Bài học đầu tiên

 

anh-bia-20-11
 

Chào các bạn,

Khi các bạn nghe bài hát dưới đây, các bạn nghĩ tới người thầy nào của mình?

Với mình thì nhiều lắm..

Nắng gió, cây cối, chim chóc, sách vở, em bé, bạn bè.., đều có thể là người thầy của mình. Mỗi cảnh, mỗi người đều có cái đẹp, cái hay riêng để dạy mình.

“Các thầy” ấy rất kiên trì, ngày nào cũng dạy, mà lần nào cũng nhiệt tình như lần dạy đầu tiên. Và bài học đầu tiên đó, dù mình có biết trước đó thì mình vẫn cứ thích nghe lại, vì mỗi lần nghe lại là một lần mới, thấy hay hơn một chút, thấy đẹp hơn một chút.

Thầy ơi, em muốn cám ơn thầy, ..cám ơn thầy, thầy đã dạy – con đường tới tương lai xây đất nước đẹp giàu..

Đọc tiếp Bài học đầu tiên

Trở lại với thầy cô thuở ấu thời

Chào các bạn
cô giáo
Các bạn làm gì để trả ơn thầy cô của mình?

Nếu các bạn đã dạy học thì đương nhiên các bạn đã biết: những món quà, những lời cảm ơn, những vòng tay ôm và những nụ hôn, luôn luôn làm thầy cô cảm động. Nhưng thầy cô thực sự chẳng cần những thứ đó, có thì vui, không có cũng chẳng sao. Mọi thầy cô chỉ cần các học trò làm một điều: “Học cho thuộc, hành cho giỏi”, tức là học và hành cho khá.

Đặc biệt các thầy cô vườn trẻ và tiểu học (cấp 1) thì mong học trò tiếp tục thực hành cả đời những đạo đức thầy cô dạy—đừng nói dối, đừng lấy gì của bạn, nhường nhịn bạn, đừng hiếp đáp bạn, thương bố mẹ thầy cô bạn bè, yêu người nghèo, yêu người tàn tật…

Đọc tiếp Trở lại với thầy cô thuở ấu thời

Cảm ơn những người thầy

 

3b9cb8e3-0
 

Nhân ngày 20/11, ngày nhớ ơn thầy cô giáo,
xin viết vài dòng gửi đến các anh chị ĐCN,
về tâm tình cảm ơn những người thầy.

Phạm Anh Tuấn

Thầy là ai?

Thầy là tất cả những người ta đã gặp, hàng ngày. Có thể, thầy chẳng nói gì cả, và cũng chưa từng gặp mặt nhưng vẫn dạy ta được những bài học lớn.

Cha mẹ là những người thầy đầu tiên, và dạy thường xuyên cho học trò là những đứa con bé bỏng. Cả gia đình ta, ông bà, cha mẹ, vợ/chồng, chú bác cô dì, anh chị em… đều là thầy hàng ngày và thường xuyên của ta. Xin cảm ơn đại gia đình đã giúp con biết yêu thương và luôn hạnh phúc.

Đọc tiếp Cảm ơn những người thầy

Bài học của Yăh

 

Chào các bạn,
images717326_keo_dai
Mục đích của nhà Lưu trú là giúp tạo điều kiện cho các em học sinh nữ cấp III trong Buôn Làng có nơi ăn chốn ở, thuận tiện trong việc trọ học. Vì vậy nhà Lưu trú ở rất gần trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Từ nhà Lưu trú đến trường học các em đi bộ chưa đến năm phút, và ở ngay giữa xóm người Kinh.

Các em học sinh Lưu trú của mình rất ngoan. Các thầy cô giáo ở trường cũng như những người hàng xóm mỗi lần gặp gỡ đều có nhận xét như vậy. Ngoài giờ học ở trường, về nhà Lưu Trú, các em chăm chỉ học hành, không ra ngoài khi chưa xin phép. Cổng nhà Lưu trú không những chỉ đóng mà luôn luôn khóa 24/24, kể cả những buổi chiều các em ở nhà đầy đủ cổng vẫn khóa. Nếu có người lạ đến, bao giờ các em cũng vào báo, và khi mình nói mở cổng, lúc đó các em mới mở cổng cho vào.

Đọc tiếp Bài học của Yăh

Tranh luận về năng lượng sạch và không sạch

Chào các bạn,
Green_Renewable_Energy
Thời gian gần mình viết những bài về việc vì sao chúng ta cần phát triển năng lượng tái tạo thay vì các nguồn năng lượng truyền thống là than đá, dầu mỏ, khí đốt và cần phản đối phát triển điện nguyên tử kèm theo nguy cơ vũ khí hạt nhân.

