hình ảnh của những nỗ lực vô ích của một con chuột trong phòng thí nghiệm cố gắng để thoát khỏi trong khi chạy trong một mê cung hoặc trong một bánh xe. Một hình ảnh tương tự với Rat race là bức tranh Kiến bò miệng cối nổi tiếng của Thiền sư Hakuin.

Đọc tiếp Niềm tin, trí tuệ và cái bẫy tư duy (rat race)

Thương người trong hoạn nạn của ta

 

Chào các bạn,

 bh

Hôm rồi anh Hoành có bài viết Nâng họ lên mình rất cảm động, bài viết khiến mình nhớ lại lần chăm sóc người nhà ở bệnh viện và muốn chia sẻ với các bạn.

Hồi hai năm trước, mẹ mình bị đột quỵ phải cấp cứu, trong những đêm đầu tiên nguy kịch mình đã cầu nguyện. Hồi đó thực sự mình cũng không biết cầu nguyện thế nào, chưa bao giờ cầu nguyên hay đọc bài kinh nào. Mình chỉ nhớ đọc ĐCN anh Hoành có khuyên khi gặp chuyện bất lực không biết làm sao, không thuộc kinh cầu nguyện thì chỉ cần đọc đơn giản câu “cầu Chúa Phật che chở cho ai hay cho điều gì đó”. Và mình đã làm vậy trong mấy đêm đầu tiên trông mẹ bằng cách lặp đi lặp lại câu “cầu trời Phật che chở cho mẹ con qua khỏi”. Và phép lạ cũng như may mắn đã đến mẹ mình đã qua khỏi.

Đọc tiếp Thương người trong hoạn nạn của ta

Ôm nợ với… du lịch cộng đồng

 
TT Du lịch cộng đồng (homestay) được xem là mô hình mới để phát triển kinh tế gia đình ở địa bàn vùng sâu Đắc Lua (Tân Phú, Đồng Nai). Thế nhưng, sau hai năm đầu tư hoạt động, những hộ gia đình tham gia thí điểm đã ôm nợ vì không có khách.

Gia đình ông Nguyễn Xuân Hanh sau khi đầu tư gần 70 triệu đồng giờ chỉ lo làm kiếm từng đồng trả nợ – Ảnh: Ngọc Hậu

Với lợi thế gia đình trồng dâu nuôi tằm, gia đình ông Nguyễn Xuân Hanh (ấp 4, xã Đắc Lua), thông qua sự giới thiệu của UBND xã Đắc Lua, đã được Công ty TNHH Việt Sáng Tạo (Inno Viet) tham gia triển khai thí điểm dự án du lịch homestay.

Theo hợp đồng ký kết giữa ông Hanh và Inno Viet, khi du khách nước ngoài đến tham quan Vườn quốc gia Cát Tiên có nhu cầu nghỉ dưỡng ở nhà dân, tham quan học hỏi cách làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, đạp xe tham quan trong xã…, công ty này sẽ đưa khách đến ở. Để tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm, gia đình ông còn được dự án mời đi tham quan học hỏi mô hình homestay rất thành công ở huyện Cái Bè, Tiền Giang. Đọc tiếp Ôm nợ với… du lịch cộng đồng

Biển Hoa Đông nóng hừng hực

 

28/11/2013 12:41 (GMT + 7)
 TT Trong một thông điệp cứng rắn, hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay thẳng vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa mới thiết lập.

Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc trong lần giới thiệu với giới truyền thông tại căn cứ không quân Yangcun, ngoại ô Thiên Tân – Ảnh: Reuters

Lầu Năm Góc giải thích chuyến bay diễn ra hôm 26-11 và không mang vũ khí là hoạt động thường xuyên, nhưng rõ ràng động thái này có thông điệp: không chấp nhận ADIZ mà Bắc Kinh tuyên bố. Các máy bay B-52 của Mỹ không thông báo lộ trình và ở trong vùng ADIZ trong gần một giờ.

Đọc tiếp Biển Hoa Đông nóng hừng hực

Nhạc Lễ tạ ơn – Các bài hát tiếng Anh thiếu nhi

 

Funny-Wishes-for-Thanksgiving-Day

Chào các bạn,

Hôm nay là thứ Năm, ngày 28/11/2013, là ngày Lễ Tạ ơn.

Mời các bạn cùng xem và nghe:

1. Một bài hát về người Pilgrim nhỏ bé – Little Pilgrim. Đây là bài hát cho chúng ta cái nhìn khái quát về Lễ Tạ ơn.

* Pilgrim có nghĩa là người hành hương, người tìm kiếm vùng đất mới (ở đây mình giữ nguyên từ Pilgrim).

Các bạn đọc thêm Mayflower – chuyến tàu của tự do, một bài viết của chị Khánh Hoà để hiểu hơn về hành trình của người Pilgrim nhé.

Đọc tiếp Nhạc Lễ tạ ơn – Các bài hát tiếng Anh thiếu nhi