1000 năm Thăng Long

Đất Đại La năm xưa vua Lý Công Uẩn dời đô nay đã gần tròn nghìn năm tuổi. Đã có bao thế hệ nhà thơ từng chắp bút viết về mảnh đất rồng bay này: từ những người con ở phương trời Nam cũng đã viết “Ai đi xứ Bắc ta đi với – Thăm lại non sông giống Lạc Hồng – Từ độ mang gươm đi mở cõi – Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”, hay tình cảm của những người chiến sĩ năm xưa rời thủ đô đi chiến đấu “Người ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” đã trở thành hình ảnh bất tử trong mảng thơ văn dành riêng cho Hà Nội.

Hà Nội đó của ta ngàn năm tuổi vẫn đẹp. Cái đẹp mộc mạc và thanh bình, giản dị đấy mà vẫn làm đắm say biết bao lòng người. Vẻ đẹp đó len lỏi trong từng góc phố, núp trong từng gánh hàng rong, luẩn quẩn trong tà áo dài của các thiếu nữ Hà thành, vẻ đẹp đó hiện lên dũng mãnh khi Hà Nội từng bao lần rung chuyển chống lại sự xâm lược của kẻ thù. Con rồng Thăng Long năm xưa đã từng bay lên báo hiệu cho Vua nhà Lý đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, đã từng bừng bừng khí thế trong “cơn lốc” cách mạng tháng 8, đã từng vùng đứng lên trong mùa đông năm 1946 theo lời bác, đã từng ầm ầm rung chuyển trong đau thương bom Mỹ năm 1972… và con rồng đó đã bay cao hơn nữa khi Việt Nam gia nhập WTO… Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, Hà Nội vẫn đứng vững vàng là thủ đô của một đất nước đang thuận đà phát triển. Hãnh diện lắm chứ, tự hào lắm chứ. Trong thời kì hội nhập hiện nay, bất lợi có không ít nhưng lợi thế cũng không phải là nhỏ, chúng ta đã và đang nỗ lực hết sức mình để tạo đà giúp con rồng Thăng Long bay cao hơn, xa hơn nữa.

Tháng 10 này, con rồng Thăng long tròn nghìn năm tuổi, một năm tuổi để tái sinh, một năm tuổi hứa hẹn nhiều điều mới mẻ hơn nữa. Bạn và tôi, chúng ta có thể làm một điều gì đó để góp phần kỉ niệm đại lễ 1000 năm này. Dù chúng ta có ở Việt Nam hay đang học tập và làm việc ở khắp các phương trời trên thế giới, chúng ta vẫn có thể làm được điều gì đó dù là nhỏ bé cũng được. Các members của “Đọt Chuối Non” (hay là người thân của members lại càng tốt) hãy cùng nhau viết những cảm nhận của mình về Hà Nội qua từng năm tháng thông qua những bài hát, những bài thơ từ xưa đến nay hoặc là những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình để làm một món quà sinh nhật dành tặng thủ đô văn hiến.

Đừng ai e ngại là muộn, vì “better late than never” ^^, chúng ta đâu có thi đua với ai, chỉ là để bày tỏ tình cảm của mình với Hà Nội thôi mà. Chẳng cần vỗ ngực đi khắp nơi, “tôi yêu hà nội đây này”, chúng ta chỉ cần giữ hình ảnh thân thương của Hà Nội trong trái tim mình là đủ. Hà Nội hào hoa, Hà Nội hào hùng, Hà Nội đổi mới…Hà Nội của chúng ta

Sinh ra và lớn lên ở thủ đô ngàn năm văn hiến, như một lẽ tự nhiên, tôi yêu Hà Nội. Tôi cũng chắc chắn là không chỉ có mình tôi mà đã có hàng ngàn, hàng vạn hàng triệu thế hệ người Hà Nội đã, đang và mãi yêu Hà Nội. Cho dù bạn là ai, bạn ở nơi đâu, bạn đang làm gì, bạn có phải người Việt Nam hay không, tôi tin chắc rằng dù nếu một khi bạn đã từng ở, hay từng gắn bó với nơi này, bạn cũng sẽ yêu Hà Nội như (hoặc thậm chí là yêu hơn) tôi yêu Hà Nội.