Bài này mình muốn chia sẻ vài dòng là vì sao chúng ta vẫn cần tiếp tục đấu tranh, hay ít nhất mình vẫn sẽ tiếp tục viết và chia sẻ với các bạn về vấn đề năng lượng sạch và không sạch này và cần giữ tinh thần đấu tranh trong tư duy tích cực như thế nào. Các bạn sẽ thấy trong cách cuộc tranh luận về năng lượng này phía ủng hộ phát triển năng lượng tái tạo sẽ đưa ra 1000 lý do vì sao chúng ta cần năng lượng sạch ví dụ như những gì mình có đề cập trong mấy bài gần đây. Bạn đọc thấy rất hay và có lý nhiều mặt và có thể ủng hộ theo vì những ưu điểm của nguồn năng lượng sạch bạn chưa được nghe nhiều và chưa thực sự hiểu về nó từ trước đến nay.

Đọc tiếp Tranh luận về năng lượng sạch và không sạch

Học bổng Đọt chuối non: Tiếp sức cho những tấm gương hiếu học

 

Nâng đỡ những học sinh có hoàn cảnh ngặt nghèo cần được hỗ trợ khẩn cấp, tri ân những nhà giáo không ngừng cống hiến cho sự nghiệp trồng người, Ban Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên tiếp tục trao nhiều suất học bổng Đọt Chuối Non cho tinh thần hiếu học không ngừng lan tỏa.
 

Nhịn ăn chứ không nhịn chữ

Sau khi nhận danh sách đề cử từ các trường phổ thông trung học ngoại thành Buôn Ma Thuột theo tiêu chí học sinh khá giỏi mà gia cảnh khó khăn, nhóm phóng viên báo Tiền Phong chúng tôi đã về tận nơi nhận diện nguy cơ khiến các em có thể gián đoạn việc học hành.

Từ nhỏ đã chăn trâu lội đồng nhưng nữ sinh Nguyễn Thị Mỹ Qui (lớp 11A5, trường THPT Trần Phú, ở thôn 5, xã Hòa Khánh) luôn phấn đấu học khá giỏi để nuôi ước mơ vào giảng đường sư phạm.

Ảnh 1: Em Mỹ Qui làm đồng giúp bố mẹ.
Em Mỹ Qui làm đồng giúp bố mẹ.

Đọc tiếp Học bổng Đọt chuối non: Tiếp sức cho những tấm gương hiếu học

Nghề giáo – Bao người quên, mấy người nhớ: Những món quà 30 năm

 
19/11/2013 08:40

(TNO) Người thầy, người cô bao năm vẫn đứng bên bục giảng, ‘đưa đò sang sông’ nhìn những lớp học trò đi qua và trưởng thành. Bao người quên, mấy người nhớ nhưng bao giờ số học trò ít ỏi đấy chính là món quà đặc biệt mà các thầy cô lấy làm an ủi để tựa vững với nghề.

 
Chị Vũ Thanh Hà (trái) tìm gặp cô giáo cũ cách đây hơn 30 năm, cô Nguyễn Thu Hà (phải) ở Trường THCS Chánh Hưng, Q.8, TP.HCM

Sau hơn 30 năm, học trò cũ vẫn nhớ như in hình ảnh cô giáo năm xưa và tìm gặp dù cô giáo cũ có đi đâu. Bao nhiêu đó cũng đã là một món quà lớn, không gì sánh nổi khiến những người đi dạy luôn thấy ấm lòng.

Những ngày này, khi các trường đang tất bật chuẩn bị cho dịp kỷ niệm nhân ngày nhà giáo Việt Nam, có những góc trường, giáo viên thổn thức khi được học trò dành cho những tình cảm thật đặc biệt mà họ không thể ngờ đến.

Đọc tiếp Nghề giáo – Bao người quên, mấy người nhớ: Những món quà 30 năm

Lớp học đặc biệt giữa rừng U Minh Thượng

 
Thứ Ba, 19/11/2013 12:47
(NLĐO) – Gần 70 tuổi, bệnh tật, nghèo khó nhưng 13 năm qua, hai vợ chồng nhà giáo Trần Văn Nhâm, Lê Ngọc Lệ vẫn miệt mài gieo chữ cho hàng trăm trẻ nghèo giữa rừng U Minh Thượng

Ngôi trường tình thương của thầy Nhâm, cô Lệ được dựng trên mảnh đất mượn của người quen ở ấp Xẻo Nhàu A (xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang), một vùng quê heo hút nhất thuộc rừng U Minh Thượng.

Nhà của ông bà cũng là mái tranh xập xệ được cất tạm trên đất mượn của người khác. Giữa trưa, tiếng trẻ ê a đọc bài xoá tan cái không khí u tịch đặc trưng của miệt rừng.

Sức khỏe yếu, đi đứng bất tiện nhưng cô Lệ vẫn lên lớp đều đều 2 buổi sớm chiều

Đọc tiếp Lớp học đặc biệt giữa rừng U Minh Thượng