“Không biết!”

 

Chào các bạn,
11-2012-09-10-14-08
Có một điều mình không biết lý giải sao cho đúng: Khi hỏi bất cứ một chuyện gì với một em sắc tộc Sêđăng, hai từ mình nhận được tức thì sau câu hỏi là “Không biết!”. Những ngày mới về mình không để ý, cứ tưởng hai từ “không biết” là bình thường, mãi sau để ý mới thấy hai từ “không biết” hình như không bình thường!

Điển hình một lần trong giờ thể dục sáng của nhà Lưu trú sắc tộc Buôn Ma Thuột, nhìn thấy vắng em Neel và em Sing, mình nhờ em Sapiel qua nhà ngủ nam gọi hai em qua tập thể dục. Khi em Sapiel trở lại, mình hỏi: “Em Neel và em Sing đang làm gì?” Em Sapiel cho biết hai em đang đánh răng!

Khoảng mấy phút sau em Neel đi qua, mình hỏi: “Em Sing đang làm gì bên đó?”

Em Neel trả lời: “Không biết!”

“Yăh biết em Neel đang ở với em Sing bên đó, sao lại nói “không biết” được? Nếu em Neel “không biết” thì sau khi các em tập thể dục xong, em Neel đứng lại đó cho Yăh!”

Lúc đó em Neel mới nói: “A Sing đang đánh răng!”

Có một buổi chiều hai chị công an đến Lưu trú sắc tộc Buôn Ma Thuột, mình ra phố không ở nhà. Khi về các em xúm lại kể: “Chiều nay Yăh không có ở nhà, có hai cô mặc đồ công an đến hỏi Yăh tên gì? Chị Nai Kiều nói: “không biết!” Cô hỏi nhà Lưu Trú mình có bao nhiêu học sinh? Chị Nai Kiều nói: “không biết!” Sau đó cô hỏi ở đây có học sinh nam không? Chị Nai Kiều nói: “không biết!””

Em Nai Kiều học sinh lớp Mười một cũng đang đứng đó, mình nói: “Lần sau em Nai Kiều không được trả lời như vậy. Có những điều em Nai Kiều biết, tại sao lại trả lời “không biết?” Như trong nhà Lưu Trú mình có học sinh nam hay không mà em Nai Kiều cũng trả lời “không biết” được sao? Các em cứ khi nào cũng trả lời với người khác “không biết!”, người ta nghĩ ở đây các em không được dạy dỗ gì! Vì vậy từ hôm nay, em nào trả lời “không biết”, Yăh cho rửa chén cho cả nhà một tuần!” Kể từ hôm đó các em không còn dám trả lời “không biết” nữa!

Không chỉ chuyện liên quan đến người khác, mà kể cả khi liên quan đến chính bản thân các em cũng vậy. Và không phải chỉ xảy ra ở nhà Lưu trú sắc tộc Buôn Ma Thuột, mà ngay cả ở nhà Lưu trú Buôn Hằng cũng không khác gì!

Một buổi chiều đang dọn dẹp nhà bếp với em Kê – học sinh lớp Mười hai, mình nhớ sáng mai có việc phải đi Buôn Ma Thuột. Đi một mình đường xa buồn nên nói với em Kê: “Đang nghỉ hè ngày mai đi Buôn Ma Thuột với Yăh được không?”

Em Kê đã trả lời: “Không biết!”

Sau nhiều lần được các em trả lời “không biết!”, mình đã hỏi một số em: “Tại sao khi được hỏi, các em luôn luôn trả lời “không biết?”

Em Vinh nói: “Đó là do thói quen!”

Và cách đây hai ngày khi mình nói chuyện rất thân tình với em Truyên – học sinh lớp Mười hai, mình lại nhớ đến “không biết” nên hỏi và được em Truyên cho biết: “Vì không muốn nói đến người khác, sợ sau mình cũng bị như vậy, người ta sẽ cười mình nhiều hơn!”

Cho đến bây giờ mình “không biết” những điều các em nói với mình về hai từ “không biết” đã đúng đã đủ chưa???

Matta Xuân Lành

Một suy nghĩ 10 thoughts on ““Không biết!””