Hãy cùng tôi, chúng ta thực hiện “dự án NGHÌN NĂM” này nhé. Cảm ơn các bạn!

Nguyễn Thu Hiền

10 thoughts on “1000 năm Thăng Long”

  1. Cám ơn Thu Hiền đã có sáng kiến chào mừng 1000 năm Thăng Long rất hay. Anh đã tag nó là series cho nhiều bài sau này.

    Like

  2. Cảm ơn bạn về bài viết với những hình ảnh đẹp đẽ qua con chữ.Chỉ hy vọng vào ngày lễ hội tháng 10 này mừng con rồng Thăng Long ngàn năm tuổi-mọi người sẽ được thấy cách ứng xử có văn hóa hơn của người dân trong những lễ hội phố hoa Hanoi những năm vừa qua.Thật là buồn nếu như cái nghìn năm văn hiến ấy chỉ có trên những trang sách báo,trong những con chữ…
    -http://www.nld.com.vn/251002P0C1020/le-hoi-pho-hoa-ha-noi-sao-co-the-nhu-the.htm
    -http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/12/3BA17430/
    -http://dantri.com.vn/c20/s20-370622/nhung-goc-nhieu-tai-le-hoi-hoa-ha-noi.htm

    Like

  3. Thu Hiền ơi, con Rồng ăn mừng sinh nhật lần thứ một ngàn vào tháng 7, chứ không phải tháng 10 đâu. Rất nhiều người bị nhầm lẫn và đánh lạc hướng do tuyên truyền chính trị sai lệch. 10/10/1954 là ngày tiếp quản Hà Nội chứ không dính dáng gì đến ngày Lý Công Uẩn ban chiếu dời đô hay chính thức ngự tại Thăng Long thành. Mình không thích chính trị hoá và bóp méo lịch sử thế này. Mong các lãnh đạo tôn trọng lịch sử của kinh đô.

    Like

  4. ak, thế thì tớ xin lỗi, kiến thức tớ hạn hẹp. 10/10 là ngày tiếp quản thủ đô thì tớ biết, còn cái vụ tháng 10 hay tháng 7 thì chưa nghe <hoặc đã nghe nhưng lỡ quên mất) nên cũng có nhầm lẫn. xin lỗi. cảm ơn việt đã nhắc nhé

    Like

  5. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFu_d%E1%BB%9Di_%C4%91%C3%B4
    … Hành trình dời đô

    Hơn 1 năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, tháng 7 năm Canh Tuất, Lý Thái Tổ bắt đầu dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
    ….
    Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu (遷都詔) là văn bản được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay) ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay). Theo ý kiến GS Trần Quốc Vượng[1], Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long,[2] nó được coi là tác phẩm khai sáng văn học Hà Nội và triều Lý. Tuy nhiên, chiếu dời đô chưa nêu bật được tinh thần dân tộc[3] và khát vọng độc lập[4], hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy.

    Bản dịch tiếng Việt:

    Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô[5], nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô[6], há phải các vua thời Tam Đại[7]; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
    Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[8], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
    Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?

    (Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)

    * Màu sắc dị đoan, phong thuỷ: Chiếu dời đô được viết với nội dung mang đượm màu sắc đầy dị đoan, phong thuỷ. Sự phát triển của một thủ đô so với các vùng đất khác hoàn toàn không bị ảnh hưởng nhiều vào yếu tố phong thuỷ. Roma nằm trên 7 quả đồi xa xôi khó đi lại, Seoul núi non bao bọc, lẻ loi ít khoáng sản, thời tiết khắc nghiệt, Singapore nhỏ nhoi thiếu nước, Bern núi non hiểm trở, Tokyo tủn mủn, rời rạc, chia cắt, Ottawa nằm giữa thung lũng ẩm ướt, sông ngòi dày đặc được bao bọc bởi rừng rậm và đầm lầy, Amsterdam chỉ xuất xứ từ một đập làng chài trong sông Amstel đều là các vùng không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mà vẫn đứng đầu quốc gia. Đánh giá thế nào là thuận lợi cho việc phòng thủ và phát triển kinh tế là trình độ và khả năng của nhà cầm quyền đương thời. Lý Thái Tổ ám chỉ các triều vua nhà Đinh, nhà Tiền Lê tự theo ý riêng mình mà vận mệnh ngắn ngủi trong khi chính ông là người thừa hưởng nền tảng độc lập mà các triều đại này để lại. Quan điểm này không phù hợp với đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt. Thực tế rất nhiều anh hùng đã hy sinh như Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Quang Trung… mà triều đại do họ gây dựng tồn tại rất ngắn nhưng lịch sử luôn đánh giá công bằng. Bản chiếu dời đô cũng không thấy sự xuất hiện của vị vua Việt Nam nào được vua Lý nêu tới.

    Chính vì tính không hoàn hảo của chiếu dời đô, tính chất đặc biệt của sự kiện lịch sử mà chiếu dời đô trở thành văn bản được nghiên cứu dưới nhiều góc độ ….

    Like

  6. Cùng tìm hiểu:

    Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖; tên húy là Lý Công Uẩn 李公蘊; 974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Vốn là một vị quan triều Tiền Lê, ông được Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm vua sau khi Lê Long Đĩnh qua đời. Ông đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010), mở đầu 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFu_d%E1%BB%9Di_%C4%91%C3%B4

    Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu

    Ý nghĩa

    Chiếu dời đô đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trước khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Bản chiếu nêu bật được vai trò kinh đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia. Thời gian sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các triều Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Lê Trung Hưng và đang là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thăng Long thực sự là “nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.[9]

    Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Sỹ Liên viết:

    “Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này”.

    Tuy nhiên bên cạnh đó thì chiếu dời đô lại nổi bật những nhược điểm khiến nó không thể trở thành một áng văn tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện ở các yếu tố sau:

    * Tinh thần dân tộc: là văn bản khai sinh ra một thủ đô Hà Nội nhưng chiếu dời đô không đề cập đến truyền thống đấu tranh dành độc lập dân tộc mà các triều vua Việt Nam trước đó đã gây dựng. Bản chiếu cũng không nêu vai trò của kinh đô Hoa Lư và các kinh đô trước đó như Phong Châu, Mê Linh, Long Biên. Lý Thái Tổ lấy việc làm của các triều đại của cường quyền đế quốc Trung Hoa để noi gương. Ông gọi đô hộ Cao Biền là “Cao Vương”, gọi thành Đại La là “đô cũ”. Điều này khiến chiếu dời đô chưa toát nên được tinh thần dân tộc chủ đạo mà các áng văn khác như Nam quốc sơn hà (“sông núi nước Nam vua Nam ở”) và Bình Ngô Đại Cáo (“từ… Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập”) đã có. Chiếu dời đô chỉ có ý nghĩa trong nội bộ quốc gia mà không thể ảnh hưởng ở tầm quốc tế.

    * Khát vọng độc lập: Các nhà nghiên cứu đều cho rằng việc lập đô của các nhà Đinh và nhà Tiền Lê không phải là tự theo ý riêng, thiển cận. Trong bối cảnh vừa thoát khỏi thời Bắc thuộc, chính quyền còn non trẻ, kinh đô Cổ Loa không còn trấn áp được loạn cát cứ thì việc lập đô ở Hoa Lư trở lên lợi hại hơn cả. Người Việt đã xây dựng kinh đô Hoa Lư của riêng mình mà không theo một hình mẫu nào của Trung Hoa.[10] Sự xuất hiện của chiếu dời đô là bằng chứng cho thấy đất nước đã phát triển sang trang mới, vua Lý Thái Tổ không tự khởi nghiệp ở Thăng Long mà là người được triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Vì thế mà hệ thống triều đình và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long có được đều thừa hưởng từ đô cũ Hoa Lư. Sự kiện ban Chiếu dời đô vừa khẳng định vừa phủ định vai trò của kinh đô Hoa Lư. Là mốc son đánh dấu lịch sử hình thành thủ đô Hà Nội của Việt Nam trên cơ sở, nền tảng kinh đô Hoa Lư.