  1. Dear Anh Hai

    Em cảm ơn Anh Hai nhiều, em đã gặp rất nhiều khi ở với các em nên em cũng rất muốn biết lý do, biết nguyên nhân…

    Em sẽ cố gắng tìm hiểu, tìm hỏi với những vị như Anh Hai đề nghị xem sao hể 😛

    Em M Lành

    Thích

  2. Quan sát này của soeur thật sự thú vị ạ 🙂 Em cũng rất tò mò muốn biết ý kiến của các chuyên gia về điều này.

    Theo cảm nhận của cá nhân em thì điều này gợi em nhớ đến lời khuyên của luật sư dành cho thân chủ: Tuyệt đối không nói gì, và lời nói khi bắt giữ: Anh có quyền giữ im lặng, mọi lời nói của anh có thể dùng làm chứng trước toà!
    Những người có nhận thức cao rất biết cách giữ bí mật những điều cần giữ và không cần dùng đến câu “Không biết” thẳng thừng. Tuy vậy đối với các trò của soeur thì nó diễn ra một cách bản năng, em chỉ cảm giác được ý định khá tương đồng 🙂

    Cảm ơn chị về câu chuyện thú vị ^^
    Em Hường

    Thích

  3. Soeur ơi, chắc là các em không cảm thấy “hiện tượng” này là gì đó bất thường đâu soeur nhỉ? và giữa những người dân tộc với nhau, giữa các em với nhau, các em ở trong buôn làng thì có phản xạ này không ạ?

    Thích

  4. Theo em quan sát thì đó là một thói quen đó chị Lành ơi, đôi lúc chữ “không biết” có rất nhiều nghĩa:

    1- Là người ta không biết thật
    2- Người ta muốn từ chối trả lời thông tin vì một lí do nào đó (thông tin ấy liên quan đến mình, đến lợi ích của mình, nếu mình cho thông tin mình phải làm gì đó, và mình ..lười không muốn làm, hợp tác. Người hỏi rất có thể cáu gắt hoặc không vui với thông tin mình đưa ra, v.v..) –> đây chỉ là ý kiến cá nhân của em.
    3- Là một thói quen, lâu dần nó thành một phản xạ, hễ ai hỏi là nói không biết

    Vì vậy nên mình cần một môi trường động viên để mọi người nói ra ý kiến của mình mà không ngần ngại, không lo lắng rằng những điều mình nói ra bị người khác chê cười và phản bác lại?

    Cảm nhận của riêng em là vậy.
    Cám ơn sự quan sát của chị.

    Thích

  5. Hi Quỳnh Linh và Hồng Thuận

    Cảm ơn những chia sẻ của Quỳnh Linh và Hồng Thuận nhiều nhé!

    Những năm các em ở Lưu Trú các em ở với mình nhiều hơn các em ở với bố mẹ với gia đình các em nên gần như mình hiểu được cá tính của từng em rất rõ! Đôi khi mình biết các em còn nhiều hơn gia đình biết về các em!

    Vì vậy những điểm Hồng Thuận nêu ra là những điều mình có thể nắm được, hiểu được nên có thể giải quyết được 😛

    Còn đối với các em với nhau mình chịu vì các em nói với nhau bằng tiếng bản địa nên mình cũng thua luôn Quỳnh Linh à!

    Với vấn đề này hiện tại mình cũng nói với các bạn hai từ giống các em: “KHÔNG BIẾT” 😛

    Matta Xuân Lành

    Thích

  6. Cảm ơn Soeur Lành đã chia sẻ hiện tượng thú vị. Đọc bài này em nhớ đến bộ phim “Đến thượng đế cũng phải cười” (và cười nhe răng) :D. Người ở các bộ lạc Châu Phi cũng nói những thứ “không biết” mà ta chưa hiểu được khi chào nhau, hoặc giao tiếp.

    Có thể là thói quen “không biết” như là một câu chào 😀

    Thích

  7. Comment của Hằng khiến mình nhớ đến câu chuyện này, về ý nghĩa tên con kangaroo. Rằng:

    Trong chuyến thám hiểm châu Úc vào năm 1770, thuyền trưởng Cook và nhà thực vật học Joseph Banks lần đầu tiên nhìn thấy một con kangaroo. Các ông không biết đó là con gì nên hỏi người địa phương ở đó (thổ dân vùng đông bắc Queensland, Australia). Và họ đã trả lời là “kangaroo”.

    Thuyền trưởng Cook và nhà thực vật học Joseph Banks liền ghi vào nhật ký hành trình: kangaroo.

    Hai người không hề biết rằng, trong tiếng địa phương của thổ dân đông bắc Queensland, từ “kangaroo” có nghĩa là “hiện chưa rõ” (“to be unknown now”).

    Sau này, từ “kangaroo” được chấp nhận là tên gọi con kangaroo và đồng thời từ “kangaroo” cũng được người Anh sử dụng theo nghĩa bóng trong giao tiếp là: “bây giờ tôi chưa biết’, “tôi không biết”, “không rõ”, “tôi không hiểu” ….

    😀

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s