    * Màu sắc dị đoan, phong thuỷ: Chiếu dời đô được viết với nội dung mang đượm màu sắc đầy dị đoan, phong thuỷ. Sự phát triển của một thủ đô so với các vùng đất khác hoàn toàn không bị ảnh hưởng nhiều vào yếu tố phong thuỷ. Roma nằm trên 7 quả đồi xa xôi khó đi lại, Seoul núi non bao bọc, lẻ loi ít khoáng sản, thời tiết khắc nghiệt, Singapore nhỏ nhoi thiếu nước, Bern núi non hiểm trở, Tokyo tủn mủn, rời rạc, chia cắt, Ottawa nằm giữa thung lũng ẩm ướt, sông ngòi dày đặc được bao bọc bởi rừng rậm và đầm lầy, Amsterdam chỉ xuất xứ từ một đập làng chài trong sông Amstel đều là các vùng không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mà vẫn đứng đầu quốc gia. Đánh giá thế nào là thuận lợi cho việc phòng thủ và phát triển kinh tế là trình độ và khả năng của nhà cầm quyền đương thời. Lý Thái Tổ ám chỉ các triều vua nhà Đinh, nhà Tiền Lê tự theo ý riêng mình mà vận mệnh ngắn ngủi trong khi chính ông là người thừa hưởng nền tảng độc lập mà các triều đại này để lại. Quan điểm này không phù hợp với đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt. Thực tế rất nhiều anh hùng đã hy sinh như Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Quang Trung… mà triều đại do họ gây dựng tồn tại rất ngắn nhưng lịch sử luôn đánh giá công bằng. Bản chiếu dời đô cũng không thấy sự xuất hiện của vị vua Việt Nam nào được vua Lý nêu tới.

    Chính vì tính không hoàn hảo của chiếu dời đô, tính chất đặc biệt của sự kiện lịch sử mà chiếu dời đô trở thành văn bản được nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Nó vừa khẳng định, vừa phủ định, vừa khách quan vừa cảm tính. Việc xuất hiện bài chiếu có ý nghĩa rất nhiều đối với lịch sử Hoa Lư và Thăng Long. Nó làm nên tính chất trọng đại của hành trình 1000 năm lịch sử. Đó là một áng văn của thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long – một bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam.
    [sửa] Hành trình dời đô

    Hơn 1 năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, tháng 7 năm Canh Tuất, Lý Thái Tổ bắt đầu dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thuỷ. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: nhà Lý dời đô bằng đường thuỷ. Và chỉ có dời đô bằng đường thuỷ thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm.[11]

    Năm Thái Bình thứ 7 (976) dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng đã có việc buôn bán với nước ngoài bằng thuyền. Các nhà nghiên cứu khẳng định Lý Công Uẩn dời đô cũng cần đưa đội thuyền đi theo. Đoàn thuyền xuất phát từ bến Ghềnh Tháp (nay là khu vực giữa phủ Vườn Thiên và nhà bia Lý Thái Tổ ở khu di tích cố đô Hoa Lư). Rồi thuyền vào sông Sào Khê, qua cầu Đông, cầu Dền ở Hoa Lư để ra bến đò Trường Yên vào sông Hoàng Long. Đi tiếp đến Gián Khẩu thì rẽ vào sông Đáy. Từ sông Đáy lại rẽ vào sông Châu Giang. Đến Phủ Lý đoàn thuyền ngược sông Hồng, rồi vào sông Tô Lịch trước cửa thành Đại La.

    Như vậy hành trình dời đô đi qua 6 con sông khác nhau, trong đó các hành trình trên sông Sào Khê, sông Hoàng Long, sông Châu Giang là đi xuôi dòng, trên sông Đáy, sông Hồng, sông Tô Lịch là đi ngược dòng. Sở dĩ nhà Lý đi bằng đường sông chứ không đi bằng đường biển cũng là bảo đảm an toàn vì thuyền phải tải nặng không chịu nổi sóng dữ ở biển.

    Like

  7. Cám ơn Mekong. Trước nay mình chưa biết thông tin này, bây giờ nhờ Mekong post mới có dịp đọc.

    Chiếu thiên đô đọc có thể không hay mấy, nhưng mình nghĩ dời đô là quyết định cực kỳ táo bạo và sáng suốt, đúng là của người có tầm nhìn nghìn năm.

    Lúc mình về thăm Hoa Lư, nhìn sông núi hùng vĩ hiểm trở, mình hiểu ra ngay tại sao Đinh Bộ Lĩnh nhờ nó mà dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất giang san.

    Rồi nghĩ đến việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long phản ứng đầu tiên của mình là: “Trời, ông này gan tày trời, dám bỏ căn cứ địa phòng thủ số một, ra ngoài bình nguyên xây kinh đô nằm chình ình đó như con vịt đẹt để cho chúng tấn công.” Nhưng mình cũng nhận ra ngay đó là người có tâm nhìn rất rộng, rất xa, và rất cao:

    — Nhìn rộng: Thực ra Hà Nội là nơi phòng thủ rất tốt (đối với quan tâm số một lúc đó là Bắc phương): Cả trăm dặm về phía Bắc là núi non hiểm trở, phía Tây cũng vậy. Đông thì biển cách đó cả trăm cây sô, tấn công băng hải quân đi thuyền vào chưa đến nơi là đã bị tập kịch (và đã xảy ra như thế nhiều lần trong lích sử, ex: trận Bạch Đằng Giang). Phía Nam thì đã có Hoành Sơn trấn giữ.

    Hà Nội lại ngay trên giòng sông lớn, tiên cho chuyển vận.

    — Nhìn xa: Ở vùng đồng bằng mới phát triển kinh tế tốt, quốc gia mới mạnh được. Ở trong núi cả đời thì rất khó phát triển.

    — Nhìn cao: Đây là vị vua tự tin về sức đề kháng quân sự trường kỳ, nhưng cũng chủ trương dùng văn hóa để cai trị chứ không thiển cận lệ thuộc nặng nề vào quân sự –văn hóa đối với dân và văn hóa đối với lân bang.

    Người có cái nhìn như vậy, bao nhiêu thế hệ có được 1 người?

    Mình chỉ thực sự nghiệm ra các điều nay khi mình về thăm Hoa Lư, nhìn địa thế Hoa Lư và so với Hà Nội. Trước đó thì tên nào cũng chỉ là một cái tên mù mờ trong đầu, chẳng có nghĩa lý gì hết. 🙂

    Like

  8. Cùng tìm hiểu:

    – Thái tổ họ Lý tên Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh năm Giáp Tuất (974), định ngôi năm Canh Tuất (1010) và mất năm Mậu Thìn (1028). Lý Công Uẩn là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh.

    – Lý Công Uẩn lên ngôi, thấy kinh đô Hoa Lư hẹp, nên năm 1010 thay đổi đến Đại La thành. Nhân có điềm rồng vàng bay lên, mới đổi tên gọi là thành Thăng Long (tức Hà Nội bây giờ).

    Thiên đô chiếu – Lý Thái Tổ

    Ông sư chùa Ứng Tâm, đêm hôm trước nằm mê thấy ông Long thần báo mộng rằng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến”. Nhà sư tỉnh dậy, sai tiểu quét dọn sạch sẽ, chực đợi từ sáng đến chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang xin ngủ nhờ. Được vài tháng, có một đêm thơm nức cả chùa, nhà sư trông ra tam quan, thấy sáng rực lên. Nhà sư sai bà hộ chùa ra thăm thì người đàn bà ấy đã sinh một đứa con trai, hai bàn tay có bốn chữ son: “Sơn hà xã tắc”. Sau đó, trời bỗng nhiên nổi cơn mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé ở lại với nhà sư. Khi 8, 9 tuổi chú bé được nhà sư cho theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn…
    Thái tổ họ Lý tên Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, thuộc tỉnh Bắc Ninh.
    Ông sinh năm Giáp Tuất (974), định ngôi năm Canh Tuất (1010) và mất năm Mậu Thìn (1028). Lý Công Uẩn là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh.
    Cũng theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Công Uẩn nhà nghèo khó, đi làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn, huyện An Phong, phải lòng một tiểu nữ rồi nàng có mang. Nhà sư thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng mang nhau đi, đến chỗ rừng Báng, mỏi mệt ngồi nghỉ mát. Chồng khát nước, xuống chỗ giếng giữa rừng uống nước, chẳng may sẩy chân, chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến giếng xem thì đất đã đùn lấp giếng, khóc lóc một hồi, rồi vào ngủ nhờ ở chùa ứng Tâm gần đấy.
    Ông sư chùa Ứng Tâm, đêm hôm trước nằm mê thấy ông Long thần báo mộng rằng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến”. Nhà sư tỉnh dậy, sai tiểu quét dọn sạch sẽ, chực đợi từ sáng đến chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang xin ngủ nhờ. Được vài tháng, có một đêm thơm nức cả chùa, nhà sư trông ra tam quan, thấy sáng rực lên. Nhà sư sai bà hộ chùa ra thăm thì người đàn bà ấy đã sinh một đứa con trai, hai bàn tay có bốn chữ son: “Sơn hà xã tắc”. Sau đó, trời bỗng nhiên nổi cơn mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé ở lại với nhà sư. Khi 8, 9 tuổi chú bé được nhà sư cho theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn.

    Công Uẩn lớn lên, khảng khái, chí lớn. Do có công, ông được làm quan thời vua Thiếu đế nhà Lê. Khi vua Thiếu Ðế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngọa triều khen là trung, cử ông làm Từ tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.
    Theo truyền thuyết, bấy giờ ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước lần vỏ ngoài, trong thân cây gạo có mấy câu sấm:
    Thụ căn điểu điểu
    Mộc biểu thanh thanh
    Hòa đao mộc lạc
    Thập bát tử thành (*)

    Vạn Hạnh xem câu sấm ấy, biết điềm nhà Lê đổ, nhà Lý sắp lên, bảo Công Uẩn rằng: “Mới rồi tôi thấy lời phù sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai đương nổi nữa”.
    Lý Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, phải nhờ người đem giấu Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn.
    Khi vua Ngọa triều mất, vua kế tự còn nhỏ, ông cầm quân túc vệ trong chốn cung cấm. Có quan chi hậu là Đào Can Mộc mưu với các quan triều, lập ông lên ngôi Hoàng Đế.
    Ông lên ngôi, thấy kinh đô Hoa Lư hẹp, nên năm 1010 thay đổi đến Đại La thành. Nhân có điềm rồng vàng bay lên, mới đổi tên gọi là thành Thăng Long (tức Hà Nội bây giờ).
    Ông ở ngôi vua 18 năm. Là người của một dòng họ lớn, lâu đời, có nhiều nhân vật tiếng tăm, cộng với khiếu thông minh bẩm sinh đã được nhập thân văn hóa ở một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ – con nuôi – con tinh thần của những vị cao tăng xuất sắc, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của trung tâm kinh tế – văn hóa Lục Tổ – Cổ Pháp thế kỷ 10. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh vùng đất quê ông và viết nên những trang sử oanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
    Vì ông sinh ra ở chùa ứng Tâm cho nên chùa ấy bây giờ có tên là chùa Dặn. Và ngôi huyệt chỗ giếng trong rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở tám cánh cho nên nhà Lý truyền ngôi được tám đời.
    Nơi ông sinh ra nay thuộc làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

    (Gs. Trần Quốc Vượng)

    Like

  9. Ngôi chùa ở làng Cổ Pháp xưa, nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, còn gọi là chùa Ứng Tâm. Tương truyền, Lý Công Uẩn sinh ra ở đây, nên người ta còn gọi là chùa Rặn, đọc chệch thành chùa Dặn.

    Chùa là nơi tu hành của các thiền sư Vạn Hạnh, Khánh Vân, những người có công lao trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi và xây dựng vương triều Lý. Chùa thờ Phật và thờ mẹ của Lý Công Uẩn. Nhà sư Lý Kháng từng trụ trì ở đây. Kiến trúc gồm tam quan, toà tam bảo gồm tiền đường và thượng điện. Chùa chính bị phá từ lâu. Hiện chùa còn lưu giữ được bia đá dựng năm 1701. Chùa nay chỉ còn lại phế tích, song các di vật như bia đá, chuông đồng, là những chứng tích và tài liệu để xác định địa điểm ngôi chùa.

    Like

  10. em yêu mọi người ghê ^^ mọi người cùng em chung tay thực hiện dự án này nhé.

    Like

Leave a comment